Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nữ Tướng Thời Trưng Vương (Nguyễn Khắc Xương)

Cuốn sách Nữ Tướng Thời Trưng Vương của tác giả Nguyễn Khắc Xương kể về chân dung các nữ tướng thời Trưng Trắc và Trưng Nhị,Trong đó phải kể đến:

Thánh Thiên nữ tướng anh hùng:

“Khuôn mặt như vầng mặt trăng hiện ra trong một đêm trời quang đãng, với đôi mày đen nhánh, đôi mắt trầm tư và cặp môi mỏng màu hoa đào… vừa hiền từ vừa trang nghiêm của người con gái mới mười chín tuổi mà dân trong toàn huyện đều chỉ tôn xưng là Nàng chủ, chẳng ai dám gọi tới tên húy của nàng là Thánh Thiên…”

Lê Chân tướng quân miền biển:

“Nàng đẹp và khỏe. Mùa xuân, con trai các nơi tìm đến hát với nàng và nàng thì chẳng hát với trai nào. Nàng chỉ hát một mình và hát với các bạn gái của nàng. Khi sáu người con trai không nhấc nổi đòn khiêng một cây thủy tùng, nàng ghé mình vào và cây gỗ nhẹ đi trên vai những người con trai lực lưỡng. Có ai cấy nhanh hơn nàng? Và có ai gói bánh chưng ngày tết khéo hơn nàng? Bánh tét nàng gói tròn như ống mai ống vầu, đường sống lá chạy thẳng tắp chia đôi chiếc bánh. Nàng ngủ khi con cọp bắt đầu lần rừng và nàng thức dậy trước khi con gà chuồng gọi mặt trời dậy…” Tìm mua: Nữ Tướng Thời Trưng Vương TiKi Lazada Shopee

Nàng Nội tướng vùng vùng Bạch Hạc:

“Từ khi Nàng Nội chém Hoàng Sùng Chính, tự giữ ngôi chủ trưởng châu Bạch Hạc, uy danh rung động cả các châu huyện đất Giao Chỉ, hào kiệt các nơi nhân đó theo gương mà nổi dậy… từ qua tới lính mỗi khi phải điều đi đánh dẹp đều nhớn nhác như gà con thấy bóng diều hâu…”

Lịch sử văn hóa của một dần tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc vế nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đểu có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gẩn trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trẩn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... vẫn kiên tri bển chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tổn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tẩng, khoa học kỹ thuật, điếu quan trọng hơn nữa là phải có một nến tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục vê' lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cẩn thiết để ghi khắc trong tâm trí các thê' hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức vê' nguồn gốc dân tộc, truyển thống văn hóa và nội lực quốc gia, đổng thời giúp định hình góc nhin thấu đáo vể vai trò của từng giai đoạn, triếu đại và nhân vật - dù gây tranh cãi - tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đế học tập, tim hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay... và rất nhiểu những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nến khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyén thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Tướng Thời Trưng Vương PDF của tác giả Nguyễn Khắc Xương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Do Thái (Paul Johnson)
