Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh

Lời tựa

Đập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận

Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế.

Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.

Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.

Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.

Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.

Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Cẩm Nang Tu Ðạo (Quảng Khâm)
Mục Lục Dẫn Nhập Tiểu Sử Hòa Thượng Quảng Khâm Chương I: Tu Hành 1. Tu Hành: Tìm Lại "Bản Lai Diện Mục" Tìm mua: Cẩm Nang Tu Ðạo TiKi Lazada Shopee 2. Cục Ðá Cột Chân Người Tu A. Tham, Sân, Si B. Ngã Mạn C. Thiện Ít, Ác Nhiều 3. Nẻo Chánh Ðể Tu Hành A. Trừ Trướng B. Xã Bỏ Tâm Phân Biệt C. Tâm Kiên Cố D. Canh Gác Sáu Căn E. Tâm Trường Viễn 4. Bản Sắc Của Việc Tu Chương II: Khổ Hạnh 1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh A. Khuyến Khích Tu Hành B. Hạnh Nguyện 2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh 3. Buông Xã Túi Da Thối Này! Chương III: Rõ Nghĩa 1. Hiểu Biết, Lập Hạnh 2. Công Phu Khuya và Tối 3. Gõ Chuông Chương IV: Pháp Môn Tịnh Ðộ 1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà 2. Niệm Phật 3. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật Không? 4. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng Chương V: Việc Làm Ba-La-Mật 1. Thẳng Thắn 2. Nhẫn Nại 3. Khéo Léo Chương VI: Hạnh Xuất Gia 1. Xuất Gia Ðể Làm Gì? 2. Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu A. Trước và Sau Khi Thọ Giới B. Vất Bỏ Danh Lợi C. Điều Cái Tâm Nầy 3. Tự Ðộ A. Chùa Thập Phương B. Chỗ Lầm Lẫn C. Thăm Viếng Học Hỏi D. Quan Hệ Giữa Kẻ Đồng Tu E. Nhẫn Nhục F. Một Niệm Cách Biệt 4. Ðộ Người A. Biết điều tốt của thí chủ B. Tiếp đãi tín đồ C. Sự nghiệp của Bồ-tát 5. Ðiểm Tốt Của Việc Tu 6. Ðạo Cao Một Tấc, Ma Cao Một Thước 7. Ni Chúng Chương VII: Xuất Gia Và Tại Gia 1. Tại Gia 2. Xuất Gia: Báo Ðền Bốn Ân Lớn 3. Ở Ðời và Ði Tu Chương VIII: Cảnh Giới Của Chúng Sanh 1. Tâm Chúng Sanh 2. Thói Quen, Tập Khí 3. Danh Lợi và Chậm Chạp Chương IX: Nhân Quả Và Sám Hối 1. Nhân Quả 2. Sám Hối Chương X: Lời Cuối 1. Thời Ðại Ðã Thay Ðổi Rồi! 2. Khai Thị - Ngộ Nhập 3. Pháp Ngữ 4. Lời Của Thầy Truyền-Văn Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển ________________________ Dẫn Nhập Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài. Kinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh." Bởi vậy, trong tập Cẩm-Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác. Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơ trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa-Thượng QuảngKhâm là những lời mà không ai có thể bắt chước đặng, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm, "sống" trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày. Ngài chỉ ăn một bửa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, Tivi, tủ lạnh, radio. tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới Chân Không của tự tâm. Ðây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh. Ðối tượng trọng tâm của tập Cẩm-Nang này là người xuất gia, song hoàn toàn ứng dụng cho kẻ tại gia. Khi đọc Cẩm-Nang, bạn hãy hình dung như có một vị Tăng già hiền từ, chín mươi tuổi ngoài, đang nói chuyện cùng mình vậy. Sách này, đọc là để áp dụng; đây không phải là tiểu thuyết; truyện, hay sách nghiên cứu để tăng kiến thức. Khi được đọc để áp dụng như thuốc lành trị bệnh hay như gậy đỡ chân, thì tập Cẩm-Nang này sẽ giúp chúng ta đổi cái nhìn, sửa thói hư tật xấu, trừ suy nghĩ lầm lẫn, hướng dẫn bước tu đúng đắn. Khi đó, ánh sáng bất tận của Chánh Pháp sẽ chắc chắn tràn ngập nơi nơi - trong tâm bạn và những gì quanh bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cẩm Nang Tu Ðạo PDF của tác giả Quảng Khâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cẩm Nang Tu Ðạo (Quảng Khâm)
