Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái (Serge Miller)

Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tận diệt đã được thiết lập và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.

Rõ ràng là Hitler và tập đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.

Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhận ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vật chất để tàn sát hàng chục triệu con người.

Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

Các con số trung bình như sau: Tìm mua: Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái TiKi Lazada Shopee

1. Tại tập trung Belzek, nằm trên đường Lablin đi Iwou: tối đa mỗi ngày giết được 15.000 người.

2. Trại tập trung Treblin Ka, cách Varsovie 120 cây số; tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

3. Trại tập trung Sobibor, cũng ở Ba Lan tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

Các “cơ xưởng giết người” ấy hoạt động ra sao? Xin đọc câu chuyện sau đây của tên SS Globocnick, con người đã được nhiệt liệt ngợi khen vì đã thay thế hơi ngạt phát ra từ ống xẹc-măn của một máy Diesel bằng khí acide-prussique, hữu hiệu và nhanh chóng hơn:

“Ở Belzek, trong bầu không khí nóng bức của tháng tám, mùi hôi hám đè nặng khắp vùng đến độ không còn có thể chịu đựng được nữa. Hằng hà sa số ruồi vo ve khắp mọi nơi. Sáng sớm chuyến xe lửa đầu tiên gồm 45 toa chở đến 6.700 người Do-Thái, mà 1.450 đã chết vì đói lạnh dọc đường. Ngay khi con tàu vừa dừng lại, đám người liền được lùa xuống một cách tàn bạo. Một máy phóng thanh ra lịnh: cởi bỏ hết quần áo, mắt kiếng, răng giả, nộp nhẫn vàng và nữ trang ở một gui-sê.

Đàn bà và con gái lần lượt đi ngang qua các anh “thợ hớt tóc” các “thợ” nầy bằng hai hoặc ba nhát kéo sởn gọn các mái tóc đi qua trước một. Tóc cắt được sẽ bỏ vào các bao.

Tiếp đó, đoàn người lên đường đến trại. Tất cả mọi người đầu trần truồng. Đi đầu tôi thấy một thiếu nữ đẹp tuệt vời. Đa số người Do-Thái đã đoán trước được số phận đang chờ đợi họ: mùi hôi của thịt bị đốt cháy đã nói lên điều đó. Nhiều người lầm rầm cầu nguyện.

Các phòng hơi ngạt đầy ắp. “Dồn họ vào” Thiếu tá Wirth ra lịnh. Bọn SS nhét họ vào từ bảy đến tám trăm trong khoảng rộng 25 thước vuông. Các cánh cửa đóng lại. Tôi nhìn đồng hồ chính xác đo thời gian; 50 giây, 70 giây... Chiếc máy Diesel không chịu chạy. Người ta nghe thấy tiếng la khóc của các người bị nhốt trong phòng. Cuối cùng, sau 49 phút sửa chữa; chiếc máy bắt đầu nổ. Thêm 25 phút nữa - qua các lỗ kiếng ở cửa sổ và nhờ vào ánh sáng các bóng điện trong hành lang, tôi nhân thấy, trong phòng hơi nầy, phần lớn người Do-Thái đã lìa đời. Ở phút thứ 32 người cuối cùng chết hẳn.

“Các người trong đội lao tác, cũng người Do-Thái, mở toang các cánh cửa. Các người chết ép sát vào nhau, vẫn đứng sững như các cột trụ được trồng sát nhau. Lẹ lẹ - phải dọn dẹp căn phòng ngay để đón tiếp đoàn người kế tiếp.

“Đội lao tác nắm các xác chết lôi ra ngoài: tử thi nhơ nhuốc phân, nước tiểu, huyết kinh nguyệt. Hai mươi nha sĩ tù binh tay cầm móc sắt có nhiệm vụ cạy gỡ răng vàng. Nhiều tù binh khác lục lọi trong các nơi mật thiết nhứt của xác chết để tìm kiếm đồ trang sức hoặc các đồng tiền vàng...

Sáu lò thiêu xác vĩ đại hoạt động thường trực ngày đêm...

Các khổ hình khác đặc biệt thường được dành cho phụ nữ.

- Một tên SS để đùa giỡn đã rứt một em bé ngay trên tay người mẹ trước đôi mắt khiếp hãi của bà nầy, hắn ta quăng cục thịt sống nầy vào ang nước đang đun sôi bên cạnh. Bà nầy muốn nhào theo con, tên SS nắm đầu bà ta kéo lại vừa cười rũ rượi. Người thiếu phụ khốn khổ ấy trở nên điên loạn trước khi bị đưa vào phòng hơi ngạt.

- Một lần khác, cũng để đùa giỡn, một nhóm sĩ quan SS đã chọn 50 thiếu nữ đẹp nhứt trong số những người mới vừa được đưa đến đồng thời cho lính dẫn đến 50 cụ già. Chúng bắt buộc họ làm tình với nhau giữa sân.