Lịch sử Do Thái của Paul Johnson bắt đầu bằng những sự kiện được viết trong Kinh Thánh và kết thúc khi thành lập Nhà nước Israel. Cuốn sách không chỉ giới thiệu về lịch sử 4.000 năm tồn tại của người Do Thái mà còn đề cập đến những tác động, ảnh hưởng cũng như những đóng góp của họ cho nhân loại. Người Do Thái tạo nên một bản sắc riêng biệt và cụ thể sớm hơn bất cứ dân tộc nào còn tồn tại tới ngày nay. Họ đã duy trì được nó giữa những nghịch cảnh khủng khiếp cho tới hôm nay. Sức chịu đựng phi thường này từ đâu ra? Sức mạnh ý chí đặc biệt cháy bỏng nào đã khiến người Do Thái khác biệt và giữ cho họ thuần nhất? Sức sống bền bỉ của họ nằm trong bản chất bất biến, hay khả năng thích ứng, hay cả hai? Liệu lịch sử của họ có cho thấy những nỗ lực như vậy là đáng giá? Hay nó cho thấy họ đã hoài công? Những gì Paul Johnson đã tìm hiểu, nghiên cứu và thuật lại trên từng trang sách, sẽ phần nào giúp độc giả tự trả lời những câu hỏi này. Ảnh bìa: Tranh trên bìa là một trang trong cuốn sách Mahzor của người Do Thái xuất bản ở Ba Lan năm 1913. +TRÍCH ĐOẠN HAY: Tìm mua: Lịch Sử Do Thái TiKi Lazada Shopee "Lịch sử người Do Thái có thể được mô tả như một chuỗi những đỉnh điểm và thảm họa nối tiếp nhau. Nó cũng có thể được coi là một miền liên tục không dứt của việc học hành kiên nhẫn, sự cần cù năng suất và thói quen tập thể mà phần lớn trong đó không được ghi lại. Nỗi buồn tìm thấy tiếng nói khi niềm vui câm lặng. Nhà sử học phải ghi nhớ điều này. Trải qua hơn 4.000 năm, người Do Thái chứng tỏ mình không chỉ là những người sống sót vĩ đại, mà còn đặc biệt khéo léo trong việc thích ứng với các xã hội nơi số phận xô đẩy họ, và trong việc tích lũy bất cứ tiện nghi nhân văn nào mà những xã hội này mang đến." (Trích Phần bảy: Zion)*** Có thể nói Do Thái là một dân tộc có số phận rất đặc biệt. Họ được nhắc nhiều trong Kinh Thánh với tư cách là những người được Chúa chọn. Là một trong những dân tộc được đánh giá là thông minh nhất, người Do Thái cũng đồng thời phải hứng chịu hàng loạt bi kịch lớn lao bậc nhất trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình: bị đàn áp, thảm sát và lưu đày. Mặc dù vậy, lịch sử và văn hóa Do Thái vẫn mang một sức sống mạnh mẽ, khơi gợi cảm hứng tìm hiểu, nghiên cứu của rất nhiều học giả trên thế giới từ xưa cho đến nay, và số lượng tác phẩm đồ sộ xoay quanh sắc dân này là một minh chứng cụ thể, tiêu biểu cho điều đó. Lịch sử Do Thái là một trong những cuốn sách tạo nên tên tuổi của Paul Johnson, vị sử gia hàng đầu Anh quốc, bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng khác của ông như: Modern Times, A History of Christianity…Công trình này xuất bản lần đầu tại Anh năm 1987, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và được độc giả khắp các châu lục đón nhận. Theo quan điểm của Paul Johnson, thế giới có xu hướng coi người Do Thái là một chủng tộc tự trị thời cổ đại và ghi chép lại về mình trong Kinh Thánh, sau đó lui vào hậu trường trong nhiều thế kỷ; tái xuất chỉ để hứng chịu cuộc thảm sát tàn khốc của Đức Quốc xã; và cuối cùng, trở về nơi chốn khởi đầu để lập lại quốc gia của riêng mình: một quốc gia với chủ quyền gây tranh cãi và bị bao vây. Đó là những sự kiện nổi bật mà thông qua Lịch sử Do Thái, Paul Johnson muốn kết nối chúng lại với nhau để khám phá những gì còn khiếm khuyết, nghiên cứu rồi ghép chúng vào trong một tổng thể để có thể hiểu được tất cả. Paul Johnson xem cuốn sách của mình là một sự giải thích mang tính cá nhân về lịch sử Do Thái, nên bố cục, cách phân kỳ lịch sử cũng mang nhiều nét khác biệt. Lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc Do Thái với những thuộc tính, đặc trưng được ông chia thành bảy phần chính, không có thêm bất kỳ một tiểu mục nào khác. Các sự kiện lịch sử trong mỗi phần không liệt kê một cách khô khan mà được kết nối với nhau thành chuỗi những câu chuyện sống động đầy mê hoặc. Để giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nội