Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

DUY MA CẬT - SỞ THUYẾT KINH - ĐOÀN TRUNG CÒN

SỰ TÍCH CỦA CUỐN KINH “DUY-MA-CẬT”LÀ NHƯ VẦY:

(Lời của người trực tiếp viết Kinh cho “Bác” lúc bấy giờ)

Vào dịp giữa hè 1988, gia đình tôi đang sắp sửa để dùng bữa cơm trưa, bỗng nhiên thấy một người con dắt người 

cha mù hai mắt tới xin ăn. Tôi vội vàng chào hỏi hai cha con và bảo 

rằng: “Mời hai cha con vào nhà uống nước nghỉ ngơi, thế nào gia 

đình cũng có ít nhiều gì về gạo cho cha con”. 

Hai cha con cảm ơn rối rít, nhưng tâm trạng vẫn còn rụt rè. Tôi 

lại bảo: “Không việc gì cả, cứ tự nhiên, tôi cũng như ông, không có 

thì phải xin chớ sao?” 

Lúc đó, hai cha con đành mạnh dạn uống nước. Tôi bảo các con 

dọn cơm ra để ăn kẻo trưa. Hai cha con vội vã ra đi, nhưng tôi ngăn 

lại không cho và bảo: “Ở lại ít nhiều ăn với gia đình bữa cơm đạm 

bạc". 

Hai cha con thấy gia đình tôi mời niềm nở đành ở lại. Xong bữa c

ơm đạm bạc, tôi mời hai cha con nằm nghỉ kéo đi nắng quá.

Thế là tôi lên nhà Thờ Học Kinh Tẩy Tâm. Người cha ở dưới 

nhà nghe tôi đọc hay quá. Khi đọc xong, tôi quay lại học chuyện với 

hai cha con và để biết ở đâu đến.

Người cha nói với tôi là “Quê ở vùng Sơn cước cách xa lắm. 

Sao anh đọc sách gì mà nghe thật ý nghĩa?”.

Tôi bảo: “Tôi đọc sách “Tẩy Tâm' cho thuộc”.

Người ăn xin ấy lại hỏi tiếp tôi: “Như vậy anh theo Phật, 

Thánh”. 

Tôi bảo: “Tôi đang tập”.

Kẻ ăn xin lại nói với tôi rằng: “À, như vậy, nhà tôi từ đời cố 

đến đời ông còn dự một quyển, nghe nói là quyển Kinh, không biết 

Kinh gì bằng Hán Nôm. Hiện tại cố đã mất, cha của tôi không còn, tôi 

thì mù hai mắt làm sao xem được. Thôi, hôm nào tôi quay lại đây, tôi 

sẽ tặng lại cho anh, nhờ người xem mà giữ lấy nó.”

Nghe thấy nói là Kinh, tôi sẵn sàng.

Quả nhiên ba ngày sau, hai cha con người mù đó cũng đến đúng giờ 

đó và, đưa cho tôi quyến Kinh bằng chữ Hán Nôm và dặn tôi bảo vệ lấy 

cuốn sách đó. 

Tôi nhận lời, và hỏi: “Hai cha con tên gì?”

Người đó bảo: “Tôi tên là Tại”, con tôi tên là “Cư”.

Tôi bèn giật mình, thật hay giả? Rồi mời hai cha con ở lại ăn cơm 

trưa với gia đình. Hai cha con từ chối, ra đi một mạch. Thấy vậy, các con 

tôi xúc một bơ gạo, chạy theo hai cha con và đổ vào đạy.

Cách vài hôm, Bác (tên là "VƯƠNG ĐÌNH THỤ”. Mật danh “TÂM TUỆ HỌ 

VƯƠNG") đi Cửa Lò về, tôi liền kề đầu đuôi như vậy và dâng lên Bác cuốn 

sách Kinh bằng chữ Hán Nôm đó.

Bác xem đi, xem lại nhiều ngày. Lúc đầu, tôi không giám hỏi. Sau 

nhiều ngày, tôi mạnh dạn hỏi: “Thưa Bác cuốn Kinh là gì?”

Bác quay lại nói tôi rằng: “Chắc là Trời đã sai khiến cho Bác cháu 

ta có quyển Kinh này làm đèn sáng để dẫn dắt mọi người”.