- Cũng để đùa giỡn, đám lính SS đã bắt vài chục thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong số phụ nữ đang bị giam giữ trong trại (để chờ ngày vào phòng hơi ngạt), chúng lột hết quần áo và dùng cây đánh đập các cô gái nầy để ép buộc họ chạy vòng vòng trong sân, cùng lúc một số khác đã dùng dây thòng lọng quăng bắt từng cô một, như cao bồi bắt ngựa ở Texas, và lôi xềnh xệch về phía chúng, đoạn chúng đè cứng cô gái nằm dưới đất trong khi một tên từ từ tiêm thuốc độc mã-tiền-linh vào bắp vế cô gái, cô gái rướn người lên... đôi mắt trợn trừng, bọt mép bắt đầu sùi ra...

Các y sĩ SS đã thực hiện một loại thí nghiệm về giải phẫu sinh thể (thí nghiệm ngay trên con người sống và còn tỉnh) không tưởng tượng được, ngay cả trên các người đàn bà đang mang thai…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái PDF của tác giả Serge Miller nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh (Phạm Việt Châu)
Học giả Phạm Việt Châu thông thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung-Hoa, và từng là Giáo Sư Anh Ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân Đội (Cây Mai). Ông cũng từng là nhân viên nồng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên, là trưởng phái đoàn đầu tiên của VNCH ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Sau khi ngày miền Nam VN lọt vào tay cộng sản, học giả Phạm Việt Châu đã tuẫn tiết ít hôm sau đó.Tập biên khảo Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã được ấn hành nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) trong khoảng thời gian 1969-1974. Trong lời bạt cho lần xuất bản tập biên khảo này tại Hoa Kỳ (1997), nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét về sự xuất hiện của loạt bài Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh như sau:… Sau hiệp định ngưng chiến ký kết ở Paris, Hoa Kỳ giao lại cho chính quyền miền Nam vai trò chính yếu trong cuộc chiến tranh tự vệ, chuẩn bị rút lui “trong danh dự” khỏi một cuộc phiêu lưu làm phân hóa trầm trọng xã hội Hoa kỳ. Những người Việt Nam lạc quan thời bấy giờ thấy le lói một niềm hy vọng mới, hy vọng bằng chính sức mình duy trì và bảo vệ được một chính thể tự do, dân chủ thực sự, trong quan hệ mật thiết với các nước lân bang, và nhất là thoát ra ngoài ảnh hưởng của các cuộc tranh chấp quyền lực giữa các đại cường. Đó là cụm từ như “thân phận da vàng”, “nỗi buồn nhược tiểu”, “chiến tranh uỷ nhiệm” trở thành thời thượng trong các bài bình luận chính trị, trong các lời ca phản chiến. Bây giờ, chúng ta mới thấy niềm hy vọng ấy chỉ là ảo tưởng, khi miền Bắc không hề bỏ ý định thôn tính miền Nam dù Hoa kỳ có rút lui, dù phải đốt cháy cả Trường Sơn. Nhưng xin bạn đọc trở lui lại thời kỳ sôi động đầy hoang mang ấy, thời kỳ khắc khoải đi tìm đường của cả một thế hệ, bạn đọc mới thấy những lời viết của Phạm Việt Châu tác động mạnh mẽ như thế nào. Ông cho chúng tôi một căn cước mới, một niềm hãnh diện mới, một gia đình mới, và dĩ nhiên, một hướng đi mới.Hơn 40 năm sau khi loạt bài được đăng tải lần đầu (1969-1974), cùng với các tranh chấp biên giới và lãnh hải giữa Việt Nam và người láng giềng khổng lồ phương Bắc (và với cả các lân bang Trăm Việt), những điều chứa đựng trong Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh ngày càng minh bạch và đầy ý nghĩa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh PDF của tác giả Phạm Việt Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôn Tử Truyện (Tào Nghiêu Đức)