dung, tác giả đã bổ sung thêm các tiểu mục trong Phụ lục và hệ thống Từ vựng, nguồn tài liệu phong phú ở cuối sách. Ấn bản tiếng Việt Lịch sử Do Thái của tác giả Paul Johnson, dịch giả Đặng Việt Vinh là cuốn sách mới nhất nằm trong Tủ sách Israel và dân tộc Do Thái. Trong tủ sách này còn có các tác phẩm: Câu chuyện Do Thái, Con đường thoát hạn, Miền đất hứa của tôi, Từ Beirut đến Jerusalem, đã được ra mắt công chúng và nhận được sự hoan nghênh cũng như những phản hồi tích cực từ phía độc giả. Với tủ sách này, Omega+ mong muốn đem đến cho bạn đọc cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết, cũng như đa chiều hơn về lịch sử hình thành, phát triển, những vấn đề xoay quanh văn hóa và con người Do Thái từ xa xưa cho đến hôm nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Do Thái PDF của tác giả Paul Johnson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ (Howard Zinn)
Khác với nhiều cuốn sách về lịch sử nước Mỹ luôn nhìn nhận sự phát triển và tiến bộ thông qua những vĩ nhân, những sự kiện lớn, Howard Zinn (1920-2010), nhà sử học, nhà hoạt động xã hội, kịch tác gia người Mỹ đã viết về lịch sử của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ dưới một góc nhìn khác. Lịch sử dân tộc Mỹ theo quan điểm của Howard Zinn, phải là một lịch sử không lệ thuộc vào nhãn quan chính trị, quyền lực; không che giấu những xung đột lợi ích giữa kẻ đi chinh phạt và người bị xâm lược, giữa ông chủ và nô lệ, giữa các nhà tư bản và công nhân, giữa kẻ áp bức và người bị áp bức, cả về chủng tộc và giới tính… Giống một người kể chuyện tài ba, ông đã dẫn dắt người đọc ngược thời gian, quay về thời điểm Christopher Columbus phát hiện châu Mỹ năm 1492. Sự kiện có sức ảnh hưởng thay đổi cả thế giới và tốn rất nhiều bút mực ấy đối với thổ dân Arawak chỉ là cuộc diệt chủng và chiếm hữu nô lệ không hơn không kém. Trong chương tiếp theo, viết về chế độ nô lệ của người Mỹ gốc Phi và người Anh nghèo tại mười ba thuộc địa, Zinn đã lý giải rằng “phương tiện” phân biệt chủng tộc được tạo ra là nhằm thực thi “mục đích” kinh tế. Bởi lẽ vấn đề phân biệt chủng tộc không phải “tự nhiên” khi có những bằng chứng rõ ràng về tình bạn và sự hợp tác giữa các nô lệ da đen và da trắng nhằm chống lại sự nô dịch. Howard Zinn cũng miêu tả công cuộc chống đói nghèo và phong trào bình đẳng kinh tế tại các thuộc địa khi đó. Zinn cũng có cái nhìn khác về cội nguồn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Về những tác động của cuộc chiến đối với người Mỹ bản địa và sự bất bình đẳng tiếp tục tồn tại trong lòng Liên bang mới, Zinn chỉ ra “các chính phủ, bao gồm cả chính phủ liên bang, không hề trung lập, họ đại diện cho phía chi phối về lợi ích kinh tế, và hiến pháp của Mỹ được lập ra để phục vụ những lợi ích đó…” Lần lượt, Zinn phác họa nên bức tranh chân thực về các cuộc tranh đấu: từ cuộc xung đột giữa chính phủ Mỹ với người Mỹ bản địa da đỏ khiến họ buộc phải di cư trong suốt thế kỷ XIX đến phong trào đấu tranh cho nữ quyền; cuộc chiến giữa Mexico và Mỹ, mà ông không ngần ngại kết luận rằng mục đích cuối cùng là nhằm bành trướng lãnh thổ; là những cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chế độ nô lệ, mà theo ông, sau này sẽ phát triển thành phong trào chống lại chủ nghĩa tư bản; những lạm dụng và lũng đoạn quyền lực chính phủ của các tập đoàn và nỗ lực của giai cấp công nhân nhằm chống lại sự lũng đoạn đó; sự phát triển của các tập