Mục Lục Dẫn Nhập Tiểu Sử Hòa Thượng Quảng Khâm Chương I: Tu Hành 1. Tu Hành: Tìm Lại "Bản Lai Diện Mục" Tìm mua: Cẩm Nang Tu Ðạo TiKi Lazada Shopee 2. Cục Ðá Cột Chân Người Tu A. Tham, Sân, Si B. Ngã Mạn C. Thiện Ít, Ác Nhiều 3. Nẻo Chánh Ðể Tu Hành A. Trừ Trướng B. Xã Bỏ Tâm Phân Biệt C. Tâm Kiên Cố D. Canh Gác Sáu Căn E. Tâm Trường Viễn 4. Bản Sắc Của Việc Tu Chương II: Khổ Hạnh 1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh A. Khuyến Khích Tu Hành B. Hạnh Nguyện 2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh 3. Buông Xã Túi Da Thối Này! Chương III: Rõ Nghĩa 1. Hiểu Biết, Lập Hạnh 2. Công Phu Khuya và Tối 3. Gõ Chuông Chương IV: Pháp Môn Tịnh Ðộ 1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà 2. Niệm Phật 3. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật Không? 4. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng Chương V: Việc Làm Ba-La-Mật 1. Thẳng Thắn 2. Nhẫn Nại 3. Khéo Léo Chương VI: Hạnh Xuất Gia 1. Xuất Gia Ðể Làm Gì? 2. Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu A. Trước và Sau Khi Thọ Giới B. Vất Bỏ Danh Lợi C. Điều Cái Tâm Nầy 3. Tự Ðộ A. Chùa Thập Phương B. Chỗ Lầm Lẫn C. Thăm Viếng Học Hỏi D. Quan Hệ Giữa Kẻ Đồng Tu E. Nhẫn Nhục F. Một Niệm Cách Biệt 4. Ðộ Người A. Biết điều tốt của thí chủ B. Tiếp đãi tín đồ C. Sự nghiệp của Bồ-tát 5. Ðiểm Tốt Của Việc Tu 6. Ðạo Cao Một Tấc, Ma Cao Một Thước 7. Ni Chúng Chương VII: Xuất Gia Và Tại Gia 1. Tại Gia 2. Xuất Gia: Báo Ðền Bốn Ân Lớn 3. Ở Ðời và Ði Tu Chương VIII: Cảnh Giới Của Chúng Sanh 1. Tâm Chúng Sanh 2. Thói Quen, Tập Khí 3. Danh Lợi và Chậm Chạp Chương IX: Nhân Quả Và Sám Hối 1. Nhân Quả 2. Sám Hối Chương X: Lời Cuối 1. Thời Ðại Ðã Thay Ðổi Rồi! 2. Khai Thị - Ngộ Nhập 3. Pháp Ngữ 4. Lời Của Thầy Truyền-Văn Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển ________________________ Dẫn Nhập Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài. Kinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh." Bởi vậy, trong tập Cẩm-Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác. Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơ trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa-Thượng QuảngKhâm là những lời mà không ai có thể bắt chước đặng, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm, "sống" trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày. Ngài chỉ ăn một bửa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, Tivi, tủ lạnh, radio. tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới Chân Không của tự tâm. Ðây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh. Ðối tượng trọng tâm của tập Cẩm-Nang này là người xuất gia, song hoàn toàn ứng dụng cho kẻ tại gia. Khi đọc Cẩm-Nang, bạn hãy hình dung như có một vị Tăng già hiền từ, chín mươi tuổi ngoài, đang nói chuyện cùng mình vậy. Sách này, đọc là để áp dụng; đây không phải là tiểu thuyết; truyện, hay sách nghiên cứu để tăng kiến thức. Khi được đọc để áp dụng như thuốc lành trị bệnh hay như gậy đỡ chân, thì tập Cẩm-Nang này sẽ giúp chúng ta đổi cái nhìn, sửa thói hư tật xấu, trừ suy nghĩ lầm lẫn, hướng dẫn bước tu đúng đắn. Khi đó, ánh sáng bất tận của Chánh Pháp sẽ chắc chắn tràn ngập nơi nơi - trong tâm bạn và những gì quanh bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cẩm Nang Tu Ðạo PDF của tác giả Quảng Khâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mục Đích Đời Sống Con Người (Đang Cập Nhật)
