Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất (Osho)

Tương lai thì mờ mịt, thế mà chẳng ai muốn hiểu. Quá khứ đã chết, và nếu bạn cứ mãi níu giữ thì tương lai sẽ càng mịt mờ hơn. Khắp nơi, người ta né tránh tôi. Tất cả các bộ máy quyền lực lên án tôi, chỉ vì một lý do đơn giản là tôi muốn họ nhìn thẳng vào thực tại. Mắt họ cứ nhắm mãi vậy.

Trong logic người ta gọi đó là “lý luận đà điểu”. Con đà điểu có khuynh hướng là: mỗi khi gặp kẻ thù và biết mình chết chắc, nó chỉ cần dúi đầu xuống cát. Nó sống trong sa mạc, mắt nhắm tịt đầu trong cát. Nó hoàn toàn yên tâm vì nó không còn phải nhìn thấy kẻ thù ở đâu nữa.

Nhưng như vậy không có nghĩa là kẻ thù đã biến mất; thực ra việc đó chỉ tạo thuận lợi hơn cho kẻ thù mà thôi. Lúc này thì con đà điểu cũng chẳng định làm gì để trốn thoát, để chiến đấu, thương lượng, hay bất kỳ điều gì. Lúc này thì chẳng còn gì phải bàn: đơn giản là nó đứng đó sẵn sàng làm một bữa ngon cho kẻ thù. Kẻ thù của đà điểu chỉ việc ăn nó mà không tốn tí sức lực nào, bởi lẽ đà điểu vẫn cứ sống với một ý niệm rằng: “Tớ chả thấy có kẻ thù nào ở đây cả.”

Ngày nay lý luận đà điểu có mặt ở khắp nơi. Không ai muốn nhìn thấy thực tại - rằng mình đang chìm đấy, rằng mọi giá trị của mình đề là giả dối, rằng toàn bộ nền văn minh của mình rặt bọn đạo đức giả, rằng tất thảy những nụ cười chỉ toàn là sự cử động của cơ miệng và chẳng hề có chút tâm tư nào trong đó, rằng mình đã quên là mình phải sống, phải yêu, phải cười, rằng mình chẳng hiểu được ý nghĩa của cuộc đời. Bạn cứ níu giữ vì không còn gì khác nữa, không có sự lựa chọn khác.

Người ta tránh né tôi vì lẽ tôi có thể đem đến một lựa chọn khác. Tôi chỉ cho rằng đó không phải là con đường duy nhất mà một xã hội có thể tồn tại, đó không phải là con đường duy nhất mà một cuộc hôn nhân có thể bền vững, đó không phải là con đường duy nhất mà người ta có thể nuôi dạy con trẻ, đó không phải là con đường duy nhất mà các chính phủ có thể vận hành. Có những con đường khác. Thế mà chỉ cần nghe tới sự lựa chọn khác thôi cũng đủ làm họ kinh sợ. Họ thà thấy thế chiến thứ ba nổ ra còn hơn là thay đổi lối tư duy của con người. Tìm mua: Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất TiKi Lazada Shopee

Osho

***

Acharya Rajneesh, hay Bhagwan Shree Rajneesh, người về sau được thế giới biết đến với cái tên Osho, sinh năm 1931 ở làng Kuchwada, bang Madhya Pradesh, thuộc miền Trung Ấn Độ. Là con trai cả trong một gia đình Kỳ Na Giáo (Jaina), một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Osho chưa từng theo bất kỳ tôn giáo nào. Khi còn nhỏ, Osho đã là một đứa trẻ thông minh, nổi loạn, tự lập, hiếu kỳ về những lễ nghi tín ngưỡng cổ truyền và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà ngoại, một người phụ nữ sắc sảo.

Sau khi có học vị thạc sĩ Triết học tại Đại học Saugar năm 21 tuổi và đạt tới giác ngộ (Samadhi) vào năm 1970, Osho du thuyết nhiều nơi trên đất Ấn. Ông bắt đầu truyền giảng những khái niệm tâm linh mới mẻ gây tranh cãi, như thông qua dục (Sex) để đạt siêu tâm thức (Super-Consciousness) và đưa ra phương pháp thiền mới, gọi là thiền động (Dynamic Meditation) - một sự pha trộn các tư tưởng triết học và đạo giáo lớn đương thời. Tư tưởng của Osho lan tỏa khắp mọi nơi, thu hút hàng ngàn môn đệ trên toàn cầu.