đoàn công nghiệp như đường sắt và ngân hàng đã chi phối nước Mỹ đồng hành với nạn tham nhũng của chính phủ…; những tranh đấu đòi đảm bảo mức lương tối thiểu, quy định ngày làm việc 8 giờ, cấm lao động trẻ em… Tất cả những cuộc đấu tranh đó đã góp phần định hình nên một nước Mỹ, một xã hội Mỹ như ngày nay. Trong một bức thư trả lời phỏng vấn trên tờ New York Times, Zinn đã nói: “Tôi muốn những người trẻ tuổi hiểu rằng, chúng ta có một nước Mỹ tươi đẹp, nhưng nó đã được xây dựng từ những con người không được tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do trong Hiến pháp. Về cơ bản, người dân Mỹ được chăm sóc và bảo đảm, và lý tưởng cao nhất của chúng ta đã được chỉ rõ trong bản Tuyên ngôn Độc lập, rằng tất cả chúng ta đều có quyền bình đẳng trong ‘cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc’”… Tìm mua: Lịch Sử Dân Tộc Mỹ TiKi Lazada Shopee Năm 2005, trên tờ The Progressive, Zinn viết: “Chúng ta không sinh ra để chỉ trích xã hội chúng ta đang tồn tại. Nhưng vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của chúng ta (một tháng hay một năm), khi những sự kiện nhất định nào đó xuất hiện trước chúng ta, thức tỉnh và đưa ra cho ta câu hỏi về niềm tin vốn vẫn xác tín trong tâm trí, từ những thành kiến trong gia đình, nền giáo dục chính thống, các quan điểm của báo chí, truyền thông… Tất cả những điều đó dẫn đến một kết luận đơn giản rằng: chúng ta có một trách nhiệm lớn lao là phải đem lại sự thức tỉnh cho những người khác về thông tin mà họ không được biết, đó chính là tiềm năng giúp họ cân nhắc lại những ý tưởng vẫn tồn tại bấy lâu.” Vì thế, Zinn cho rằng trong cuộc chiến tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã vẽ ra một chiến thắng không tưởng, và kết quả tất yếu của những tham vọng chiến tranh đó, chính nhân dân Mỹ phải gánh chịu. Cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 cũng là hệ quả tất yếu từ những chính sách của chính phủ Hoa Kỳ tại nước ngoài, như việc chiếm đóng của quân đội Hoa Kỳ tại Arap Saudi, việc trừng phạt Iraq… Nhưng nỗi đau khổ và sự tàn bạo, như chính Zinn từng nói, đã thuộc về quá khứ, không phải là để xót thương nạn nhân và buộc tội những kẻ bạo tàn mà quan trọng là phải dành nước mắt và sự phẫn nộ cho hiện tại trước mắt, để tiếp tục sống, sáng tạo và phát triển không ngừng. Lịch sử dân tộc Mỹ được đề cử cho giải thưởng American Book Award năm 1981, và kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1980, cuốn sách này đã được sử dụng làm giáo trình cho học sinh trung học và đại học Mỹ, đồng thời là một trong những tác phẩm đầy đủ nhất về lịch sử Mỹ. Lần theo dòng chảy lịch sử sống động trong cuốn sách, người đọc sẽ được tiếp cận lịch sử bằng thái độ quan sát của một người am hiểu, để biết thêm về những góc khuất trong lịch sử nước Mỹ, những điều người ta vẫn che giấu, lảng tránh hoặc bao phủ lên nó một bức màn bí ẩn… để hiểu rõ hơn về đất nước và con người Mỹ, để hiểu về Giấc mơ Mỹ chứ không chỉ là phán xét, bởi cả nước mắt, nỗi đau, căm hờn đều đã thuộc về quá khứ. Con đường từ dã man đến văn minh không bao giờ là con đường bằng phẳng. H. Balzac từng nói “Đằng sau mỗi gia tài vĩ đại bao giờ cũng là một tội ác lớn”, có lẽ đằng sau một quốc gia hùng mạnh là những khoảng tối chưa từng được biết đến. Và như chính Howard Zinn viết, nước Mỹ xây dựng trên máu và những tổn thương của người nghèo, người thiểu số… Với ông, nước Mỹ không chỉ được xây dựng bởi người da