Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cô Ba Trà (Xuân Vũ)

Xuân Vũ là một cây bút sáng tác có sức mạnh vũ bão nhất, có vốn liếng đi và sống phong phú nhất. Sách anh bán chạy thuộc hàng đầu, tạo cho anh một ngôi vị cao chót vót và lộng lẫy nguy nga, làm vẻ vang cho tập đoàn các cây bút gốc Nam Kỳ từ trong nước, trước năm 1975 và các cây bút gốc Nam Kỳ ở bốn phương trời hải ngoại.

Chưa hết đâu. Xuân Vũ còn moi móc tài liệu trong các xó xỉnh của lịch sử cận đại để viết quyển tiểu thuyết nửa sống thực nửa giả tưởng về cuộc đời một danh kỹ sắc nước hương trời chói rạng Hòn Ngọc Viễn Đông và lan ra khắp ba miền Nam Bắc Trung. Đó là cô Trần Ngọc Trà mà thời nhân gọi là cô Ba Trà, còn giới ăn chơi gọi cô là Yvette Trà và báo giới gọi là Huê Khôi Nam Kỳ, là Ngôi Sao Sài Gòn.

Cô Ba Trà khi chui vào tác phẩm truyện dài của Xuân Vũ có một cuộc đời như sau: Má cô xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và thanh bạch. Cha cô xuất thân gia đình khá giả, có lễ giáo. Nhưng cha cô hay ghen. Tình cờ ông ta bắt được thư rơi cho biết má cô ngoại tình với một kẻ khác mới sanh ra cô. Thế là vì ghen tương, ông ta thổ huyêt, rồi hành hạ vợ. Má cô không chịu nổi sự rẻ rúng và sự trừng phạt của chồng nên đưa cô về tá túc ở quê ngoại cô. Nhưng ông bà ngoại không chứa mẹ con cô.

Túng thế, má cô gá duyên với ông Khách trú xấu xí, làm nghề mở tiệm hút thuộc phiện lậu. Vì thù hận người chồng cũ nên má cô ghét bỏ cô, đày xắc và hành hạ cô rồi bán cô cho người Chà-và để lấy 400 đồng qua trung gian mụ tú bà mà tác giả gọi là dì Hảo. Khi tên Ấn kiều về nước, dì Hảo dàn cảnh để gả cô cho con trai một nghiệp chủ Hoa kiều giàu sụ nhờ nghề buôn cá phơi khô. Nhưng người Tàu vốn ưa lấy vợ còn trinh, cho nên cậu con ông nghiệp chủ kia dù có mê say nhan sắc cô Ba Trà, nhưng vẫn bị sự mất trinh của cô trước khi về làm vợ hắn ám ảnh hoài hoài nên hắn đâm ra khinh khi cô và cặp xách với nhiều cô gái đẹp khác. Cô Ba Trà bỏ trốn và về tá túc nhà dì Hảo.

Dì lập mưu lập kế để đưa cô vào nghề mãi dâm. Dì gạt gẫm cô để cô bị lính kiểm tục băt giam, rồi tống cô đi khám bịnh phong tình (đi lục xì) tại nhà thương Bạc Hà tức là bịnh viện bài trừ bệnh hoa liễu. Đó là cách rúng ép cô ký giấy giao kèo hành nghề mãi dâm, để biến cô thành con điếm có môn bài ( une fille publique cartée). Thời may, cô đuợc ông bác sĩ bệnh viện đứng tuổi cứu giúp cô thoát khói lưới bẫy của mụ đàn bà bất lương kia. Rồi cô trở thành tình nhân ông ta. Tìm mua: Cô Ba Trà TiKi Lazada Shopee

Trong cuộc thi sắc đẹp tại Sài Gòn, ông ta có đưa cô đến xem. Ai ngờ cô gái dự thi trúng giải hoa hậu tên Lê thị Liễu lại xin nhường chức nữ hoàng các mỹ nhân cho cô. Ban giám khảo không biết tính sao vì lời đề nghị cô Liễu sái nguyên tắc. Rồi theo lời quan Biện Lý Thành Phố (người Pháp), họ chỉ bằng lòng tặng cho cô Ba Trà cái danh hiệu Ngôi Sao Sài Gòn. Tên tuổi cô bắt đầu lừng lẫy từ đó.

