Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Gia Đình - Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Tiền Của Gia Đình – Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Nói chuyện về tiền

Đã bao nhiêu lần bố mẹ bạn thốt lên “Không đủ tiền” và phải lắc đầu khi bạn xin xỏ gì đó rồi? Chủ đề tiền bạc và cách tiêu tiền cứ liên tục được nhắc đến, vì tiền chính là thứ trả cho mọi nhu cầu của gia đình bạn. Và bạn cũng bị ảnh hưởng nữa, kể từ cái nhỏ nhất là tiền bố mẹ cho bạn tiêu vặt!

TẠI SAO CÁC GIA ĐÌNH CỨ SUỐT NGÀY NÓI VỀ TIỀN?

Rất đơn giản – chính tiền quyết định tiện nghi và cách sống của bạn. Tiền bạc được nhắc đến rất nhiều, vì dù có đủ tiền hay không thì cả nhà dường như ai cũng cần một ít.

Nói chuyện về tiền giúp mọi người hiểu mình có thể và không thể có những gì – và biết rằng mình thật may mắn, vì vẫn có thể mua những thứ mình muốn.

TIỀN VÀO Bố hay mẹ bạn đi làm, hoặc có thể là cả hai. Tối thiểu mỗi tuần mấy chục giờ, họ làm một công việc đặc biệt ở văn phòng, cửa hàng hay ở nơi khác. Cũng có khi họ làm việc tại nhà.

Thời gian làm việc được trả công theo thỏa thuận từ trước, số tiền đó được gọi là lương. Mỗi tháng một lần, bố mẹ bạn sẽ nhận được khoản tiền đó. Nếu gia đình có tài khoản chung ở ngân hàng, tiền sẽ đi thẳng vào đây. TIỀN RA Số tiền này được tiêu vào các nhu cầu – những thứ mà gia đình cần, như là ăn, mặc và sưởi ấm, và cả các mong muốn. Tiền ấy dùng trả cho thực phẩm bạn mua và xăng để chạy xe, tiền điện, tiền gas… hay để đi ăn nhà hàng hay xem phim, thậm chí để dành đi chơi xa hoặc nghỉ mát.

VẬY CHÍNH XÁC THÌ TIỀN ĐI ĐÂU?

Chia ra Bố mẹ bạn làm cách nào biết được mình đủ tiền mua được hay không mua được những gì? Làm sao biết tiêu tiền vào thứ gì là cần thiết? Hầu hết các bậc bố mẹ đều lập kế hoạch chi tiêu, để tính xem cần bỏ ra bao nhiêu tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng mua các thứ thiết yếu cho gia đình. Danh sách những món cực kỳ cần thiết này, kèm theo giá tiền từng món, được gọi là ngân sách.

AI CHỈ ĐẠO? Bố mẹ bạn biết nếu dành quá nhiều tiền cho món này thì sẽ phải tiêu ít hơn cho món khác. Vì vậy, rất cần phải theo dõi ngân sách gia đình.

Bạn sẽ phải hỏi bố hoặc mẹ mình, ai là “tay hòm chìa khóa”. Cũng có thể là cả hai. Nhiều bậc bố mẹ cùng làm công việc đó- và cả hai phải cố mà đồng ý với nhau!

ĐỦ KHÔNG NHỈ? Có thể nhà bạn không có kế hoạch chi tiêu gì cả. Có lẽ cả nhà đều thích gì tiêu nấy và hy vọng sẽ có đủ tiền. Nhưng làm thế có phải là khôn ngoan không?

Có thể trong một thời gian vẫn không sao, nhưng rồi sẽ có những bất ngờ. Xe bị hỏng hoặc mái nhà bị dột. Hay bố mẹ bạn bị ốm nên không đi làm được. Lúc này ngân sách sẽ bị thắt chặt và tất cả mọi người trong nhà – bao gồm cả bạn – cần phải hiểu tình hình.

THIẾT YẾU VÀ XA XỈ

Những khoản chi hằng tháng giúp bạn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là những món thiết yếu. Đấy là những món chủ chốt trong ngân sách. Số tiền còn lại trong quỹ gia đình có thể được chi vào những thứ bạn thích nhưng không quá cần thiết, được gọi là những món xa xỉ.

KHÔNG CÓ NGÂN SÁCH, TA RẤT DỄ TIÊU QUÁ ĐÀ. CÓ NGHĨA LÀ MẮC NỢ!

