Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới – Jules Verne

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Juyn Vecnơ. Đây là một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Viễn tưởng ở chỗ nó đi trước thời gian, nó thực hiện một điều chưa thực hiện được. Bởi vì trước kia các nhà du hành phải đi vòng quanh trái đất mất 300 ngày: thời Juyn Vecnơ, với những phương tiện mới như tàu hỏa, tàu thủy… có tờ báo đã thử làm chuyện vui, tính toán các chặng đường cộng lại thành 80 ngày.

Tuy nhiên đó mới chỉ là một thời gian lý thuyết, bằng những tính toán sít sao trên giấy. Trên thực tế sẽ vấp ngã phải hàng ngàn vụ bất trắc do tổ chức giao thông còn bấp bênh và những vụ cướp tàu thường xảy ra ở nhiều vùng hoang vu lạc hậu, do những tai nạn tàu xe trục trặc máy móc, do những trận giông bão và sương mù trên biển. v.v… Thế nhưng Philíat Phốc – nhân vật chính của tác phẩm – dám đánh cuộc đi vòng quanh thế giới trong thời hạn ấy.

Có thể bạn sẽ thích:

Tiếng gọi nơi hoang dã Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Câu chuyện bắt đầu ở London vào ngày 2 tháng 10, 1872. Phileas Fogg là một người đàn ông giàu có, cô độc, chưa lập gia đình với nhiều thói quen bình thường. Nguồn gốc của tài sản của ông ta không ai biết và ông sống khá khiêm tốn. Ông đã sa thải người tùy tùng trước đây, James Forster, vì đem đến nước cạo râu lạnh hơn 2 độ so với thường lệ. Ông thuê người tùy tùng mới tên là Passepartout, một người Pháp khoảng 30 tuổi.

Sau đó cùng trong ngày tại Câu lạc bộ Cải cách, ông tham gia vào một cuộc tranh cãi về một bài báo trên tờ nhật báo The Daily Telegraph, nói rằng với việc mở ra một đoạn đường sắt ở Ấn Độ mới, bây giờ người ta có thể đi vòng quanh thế giới trong 80 ngày.

Tính toán này đã không tính vào những việc thực dụng như những rắc rối khi đi tìm phương tiện di chuyển, nhưng Fogg chắc chắn rằng với đầu óc tính toán siêu phàm của ông, ông có thể làm được điều đó. Ông chấp nhận một cá cược giá trị £20.000 với các thành viên trong câu lạc bộ, mà ông sẽ nhận được nếu ông đi vòng quanh thế giới trong 80 ngày.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Cội Rễ (Alex Haley)
“Cội rễ” đoạt giải Pulitzer và giải Sách toàn quốc (National Book Award, 1977), khi chuyển thể thành phim truyền hình lại đoạt giải Emmy. Trộn lẫn giữa sử liệu và hư cấu, “Cội rễ” không những đưa Haley vào hàng ngũ các nhà văn rất nổi tiếng mà còn gợi hứng cho người Mỹ quan tâm tới gia phả học (genealogy). Và kết quả cuộc tìm kiếm lâu dài ấy đã dẫn đến sự ra đời của “Cội rễ”. Chỉ hai tháng sau, gần một triệu bản đã hết ngay. Và bộ phim vô tuyến truyền hình dựng theo tác phẩm ấy đã vượt cả bộ phim nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió” về kỷ lục người xem. Cuốn sách ra đời như một sự kiện làm chấn động cả nước Mỹ. Đó là sự tái tạo một quá khứ, khi mà những người da đen bị bắt cóc và bị bán làm nô lệ, bị tước đoạt. “Cội rễ” đã làm dấy lên ở Mỹ, kể cả trong những người da trắng một trào lưu sôi nổi tìm lại gốc gác tổ tiên của mình. “Cội rễ” của Alex Haley, một tiểu thuyết viết về hành trình đi tìm nguồn cội của một nhà văn Mỹ gốc Phi đã đột nhiên xuất hiện “như một niềm kinh dị” trong xã hội Mỹ, kể cả những vùng thôn quê bình lặng, lẫn chốn phồn hoa đô hội; cả ở