Qua nhiều biến động, Osho di cư từ Ấn Độ sang Mỹ để chữa bệnh, rồi bị trục xuất quay về Pune (Poona) ở nước nhà. Osho yếu dần và “rời thân thể” năm 1990. Ông để lại cả một gia tài sách và những bài giảng ghi hình ghi âm lên tới 7000 giờ lưu trữ bằng 47 thứ tiếng, các hình thức tập thiền và một trung tâm tu học rộng 16 mẫu đất (khoảng 162.000 m2) cách Bombay 100 dặm.

Osho không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. Ông cũng không truyền giảng bất kỳ đạo giáo nào. Thứ duy nhất ông thuyết giảng là Đạo, với quan niệm Thượng Đế nằm trong vạn vật. Với sứ mạng tạo một thế giới tỉnh thức, Osho đưa ra và muốn phổ biến hình ảnh về con người mới - được ông gọi với cái tên Phật Zorba.

Nhóm “người mới” là hình ảnh những người trỗi dậy thay thế thế hệ đang hấp hối, họ chấp nhận bản ngã của chính mình - vừa nhảy múa vui ca giữa cuộc đời, vừa cảm thấy an tịnh khoan hòa. Osho tin tưởng đó là một tương lai hoàng kim của nhân loại, khi con ngời ngừng tự hỏi về tương lai của chính mình và con em họ.