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

10 Điều Răn Về Những Thất Bại Trong Kinh Doanh
10 Điều Răn Về Những Thất Bại Trong Kinh Doanh10 điều răn về những thất bại trong kinh doanh” là một cuốn cẩm nang hết sức có giá trị cho mọi nhà lãnh đạo kinh doanh. Bản thân tác giả là một doanh nhân có tên tuổi, được rất nhiều người có uy tín khác xin ý kiến tư vấn.Rất nhiều diễn giả và người viết đã đưa ra các lời khuyên về việc làm sao để có được thành công trong kinh doanh. Những “chuyên gia” về thành công trong các lĩnh vực dường như hiện diện ở khắp mọi nơi, từ những huấn luyện viên bóng đá, các cựu CEO, đến những nhà tâm lý, người thuyết giảng… Tuy nhiên chẳng ai trong số họ có thể đưa ra bất cứ sự đảm bảo nào cho những lời tư vấn: nói cho cùng thì bí quyết thành công vẫn không thể được diễn tả bằng một kế hoạch cụ thể với các bước tiếp nhau được.Thất bại thì hoàn toàn không giống như thế. Thất bại là một cái gì đó… dễ dàng. Trên thực tế, có mười lỗi lầm ngớ ngẩn mà các doanh nghiệp và cá nhân liên tục lặp đi lặp lại, đến mức phải lập ra một danh sách để ghi nhớ suốt đời!Nếu bạn cũng muốn tránh vấp phải những sai lầm và cạm bẫy trên, những sai lầm và cạm bẫy có thể xảy ra với bất kỳ cá nhân và doanh nghiệp nào, thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.
Bí Quyết Đầu Tư Và Kinh Doanh Chứng Khoán Của Tỷ Phú Warren Buffett Và George Soros
Bí Quyết Đầu Tư Và Kinh Doanh Chứng Khoán Của Tỷ Phú Warren Buffett Và George SorosWarren Buffett Và George Soros đều khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, và họ cùng làm nên những gia tài trị giá hàng chục tỷ đô la chỉ bằng một hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, sự nghiệp của hai người lại trái ngược và mâu thuẫn với nhau như mặt trăng mặt trời. Buffett dùng tiền mặt để mua những cổ phiếu và cả các doanh nghiệp được định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thực của chúng, rồi sở hữu chúng vĩnh viễn, còn Soros nổi tiếng nhờ những vụ mua bán khổng lồ và chớp nhoáng tại các thị trường tiền tệ.Những thói quen và chiến lược tinh thần mà cả Warren Buffett Và George Soros được hành dường như đang thách thức “những bộ óc thông minh” của Wall Street.– Cả Warren Buffett Và George Soros đều phản đối việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.– Cả hai đều sẽ nói với bạn rằng việc dự đoán động thái tiếp theo của thị trường hay của nền kinh tế không đem lại thành công cho các vụ đầu tư.– Cả hai cũng không tập trung vào lợi nhuận mà họ sẽ thu được từ các vụ đầu tư, mà trên thực tế, động lực cao nhất của họ hoàn toàn không phải là tiền bạc.– Họ không tin rằng để có lợi nhuận lớn thì nhất thiết phải chấp nhận rủi ro lớn. Vì thế, họ dành sự quan tâm lớn hơn cho việc bảo tồn vốn.– Và họ không đọc tất cả những bài nghiên cứu, báo cáo… mà Wall Street công bố!Thành công tiềm ẩn trong những thói quen và chiến lược tinh thần của bạn – tác giả Mart Tier đã khẳng định như vậy trong cuốn sách có tính chất mở đường này. Thông qua việc xác định những thói quen đưa Warren Buffett và George Soros đến với sự thành công phi thường, Mark Tier lần đầu đã chứng minh rằng tất cả các nhà đầu tư thành công đều có những thói quen đó. Và bạn có thể học hỏi và rèn luyện những thói quen này thông qua cuốn sách kinh doanh này.
Hòn Tuyết Lăn - Tập 1,2
