Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tâm Lý Học Đám Đông (Gustave Le Bon)

Gustave Le Bon (1841 - 1931) là nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp với lý thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912) và Tâm lý học đám đông (La Psychologie des foules, 1895). Các tác phẩm khác của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (Psychologie du socialisme, 1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh châu Âu (Enseignements psychologiques de la guerre Européenne, 1915), Tâm lý học thời đại mới (La psychologie des temps nouveaux, 1920) và Một thế giới mất cân bằng (Le déséquilibre du monde, 1924)...

Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lý học. Trong những quy luật lớn thường xuyên chỉ đạo sự tiến triển chung của mỗi nền văn minh, “những quy luật phổ biến nhất, khó quy giản nhất được sinh ra từ cấu tạo tinh thần của những chủng tộc” (Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc). Thực ra, mỗi dân tộc “đều có một cấu tạo tinh thần cố định như tính chất giải phẫu học của nó” (sách đã dẫn), được biểu hiện trong “tâm hồn” nó. Tất cả các thể chế, niềm tin, mọi nghệ thuật của một dân tộc, chỉ là “mạng lưới hữu hình trong tâm hồn vô hình của nó”. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta.

Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lý học đám đông.

Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lí là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành đám đông, họ đã có một thứ tâm hồn tập thể làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, và hành động theo một cách hoàn toàn khác với cách mà một cá nhân riêng lẻ vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Có những tư tưởng, tình cảm chỉ nảy sinh hay chỉ biến thành hành động ở những cá nhân khi cá nhân ấy nằm trong đám đông. Đám đông tâm lí là một tồn tại tạm thời, hợp thành bởi những yếu tố dị loại chỉ gắn kết với nhau trong một thời đoạn, chúng giống hệt những tế bào cấu thành một cơ thể sống nhờ kết nối với nhau thành một sinh vật mới, biểu lộ những tính cách rất khác biệt với tính cách mà riêng từng tế bào đã có. (Chương 1, quyển 1 “Tâm lý học đám đông”)