Ông bác sĩ nhân từ kia lại muốn cô Ba được kết hôn với kẻ xứng lứa vừa đôi nên bằng lòng nhường cô lại cho người con trai ông giám đốc Đông Dương Ngân Hàng thuộc chi nhánh ở tỉnh Cần Thơ. Nhưng anh ta có vợ nên khi công việc bí mật đổ bể, hắn phải hủy hôn với cô. Cô lại được một họa sĩ nghèo say mê, chọn cô làm tình nhân kiêm người mẫu.Thế rồi tranh có vẽ chân dung cô đưọc trưng bày tai Đại Lục Lữ Quán do cựu danh kỹ Tư Hồng Mao cai quản. Cô Tư này còn gọi là Tư Ăng-lê vì theo lời đồn chồng của cô ta là người Anh-cát-lợi.

Những bức tranh này bị cô Tư Hồng Mao làm trành làm tréo sang đoạt, rồi lại được Bạch Công Tử mua hết. Bạch Công Tử tên là Lê Công Phước mà thời nhân gọi là Phước Georges. Cậu vốn là con quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng ở Mỹ Tho vốn là đại điền chủ. Quan Đốc Phủ Sủng ngoài những bât động sản to tát khác, còn là chủ nhân Cù Lao Rồng, thuộc hạng tiền rừng bạc biển.

Trong dịp tiếp đón quan Thống Đốc Nam Kỳ tại Đại Lục Lữ Quán có đại điền chủ Trần Trinh Trạch, đại thương gia Quách Đàm (người Tàu), thì cô Ba Trà xuất hiện ký tên tặng tranh cho quan Thống Đốc. Từ đó, tên tuổi cô Ba Trà vang lừng khắp Đông Dương. Cô được chuyền từ tay Bạch Công Tử rồi sang tay Hắc Công Tử và tay Sáu Ngọ...

Hắc Công Tử tên là Trần Trinh Qui, con ông Hội Đồng Quản Hạt Trần Trinh Trạch. Ông Trạch là chủ nhân 20.000 mẫu ruộng lúa và 2.000 mẫu ruộng muối ở Bạc Liêu. Còn Sáu Ngọ là vua các sòng bạc ở Sài Gòn và ở các thành phố vùng phụ cận Sài Gòn có thể tặng nhiều lần cho cô Ba rất nhiều tiền, mỗi lần gồm cả bao to đựng giấy bạc. Ông ta còn tặng cho cô kim cương thuộc loại hảo hạng nữa.

Cô Ba còn được ông Hoàng Ngự Đệ bên nước Xiêm La đề nghị cưới cô làm vợ, nhưng cô không ưng. Trong thời gian làm việc ở Đại Lục Lữ Quán, có cô danh kỹ Tư Nhị từ Nam Vang xuống xin làm em kết nghĩa với cô Ba. Lại thêm cô Quế Anh vừa đẹp vừa có học thức, cô đầm rặc Danielle vốn là em chồng cô Tư Hồng Mao cũng nhập bọn đàn em cô Ba. Chính Tư Nhị dạy cô Ba dùng ngãi nghệ để rù quến khách tìm hoa.

Thế rồi trong chuyến theo Bạch Công Tử ra viếng Hà Nội, cô Ba gặp cô Đốc Sao nổi tiếng là nữ hoàng sắc đẹp trong giới hát ả đào ở khu phố Khâm Thiên. Nhưng trước đó không lâu, cô Đốc Sao giải nghệ để kết hôn với nhà báo Hoàng Tích Chù. Tuy ông ta không giàu có gì, nhưng có thể xây dựng cho đương sự một đời sống lứa đôi hạnh phúc, một cuộc hoàn lương vững vàng.