Nhiều đạo lý thuyết giảng của Osho vẫn còn gây tranh cãi trong cộng đồng và gây tai tiếng trong thời gian ông còn sống. Nhưng không thể phủ nhận, với trí tuệ, kỹ năng thuyết giảng đầy cuốn hút, một lối văn giản dị cùng óc hài hước và nhân cách của mình, Osho đã lay động trái tim và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Khát Vọng Tới Cái Vô Hạn (Trịnh Xuân Thuận)
Nếu từng có dịp đi tàu hỏa, bạn hẳn biết rằng hai đường ray phải song song với nhau để tàu có thể lăn bánh khắp mọi nơi. Thế nhưng nếu bạn đứng nhìn hai đường ray ấy, dường như chúng gặp nhau ở cuối tầm mắt và tàu không thể đi xa hơn nữa. Điều này thật không hợp lý, vì dù đứng ở Paris và không thể thấy Cannes, chúng ta vẫn có thể đón tàu từ Paris đến dự liên hoan phim tại Cannes. Nghịch lý hơn nữa, một nhà tư tưởng Hi Lạp cổ xưa đã lập luận rằng chuyến tàu của bạn phải đi hết một nửa quãng đường, rồi một nửa của quãng đường còn lại, rồi một nửa của quãng đường còn lại, rồi cứ tiếp tục đến vô hạn, và nếu thế bạn sẽ chẳng bao giờ đến nơi.Lập luận rất lôgic này rõ ràng lại không thực tế vì chúng ta luôn có thể đi bất cứ nơi đâu, như một em nhỏ giúp cụ già sang bên kia đường. Khi có được một thời gian vô hạn để du hành vào vũ trụ và chiêm ngưỡng vô số những vì sao, một lúc nào đó bạn sẽ tự hỏi tại sao trời lại tối về đêm. Mà chính sự hiển nhiên ấy cũng đã làm trăn trở bao thế hệ các nhà khoa học, và giúp họ dần làm sáng tỏ vị trí của hành tinh của loài người trong vô hạn của vũ trụ. Qua Khát vọng tới cái vô hạn, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sẽ đưa bạn du hành trong thế giới của Vô hạn, từ thế giới của cái nhỏ nhất đến thế giới của cái lớn nhất, và làm sao những thắc mắc hết sức bình thường đã dẫn đến những khám phá vĩ đại nhất của nhân loại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trịnh Xuân Thuận":Những Con Đường Của Ánh Sáng - Tập 1Những Con Đường Của Ánh Sáng - Tập 2Giai Điệu Bí Ẩn Và Con Người Đã Tạo Ra Vũ TrụKhát Vọng Tới Cái Vô HạnHỗn Độn Và Hài HòaTrò Chuyện Với Nhà Vật Lý Thiên Văn Trịnh Xuân ThuậnVũ Trụ Và Hoa SenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khát Vọng Tới Cái Vô Hạn PDF của tác giả Trịnh Xuân Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Của Ajahn Chah (Tâm Thái)
Ajahn Chah (danh xưng chánh thức do chùa Wat Pah Pong, Thái Lan dùng, cũng có nơi phiên âm là Achaan Chah) (1918-1992) là một vị cao tăng Thái Lan nổi tiếng về pháp Thiền thuộc Phật giáo Nguyên Thủy. (Ajahn là danh tôn xưng, không phải là tên). Đại đức tu theo truyền thống khổ hạnh của các vị tăng chỉ sống trong rừng chứ không ở chùa tại các đô thị. Các vị tăng này nhiều khi chỉ sống dưới gốc cây hoặc sau này chỉ ở tại các nơi xa xôi, hẻo lánh, các vị chỉ lập một chỗ sơ sài để tu hành, mà không làm những công việc khác như: cúng lễ, dạy học, nghiên cứu kinh điển. Các vị tăng này xa lánh các nơi đông đúc vì muốn để hết thời giờ vào việc hành Thiền một cách toàn vẹn và nghiêm chỉnh. Ajahn Chah sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại miền đông bắc Thái Lan. Đại đức xuất gia rất sớm và thọ giới Tỳ kheo năm 20 tuổi. Đại đức theo học nhiều thầy, trong đó có Ajahn Mun là vị tăng Thái lan nổi tiếng. Sau nhiều năm di chuyển trong rừng, tu theo pháp khổ hạnh, đại đức trở về gần vùng nơi sanh trưởng và sống tại một khu rừng rậm, không có người ở, chỉ có nhiều hổ, rắn. Nhưng sau một thời gian thì nhiều người biết và đến xin thụ huấn nên dần dà trở thành chùa Wat Pah Pong, gồm nhiều nhà nhỏ rải rác quanh đó. Sau đó tại Thái Lan hàng trăm chùa theo pháp Thiền của đại đức đã được thành hình do các đệ tử của đại đức dựng lập. Đại đức đã đi thuyết pháp tại Anh, Mỹ và Gia nã đại. Một số rất đông người Tây phương đã đến Wat Pah Pong thụ huấn và nhiều người đã thành Tăng và trở về nước tiếp tục truyền bá