Chính thời gian chuẩn bị cho ý kiến và niềm tin của đám đông, nghĩa là chuẩn bị mảnh đất cho những thứ đó nảy mầm. Và chính vì vậy một số tư tưởng có thể được thực thi ở một thời đại này lại không thể thực thi trong một thời đại khác. Chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, ý tưởng, trên đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. (Chương 1, quyển II “Tâm lý học đám đông”) Tìm mua: Tâm Lý Học Đám Đông TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Đám Đông PDF của tác giả Gustave Le Bon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống (Mac Anderson)
Mục lục Sống đam mê Chờ đợi điều tốt nhất Thành công Nụ cười Tìm mua: Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống TiKi Lazada Shopee Lòng can đảm Định hướng Yêu đời Niềm tin Nguyên tắc vàng Nhân ái Vui với cuộc sống Sống nhiệt tình Tâm hồn yên tĩnh Giản đơn Tâm hồn trẻ thơ Tử tế Tình bạn Hoài bão Mức độ ưu tiên Trau dồi kiến thức Tình yêu thương Thái độ Học hỏi kinh nghiệm Mục đích Làm mới bản thânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống PDF của tác giả Mac Anderson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống (Mac Anderson)
Mục lục Sống đam mê Chờ đợi điều tốt nhất Thành công Nụ cười Tìm mua: Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống TiKi Lazada Shopee Lòng can đảm Định hướng Yêu đời Niềm tin Nguyên tắc vàng Nhân ái Vui với cuộc sống Sống nhiệt tình Tâm hồn yên tĩnh Giản đơn Tâm hồn trẻ thơ Tử tế Tình bạn Hoài bão Mức độ ưu tiên Trau dồi kiến thức Tình yêu thương Thái độ Học hỏi kinh nghiệm Mục đích Làm mới bản thânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điều Kỳ Diệu Của Thái Độ Sống PDF của tác giả Mac Anderson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đi Một Ngày Đàng (Nhiều Tác Giả)
Lời giới thiệu Khởi đầu từ một bước chân • Bùi Trân Phượng [1] Chưa bao giờ chúng ta phải đối mặt với suy thoái đạo đức xã hội sâu rộng, trầm kha như hiện tại. Mặt khác, hơn bao giờ hết, chúng ta cần vững vàng, mạnh mẽ, vượt qua trở lực, thách thức để phát triển, không chỉ về kinh tế, vững mạnh và phát triển vì sự mất còn của đất nước, của tương lai dân tộc, trong đó có tương lai tuổi trẻ. Chủ tịch Hiệp hội Montessori quốc tế (Association Montessori Internationale, AMI) trong Hội thảo gần đây tại Ðại học Khoa học xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Không biết điều này có an ủi được các bạn phần nào không, nhưng tôi đã đi nhiều nước, từ những quốc gia nghèo khó, khủng hoảng như Kenya đến những quốc gia tưởng như cường thịnh, ở đâu người ta cũng bức xúc, băn khoăn, trăn trở về giáo dục.” Lý do, theo ông, vì tương lai nhiều bất định khiến người ta lo lắng; rất nhiều câu hỏi đặt ra cho nhân loại, không có câu trả lời. Quyền lực có mặt mọi nơi, kiểm soát mọi điều? Hay những xác tín cực đoan, bất di bất dịch? Con người của thế kỷ 21 đã hiểu câu trả lời không nằm ở đó. Nhiều người, trong đó có chúng tôi, cũng như ông tin tưởng câu trả lời nếu có, may ra nằm ở giáo dục, và văn hóa, những giá trị lâu bền, nhân bản. Tìm mua: Đi Một Ngày Đàng TiKi Lazada Shopee Sách chuyển tải nội dung giáo dục, văn hóa, những giá trị nhân văn. Nhưng sách không chỉ là công cụ, sách là người thầy, người bạn trung thành, tận tâm, kiên nhẫn nhất. Trường lớp nào cũng có khai giảng và bế giảng; riêng sách kiên trì, bền bỉ làm bạn với mỗi chúng ta, kể cả khi ta đã tặng quyển sách vật thể cho một bạn đọc khác, để mở rộng chân trời hiểu biết, để nhân gấp bội niềm vui khám phá, suy tư. Sách ở bên ta, sẵn sàng cho lần đọc đầu tiên bất cứ lúc nào ta thích và cho nhiều lần đọc đi, đọc lại; sách là quà ta được tặng, hoặc tự tặng thưởng cho mình, hay đem tặng bạn. Sách không buồn phiền kể cả khi bị bỏ quên lâu trên ngăn kệ bắt đầu phủ lớp bụi mờ. Chỉ cần ta giũ bụi, mở ra, người bạn hiền lại mỉm cười thân thiện. Mỗi quyển sách hay chứa nhiều kiến thức uyên bác, nhiều trải nghiệm chân thực và đa dạng, lời tâm sự dành cho kẻ tri âm, tri thức hiền minh dành cho người trẻ khao khát học từ sự khôn ngoan, từng trải, học cả từ thành công và thất bại của người đi trước. Bài học của sách không chỉ đến từ riêng các tác giả, và không chỉ dành cho một thế hệ độc giả. Ðọc sách là học, là tự học, còn là niềm vui trí tuệ, hạnh phúc của chuyện trò, trao đổi, và tại sao không, tranh luận, suy tư, tham gia sáng tạo cùng người viết sách, người làm sách? Ban Tu thư Ðại học Hoa Sen ra đời sau một hội thảo khoa học có chủ đề “Ðổi mới giáo dục đại học Việt Nam: hai thời khắc đầu thế kỷ (1908-2008)”. Tên gọi Ban Tu thư học lại từ Ðông Kinh nghĩa thục, không chỉ là một hoạt động yêu nước chống thực dân, mà còn là một thể nghiệm văn hóa giáo dục có tính cách mạng do trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20 khởi xướng. Trường của họ có ban giảng huấn để dạy học, ban tài chính để lo tiền bạc nuôi trường - vì trường không hề nhận tài trợ nào từ nhà nước thực dân - ban cổ động để quảng bá mục đích, ý nghĩa mở