Gặp cô Ba Trà, cô Đốc Sao khuyên cô nên tìm cách xa lánh cuộc đời bán dạng thuyền quyên để sau này tránh khỏi thảm cảnh bị khách tìm hoa bỏ rơi khi hương phai phấn lợt. Rồi cô Ba Trà gặp tên thầu khoán giàu sụ cưới cô làm "vợ hờ", xây cất cho cô một chốn ăn chơi đồ sộ và huy hoắc tên Nguyệt Tiên Cung. Nơi đây, cô tuyển lựa các giai nhân mỹ nữ để tiếp khách thuộc hạng tiền giàu nức vách đổ tường.

Nhưng thét rồi cô đâm ra chán ngán cuọc sống dật lạc. Bỗng cô sực nhớ lời khuyên cô Đốc Sao nên cô tìm một người chồng công chức bậc trung, lương tháng 120 đồng. Chàng rất thành thật và chất phác. Đó là thầy Cò-mi họ Vương, người đã yêu cô từ khi chàng hãy còn là học sinh trường Pétrus Ký và đã từng chiêm ngưỡng hình cô chưng tại tiệm Saigon Photo.

Thế là cô Bà Trà vì muốn che đậy cái dĩ không đẹp của cha mẹ mình và cái thân thế điếm nhục của mình nên tạo ra cuộc đám cưới có cha giả mẹ giả, mà bà mẹ không ai khác là dì Hảo. Dì này sau khi để cô Ba Trà vuột khỏi tay mình, bị chồng bội bạc, chịu cảnh nghèo vô gia cư, vô định sở nên túng thế đến Nguyệt Tiên Cung tìm cô Ba và được cô dung thứ, nuôi duỡng tử tế.

Về sống với Vương ít lâu, cô Ba Trà mời mẹ và hai em chàng lên ở chung. Cô tìm được hạnh phúc trong cảnh làm vợ hiền, dâu thảo, và chị dâu tử tế... Nhưng ông cậu vợ phát giác được tung tích của cô Ba Trà và tung tích cha mẹ giả của cô nên ông ta xuối mẹ của Vương tìm cách cắt đứt duyên chồng vợ chồng của cô.

Thế là cô ra đi, rồi trở về Nguyệt Tiên Cung với niềm tuyệt vọng. Cô dùng độc dược để quyên sinh. Đoạn cuối, cô được tỉnh dậy, nhưng tác giả không cho độc giả biết cô có đưộc cứu sống hay không? Hay là có phải đó là phút hồi dương ngắn ngủi để rồi sau đó cô khép mắt thả hồn vào giấc ngủ thiên thu? Tác giả để mặc cho độc giả đoán già đoán non ra sao cũng được

Thật ra, trong tiểu sử của cô Ba Trà, thì cô được cứu sống để rồi rước khách, để rồi thua bạc nhiêu lần, rồi tự vận mấy phen nữa. Rồi có một lần, cô ăn bạc to. Lần này cô xuất tiền ra tìm một người chồng trẻ hơn cô rất nhiều tuổi, chẳng những đẹp trai mà lại có học thức, có tư cách. Anh ta tuổi Thìn, nên cụ Vương Hồng Sển trong cuốn "Sài Gòn Tả Pín Lù" gọi là Thìn để giấu tên thật của đuơng sự. Nhưng cuộc sống lứa đôi của cặp vợ già chồng trẻ không bền.

