Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thực Và Mộng [PDF]- Lương Đức Thiệp (NXB Trông Lên 1941)

Lương Đức Thiệp có sáng tác, viết luận thuyết, song chủ yếu hiện diện trong tư cách nhà biên khảo. Ngoài một tập thơ in chung với Lê Trọng Quỹ (Thực và mộng, Thụy Ký, 1941), một tập luận thuyết đối thoại với tác phẩm Trai nước Nam làm gì? (Thời đại, 1943; tái bản 1944) thời danh của Hoàng Đạo Thúy dưới tên Trai nước Nam với ông Hoàng Đạo Thúy (Đại học thư xã, 1945), còn lại đều là sách khảo cứu. Cuốn khảo cứu đầu tiên, Việt Nam thi ca luận, được ông công bố năm 1942 tại Khuê Văn xuất bản cục; để ba năm sau, ông tiếp tục luận về vấn đề này, trong tác phẩm có lẽ là cuối đời của mình, Nghệ thuật thi ca, in trên tạp chí Văn mới (số 58, tập mới, ngày 25/9/1945) của nhà xuất bản Hàn Thuyên. Giữa khoảng đó là các khảo cứu, ngoài Văn chương và Xã hội được xuất bản trong Tủ sách Ngày mới bởi Đại học thư xã (1944), song vẫn được ấn loát bởi nhà in Hàn Thuyên; còn lại đều là các khảo luận được in trên tạp chí Văn mới, gồm: Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử] ([hai cuốn in gộp một], Văn mới, số 35, tập mới, ngày 25/04/1944), Duy vật sử quan (Văn mới, số 57, tập mới, ngày 15/9/1945). Về sau, dường như chỉ chuyên khảo Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử], công trình quan trọng và bề thế nhất của ông, được tái bản ở Sài Gòn bởi Liên hiệp xuất bản cục (1950), Hoa Tiên (1971).

Thực Và Mộng (tập thơ)

NXB Trông Lên 1941

Lương Đức Thiệp

92 Trang

File PDF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Cánh Buồm Máu Số 8 (NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1935) - Trần Hồng Giang
CÁNH BUỒM MÁU là một bức tranh vẽ rõ rệt cái đời bấp bênh đeo neo khổ cực, sống hôm nay chưa chắc có ngày mai của con nhà chài, của các nhà thông thương gửi thân với cả gia-đình dưới một cánh buồm, xông pha trong những ngày bão bùng ghê gớm để tranh dành tìm cái sống và lại là bài thơ than cho vết thương đau của nhân loại: nghề bắt cóc và buôn người. Tác giả lại giới thiệu với các bạn: Hải-Bằng, một phóng viên trinh- thám, ra phiêu lưu mạo hiểm, đã sục sạo các hang đả trừ hại giặc bể, với một chiếc mành, với một tấm lòng quả cảm, chàng vẫy vùng vượt trên mặt sóng nghiêng trời... Cánh Buồm Máu Số 8NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1935Trần Hồng Giang16 TrangFile PDF-SCAN
Giấc Mộng Đêm Hè - Thạch Sĩ Bia (NXB Hà Nội 1937)
Một buổi đêm hè, trong khu rừng bên ngoài thành Athens nổ ra một cuộc cãi vã giữa chúa tể và nữ vương các thần tiên. Xung đột giữa hai người vô tình lôi kéo cả hai đôi tình nhân, mấy bác thợ thủ công chất phác vào những trò hỗn loạn chưa từng thấy. Vui nhộn, huyền hoặc, Giấc Mộng Đêm Hè là nguồn giải trí tuyệt vời cho những người có trí tưởng tượng phong phú. Giấc Mộng Đêm HèNXB Hà Nội 1937Thạch Sĩ Bia111 TrangFile PDF-SCAN
Giai Nhân Di Mặc Sự Tích Và Thơ Từ Xuân Hương Quyển 1,2 (NXB Đông Kinh 1926) - Nguyễn Hữu Tiến
Thơ từ của Xuân-Hương truyền lại cũng nhiều, xem ra nhời nhẽ tài tình, tưởng cũng là một giọng thơ xuất-tính tự nhiên; mà đáng là một bậc tài-nữ ở trong đám thi-xã. Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu thơ, mà không hiểu hết sự-tích, thì thơ-từ cũng nhảm nhí; có khi nghe nói truyện sự-tích, mà không thuộc hết bài thơ, thì sự-tích cũng mập-mờ. Thậm chí tam sao thất bản, cũng có bài thì thiếu, cũng có câu thì sai, sự-tích đã mập mờ, nên văn thơ lại càng lẫn lộn, lắm người lại cho là giọng thơ đĩ thõa, thế chẳng an mất tiếng người tài-nữ lắm ru! Nay tôi lục xem các di-cảo, mà xét thấy thơ từ và sự-tích của Xuân-Hương khi trước, phong tình cổ-lục còn truyền sử xanh. Vậy mới diễn ra truyện này, chia làm 8 đoạn, gọi là: Giai-nhân di mặc. để ai xem cũng được hiểu sự-tích, thì lại càng rõ ý thơ hay; trước là làm một truyện kỉ-niệm người tài-nữ nước Nam mình; sau là ghi chép lấy những bài văn thơ hay, để cho biết lối văn-chương nôm nước mình, cũng lắm điệu tài tình xuất sáo.Giai Nhân Di Mặc Sự Tích Và Thơ Từ Xuân Hương Quyển 1 + 2NXB Đông Kinh 1926Nguyễn Hữu Tiến86 TrangFile PDF-SCAN
Hoa Xưa Ong Cũ - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1936)
Tôi được cái hân hạnh xem trước vở kịch "Hoa Xưa Ong Cũ" của ông NHẬT NHAM đưa nhờ duyệt chính. Xem đi xem lại, tôi rất lấy làm cảm phục! Lời văn chôi chẩy, ý tứ cao xa, cảnh trí xếp đặt rất chỉnh hạ và nhất là mục đích trong vở kịch đáng nên chú ý! Mục đích cảnh tỉnh người đời, làm cha, làm mẹ, trái duyên, khôn ép, khiến cho con trẻ giảm phần hạnh phúc, vui thú gia đình, là cái công tệ ở Tầu di truyền sang nước ta đã mấy nghìn năm nay, vậy. (Nguyễn Thiện Chính) Hoa Xưa Ong CũNXB Ngô Tử Hạ 1936Trịnh Như Tấu62 TrangFile PDF-SCAN