Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái (Serge Miller)

Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tận diệt đã được thiết lập và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.

Rõ ràng là Hitler và tập đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.

Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhận ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vật chất để tàn sát hàng chục triệu con người.

Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

Các con số trung bình như sau: Tìm mua: Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái TiKi Lazada Shopee

1. Tại tập trung Belzek, nằm trên đường Lablin đi Iwou: tối đa mỗi ngày giết được 15.000 người.

2. Trại tập trung Treblin Ka, cách Varsovie 120 cây số; tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

3. Trại tập trung Sobibor, cũng ở Ba Lan tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

Các “cơ xưởng giết người” ấy hoạt động ra sao? Xin đọc câu chuyện sau đây của tên SS Globocnick, con người đã được nhiệt liệt ngợi khen vì đã thay thế hơi ngạt phát ra từ ống xẹc-măn của một máy Diesel bằng khí acide-prussique, hữu hiệu và nhanh chóng hơn:

“Ở Belzek, trong bầu không khí nóng bức của tháng tám, mùi hôi hám đè nặng khắp vùng đến độ không còn có thể chịu đựng được nữa. Hằng hà sa số ruồi vo ve khắp mọi nơi. Sáng sớm chuyến xe lửa đầu tiên gồm 45 toa chở đến 6.700 người Do-Thái, mà 1.450 đã chết vì đói lạnh dọc đường. Ngay khi con tàu vừa dừng lại, đám người liền được lùa xuống một cách tàn bạo. Một máy phóng thanh ra lịnh: cởi bỏ hết quần áo, mắt kiếng, răng giả, nộp nhẫn vàng và nữ trang ở một gui-sê.

Đàn bà và con gái lần lượt đi ngang qua các anh “thợ hớt tóc” các “thợ” nầy bằng hai hoặc ba nhát kéo sởn gọn các mái tóc đi qua trước một. Tóc cắt được sẽ bỏ vào các bao.

Tiếp đó, đoàn người lên đường đến trại. Tất cả mọi người đầu trần truồng. Đi đầu tôi thấy một thiếu nữ đẹp tuệt vời. Đa số người Do-Thái đã đoán trước được số phận đang chờ đợi họ: mùi hôi của thịt bị đốt cháy đã nói lên điều đó. Nhiều người lầm rầm cầu nguyện.

Các phòng hơi ngạt đầy ắp. “Dồn họ vào” Thiếu tá Wirth ra lịnh. Bọn SS nhét họ vào từ bảy đến tám trăm trong khoảng rộng 25 thước vuông. Các cánh cửa đóng lại. Tôi nhìn đồng hồ chính xác đo thời gian; 50 giây, 70 giây... Chiếc máy Diesel không chịu chạy. Người ta nghe thấy tiếng la khóc của các người bị nhốt trong phòng. Cuối cùng, sau 49 phút sửa chữa; chiếc máy bắt đầu nổ. Thêm 25 phút nữa - qua các lỗ kiếng ở cửa sổ và nhờ vào ánh sáng các bóng điện trong hành lang, tôi nhân thấy, trong phòng hơi nầy, phần lớn người Do-Thái đã lìa đời. Ở phút thứ 32 người cuối cùng chết hẳn.

“Các người trong đội lao tác, cũng người Do-Thái, mở toang các cánh cửa. Các người chết ép sát vào nhau, vẫn đứng sững như các cột trụ được trồng sát nhau. Lẹ lẹ - phải dọn dẹp căn phòng ngay để đón tiếp đoàn người kế tiếp.

“Đội lao tác nắm các xác chết lôi ra ngoài: tử thi nhơ nhuốc phân, nước tiểu, huyết kinh nguyệt. Hai mươi nha sĩ tù binh tay cầm móc sắt có nhiệm vụ cạy gỡ răng vàng. Nhiều tù binh khác lục lọi trong các nơi mật thiết nhứt của xác chết để tìm kiếm đồ trang sức hoặc các đồng tiền vàng...

Sáu lò thiêu xác vĩ đại hoạt động thường trực ngày đêm...

Các khổ hình khác đặc biệt thường được dành cho phụ nữ.

- Một tên SS để đùa giỡn đã rứt một em bé ngay trên tay người mẹ trước đôi mắt khiếp hãi của bà nầy, hắn ta quăng cục thịt sống nầy vào ang nước đang đun sôi bên cạnh. Bà nầy muốn nhào theo con, tên SS nắm đầu bà ta kéo lại vừa cười rũ rượi. Người thiếu phụ khốn khổ ấy trở nên điên loạn trước khi bị đưa vào phòng hơi ngạt.