Tôi lại hỏi: “Quan trọng như vậy, thưa Bác?”

Bác bảo: “Thật là quan trọng, những ai đã được đọc Kinh này thì ít 

nhiều cũng đã biết đúng nghĩa như thế nào là xuất gia? Tu ở nhà ra sao? 

Những lớp người này, ở thời hiện tại cũng có nhưng số lượng chăng được 

là bao”.

Thế rồi, một hôm sau, Bác bao tôi lấy bút giây, đồng thành sách, 

Bác dịch ra nghĩa từng câu và bảo tôi viết. Khi xong, Bác khảo duyệt lại, 

nơi nào đúng, nơi nào sai để chỉnh sửa. Khi được Bác chấp nhận, Bác bảo 

tôi chép ra cho nhiều để thiên hạ đọc. Từ đó, tôi đã không biết bao đêm 

tranh thủ chép ra nhiều quyển để Thiên hạ có dùng. Riêng tôi đành một quyển.

Đó, chính là sự tích của cuốn "DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH" này vậy. Xin Thiện nam, Tín nữ lưu giữ và bảo vệ nó!

Nguyễn Đắc Khôi

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Hiếu Đễ Liêm Tiết (Kinh Khuyến Thiện) - Đinh Công Chánh (NXB An Hà 1931)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời. Hiếu Để Liêm Tiết-Khuyến Thiện KinhNXB An Hà 1931Đinh Công Chánh83 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Cơ Trực Chỉ - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1930)
Sau khi Bần Tăng ra Thất Bá Nhựt, ở trong thạch động mà tưởng gẩm lại cả các thứ KINH SÁCH, thì thấy có hai cuốn nói cái Lý Đạo rất rộng rải, là quyển: Huệ Cảnh Tây Phương và Tịnh Độ Vô Vi. Nhưng những lời đặc để tuy là đả diễn rồi ra Quốc Văn mà rất cao sâu, còn ẫn lắm đều huyền bí mà mắc người thường khó tri nỗi. Nếu để vậy, chẵng là mất cả giá trị của 2 quyển sách quí báu lắm ru. Thiên Cơ Trực ChỉNXB Đức Lưu Phương 1930Giai Minh68 TrangFile PDF-SCAN
Thuyết Pháp - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1929)
Tôi cũng vì cái vấn đề thậm trọng CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO mà xả thân ra để mỗi tuần mỗi đi thuyết pháp ở lục châu. Mỗi lần mỗi có xin mạng phép chánh phủ, hể cho phép chổ nào thì tôi đi diễn chổ đó, đem cái lý nhà Phật mà để vào tai cả mọi người, ai có nghe qua rồi, TU được thì nhờ thân sau, TU không được cũng trao thân sữa phận được vậy.Thuyết PhápNXB Đức Lưu Phương 1929Nguyễn Kim Muôn26 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội - Phạm Hữu Đức (NXB Nguyễn Văn Của 1935)
Tổ Huệ Đăng đã lập Hội Thiên Thai Thiền giáo tông (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần, mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng phật giáo tại Nam bộ. Mặt khác, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập với mục đích dễ bề cai trị nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Tôn chỉ của hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Hội đã xuất bản tờ Bát Nhã Âm, quan tâm trước tác và chuyển ngữ nhiều kinh sách bằng chữ Nôm để vận động chấn hưng Phật giáo và hoằng dương chính pháp trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Sự thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam bộ. Với mục đích dễ bề cai trị và bình ổn nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập. Do đó, Tổ Huệ Đăng đã lập Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa.Tôn chỉ của Hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Tổ Huệ Đăng và hội viên Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội thành lập các cơ sở tôn giáo, lập trường, mở lớp gia giáo và các đạo tràng giảng kinh, thuyết pháp. Đối tượng và tiêu chí của hội giúp các tầng lớp tri thức hiểu và có trí tuệ, dễ dàng học giáo lý, hiểu và tin sâu vào Phật pháp. Nhờ vậy, niềm tin và lý tưởng của mọi người vững chãi, đóng góp và hành động đúng trong công cuộc đổi mới của đất nước và chấn hưng Phật giáo nước nhà.Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu HộiNXB Nguyễn Văn Của 1935Phạm Hữu Đức52 TrangFile PDF-SCAN