Sau đó, Thìn qua Pháp du học. Còn cô Ba Trà gá duyên với ông Trưởng Tòa Trương Văn Tỷ cũng thuộc hạng Vương Khải, Thạch Sùng. Cô tiếp tục đánh bạc cho tới khi nhan sắc héo úa, phải bỏ nhà ông Tỷ và mai danh ở tích ở nơi cùng thôn tuyệt tái bí mật nào đó. Cho nên từ đó về sau, kẻ quen biết coi cô như bóng chim tăm cá, không tìm gặp được dấu tích của cô.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Xuân Vũ":Quê Nội, Quê NgoạiTấm Lụa ĐàoBuồng Cau Trổ NgượcCô Ba TràDưới Bóng Dừa Xanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Ba Trà PDF của tác giả Xuân Vũ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hội Chợ Phù Hoa (William Makepeace Thackeray)
William Makepeace Thackeray sinh ngày 18 tháng 7 năm 1811 tại Calcutta, Ấn Độ. Ông là con một viên chức của Công ty Ấn Độ, lãnh chức vụ tài phán ủy viên. Năm Thackeray lên 4 tuổi, cha ông từ trần, mẹ ông tái giá. Ông theo mẹ về nước Anh, được gửi theo học trong một trường tư thục ở Chiswich HamSơ. Lối giáo dục nghiệt ngã trong trường này khiến ông không chịu nổi, đã có lần ông phải bỏ trốn. Ta còn thấy dấu vết trường học này trong chương đầu cuốn Hội chợ phù hoa (Vanity Fair). Năm 18 tuổi, ông theo học luật khoa tại Đại học đường Cambridge, nhưng không tốt nghiệp. Ông tỏ ra có khuynh hướng châm biếm ngay từ hồi còn ít tuổi. Trong thời gian theo học tại trường đại học Cambridge, ông dành nhiều thì giờ cộng tác với những tờ báo trào phúng, thí dụ tờ Timbutoo, tờ Người học làm sang (The Snob) hơn là để trau dồi những kiến thức mà ông thấy vô ích. Rời nhà trường, ông chính thức bước vào làng văn với những bài báo và những truyện ngắn có tính chất châm biếm. Nhờ gia sản của cha để lại, được hưởng một món lợi tức đồng niên khá dồi dào, ông có điều kiện du lịch nhiều nơi tại Âu châu. Ông có sống tại Weima (Đức) một thời gian để tìm hiểu phong tục địa phương và nghiên cứu về thi hào Goethe. Rải rác trong tác phẩm của ông, ta còn thấy một số chi tiết miêu tả sinh hoạt của giới quý tộc Đức, thí dụ đoạn tả tiểu triều đình Pumpernickel trong Hội Chợ Phù Hoa. Ông cũng đã sống tại Paris một thời gian khá lâu để theo học nghề hội họa. Trong lĩnh vực văn học cũng như trong lĩnh vực mỹ thuật, sở trường của ông rất thống nhất: ông có biệt tài về loại tranh biếm họa, đã một thời sinh nhai về nghề này tại Paris. Cũng tự tay ông đã vẽ những “vi-nhét” và những tranh minh họa in kèm tác phẩm Hội chợ phù hoa lần xuất bản thứ nhất. Kết quả của những cuộc du lịch ấy là những tập ký sự có tính chất châm biếm như Tập ký họa thành Paris (The Paris Sketch Book, 1840), Tập ký họa xứ Ai len (The Irish Sketch Book, 1843)v.v… Hồi còn thanh niên, Thackeray sống một cuộc đời phong lưu, có dịp tiếp xúc nhiều với những người thuộc tầng lớp tư sản và quý tộc, nhân đó ông đã thu lượm được những tài liệu thực tế rất phong phú về cuộc sống vật chất và tinh thần của những hạng người này để đưa vào tác phẩm của mình. Người ta còn nói rằng vì vợ ông mắc bệnh loạn trí nên ông sinh ra chán đời, việc ấy có thể phần nào cũng ảnh hưởng tới cái nhìn bi quan của ông đối với