- Một lần khác, cũng để đùa giỡn, một nhóm sĩ quan SS đã chọn 50 thiếu nữ đẹp nhứt trong số những người mới vừa được đưa đến đồng thời cho lính dẫn đến 50 cụ già. Chúng bắt buộc họ làm tình với nhau giữa sân.

- Cũng để đùa giỡn, đám lính SS đã bắt vài chục thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong số phụ nữ đang bị giam giữ trong trại (để chờ ngày vào phòng hơi ngạt), chúng lột hết quần áo và dùng cây đánh đập các cô gái nầy để ép buộc họ chạy vòng vòng trong sân, cùng lúc một số khác đã dùng dây thòng lọng quăng bắt từng cô một, như cao bồi bắt ngựa ở Texas, và lôi xềnh xệch về phía chúng, đoạn chúng đè cứng cô gái nằm dưới đất trong khi một tên từ từ tiêm thuốc độc mã-tiền-linh vào bắp vế cô gái, cô gái rướn người lên... đôi mắt trợn trừng, bọt mép bắt đầu sùi ra...

Các y sĩ SS đã thực hiện một loại thí nghiệm về giải phẫu sinh thể (thí nghiệm ngay trên con người sống và còn tỉnh) không tưởng tượng được, ngay cả trên các người đàn bà đang mang thai…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái PDF của tác giả Serge Miller nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc (Kim Byung-Kook)
Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo của mình vào tháng 10/1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc.Con gái lớn của ông, bà Park Geun Hye là Tổng thống Hàn Quốc kể từ ngày 25/2/2013 đến nay và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.Nguồn file pdf: TVE-4UMười tám năm nhiệm kỳ của Tổng thống Park Chung Hee đã mang lại một sự chuyển hoá mạnh mẽ cho Nam Hàn. Từ một Nam Hàn sa lầy trong đói nghèo, lạc hậu vào những năm 1961. Đến năm 1979, Nam Hàn đã có một nền kinh tế công nghiệp mạnh mẽ.Đây là cuốn sách đầu tiên vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chi tiết của nền kinh tế chính trị đằng sau sự chuyển hoá của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee. Tìm mua: Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc TiKi Lazada Shopee Bao gồm 5 phần, trong đó:Phần 1 có tên “Sinh ra trong khủng hoảng” (Born in Crisis) nói về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự của Park Chung Hee.Phần 2 có tên “Chính trị” (Politics) tập trung vào những ý tưởng của Park Chung Hee và nền tảng chính trị của ông.Phần 3 của cuốn sách có tên “Kinh tế và Xã hội” (Economy and Society) phân tích sự phát triển về kinh tế, xã hội nông thôn, và các Chaeya (Trí thức chống đối - dissident intelligentsia).Phần 4, “Quan hệ quốc tế” (International Relations) thảo luận về quan hệ Mỹ-Hàn trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam với “vụ tai tiếng Koreagate”, chương trình hạt nhân, và Bình thường hoá quan hệ Hàn-Nhật (Korea-Japan Normalization).Cuối cùng, phần 5 có tên “So sánh toàn cảnh” (Comparative Perspective) tập trung vào việc so sánh Park Chung Hee và thành quả của ông với ba nhà lãnh đạo khác Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) ở Singapore, và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, 4 chương kết luận trong phần cuối cùng của cuốn sách cũng tập trung phân tích Hàn Quốc trong một góc nhìn so sánh rộng với các khu vực xung quanh như Philippines, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Nhật Bản, Đài Loan trong cùng giai đoạn.Cuốn sách đã làm sáng tỏ cách Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế mạnh mẽ với một nền dân chủ sôi động dưới chế độ độc tài kéo dài trong 18 năm của kỷ nguyên Park Chung Hee.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc PDF của tác giả Kim Byung-Kook nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Võ Văn Hà)
Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 ra đời chẳng vì cái gì cả, nó chỉ là một cuốn hồi ức sống động của một người lính thầm lặng của một chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi dần vào dĩ vãng hơn ba mươi năm, nhưng hãy còn đó những CCB, những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã một thời lãng quên họ, những người anh hùng vô danh ấy, đã sống đã chiến đấu dũng cảm cho đất mẹ yêu thương, những trong số họ đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh, những người trở về thì lặng yên cố hòa mình vào cuộc sống, nhưng trong họ vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hồi ức không bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, cùng trèo đèo lội suối chia sẻ nhau chút lương khô trên đường truy kích địch, hay còn nguyên cảm giác không nói nên lời khi tự tay khiêng xác thằng bạn mới hôm qua còn tếu táo với nhau... Tuổi trẻ các anh đã hiến dâng cho tổ quốc nào có ai đòi hỏi gì, đó là những năm tháng không thể nào quên, có những phút nghỉ ngơi sau những tất bật cơm áo gạo tiền, nghĩ lại những giây phút ngày xưa các anh bỗng chợt trào nước mắt vì thương những thằng bạn ra quân sau, mà cứ ngỡ tới tận bây giờ nó vẫn còn nằm chốt bên ấy (lời Trungsy1), để rồi các anh có thêm nghị lực, mà sống cả cho những đồng đội không được sống. Truyện nói lên những dòng hồi ức của một người lính thực thụ, người đã cầm súng chiến đấu cho đất mẹ và cho sự sống của chính mình, qua ngòi bút của chính tác giả, một nhà giáo đã vẽ nên một bức tranh sống động về chiến tranh và cuộc sống người lính trong chiến tranh. Chiến tranh nào phải những con số khô khan lạnh lùng, chiến tranh nào phải trò chơi mà chỉ có thắng với thắng, người lính nào phải chỉ biết đánh nhau… Trăm điều thú vị, nghìn chuyện ngậm ngùi… Tôi đã cùng cười cùng khóc với những dòng hồi ức này, cảm ơn chú Võ Văn Hà nhiều lắm. Giờ thì mời mọi người cùng đọc truyện tuổi teen để hiểu hơn về câu chuyện và Võ Văn Hà gửi gắm.***Chắc chắn rằng trận đánh đã mang tính chất bất ngờ hoàn toàn với địch. Do địa hình không thuận tiên nên hai khẩu 12.7 và khẩu DKZ phải đặt trước BB và bắn tà âm trực tiếp vào địch. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên của DKZ thì căn cứ địch đã bị thiệt hại nặng. Khẩu DKZ của địch nòng vẫn còn quay về hướng bãi mìn đã bị hư nặng nên chúng không phát huy được. Khi dứt đợt hỏa lực đầu tiên, anh em C9 do ở gần nên cơ động nhanh chiếm được một phần trận địa của chúng, và chính vì hai C9 và C10 không đồng bộ trong chiếm lĩnh trận địa nên anh em C9 sau khi chúng định thần lại bị chúng tấn công tới tấp bằng hỏa lực. Cả hai lần C9 bị khựng lại vì anh em không tiến lên được và bị thương khá nhiều. Lúc này hỏa lực của ta đi cùng không phát huy được, nên anh Khánh phải dùng tới cối 120. Không biết thực hư ra sao, nhưng phải công nhận cối rơi vào các điểm trọng yếu của địch và toàn bộ Pốt chết trên tuyến hào này đều do cối. Dù bị địch phản công mạnh, nhưng khi dứt đợt cối thứ hai thì C9 đã có bộ phận vào đến hầm của địch (hai LS cùng một chỗ), địch đã bị dồn tới nước cùng. Có hai hướng chúng định tháo chạy là tây và đông nam. Hướng tây của anh em D10 thì lực lượng mỏng, nhưng kẹt con suối ta đã chiếm sâu vào cứ của chúng. Anh Thìn đang cùng với một B của D10 đang án ngữ hướng này, hơn nữa địa hình hơi khó nên cũng không dễ gì thoát được (một nhóm địch chạy tháo ra bị anh em D10 đánh trả diệt hai tên). Trên các hướng hầm hố đã bị chiếm, và một ít bị cối phá sập nên không còn điểm tựa. Chỉ còn con đường của bãi mìn là con đường lí tưởng của chúng. Tìm mua: Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 TiKi Lazada Shopee Cả một lực lượng chúng bị co cụm trên một khu vực hẹp (có lẽ chúng biết bãi mìn của chúng có nơi dày thưa khác nhau) và chính diện vẫn là hướng C9. Tranh thủ thời cơ này, C10 tấn công mạnh yểm trợ cho anh em C9, và anh Thìn nhanh chóng thúc D10 vào chiếm lĩnh khu mạn tây của hào địch (tôi quẳng hai quả MK3 vào hầm địch) và buộc chúng phải rút chạy bất chấp là bãi mìn. Theo nhận định, thì nếu chúng cố chống trả chừng mười - mười lăm phút (không bị mất trung tâm) thì chắc chắn ta và địch phải đánh giáp lá cà vì đạn của ta đã hầu như không còn bao nhiêu. Có một anh C9 trong nòng chỉ còn bảy viên AK, khi tiếp giáp với anh em D10 phải xin hai băng AK… một lúc sau cũng gặp anh này, đang nấp vào phía sau cái thùng phuy của địch đang đưa đạn lẻ thu của địch vào băng. Trên hướng D3 ta hi sinh tám và bị thương hơn mười người. D10 bị thương tám do miểng cối của địch. Trận đánh khép lại với những thắng lợi phải nói là giòn giã. Tâm lí anh em đã được giải tỏa rất nhiều trước những tổn thất trong thời gian qua. Cũng không ai có thể ngờ rằng… chính tại cứ điểm này những năm sau ta phải vất vả, tốn quá nhiều xương máu của anh em F307, F2, F315 và những lực lượng trợ chiến của QK5.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 PDF của tác giả Võ Văn Hà nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Trộm Sách (Markus Zusak)
Đã bao giờ bạn đọc, hay được kể cho nghe, một câu chuyện mà người kể chuyện là Thần Chết chưa? Kẻ trộm sách là một câu chuyện như thế. Đây là câu chuyện về một Kẻ trộm sách, những từ ngữ một người chơi đàn xếp, vài gã người Đức cuồng tín, một tay đấm Do Thái, và khá nhiều vụ ăn trộm - và được kể bởi Thần Chết. Chỉ có vậy, nhưng câu chuyện về Kẻ trộm sách đã làm rung động trái tim của hàng triệu triệu độc giả trên khắp hành tinh. Kể câu chuyện về chiến tranh, hẳn không ai kể hay hơn Thần Chết (có lẽ đó cũng là lý do Thần Chết được chọn làm người kể chuyện). Xuyên suốt quyển sách này, hình ảnh cái chết và chiến tranh được nhắc lại nhiều lần. Và cuộc chiến tranh mà chúng ta đang nói đến ở đây là Thế chiến II - cuộc chiến mà mức độ tàn phá của nó đã khiến chính bản thân Thần Chết cũng phải rùng mình. Markus Zusak đã viết nên một câu chuyện đầy ắp những nỗi kinh hoàng một cách chân thực và đầy sức mạnh. Nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong Kẻ trộm sách không phải được thể hiện bằng chiến trường đẫm máu hay những cỗ xe tăng súng đạn chết người, mà bằng quãng thời gian bốn năm của một cô bé tại một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố Munich, Đức. Với một phong cách dễ dàng đến khó tin trong bút pháp và khả năng tưởng tượng tuyệt vời, tác giả dã cho chúng ta thấy làm thế nào mà một đứa trẻ có thể sống sót qua một trong những giai đoạn kinh hoàng nhất của lịch sử nhân loại. Kẻ trộm sách còn là câu chuyện về sức mạnh của từ ngữ. Chính nhờ có từ ngữ mà Hitler đã gần như thông trị được cả thế giới, nhưng cũng chính nhờ từ ngữ mà cô bé Liesel mới thoát chết. Từ ngữ trong Kẻ trộm sách được nhắc đến thường xuyên và khó nắm bắt cũng như những nốt nhạc của một bản giao hưởng vậy. Hơn hết, câu chuyện của Kẻ trộm sách là câu chuyện của những xung đột. Đó là sự xung đột giữa cá nhân và xã hội: Hans Hubermann, một người Đức thuần chủng, giấu trong nhà mình Max Vandenburg, một người Do Thái sinh ra trên đất Đức nhưng bị chính quê hương mình ghẻ lạnh. Chính vì hành động này mà Hans đã phải sống trong sự dằn vặt, sợ hãi, vì xã hội ông đang sống không chấp nhận điều đó. Hoặc tinh vi hơn, sâu sắc hơn, là xung đột giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa của loài người. Ta có thể sẽ thấy lạnh sống lưng khi đọc những đoạn nói về sự tàn khốc của chiến tranh, sự man rợ của bọn phát xít, hay nỗi khốn khổ của những người Do Thái. Nhưng đồng thời, xuyên suốt quyển sách ta vẫn luôn thấy ấm lòng nhờ những nghĩa cử cao đẹp và thắm đượm tình người. Tìm mua: Kẻ Trộm Sách TiKi Lazada Shopee Một yếu tố không thể bỏ qua đã làm nên thành công của Kẻ trộm sách chính là tài năng khắc họa nhân vật của Zusak. Ngòi bút của ông đã thổi một luồng sinh khí vô cùng mạnh mẽ vào từng nhân vật, khiến cho họ - tuy chỉ được biết đến qua những con chữ trên mặt giấy - vẫn sống động và đầy cá tính, vẫn khiến người đọc phải đau nỗi đau của họ, vui niềm vui của họ, và hồi hộp theo dõi câu chuyện cuộc đời họ cho đến tận trang sách cuối cùng. Hy vọng thông điệp đầy sức mạnh và tính nhân văn sâu sắc của Kẻ trộm sách sẽ được người đọc thấu hiểu và đón nhận một cách nguyên vẹn, dẫu là thông qua bản dịch hẳn còn nhiều khiếm khuyết này. Dịch giả: Việt KhươngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Trộm Sách PDF của tác giả Markus Zusak nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Trộm Sách (Markus Zusak)