trắng mà cả người da đỏ, người da đen, người da màu; không chỉ được xây dựng bởi những vĩ nhân như George Washington, như Thomas Jefferson mà còn được xây dựng bởi cả những người dân bình thường… Quá khứ đau buồn đấy không mất đi, không bị quên lãng nhưng không phải là nỗi ám ảnh người Mỹ, và thử hỏi liệu có quốc gia nào không xây dựng trên những mất mát và đau thương đó? Sự khác biệt là, các thế hệ Mỹ đã xây dựng một đất nước trên tinh thần tiến bộ và phát triển: “Mỗi thế hệ Mỹ có một cam kết bất thành văn rằng, họ sẽ trao lại cho thế hệ sau một nước Mỹ tốt đẹp hơn mà họ nhận được từ thế hệ trước.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Dân Tộc Mỹ PDF của tác giả Howard Zinn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 (Sj. Đỗ Quang Chính)
Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa. Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. G.S. NGUYỄN THẾ ANH Trưởng Ban Sử Học Tìm mua: Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 TiKi Lazada Shopee Đại Học Văn Khoa Saigon *** Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay. Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo. Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này. Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972. ĐỖ QUANG CHÍNHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 PDF của tác giả Sj. Đỗ Quang Chính nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese (Thucydides)
Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh phương Tây và là nơi biết bao cuộc chiến tranh đã đi vào huyền thoại. Thần thoại Hy Lạp cũng như Sử thi Iliad và Odyssey của Homer đã trở thành kiến thức chung của nhân loại từ lâu, nhưng có lẽ nhiều người Việt Nam chúng ta chưa biết đến cuộc Chiến tranh Peloponnese, cuộc chiến tranh được coi là lớn nhất tính từ thời Hy Lạp sơ khai cho đến thế kỷ V trước CN, thậm chí còn lớn hơn cả cuộc Chiến tranh thành Troy. Cuộc Chiến tranh Peloponnese là cuộc nội chiến kéo dài hơn một phần tư thế kỷ giữa hai thế lực hùng mạnh nhất Hy Lạp là Athens và Sparta cùng các đồng minh của mỗi bên, cuộc chiến tranh mà Thucydides đã chép vào sử sách. Hy Lạp vào thời cuộc chiến tranh này (431-404 trước CN) là một quốc gia cường thịnh, đã thuộc địa hóa hầu như toàn bộ vùng bờ biển Ionia của Tiểu Á, phần lớn Sicily, miền nam Italy, một số thành bang khác ở châu Âu và Bắc Phi, và vừa chiến thắng cuộc xâm lược kéo dài 50 năm của Ba Tư (năm 499-449 trước CN, thường được gọi là Chiến tranh Ba Tư). Athens sau Chiến tranh Ba Tư nổi lên như một thế lực hải quân hùng hậu nhất Hy Lạp, mặc dù là thành bang có thể chế dân chủ đầu tiên trên thế giới (508 trước CN) và vẫn duy trì dân chủ đến giai đoạn này nhưng thực chất Athens đã trở thành đế quốc và bắt đầu can thiệp quân sự vào các mâu thuẫn giữa các thành bang Hy Lạp nhằm tranh giành bá quyền với Sparta, mở màn cho cuộc chiến tranh Peloponnese.Sparta, trái lại, đã được các thành bang khác công nhận bá quyền trong Chiến tranh Ba Tư, và mặc dù có thể chế oligarchy (thể chế quyền lực tập trung trong tay hai vị vua và hội đồng các đại pháp quan) nhưng có đường lối chính trị ôn hòa, đã phải tham chiến để bảo vệ các đồng minh và bá quyền của mình. Cuộc chiến tranh đã mở rộng sang cả các thuộc địa của Hy Lạp ở Tiểu Á, Sicily và Italy. Tìm mua: Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese PDF của tác giả Thucydides nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.