cuộc sống, và khiến cho ngòi bút châm biếm của ông thêm chua chát, tàn nhẫn; tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân chủ yếu. Thackeray sang Mỹ hai lần để diễn thuyết về văn học, đặc biệt là về vấn đề Những nhà văn trào phúng nước Anh thế kỷ thứ 18. Trở về nước, ông ứng cử vào Hạ Nghị viện, nhưng thất bại. Từ 1859 ông làm chủ bút một tờ báo lớn, tờ Tuần báo Cornhin (The Cornhill Magazine) được vài năm. Do làm việc quá nhiều, sức khỏe suy giảm, ông mất năm 1863 vì bệnh xung huyết não thọ 52 tuổi.Văn nghiệp của Thackeray có tính chất khá thuần nhất. Ông viết nhiều loại truyện, cả truyện nhi đồng và truyện lịch sử, nhưng hầu hết văn phẩm của ông đều có tính chất châm biếm, nhằm đả kích xã hội tư sản quý tộc Anh đương thời. Trong số ấy, nổi tiếng nhất là những tác phẩm Cuốn sách của các ông học làm sang (The Book of Snob); Hội Chợ Phù Hoa; Truyện Penđennix (Pendennis)… Những tác phẩm này đã gây ra một dư luận sôi nổi - người tán thưởng nhiều mà kẻ ghen ghét dĩ nhiên cũng lắm - và nâng ông lên hàng những tiểu thuyết gia hiện thực ưu tú nhất trên văn đàn nước Anh. Đó là những tác phẩm bộc lộ đầy đủ nhất bản sắc tư tưởng của tác giả. Tác phẩm đầu tiên rọi ánh sáng vinh quang vào cuộc đời sáng tác của ông là cuốn Truyện các ông học làm sang nước Anh do một người trong bọn kể lại (The Snobs of England by One of themselves) in năm 1846; tác phẩm này gồm những bài tiểu luận có tính chất luân lý và chính trị, nội dung nhằm đả kích một cách cay độc những cái rởm đời và thối nát trong xã hội và chính giới nước Anh đương thời. Năm sau, ông cho xuất bản cuốn Hội Chợ Phù Hoa. Năm 1848 ông lại cho in cuốn Pendennis. Ngay từ cuốn Truyện các ông học làm sang nước Anh do một người trong bọn kể lại… nhiều người đã tỏ ý bất bình vì những nét đen thẫm trên những bức tranh biếm họa của ông; tới khi cuốn Pendennis ra đời, thì sự khó chịu biến thành sự thù ghét, vì rất nhiều người thuộc các tầng lớp trên cảm thấy hình như tác giả muốn ám chỉ chính họ. Thackeray gặp khá nhiều khó khăn trong việc ấn hành những tác phẩm này. Hội Chợ Phù Hoa được coi là một kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Anh thế kỷ 19; đó là một trong năm tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Anh-cát-lợi. Mới đầu cuốn truyện được mang tên là Những bức ký họa về xã hội nước Anh (Sketches of English Society) về sau tác giả đổi là Hội Chợ Phù Hoa; cái tên có tính chất tượng trưng này thích hợp với nội dung hơn vì bao hàm cả thái độ phủ định của Thackeray đối với xã hội đương thời. Lần ấn hành thứ nhất, ngoài bìa có ghi câu “Một cuốn truyện không có nhân vật tiêu biểu cho một hạng người, một thói xấu, hoặc một tầng lớp xã hội; toàn bộ tác phẩm là một bức tranh toàn cảnh miêu tả xã hội nước Anh đương thời, do đó các nhân vật có địa vị quan trọng như nhau, không phân biệt chính phụ”. Thật ra cuốn tiểu thuyết vẫn có những nhân vật chính, và một nhân vật trung tâm là Rebecca Sharp. Tìm mua: Hội Chợ Phù Hoa TiKi Lazada Shopee Nội dung chủ yếu của Hội Chợ Phù Hoa xoay quanh việc “làm nên” của