Tôn Tử, tự Trường Khanh, là nhà quân sự và nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc ở cuối thời Xuân Thu, được người đời gọi bằng cái tên tôn kính là “Vũ thánh nhân”. Trước tác “Tôn Tử binh pháp” của ông, là cuốn binh thư quý báu đầu tiên trên thế giới, được các bậc danh tướng đời sau tôn sùng và truyền tụng, tiếng thơm lưu truyền, được coi là một viên ngọc quý của Trung Quốc và thế giới. Tác dụng và giá trị tác phẩm của Tôn Tử đã không gói gọn trong lĩnh vực quân sự, mà còn ở các mặt chính trị, ngoại giao, văn hoá, kinh tế. Ở Trung Quốc và một số nơi trên thế giới, từng có thời nổi lên những “cơn sốt Tôn Tử”. Bằng ngôn ngữ văn học giản dị, dễ hiểu, cuốn sách này đã miêu tả rất tỉ mỉ thời đại Tôn Tử đã sống, quá trình ra đời của mười ba bài binh pháp Tôn Tử, cũng như những chiến tích mà Tôn Vũ từng bách chiến bách thắng khi áp dụng thực tiễn cuốn sách này. Người viết truyện đã tái hiện một cách nghệ thuật những kinh nghiệm lịch sử mà Tôn Vũ đã cùng Ngô vương Hạp Lư, danh tướng Ngũ Tử Tư, v.v… lấy nước Ngô nhỏ yếu đánh thắng nước Sở hùng mạnh, để cho người đời sau còn phải suy ngẫm mãi. Tuy là chuyện lịch sử, nhưng cuốn sách này đã xây dựng những nhân vật sống động, mang đậm những dấu ấn lịch sử, nên cuốn sách dễ thu hút người đọc. Tôn Tử truyện là một tác phẩm đầu tiên về thể loại truyện ký viết về Tôn Tử có nội dung trong sáng, lành mạnh, mang tính giáo dục cao.***Tôn Vũ (545 TCN - 470 TCN) (giản thể: 孙武; phồn thể: 孫武; bính âm: Sūn Wǔ) tên chữ là Trưởng Khanh, là một danh tướng vĩ đại của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc) Tìm mua: Tôn Tử Truyện TiKi Lazada Shopee Một nghiên cứu gần đây cho rằng, tổ tiên Tôn Vũ là Vĩ Ngao (tự Tôn Thúc), người làng Bạch Thổ[1], bên hồ Hải Tử thuộc Dĩnh Đô. Đời Sở Trang Vương, được phong làm lệnh doãn (令尹). Sau khi ông mất, theo lời khuyên của lệnh doãn Ưu Mạnh, vua Sở Trang vương phong 400 hộ của đất Tẩm Khâu, cho người con của Ngao để thờ phụng ông. Vài năm sau đó, trong nước xảy ra nội loạn, các hoàng thân tranh giành quyền lực, cộng thêm sự lên mạnh của các nước chư hầu phía Đông như Ngô, Việt đã mang quân tấn công vào lãnh thổ Sở, chiếm được nhiều đất đai của Sở. Gia tộc họ Vĩ vì không muốn sống trong loạn binh đao, nên đã tị nạn đến đất Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông), đổi sang họ Tôn để ghi nhớ quê hương gốc tổ ở Tôn Gia sơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôn Tử Truyện PDF của tác giả Tào Nghiêu Đức nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tiết Đinh San Chinh Tây (Khuyết Danh)
Tiết Cường nhận chức Lưỡng Liêu vương, đến Sơn Hậu trấn thủ. Cửu Hoàn công chúa sinh được tám trai hai gái, văn võ đều song toàn. Một hôm chợt có Lý Tịnh giáng trần nói với Tiết Cường: - Trung tông lên ngôi gần năm năm, khí số đã hết, vì thế trung thu này sẽ băng hà. Lý Đán là chân thiên tử nhưng hiện giờ còn ở Hán Dương, ngươi phải dùng ám kế đưa về mới được. Tiết Cường nghe theo, bàn với vợ rồi sửa soạn đâu đó sẵn sàng. Nguyên Lý Đán là con của chánh cung vì thế Võ hậu rất úy kỵ, bày mưu đày ra Hán Dương, thế cô lực yếu nên chẳng dám xuất quân chống đối. Khi Trung tông bị phế ra Phòng Châu, Lý Đán lại toan tính việc xuất quân nhưng không biết không đủ sức nên đành chịu im tiếng. Đến khi Trung tông tức vị, Lý Đán rất mừng nhưng thấy Võ hậu còn sống thì vẫn ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, quyết báo thù bằng được. Một hôm Từ Hiếu Đức vào yết kiến Lý Đán, cho biết: - Đêm qua tôi xem thiên văn thấy đế tinh lu mờ, còn tướng tinh của chúa công rực sáng hẳn lên, vì thế chắc chẳng bao lâu nữa sẽ lên ngôi thiên tử. Tìm mua: Tiết Đinh San Chinh Tây TiKi Lazada Shopee Từ Hiếu Đức vừa nói xong thì quân sĩ chạy vào báo tin Tiết Cường dẫn