Hòn Tuyết LănGiờ đây, cái tên Warren Buffett không còn mấy xa lạ với mọi người ở khắp các châu lục, bởi vì con người này có một tầm ảnh hưởng vô cùng rộng lớn và luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới suốt hai thập kỷ vừa qua.Song, ít ai biết rằng, vị tỷ phú 80 tuổi đáng kính ấy, “nhà hiền triết vùng Omaha” của Hoa Kỳ thuở thiếu thời lại là một cậu học sinh thường bị điểm kém, từng bỏ nhà đi hoang, nhiều lần tham gia đánh cắp những món đồ thể thao từ cửa hiệu Sears, điều hành một lộ trình giao báo năm 13 tuổi, mua một trang trại 40 mẫu Anh vào năm học lớp 10, bị trường Harvard từ chối, có một cuộc tình “đầy sóng gió” với Hoa hậu Nebraska 1949 Vanita Mae Brown, từng là một “tín đồ” trung thành có thâm niên hàng chục năm của Pepsi trước khi chuyển sang uống Cherry Coke của Coca-cola từ năm 1987, kết thân và xem vợ chồng tỷ phú số 1 thế giới 2009 Bill Gates và Melinda Gates gần như con ruột nhưng không bao giờ đầu tư một đồng vào “đế chế” Microsoft hùng mạnh, cùng vô số những thương vụ đầy táo bạo mang đến cho ông những thành công tột bậc (và một vài thất bại “nho nhỏ”) dọc theo chiều dài sự nghiệp của ông… cho đến khi đọc The Snowball – Hòn Tuyết Lăn, quyển tự truyện về cuộc đời và sự nghiệp của Warren Buffett do Alice Shroeder chấp bút theo đề nghị của chính ông.Đó là mùa đông thứ chín trong cuộc đời của Warren. Cậu đang nghịch tuyết ngoài sân cùng Bertie, cô em gái nhỏ của mình.Warren đưa tay đón từng bông tuyết trắng tinh đang rơi xuống từ trên tận trời cao rồi đặt vào lòng bàn tay kia cho đến khi cậu có một nắm bông tuyết đầy ắp. Cậu ém chặt và vo nó lại thành một viên bi rồi đặt xuống đất. Viên bi bắt đầu lăn chầm chậm sau mỗi cú hích của cậu và ngày càng to ra vì tích thêm nhiều tuyết trên đường lăn của nó. Cậu lăn nó xuyên qua thảm cỏ nhà mình, lúc này đã phủ tuyết trắng xóa, chẳng mấy chốc cậu đã chạm đến mí vườn. Một thoáng ngập ngừng, cậu quyết định tiến lên và lăn viên bi sang thảm cỏ của những nhà kế cận.Và kể từ đó, Warren tiếp tục lăn quả bóng tuyết của mình đi khắp trên thế giới…Bắt chéo hai chân nơi đầu gối, Warren Buffett đong đưa trên chiếc ghế lắc lư sau chiếc bàn gỗ trơn láng mà cha ông, Howard Buffett, vẫn thường ngồi trước đây. Chiếc áo vét-tông đắt tiền nhãn hiệu Zegna choàng qua vai ông như vừa lấy xuống khỏi giá treo mặc vào mà không thử lại số đo. Ông thích vận chiếc áo đó suốt ngày từ sáng đến tối bất kể mười lăm nhân viên đang làm việc bên cạnh ông tại trụ sở chính của Bershire Hathaway ăn mặc tềnh toàng hay trịnh trọng đến mức nào. Chiếc áo sơ-mi bên trong, luôn là màu trắng, có cổ hơi nhỏ làm cho chiếc cà-vạt trông như muốn bung ra khỏi cổ áo ông. Hình ảnh này cho thấy vị doanh nhân đã qua rồi thời trai trẻ, dường như ông đã quên lấy lại số đo mới trong suốt bốn mươi năm qua.Hai tay ông đan vào nhau rồi luồn bên dưới mái tóc bạc óng ánh và đỡ lấy đầu từ phía sau. Một vạt tóc khá dày nhưng rối, có lẽ được ông chải bằng chiếc “lược-năm-răng”, nổi bồng bềnh trên mái tóc như một gờ dốc lớn trong môn nhảy tuyết tốc độ cao (ski jump), được vén lên trên và tràn xuống chạm vành tai phải. Hàng lông mày rậm bên phải chạy dài miên man về hướng vành tai phải như muốn “giao lưu” với cái đuôi của vạt tóc đặc biệt đang phủ lấy bên dưới nó một gọng kính đồi mồi. Hàng lông mày này trông lúc thì hoài nghi, lúc hiểu biết, nhưng cũng có lúc như để che giấu một điều gì đó. Ngay lúc này đây, trên gương mặt ông là một nụ cười hiền lành tinh tế càng làm cho hàng lông mày bướng bỉnh bỗng trở nên quyến rũ một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, đôi mắt màu xanh nhạt của ông lúc này cho thấy ông đang rất tập trung và rất nhiệt thành.Quanh ông là những biểu tượng và vật lưu niệm của 50 năm qua. Bên ngoài sảnh trước phòng làm việc của ông là những tấm ảnh lớn chụp đội bóng Cornhuskers của Nebraska, quê hương ông, một tấm chi phiếu tiền thù lao ông được nhận khi tham gia một chương trình truyền hình nhiều tập, một thư đề nghị (nhưng không bao giờ được chấp thuận) đầu tư vào một hedge fund[1] tên là Long-Term Capital Management và rất nhiều hình ảnh về những sự kiện đáng nhớ của Coca-Cola. Trên bàn nước trong phòng làm việc của ông là một chai Coca-Cola truyền thống. Một chiếc găng bóng chày được đổ trong một khối lớp thủy tinh acrylic sáng loáng. Phía trên ghế sofa là