Rebecca, một thiếu nữ “con nhà hà tiện”, cha là một họa sĩ trác táng, mẹ là một vũ nữ người Pháp. Thiếu giáo dục từ nhỏ, nhưng nhờ có sắc đẹp, lại thông minh và tài hoa, từ chỗ bơ vơ côi cút, bị khinh rẻ, cô ta trở thành con dâu của gia đình Crawley, một gia đình quý tộc thôn quê. Dựa vào địa vị nhà chồng, và nhờ những mánh khóe xảo quyệt riêng, dần dần Rebecca len lỏi được vào giới thượng lưu quý tộc nước Anh và nước Pháp, trở thành một bậc mệnh phụ, danh vọng lẫy lừng, được triều kiến cả hoàng đế George đệ tứ. Song chính những thủ đoạn đê tiện Rebecca dùng để mưu danh lợi về sau đã làm hại cô ta; Rebecca ngoại tình với một hầu tước để lợi dụng y; việc vỡ lở; cô ta bị quẳng ra khỏi xã hội thượng lưu một cách tàn nhẫn. Cô gái sớm hư hỏng ấy trở lại cuộc đời tăm tối cũ; bị cái giới thượng lưu thanh cao một cách giả dối kia ruồng bỏ, càng ngày cô càng chìm sâu xuống vũng bùn trụy lạc. Khi đã luống tuổi, chán cảnh lăn lộn vô ích, Rebecca đành sống cuộc đời tầm thường như mọi người; và nhờ số tiền kiếm được một cách bất chính, Rebecca cũng được thiên hạ kính trọng như một người có đạo đức. Xen vào câu chuyện lên voi xuống chó của Rebecca là những mẩu phim linh hoạt trình bày cuộc sống và tâm lý của nhiều hạng người khác nhau thuộc giai cấp quý tộc, giai cấp tư sản, tầng lớp trung lưu trong xã hội nước Anh đương thời: gia đình ông Sedley, một người làm nghề buôn cổ phiếu, bị cuộc chiến tranh Napoléon làm cho phá sản, lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng vẫn luyến tiếc thời kỳ còn ôm giấc mộng làm giàu, gia đình lão Osborne, nhà tư sản buôn sáp, với một nền luân lý đặc biệt của khu City thành Luân Đôn, lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn, gia đình Crawley, một gia đình quý tộc lâu đời ở thôn quê với đủ những cái thối tha lục đục trong nội bộ, gia đình Gôn mà người cầm đầu là hầu tước Xtên, với mâu thuẫn trắng trợn giữa cái bề ngoài đầy uy thế của một nhà đại quý tộc và thực chất bất nhân phi nghĩa của một tên lưu manh… tất cả lồng vào câu chuyện tình vừa lãng mạn vừa tức cười của bộ ba Amelia, George Osborne, và Dobbin. Thế kỷ thứ 19, chế độ tư bản nước Anh đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh; năm 1875, tính ra bốn phần năm dân số Anh sống về công nghiệp. Lợi nhuận bóc lột được của công nhân trong nước và vơ vét được tại các thuộc địa tạo điều kiện cho giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc tư sản hóa sinh hoạt hết sức xa xỉ. Bề ngoài xã hội Anh đương thời có một bộ mặt phồn vinh; việc kinh doanh dễ đem lại những món lợi lớn; địa vị của giai cấp tư sản trong xã hội được nâng cao; sự cấu kết giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản càng chặt chẽ hơn. Giai cấp quý tộc đi vào con đường kinh doanh tư bản để thu lợi nhuận, hoặc liên kết với giai cấp tư sản để lấy tiền mạ vàng lại huy hiệu của dòng họ; ngược lại, giai cấp tư sản cũng muốn quý tộc hóa đồng tiền của mình bằng cách kết liên với giai cấp phong kiến, đồng thời đó cũng là một cách nhờ hơi hướng địa vị của giai cấp này nhằm bước vào lĩnh vực hoạt