Phật pháp. Chùa lớn nhất tại ngoại quốc ở tại Chihurst (1979) và Amaravati (1984), Anh quốc với vị tăng gốc Mỹ Ajahn Sumedho trụ trì. Ngoài ra nhiều ngôi chùa khác cũng được thành lập tại Thụy Sỹ, Úc và Tân tây Lan. Ajahn Chah mất đi năm 1992 tại Thái Lan. Nhiều sách bằng tiếng Anh ghi lại những bài thuyết pháp của đại đức đã được xuất bản, một số đã được Trung Tâm Narada tại Kent, Washington dịch ra tiếng Việt. Pháp Thiền của Ajahn Chah Cũng như các pháp Thiền khác của Phật giáo Nam Tông nên có thể gọi pháp Thiền của đại đức là vipassana nhưng việc thực hành rất đặc biệt, được mô tả là "đi thẳng vào trọng tâm của Thiền Phật giáo"[4]. Pháp hành Thiền của đại đức giản dị và trực tiếp để định tâm và đạt trí huệ. Những bài thuyết pháp của đại đức đều dản dị, không cầu kỳ với những danh từ khó hiểu, có những thí dụ rất thiết thực nên đại đa số có thể hiểu và hành được, mà vẫn theo đúng Phật pháp thâm sâu. Đại đức không chọn một phương pháp cố định nào mà chỉ tùy theo hành giả mà chỉ dậy. Có người hỏi đại đức tại sao nhiều khi những lời giảng gần như mâu thuẫn nhau thì đại đức nói "Như tôi nhìn người bước đi trên đường, nếu người đó sắp té về rãnh bên phải thì tôi nói họ phải bước qua trái, nếu người đó sắp té về rãnh bên trái thì tôi nói họ phải bước qua phải. Việc tu tập chỉ là giữ cho tâm thăng bằng, không chấp vào gì cả, cần buông xả hết." [4] Đại cương pháp tu là theo dõi hơi thở ra vào cho đến khi tâm an định, sau đó quán xét sự diễn tiến của thân, tâm để thấy rõ tính cách Vô thường, Khổ, Vô ngã của chúng. Sự theo dõi, thấy biết (awareness) một cách tự nhiên về hơi thở cũng như về sự diễn tiến (sinh, trụ, diệt) của thân, tâm là điều căn bản của pháp Thiền này. Cần giữ sự hằng biết (mindfulness), tức sự thấy biết đó một cách liên tục, không bị ngoại cảnh cũng như những ý nghĩ lăng xăng làm gián đoạn. Theo đại đức thì đạo Phật chủ yếu là tu tâm để đạt đến giác ngộ, giải thoát. Tu tâm đây không chỉ riêng có nghĩa đơn giản là làm điều thiện, tránh điều ác, mà là nhìn thẳng vào tâm, quán xét cho kỹ để biết rõ sự hoạt động và bản tính của nó. Muốn tu tâm thì hành giả phải tự cố gắng, kiên trì chứ không có đấng thần linh nào làm thay mình được. Nhưng mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp nào áp dụng cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng. Như trong kinh Tứ Niệm Xứ (Pali: Satipatthana Sutta), là kinh căn bản của Thiền Vipassana, có kể đến nhiều pháp hành khác nhau chứ không định rõ một pháp riêng biệt nào. Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi cùng một tên gọi là Vipassana mà phương pháp của mỗi vị tăng có thể thấy như khác nhau mặc dầu cùng chung một mục đích.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Của Ajahn Chah PDF của tác giả Tâm Thái nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Xa Nắng Mới (Nguyễn Tường Bách)
Đường Xa Nắng Mới là tập bút ký mới nhất của Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách, tập hợp những bài viết ký sự du hành của tác giả đến nhiều xứ sở lạ kỳ trên thế giới. Bắt đầu từ câu chuyện về ngôi làng nhỏ yên bình của mình ở nước Đức; bằng lối kể chuyện đầy mê hoặc, tác giả đã dẫn dắt người đọc du hành qua nhiều vùng đất lạ mà điểm dừng chân cuối cùng là mãi tận Kailash (Ngân Sơn) - ngọn núi thiêng được sùng bái nhất trên quả địa cầu. Hiếm khi đến những thành phố hoa lệ, hành trình của tác giả thường là những nơi “thâm sơn cùng cốc”, ví như bám theo lộ trình ngày xưa của đại sư Huyền Trang qua các sa mạc ở phía Tây Trung Quốc; tới nhiều điểm trên “con đường tơ lụa” nối liền Á - Âu; đi xuyên dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ hay lang thang trên những miền đất lạnh lẽo ở Bắc Âu. Đắm mình vào trang sách, độc giả như được cùng ông cảm nhận sức nóng của “Hỏa Diệm Sơn”; lắng nghe tiếng sóng vỗ trên Hồng Hải; hồi hộp chờ ngắm núi lửa thức giấc tại Sicilia hay đón mặt trời lúc nửa đêm tại Mũi Bắc (North Cape) - Na Uy. Không dừng lại ở những câu chuyện “đường xa xứ lạ”, sức cuốn hút mãnh liệt từ những trang viết của Nguyễn Tường Bách còn là nhiều phát hiện bất ngờ và thú vị về mỗi xứ sở, kết tủa từ trải nghiệm và tri thức. Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới mang đậm nét của Kim Cương Thừa lại nằm ở Indonesia-quốc gia có cộng đồng hồi giáo đông nhất thế giới. Cuộc chiến thành Troy lại không diễn ra trên đất Hy Lạp mà là Thổ Nhĩ Kỳ. Amsterdam là thành phố của những người không ưa khuôn phép, nơi mà người ta “sẵn sàng phá vỡ mọi lề thói, dám hợp thức hóa những điều cấm kỵ”. Nhờ vậy mà “lầu xanh, lầu hồng và cả khu vực tiêu thụ bạch phiến được ghi chính thức trên bản đồ thành phố”. Thăm Bồ Đào Nha, tác giả “chứng minh” một cách thuyết phục rằng giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Francisco de Pina chính là người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ chứ không phải Alexandre de Rhodes, một nhà truyền giáo người Pháp - học trò của ông. Đường Xa Nắng Mới xứng đáng có vị trí trang trọng trên kệ sách của những người đam mê du lịch thám hiểm, tâm linh. Ngay cả những ai ít xê dịch nếu suy ngẫm vẫn có thể chiêm nghiệm ra những điều tâm đắc. Đơn giản, với người viết, Đường Xa Nắng Mới là một tập bút - ký - tư - tưởng. Tìm mua: Đường Xa Nắng Mới TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Tường Bách":Mùi Hương TrầmĐường Xa Nắng MớiTạp Văn Nguyễn Tường BáchTập-San Sử Địa 3 - Đặc Khảo Về Trương Công ĐịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Xa Nắng Mới PDF của tác giả Nguyễn Tường Bách nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đi Để Mà Đi (Từ Dung)
Tôi sinh trưởng trong một gia đình gốc đạo Phật, tuy nhiên ngoài việc cùng mẹ đi chùa để đốt nhang và cầu xin bổng lộc thì tôi chẳng biết gì hơn nữa. Có lẽ vì cuộc đời tôi từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên đều khá bình yên và thuận lợi. Thường thì con người ta hay hướng về giá trị nội tâm, tìm về đạo Phật như một chỗ tá túc tinh thần chờ qua cơn giông bão khi gặp biến cố trong cuộc đời. Cho đến một ngày oi bức của mùa hè tháng 5 năm 2010, ba tôi mất. Cái chết của ông đã làm thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ của tôi về cuộc đời. Cuốn sách Đi để mà đi này như một nhật ký nhỏ ghi lại quá trình bước đầu tôi tìm hiểu về đạo Phật và những chuyển biến tâm linh sâu sắc trong tôi thông qua hành trình du lịch tâm linh từ việc thực hành thiền Minh Sát ở Myanmar đến việc chiêm ngưỡng các Phật tích ở Ấn Độ, Nepal. Vì là nhật ký được tôi ghi lại theo cảm xúc diễn biến của từng ngày, xen kẽ với những kinh nghiệm đạo Pháp theo quan điểm cá nhân, nên đôi khi độc giả sẽ cảm thấy vài chỗ khó hiểu và không thống nhất với nhau. Tôi vô vàn biết ơn những bậc thiện tri thức có nhân duyên đọc được chỉ dạy những điều thiếu sót và góp ý thêm để tôi có cơ hội học hỏi và hoàn thiện bản thân mình trên con đường đạo Pháp. Nhân đây, tôi cũng xin được sám hối những tội lỗi vì vô tình hay cố ý đã gây đau khổ cho những người là bạn bè bằng hữu, cũng như thân bằng quyến thuộc trong thời gian qua, cầu xin tất cả cùng rộng lượng tha thứ cho tôi. Tất cả các công đức nếu như tôi có được dù ít ỏi; trước tôi xin nguyện hồi hướng về cho Người Cha đã khuất và Người Mẹ hiện thời của Tôi, hai đấng sinh thành đã hết mực yêu thương và lo lắng cho tôi trong kiếp này; sau là nguyện cho hết thảy chúng sinh thoát ly khổ đau và chóng quay về bờ giác. Tìm mua: Đi Để Mà Đi TiKi Lazada Shopee Nguyện cho thế giới luôn được thanh bình, an lạc. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Để Mà Đi PDF của tác giả Từ Dung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.