một tấm giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện Nói trước Công chúng của Dale Carnegie vào tháng Giêng năm 1952. Tấm ảnh thời ông làm nhà đào tạo huấn viên của Tập đoàn Tài chính Ngân hàng Wells Fargo được chưng trên đỉnh kệ sách. Một Giải thưởng Pulitzer 1973 dành cho tờ the Sun Newspaper of Omaha mà ông có phần sở hữu. Khắp gian phòng là sách và các loại báo chí. Ảnh gia đình và bạn bè ông phủ đầy các mặt bàn lớn nhỏ và bên hông phía sau bàn làm việc của ông là một chiếc máy vi tính. Đập vào mắt của mọi vị khách đến thăm là bức chân dung cha ông được treo trang trọng trên bức tường ngay sau bàn làm việc của ông.
Lợi Thế Đen
Lợi Thế ĐenCuốn sách này kể một câu chuyện “hai trong một” hấp dẫn hơn tất cả những truyện vụ án mà bạn đã từng đọc. Toàn là chuyện có thật, từ các nhân vật, sự kiện, cả cả các bước ngoặt ly kỳ.Trước tiên cuốn sách kể về câu chuyện khởi nghiệp. Đó là câu chuyện về tỷ phú tự thân Steven Cohen. Ông này khởi nghiệp trong một lĩnh vực mới mẻ: quỹ đầu cơ phòng hộ. Trong vòng hai thập niên, từ một sinh viên mê “cờ bạc gạo”, Cohen đã xây dựng được công ty tài chính được ngưỡng mộ nhất Phố Wall, biến các đồng sự của mình thành triệu phú, và bản thân mình thành tỷ phú giàu thứ 72 trên thế giới và giàu thứ 30 ở Hoa Kỳ .Sau đó là câu chuyện về cuộc điều tra kéo dài 7 năm của FBI và Ủy ban chứng khoán nhắm vào Cohen và các đồng sự.Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, các quỹ phòng hộ lặng lẽ xâm nhập thị trường tài chính phái sinh và thay đổi sâu sắc cách thức kiếm lời của phố Wall. Những nhà đầu tư kiểu mới này không còn bỏ tiền vào những khoản đầu tư dài hạn như hạ tầng giao thông, xây dựng nhà máy hay phát triển các công nghệ mới. Họ kiếm được hàng tỉ đô la bằng các nghiệp vụ đầu cơ, bằng việc đặt cược vào sự lên xuống của cổ phiếu.Quỹ phòng hộ SAC Capital của Steven A. Cohen là một quỹ đầu cơ thành công nhất trên Phố Wall trong suốt cuối những năm 1990 đến năm 2016. SAC Capital và tỷ phú Steve A. Cohen không chỉ trở thành huyền thoại sống của Phố Wall mà còn trở thành đích ngắm của Cục điều tra liên bang FBI. Steve Cohen đã uy tín và tiềm lực tài chính của quỹ phòng hộ do ông sáng lập để thao túng thông tin thị trường, lách qua các khe hở luật pháp và nhờ đó kiếm lợi nhuận kếch sù. Mỗi tay giao dịch viên trong quỹ của Steve Cohen là một “con cá mập mặc áo cổ cồn” có sáng láng và đầy học thức. Họ săn đuổi và tìm kiếm thông tin nội gián bằng mọi thủ đoạn tinh vi. Những thông tin nội gián ấy mang lại lợi thế đen cho quỹ của Cohen, và Cohen cực kỳ tài tính khi biến chúng thành siêu lợi nhuận.Câu chuyện thành công của Cohen cùng câu chuyện về cuộc điều tra và đấu tranh pháp lý dai dẳng chống lại Cohen sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn nhiều bộ mặt khác nhau của nước Mỹ. Một bên là tỷ phú giàu có, ở trong biệt thự xa hoa, sở hữu những tác phẩm của những nghệ sĩ danh giá nhất trái đất: Pablo Picasso, Andy Warhol, Edward Munch… Một bên là các thanh tra FBI và công tố viên nghèo túng nhưng chính trực, không chùn bước trước bất cứ thế lực nào. Môt bên là hệ thống tư pháp công minh. Một bên là những luật sư của quỷ được trả rất nhiều tiền để giúp thân chủ giàu có của mình lách luật. Một bên là những thanh nhiên sáng láng tốt nghiệp các đại học tinh hoa. Một bên là cám dỗ của tiền tài danh vọng.Tác giả Sheelah Kolhatkar, cựu chuyên viên phân tích làm việc cho quỹ đầu cơ phòng hộ, và là cây bút viết cho tờ New Yorker chuyên viết về Phố Wall, Thung lũng Silicon, chính trị và nhiều đề tài khác. Cô còn là diễn giả và bình luận viên vể mảng kinh doanh và kinh tế tại các hội thảo và trên các kênh truyền hình như CNBC, Bloomberg Television, , PBS NewsHour …. Cô cũng viết vài cho Bloomberg Businessweek, New York Magazine, The Atlantic, New York Times và nhiều báo khác.