theo mười đại tướng và năm trăm tinh binh đến xin được giúp sức. Khi nghe Tiết Cường thuật lại việc Lý Tịnh mách bảo thì Lý Đán hết sức vui mừng, truyền dọn tiệc đãi đằng. Ngày hôm sau, Lý Đán cấp cho Tiết Cường năm trăm quân tinh nhuệ nữa, chia làm mười toán, mỗi toán có một đại tướng cầm đầu lẻn vào Trường An mai phục. Võ Tam Tư được Tiết Cương tha chết thì liền tư thông với Vi hậu tìm cách hãm hại Tiết Cương báo thù. Phàn Lê Huê đã đoán trước việc này vì thế hạ sơn báo cho Tiết Cương biết, đưa hết các gia tướng vào thành hợp sức với Tiết Cường mà trừ gian thần. Trong khi ấy Võ Tam Tư còn tàn độc hơn, lẻn vào cung bàn với Vi hậu: - Đêm nay quân tướng canh gác đều là người tâm phúc, vì thế ngươi bỏ độc dược vào trong rượu mời Trung tông uống, phao tin là trúng gió mà chết. Khi nào ta chiếm được ngai vàng thì ngươi chẳng mất chức hoàng hậu đâu. Vi hậu bằng lòng, đêm hôm ấy vào cung mời Trung tông lên lầu thưởng trăng uống rượu. Trung tông nhận lời, cùng Võ Tam Tư lên nguyệt lâu ngồi vào bàn ăn uống. Thế tử thấy hành vi của Vi hậu thì rất nghi ngờ, dẫn ba ngàn quân mai phục phía sau đề phòng bất trắc. Đến khi thế tử nghe thấy tiếng Trung tông hét lên một tiếng thì liền dẫn quân xông vào, cùng quân tướng của Võ Tam Tư giao chiến. Tiết Cường và các toán quân tướng chờ sẵn, nghe tiếng náo loạn trong cung thì liền ra hiệu cho tất cả tiến vào. Võ Tam Tư thấy vậy hết sức kinh hoảng, vội chạy xuống lầu tìm đường trốn thoát, bất ngờ khi ấy thế tử vừa chạy lên liền chém luôn một nhát kết liễu đời thế tử. Tuy nhiên tên gian thần chẳng sống được bao lâu, chạy đến vườn hoa gặp Tiết Cương, đành chịu bắt sống. Tiết Cường rầm rộ kéo quân tướng vào Ngọ môn khiến Vi hậu bay hồn mất vía, luống cuống vấp ngã mà chết. Tiết Cường liền đi thẳng vào cung bắt Vi hậu. Đến khi trời sáng mọi việc đều xong xuôi, các tướng liền phò Lý Đán vào cung. Tiết Cương giao nộp Võ Tam Tư còn Tiết Cường giao nộp Vi hậu. Lý Đán liền hạch tội hai người bỏ độc dược giết vua, truyền phân thây, đem thủ cấp bêu trước thành làm gương cho thiên hạ. Sau đó Lý Đán được Từ Hiếu Đức và bá quan tôn lên ngai vàng, lấy hiệu là Đường Duệ tông. Nhà vua vẫn không sao nguôi được hận, truyền đem xác Võ hậu ra chặt đầu, báo thù cho mẹ. bao nhiêu vây cánh, họ hàng của Võ hậu và Võ Tam Tư đều bị tru di, chẳng để sót người nào. Khi lên ngôi rồi Đường Duệ Tông phong cho Phụng Kiều làm chánh cung, Thân quý phi làm thứ hậu; Từ Hiếu Đức làm Hộ quốc quân sư, tức Võ Ninh vương; Tiết Cương làm thái bảo; Tiết Cường làm thượng tướng quân; Mã Châu làm đại nguyên soái; Viên Thành và Lý Trì làm Trung Hưng bá; Cửu Hoàn công chúa làm thái quốc phu nhân; hai con là Tiết Kim Hoa, Tiết Ngân Hoa làm trung hưng nữ tướng; còn các con cháu nhà họ Tiết đều được phong hầu. Phàn Lê Huê thấy con cháu đều vinh hiển thì mới yên tâm lên núi tu hành.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khuyết Danh":Thần Thánh Trung HoaNói Nhiều Không Bằng Nói ĐúngBao Thanh Thiên - Thất Hiệp Ngũ NghĩaBuổi Tàn ThuCác Sự Tích Của Người Nhật BảnGiáo Trình C++Hôn Nhân Không Lựa ChọnHuyền Thoại Mạn Đà LaNguyễn Du (1766-1820)Sự Tích Cây Huyết Dụ TrướcSự Tích Con Sư TửSự Tích Phật A Di Đà Và Bảy Vị Bồ TátSự Tích Phật A-Di-Đà Bảy Vị Bồ TátThánh Tông Di ThảoTiết Đinh San Chinh TâyTrạng QuỳnhTruyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung QuốcVạn Huê Lầu Diễn NghĩaYên-Tử Cư-Sĩ -Trần Đại-SỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiết Đinh San Chinh Tây PDF của tác giả Khuyết Danh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Khắc Thuần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.