những đám người bình dân lẫn trong các tầng lớp quý tộc. Cuốn sách gây chấn động tới mức đã có hai vụ tố tụng nhằm hạ uy tín tác giả. Nhưng điều quan trọng là nó đã đánh thức ở những người da màu Mỹ nỗi niềm hoài cổ tổ tiên, và ý thức đó từ nay sẽ không bao giờ tắt trong họ. Đối với Haley, đó cũng là phần thưởng tinh thần, sự đền bù xứng đáng cho công sức bền bỉ mười lăm năm trời mò mẫm trong hầu hết các thư viện, kho lưu trữ tư liệu khắp nước Mỹ, từ bang này sang bang khác, để cuối cùng tìm đến tận làng Jufure hẻo lánh của Zambia (châu Phi), nơi cách đây hơn 230 năm, Kunta Kinte, ông tổ 7 đời của tác giả đã bị bắt xuống con tàu buôn nô lệ da đen chở sang Mỹ. Với “Cội rễ” có thể nói Alex Haley đã dựng một tượng đài cho nỗi đau hàng thế kỷ của bao thế hệ người Phi bị trốc rễ, để biến thành những mớ hàng đem bán đấu giá ở các chợ buôn người.*** Tìm mua: Cội Rễ TiKi Lazada Shopee Alex Haley (bút danh của Alexander Palmer Haley) sinh ngày 11-8-1921 tại thành phố Ithaca, bang New York; mất ngày 10-02-1992. Ông học trường đại học Canh nông và Cơ khí bang Alcorn (Alcorn Agricultural and Mechanical College) và đại học Sư phạm thành phố Elizabeth (Elizabeth City Teachers College). Sau 20 năm làm ký giả chính (chief journalist) trong đội quân bảo vệ bờ biển (US Coast Guard), Haley dọn đến thành phố New York để đeo đuổi nghề văn, và xuất bản The Autobiography of Malcolm X (tự truyện Malcolm X, 1965). Sau đó, Haley bắt đầu nghiên cứu và viết Roots: The Saga of an American Family (Cội rễ). Được dịch ra gần 30 ngôn ngữ và bản tiếng Việt đã in ở Việt Nam nhiều năm trước đây. Điều đáng nói hơn, là niềm khắc khoải khôn nguôi về cội nguồn đã thôi thúc ông bỏ ra mười lăm năm để tìm lại gốc gác tổ tông mà ông biết chắc không phải ở trên đất Mỹ.***Vậy đó, đứa cháu bảy đời của Kunta Kintê ra đời. Năm mươi năm sau, đứa cháu đó, lúc này là nhà báo Elicx Hêili (ALEX HALEY), tác giả cuốn "Tự truyện của Malcôm X" lãnh tụ của những người Hồi giáo da đen ở Mỹ, mà như Malcôm đã tiên đoán, chính ông cũng không được đọc, vì ông bị ám sát khoảng hai tuần sau khi hoàn thành bản thảo, bắt đầu cuộc hành trình mười lăm năm trở ngược về quá khứ tìm nguồn cội, với trang bị còm cõi đôi ba tiếng thổ âm lạ tai - "Cô" (cái đàn) "Kămbi Bôlônggô" (con sông)... - còn lưu truyền lại nhờ cái lệ đã thành truyền thống gia đình là ôn lại câu chuyện ông tổ người Phi trước đông đủ các thành viên của gia đình, mỗi khi có thêm một đứa bé ra đời, dù trai dù gái. Khui hàng núi tài liệu ở hàng trăm cơ quan lưu trữ tư liệu, thư viện; gặp gỡ phỏng vấn hàng trăm chuyên gia các ngành nghiên cứu khác nhau: sử học, khảo cổ, Đông Phương học... có khi bỏ hàng tuần lảng vảng quanh trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu Yoóc rình đón các đại biểu Phi để chỉ gặt hái được những cái nhìn câm lặng, hoài nghi, khi mở miệng hỏi về những âm Phi kỳ lạ nọ bằng cái giọng lơ lớ miền Tennexi; bay qua bay lại từ bang này sang bang khác, hết Niu Yoóc đến Oasinhtơn tại Uytconxin, cuối cùng sang tận Gămbia lần mò tới tận làng Jufurê heo hút của bộ tộc Manđinka (tất cả những lặn lội lên rừng xuống biển ấy về sau đều được kể lại trong cuốn "Đi tìm" (Search), điều mà Hêili tìm kiếm đã được xác nhận từ miệng một trong những ông già "graiốt", bộ nhớ lịch sử của các bộ lạc Phi: "Vào cái đận lính của nhà Vua đến, Kunta vào rừng đẵn gỗ và không bao giờ thấy trở lại nữa...".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cội Rễ PDF của tác giả Alex Haley nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cõi Người Ta (Antoine De Saint-Exupéry)
Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (sinh ngày 29 tháng Sáu năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng Bảy năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử Bé (Le Petit Prince). Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc. Saint - Exupéry sinh năm 1990, mất năm 1944 (ông lớn hơn Albert Camus 16 tuổi). Nhà - văn - phi - công đại tài, trở thành trứ danh với cuốn Bay đêm (Vol De Nuit), giải thưởng Fémina, 1931; trước đó đã có ra Tàu Thơ về Nam (Courrier Sud). Tiếp theo sau là Phi công thời chiến (Pilote de Guerre), Hoàng tử bé (Petit Prime), Cõi người ta (Terre Des Hommes)… Những kỉ niệm của ông trong cuộc sống ở Sahara làm phấn phát tinh thần ông, linh cảm ông, và xui ông chọn lựa sa mạc như là chỗ đồng nhất quy lai của cái chốn, cái nơi ông đi về. Quy tụ toàn thể tự niệm tư tưởng suốt bình sinh - một bình sinh chịu tử diệt để hồi sinh giúp đồng bào thiên hạ nhận thấy đâu là chốn đi về của mọi hoạt thể lao tứ, lao tâm. - “Gia đình, nhà cửa, nghề nghiệp, lao động, cuộc hòa đồng của nhân loại, và cuộc gắng gổ vô cùng tận để đạt tới một sự đồng cảm vượt xa cuộc hì hục bình sinh của mỗi cá nhân…” Tính cách nhân bản lạ lùng của ông đã giúp cho mọi người trong “bốn biển một nhà” bằng linh cảm (dự cảm) của tâm linh, nhận ra đâu là cứu cách tuyệt đối của những “cánh hồng bay bổng tuyệt vời…” Tìm mua: Cõi Người Ta TiKi Lazada Shopee Cuộc tán loạn lưu ly xã hội Âu Châu giữa trận hung tàn Đệ Nhị Thế Chiến, những khốc liệt mà ông đã chứng kiến ngay trên xứ sở ông, những biến cố kỳ lạ ông đã chứng giám ngay trên đất Huê Kỳ, đã có tác dụng chuyển hướng những tư niệm của ông. Ông sang Huê Kỳ năm 1940 (tháng Chạp). Ông rời New York đầu năm 1941… đi về California chữa bịnh… Trở về New York… Ông tiếp tục làm việc - ghi vào trong Hoàng tử bé bằng một ngôn ngữ tượng trưng - thơ mộng vô cùng, và xa thẳm vô cùng - Tất cả cái tiếng Hót của con Thiên Nga trước khi lìa cõi đời vĩnh viễn… (Có lẽ, nếu hoàn cảnh cho phép, chúng ta sẽ gặp lại Saint - Exupéry trong một vài tác phẩm khác) - Những tài liệu trên đây đều góp nhặt từ nhà Gallimard.Bùi Giáng1995***Câu chuyện kể, là chuyện phi công và phi cơ.Nhưng giọng người là giọng trần gian đi tìm linh hồn mình giữa non nước quạnh.Văn minh, văn hóa đương phiêu bồng đợi giờ thành tựu. Những xế chiều ký niệm đương linh cảm sương vàng bình minh.Saint-Exupéry đã đi mất từ lâu, nhưng tiếng ngân dài trong suốt vẫn xuyên vào trong giấc chiêm bao thương nhớ của những người ở lại.Kẻ trước, người sau, xin “dịch” đi, dịch lại những lời… Dịch, biến làm chuyển dịch cho tương giao. Bất cứ nhìn ai cắm cúi dịch Saint-Exupéry, ta hãy xem như đó là chuyện chung của những con người rủ nhau ghé vào bờ mộng. “Ở giữa lòng một vài đêm thâu lục nhạt, tôi đã nhìn những tia lửa băng trời thành một đường rẽ vút như một làn gió dài dàn rộng giữa muôn sao”.SAINT-EXUPÉRY Theo dõi giấc mộng dài của Saint-Exupéry, lại gọi ngôn ngữ Việt Nam về hạ tứ, nhiều