trường và ban tu thư để soạn sách, không chỉ dùng dạy trong lớp học, không chỉ dành riêng cho Ðông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội mà được sử dụng trong tất cả các trường học duy tân, được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Ðầu thế kỷ 21, Ban Tu thư Ðại học Hoa Sen mong muốn cùng các nhà xuất bản tâm huyết khác khởi đầu lại một cuộc vận động đọc sách mới, nhằm cứu lấy văn hóa đọc đang tiêu điều vào đúng lúc tri thức là sức mạnh thiết yếu cho sự sống còn của mọi cộng đồng. Quyển sách bạn cầm trong tay, Ði một ngày đàng, là quà tặng các bạn học sinh, sinh viên vào đầu năm học mới. Nó cũng là tựa sách đầu tiên của một loạt sách sẽ đặt trọng tâm hướng đến học sinh, sinh viên, dù bạn đang còn ngồi ở ghế trường trung học, giảng đường cao đẳng đại học hay đã vào đời lập nghiệp. Loạt sách mới này, với các chủ đề phục vụ nghiên cứu, học hỏi, nhấn mạnh tinh thần tự học, mong sẽ là bạn đồng hành tin cậy của thanh niên. Vì vậy, chúng tôi rất mong quý độc giả, đặc biệt là bạn đọc trẻ hãy xem tủ sách này cũng là của mình, giúp chúng tôi đặt tên cho tủ sách - đứa con chung - và góp ý về mọi mặt: chủ đề, tác giả, nội dung, hình thức, kể cả mỹ thuật bìa sách, khổ sách, giá bán… Trước hết, xin phản hồi cho chúng tôi về cảm nhận của bạn sau khi thưởng thức món quà đầu tiên. Bạn sẽ vui thích hay cảm thấy “rối rắm” vì sự đa dạng của các tác giả, cũng như những thông điệp của họ? Chúng tôi đã muốn mang đến cho bạn chút hương vị của bước đầu đặt chân trên ngưỡng cửa một trường đại học đúng nghĩa, làm quen với thầy cô giáo có những chuyên môn sâu rất khác nhau, thuộc quốc tịch khác nhau, đã trải nghiệm hay kể về trải nghiệm trong không-thời gian học thuật khác nhau; không phải tất cả đều hành nghề sư phạm, nhưng ai cũng xứng đáng bậc thầy, bởi tâm huyết giáo dục, hiểu biết và hướng dẫn suy tư của họ. Có thể chúng tôi thiếu sự đa dạng về tuổi tác của các tác giả, hình như họ đều thuộc thế hệ trước bạn. Xin thông cảm, họ đã đi trước “một ngày đàng”; nhưng không “dạy khôn”, mà chỉ mời bạn đồng hành. Vả chăng, một số tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm của buổi đầu trước ngưỡng cửa đại học, như bạn hôm nay. Chúng tôi cũng tò mò muốn biết những gì sẽ đọng lại sâu nhất trong tâm tưởng bạn. Sự phân biệt giản dị mà bổ ích, thuyết phục giữa kiến thức suông, kiến thức-làm và kiến thức-sống? Câu chuyện cổ về nghề của người tự do và việc làm của người nô lệ, rồi sức mạnh vô biên của cái thực học có nguồn gốc Tây phương gồm thực nghiệm và thực dụng? Những diễn giải triết học, quyền năng của trí thông minh và cảm xúc trong vận mệnh con người, hay phong cách học tập mới mẻ được tiếp cận từ năm đầu đại học mà “tiêm nhiễm” suốt đời, hoặc trải nghiệm của cô nữ sinh viên từ buổi đầu ngơ ngác, dần biết phân biệt đúng-sai và làm người tử tế? Nỗi xót xa và chút kỳ vọng vớt vát của vị giáo sư dành cho người học trò vượt trội hơn trung bình không chỉ về thể chất? Thông điệp tâm huyết: “ Chỉ có đọc sách với tinh thần (…) muốn hiểu biết thế giới đã, đang nghĩ gì, làm gì để tái tạo tinh hoa thế giới và sáng tạo cái mới làm giàu đất nước Việt Nam, điều đó mới giúp cho chúng ta đọc sách mãi mãi không thôi, đọc cuồng nhiệt trong thế giới tri thức vô tận. (…) Và cũng chỉ trên cơ sở đó, nhân dân mới nhanh chóng ấm no, đất nước mới phú cường, giang san mới bền vững. ” Câu hỏi đau đáu: “ Bạn có từng nghĩ rằng ở thời đại của mình, trong xã hội của mình, bạn sẽ chống lại những gì, sẽ kiên trì theo đuổi những gì? ” Hay lời dặn dò đinh ninh của thiên tài từng hơn một lần bị số phận vùi dập: “ Hãy luôn khao khát! Hãy cứ dại khờ! ” Chúng tôi đương nhiên không chờ đợi sự hưởng ứng nhất tề. Mỗi người trong bạn sẽ cảm thụ sách khác nhau, cũng như sẽ chọn lựa khác nhau trên đường đời muôn nẻo. Xin gởi gắm niềm tin là muôn vạn con đường cá nhân đồng qui về một tính người, một khát khao tri thức và nhờ vậy, thấp thoáng hy vọng hé sáng tương lai cho đất nước, cho chính các bạn trẻ. Con đường vạn dặm khởi đầu từ một bước chân, lời một bậc hiền triết phương Ðông. Xin mời bạn cùng chúng tôi cất bước!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Một Ngày Đàng PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Để Kén Thành Bướm (Joan Z. Borysenko)
MỤC LỤC Thay đổi tạo nên sự nhiệm màu Lời giới thiệu Lời tác giả 1. Sự chuyển hóa tự nhiên Tìm mua: Để Kén Thành Bướm TiKi Lazada Shopee 2. Nghi thức của sự hanh thông 3. Hành trình đến tự do 4. Ba khía cạnh của sự thông thái 5. Nhìn thế giới bằng nhận thức mới 6. Đổ lỗi cho ai? 7. Mạnh hơn sau nghịch cảnh 8. Đoạn tuyệt và tiến bước 9. Nắm giữ nhẹ nhàng 10. Tĩnh tại giữa đời 11. Chế ngự cái tôi ngụy tạo 12. Hòa hợp từ những đối kháng 13. Tạo nên sự khác biệt 14. Nhận thức và tương tác với cuộc sống 15. Suy ngẫm để tâm thanh tịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Kén Thành Bướm PDF của tác giả Joan Z. Borysenko nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.