động chính trị dễ dàng hơn. Trong ngai vàng ngư trị xã hội, có hai thế lực cùng ngồi song song, là đồng tiền và danh vọng. Đó là hai thế lực có tác dụng nhào nặn tâm lý con người đúc theo một cái khuôn chung, và biến cuộc đời thành một cái chợ trong đó mọi thứ quan hệ đều có tính chất “tiền trao cháo múc”. Cuộc chạy đua theo đồng tiền và danh vọng lôi cuốn tất cả các tầng lớp từ bậc trung lưu trở lên. Tôn giáo bị giảm bớt hiệu lực, vì một nền luân lý mới có tính chất thực tiễn hơn đã hình thành: hạnh phúc tối cao của cuộc đời là có địa vị sang trọng và có thật nhiều tiền, vì thiên hạ đang xô nhau vào mà quỳ lụy, bợ đỡ, sợ hãi kính phục kẻ có của và có địa vị. Đạo đức và tài năng trở thành những thứ đồ cổ bị gạt ra bên lề cuộc sống, bởi lẽ trong một xã hội thương mại chỉ có hai thần tượng được người ta phụng thờ là đồng tiền và uy thế của dòng họ; kẻ có tài nhưng nghèo túng và xuất thân tăm tối của mình. Văn hào Stendhal[3] đã có một nhận xét lý thú: “Trí thông minh và thiên tài đặt chân lên nước Anh là mất ngay hai mươi lăm phần trăm giá trị”; ông muốn nói tới cái “Tinh thần chiết khấu” đặc biệt thương mại thấm nhuần trong mọi quan hệ của xã hội Anh. Một mặt khác, đời sống của quần chúng lao động rất cực khổ. Sau chiến tranh chống Napoleon (kết thúc năm 1815), nông thôn tiêu điều xơ xác vì giá lúa mì sụt kinh khủng đến nỗi nhiều nông dân đốt cả cối xay bột; đạo luật khoanh đất cướp ruộng vẫn tiếp tục thi hành; tầng lớp trung gian ở nông thôn giảm đi trông thấy; họ lũ lượt kéo ra thành thị và bị vô sản hóa, hoặc biến thành tá điền làm thuê cho địa chủ. Công nghiệp không dùng hết người, vì kỹ thuật phát triển đòi hỏi tương đối ít nhân công; lại thêm số binh lính quá đông không cần thiết trong thời bình trở thành một gánh nặng cho ngân sách; chính phủ quyết định thải hồi tất cả dân vệ. Do đó thành thị đầy dẫy những đoàn người thất nghiệp; nạn bần cùng lan tràn khắp nơi. Những mâu thuẫn xã hội trầm trọng đến mức sắp nổ ra những vụ bạo động lớn (thí dụ ngày 23-2-1820 sở mật vụ khám phá ra một cuộc âm mưu giết toàn bộ chính phủ, do Thistlewood cầm đầu, tức là: Vụ án phố Ca- tô Chính mâu thuẫn xã hội này giải thích sự phát triển đặc biệt của phong trào “Nghiệp đoàn” (Trade-Unions) và sự ra đời của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng do Owen đề xướng (1833); về mặt văn học, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng hiện thực manh nha từ thế kỷ 18, trở thành xu hướng văn học chủ yếu dưới triều đại Victôria thế kỷ 19. Hai đại diện ưu tú của văn học hiện thực thời kỳ này là Thackeray và Đickenx. Tuy cùng chung một thái độ phủ định đối với xã hội đương thời, nhưng đối tượng miêu tả của hai người khác nhau. Thackeray khác Dickens ở điểm ít quan tâm nêu những mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối kháng, cũng như ít chú ý đến vào việc đả kích các tầng lớp thống trị, và có con mắt quan sát tâm lý thấu đáo hơn. Khuynh hướng trào phúng nảy nở trong văn học Anh từ giữa thế kỷ 18. Những người đại diện của khuynh hướng đó là Smolett và Jonathan