phen phải bàng hoàng: Chúng ta đứng trước mấy lần hiểm họa của màu sắc lục hồng cứ trùng điệp rủ nhau bay, tung lên và phủ xuống. “Phi hồng trường phát phi kiên. Ôi mùa tích lục phi tuyền lên cao”.René Char còn bảo: “Ne regardez qu’une fois la vague jeter I’ancre dans la mer. Hãy nhìn chỉ một lần thôi, làn sóng thả neo vào lòng biển”.Dịch văn - sao cứ gọi là dịch? - dịch văn biến thành câu chuyện: vừa bay lên, vừa lặn xuống, vừa nối liền hai bờ ngôn ngữ quá xa nhau. Thật vừa vui, vừa mệt mỏi.Ngôn ngữ đa âm đòi hỏi lối phiên dịch như thế nào qua ngôn ngữ đơn âm? Đó là điều đáng xui chúng ta tư lự đăm chiêu.Vì lẽ: tiết điệu đa âm có một phong thái dồi dào đương yêu cầu được tái hiện. Đây là trường hợp: ở bên kia từ ngữ, tiết nhịp của ngôn ngữ đương nói rất nhiều.May sao, Việt ngữ đơn âm lại giàu sang âm vận. Nhưng không phải: ở mọi cơ hội, đều giản dị giàu sang. Do đó cần thêm một chút chuyển giao thỏa đáng, thì lời dịch sẽ tái lập được “cung bậc” gieo vàng của nguyên ngôn. Mà nguyên ngôn Saint-Exupéry lại chứa chan những thơ mộng khi u trầm, ngậm ngùi, lúc lộng lẫy. Cái điệu nói la cà diệu vợi, vừa chát chát vừa hắt hiu, lúc nhắc tình bạn hữu, lúc gợi tiếng U già, lúc chuyện trò với gái trên nhịp cầu hai cõi hoang vu. “Tả nhi nữ tư tình, đãng khí hồi trường. Tả anh hùng sự tích, nghĩa bạc vân tiêu”.Hai điếu xì gà của một ông bạn cho tôi hôm qua, tôi vừa hút xong hết cả. Vậy xin kết thúc.B.G. T.B. Trong bản dịch, có mấy chỗ tôi thêm vài lời, ấy là gắng đưa ngôn ngữ đơn âm đuổi theo tiết điệu ngôn ngữ đa âm. Thỉnh thoảng lại bớt vài lời, ấy là bởi: Việt ngữ mang nhiều tính chất parataxique, trong khi Pháp ngữ lại triệt để là một ngôn ngữ Syntaxique.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cõi Người Ta PDF của tác giả Antoine De Saint-Exupéry nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cõi Người (Trần Chiến)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cõi Người PDF của tác giả Trần Chiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cô Vợ Nhỏ Cay Cú Không Chọc Được (An Tĩnh)
Anh, Phương Lỗi, là bác sĩ đứng đầu cả nước, nhưng với phong thái của anh thì chắc chẳng ai nhận ra. Anh bộ dáng không tim không phổi, yêu hết cô này đến cô khác rồi nói chia tay còn nhanh hơn thay áo. Đến khi anh gặp cô, một cô gái tuyệt mỹ nhưng lại tự cho là mình chưa đủ xinh đẹp, đùa à? Chẳng những dụ được cô về nhà, lại ăn cả cô rồi cưới cô làm vợ, thế mà cô dám nói lời chia tay? Được rồi, xem ra anh quá cưng chiều cô rồi, phải trị thôi...***Nhìn đôi nam nữ ôm hôn chặt chẽ trên trang bìa mới nhất của tạp chí bát quái địa điểm là trước phòng khám bệnh khoa phụ sản, mặc dù là ảnh chụp, nhưng là Đường Sâm cũng nhận ra được, người đàn ông này này là của anh trai của anh, còn người phụ nữ còn lại là vợ chưa cưới của anh trai anh, nhìn bọn họ, Đường Sâm chỉ cảm thấy vô cùng may mắn. Anh vẫn luôn nghĩ chỉ cần cô tư có thể nói chuyện yêu đương, anh trai biến thái nhanh lên một chút tìm được lão bà sinh con, bọn họ sẽ không bao giờ quản chuyện nhà anh nữa, cùng anh giành lão bà, giành nữ nhi. Tìm mua: Cô Vợ Nhỏ Cay Cú Không Chọc Được TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Vợ Nhỏ Cay Cú Không Chọc Được PDF của tác giả An Tĩnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.