1. Chương trình của Thượng Đế Thượng Đế mong ước thể hiện Ngài thông qua con người. Vì thế Ngài đã tạo nên con người giống hình dạng Ngài. Như chiếc găng tay được tạo ra vừa vặn với một bàn tay như thể nào, thì con người được tạo ra theo gi ống hình dạng Thượng Đế thể đó. Như chiếc găng tay phải tiếp lấy cái bàn tay và cử động theo bàn tay như thế nào, thì con người cũng được tạo ra như vậy để tiếp nhận Thượng Đế, đổ đầy bởi Ngài và để Ngài dẫn dắt như thế ấy. 2. Con người Thượng Đế đã tạo nên con người như là một cái bình2 có ba phần: thân xác, tâm hồn, và tâm linh. Thân xác là vật chất, có quan hệ với thế giới vật chất và thâu nhận vật chất. Bằng tâm hồn, chúng ta duy trì mối qua hệ với người khác, chúng ta suy nghĩ, cảm thông, ước muốn, dự tính và xử lý những gì chúng ta lĩnh hội được bằng giác quan. Tìm mua: Mục Đích Đời Sống Con Người TiKi Lazada Shopee Tâm linh của con người là phần ẩn kín ở trong cùng (không nên lẫn lộn với lý trí là phần thuộc về tâm hồn) được Thượng Đế tạo ra với mục đích là con người nhận Ngài vào trong tâm linh, và ở đó giao tiếp với Ngài và thờ phượng Ngài. Cuối cùng, con người được tạo ra như vậy với mục đích là thâu nhận Thượng Đế, Đấng cũng là Linh, vào trong tâm linh của mình. Kể từ khi Thượng Đế sống trong tâm linh của mình, con người mới có thể thiết lập mối liên hệ thực với Thượng Đế và biểu lộ Ngài.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đang Cập Nhật":Thực Hành Lửa TímHãy Có Lý Trí Để Nhận BiếtChân Phật Pháp Trung PhápMục Đích Đời Sống Con Người499 Điều Cấm Kỵ Trong Phong ThủyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mục Đích Đời Sống Con Người PDF của tác giả Đang Cập Nhật nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gậy Kim Cang Hét - Tập 1 (Tuyên Hóa)
Lời Tựa Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp. Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp. Chúng ta cũng không khỏi cười thầm khi đọc các lời giải đáp có tính cách sáng tạo pha trò với vần điệu hẳn hoi, như: Kỳ tích của tôi thì nhiều lắm nhưng tôi cũng không biết, đó có phải là Thiên Long Bát Bộ, hay là Địa Long Cửu Bộ, hoặc là Nhân Long Thập Bộ gì không nữa! Nhiều câu giải đáp cần phải có sự phản tỉnh suy ngẫm vì xúc tích ý đạo sâu xa. Như hỏi: Trong chú Lăng Nghiêm, câu chú nào là chú khai trí huệ? Tìm mua: Gậy Kim Cang Hét - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Ngài đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: Lười biếng, lười biếng Ta Bà Ha! Có lúc chúng ta cũng cảm thấy không khí nghiêm trang khi Hòa Thượng trịnh trọng tuyên bố những lời cứng rắn như gậy Kim Cang nhát bổ xuống khiến cho mọi người tỉnh thức. Khi hỏi: Tứ đại giai không, chư pháp vô thường, vậy cái gì là bổn lai diện mục? Ngài đáp: Quỷ! Chúng ta thấy qua các câu giải đáp, có lúc cũng như giải nghi luôn cho những thắc mắc của chính mình, và làm sáng tỏ đường lối tu hành như xem bản đồ trước mắt. Hầu hết các lời dạy đều cũng không ngoài Lục Đại Tông Chỉ, và được coi như là thước đo trong việc tầm cầu thiện tri thức. Điều cần thiết là chúng ta phải tự mạnh dạn nhìn thấu vấn đề và dám buông xả, đồng thời cũng tự kiểm soát tâm tánh, dẹp bỏ lòng nóng giận như lửa vô minh mới được ích lợi. Chỉ có vậy mới giúp thêm phần chánh khí trong trời đất khiến cho thế giới hòa bình. Đây cũng là điểm mà Hòa Thượng đã nhiều lần nhắc nhở “nên tụng ba bộ kinh: Kinh Không Nổi Nóng, Kinh Không Phát Cáu và Kinh Không La Mắng Người” khi giải đáp các câu hỏi hầu khuyến tấn mọi người cố gắng thực hành để tìm thấy có niềm an lạc chân thật. Ban Việt NgưDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gậy Kim Cang Hét - Tập 1 PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.