Đã bao giờ bạn đọc, hay được kể cho nghe, một câu chuyện mà người kể chuyện là Thần Chết chưa? Kẻ trộm sách là một câu chuyện như thế. Đây là câu chuyện về một Kẻ trộm sách, những từ ngữ một người chơi đàn xếp, vài gã người Đức cuồng tín, một tay đấm Do Thái, và khá nhiều vụ ăn trộm - và được kể bởi Thần Chết. Chỉ có vậy, nhưng câu chuyện về Kẻ trộm sách đã làm rung động trái tim của hàng triệu triệu độc giả trên khắp hành tinh. Kể câu chuyện về chiến tranh, hẳn không ai kể hay hơn Thần Chết (có lẽ đó cũng là lý do Thần Chết được chọn làm người kể chuyện). Xuyên suốt quyển sách này, hình ảnh cái chết và chiến tranh được nhắc lại nhiều lần. Và cuộc chiến tranh mà chúng ta đang nói đến ở đây là Thế chiến II - cuộc chiến mà mức độ tàn phá của nó đã khiến chính bản thân Thần Chết cũng phải rùng mình. Markus Zusak đã viết nên một câu chuyện đầy ắp những nỗi kinh hoàng một cách chân thực và đầy sức mạnh. Nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong Kẻ trộm sách không phải được thể hiện bằng chiến trường đẫm máu hay những cỗ xe tăng súng đạn chết người, mà bằng quãng thời gian bốn năm của một cô bé tại một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố Munich, Đức. Với một phong cách dễ dàng đến khó tin trong bút pháp và khả năng tưởng tượng tuyệt vời, tác giả dã cho chúng ta thấy làm thế nào mà một đứa trẻ có thể sống sót qua một trong những giai đoạn kinh hoàng nhất của lịch sử nhân loại. Kẻ trộm sách còn là câu chuyện về sức mạnh của từ ngữ. Chính nhờ có từ ngữ mà Hitler đã gần như thông trị được cả thế giới, nhưng cũng chính nhờ từ ngữ mà cô bé Liesel mới thoát chết. Từ ngữ trong Kẻ trộm sách được nhắc đến thường xuyên và khó nắm bắt cũng như những nốt nhạc của một bản giao hưởng vậy. Hơn hết, câu chuyện của Kẻ trộm sách là câu chuyện của những xung đột. Đó là sự xung đột giữa cá nhân và xã hội: Hans Hubermann, một người Đức thuần chủng, giấu trong nhà mình Max Vandenburg, một người Do Thái sinh ra trên đất Đức nhưng bị chính quê hương mình ghẻ lạnh. Chính vì hành động này mà Hans đã phải sống trong sự dằn vặt, sợ hãi, vì xã hội ông đang sống không chấp nhận điều đó. Hoặc tinh vi hơn, sâu sắc hơn, là xung đột giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa của loài người. Ta có thể sẽ thấy lạnh sống lưng khi đọc những đoạn nói về sự tàn khốc của chiến tranh, sự man rợ của bọn phát xít, hay nỗi khốn khổ của những người Do Thái. Nhưng đồng thời, xuyên suốt quyển sách ta vẫn luôn thấy ấm lòng nhờ những nghĩa cử cao đẹp và thắm đượm tình người. Tìm mua: Kẻ Trộm Sách TiKi Lazada Shopee Một yếu tố không thể bỏ qua đã làm nên thành công của Kẻ trộm sách chính là tài năng khắc họa nhân vật của Zusak. Ngòi bút của ông đã thổi một luồng sinh khí vô cùng mạnh mẽ vào từng nhân vật, khiến cho họ - tuy chỉ được biết đến qua những con chữ trên mặt giấy - vẫn sống động và đầy cá tính, vẫn khiến người đọc phải đau nỗi đau của họ, vui niềm vui của họ, và hồi hộp theo dõi câu chuyện cuộc đời họ cho đến tận trang sách cuối cùng. Hy vọng thông điệp đầy sức mạnh và tính nhân văn sâu sắc của Kẻ trộm sách sẽ được người đọc thấu hiểu và đón nhận một cách nguyên vẹn, dẫu là thông qua bản dịch hẳn còn nhiều khiếm khuyết này. Dịch giả: Việt KhươngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Trộm Sách PDF của tác giả Markus Zusak nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.