Swift[4]. Đó là tiếng nói phản kháng lại những sự bất công trong xã hội; khuynh hướng ấy được kết tinh ở Thackeray. Ông đại diện cho tài năng chân chính bị miệt thị; trong tiếng cười cay độc của ông có phần nào sự phẫn nộ của quần chúng. Chủ nghĩa hiện thực ở Thackeray mang mầu sắc luân lý rõ rệt; ông muốn đứng trên quan điểm đạo đức mà soi mói cuộc đời và rút ra những bài học về cách xử thế.Chủ đề của Hội chợ phù hoa - như tên cuốn truyện cũng cho ta rõ một phần - là sự vô nghĩa, sự phù phiếm của cuộc đời, một tấn hài kịch lớn, trong đó mỗi con người sắm một vai trò mà không tự biết, hoặc một cảnh hội chợ hỗn tạp, trong đó chỉ toàn là những sự phô trương mua bán, và mọi thứ đều là những món hàng. Tác giả tự coi vừa là một anh hề sắm vai trò để mua vui cho thiên hạ, vừa là nhà đạo diễn cô lại hình ảnh của cuộc sống trong một màn kịch múa rối. Khuynh hướng vạch những nét “mặt trái đời” toát ra trong toàn bộ tác phẩm từ chương đầu đến chương cuối. Tác giả muốn rút ra một bài học luân lý; tác phẩm có tính chất như một bài ngụ ngôn dài. Tất cả những cái gì gọi là cao quý, tốt đẹp, mà thiên hạ hằng khao khát và thiết tha gắn bó, thực ra chỉ là những chuyện hết sức vô nghĩa, thí dụ như danh vọng, tiền tài, những cái vẫn gọi là những đức tính, và ngay cả những tình cảm thiêng liêng như tình cha con, tình bè bạn, tình vợ chồng… nhiều khi cũng chỉ là câu chuyện khôi hài. Dưới mắt tác giả, đạo đức vẫn khoác tấm áo thêu kim tuyến lộng lẫy như cũ, nhưng lật lên chỉ thấy những tình cảm đê tiện trần truồng: sự tính toán vị kỷ, lòng vụ lợi, thói giả nhân giả nghĩa, tính phô trương rởm đời, sự lường gạt kèn cựa. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tiêu biểu cho một thói xấu, một giai cấp; mỗi người mỗi vẻ, nhưng tất cả đều mang trên mình con dấu chính của thời đại, tức là hình ảnh dục vọng hung hãn đè nén và tiêu diệt thiên lương; do đó con người ta ở đời không nên phí sức mà tranh danh đoạt lợi, hãy nên biết tiết chế dục vọng của mình. Nhà luân lý Thackeray đã nhìn xã hội nước Anh - đúng hơn là xã hội thượng lưu trưởng giả nước Anh - với con mắt rất bi quan, hoài nghi, nhưng không thờ ơ, trái lại hết sức soi mói; do đó những chi tiết nêu lên trong tác phẩm có một giá trị hiện thực lớn. Mũi nhọn đả kích của tác giả chĩa thẳng vào những tầng lớp đang chễm chệ ngồi trên cổ quần chúng lao động.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hội Chợ Phù Hoa PDF của tác giả William Makepeace Thackeray nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hogwarts: Một Hướng Dẫn Không Đầy Đủ Và Không Đáng Tin Cậy (J. K. Rowling)
Chúng ta biết khá nhiều về Hogwarts. Đó là một trường học dành cho các phù thủy và pháp sư, được mời đến dự khi nhận được một bức thư cú. Nó có một trăm bốn mươi hai cầu thang, di chuyển như thể nó có tâm trí của riêng mình. Nó được thành lập bởi Godric Gryffindor, Rowena Ravenclaw, Helga Hufflepuff và Salazar Slytherin, mà sau đó được đặt tên cho những Nhà của trường. Thậm chí có một lối đi bí mật dưới bức tượng phù thủy một mắt cho phép một người nhỏ thó thoát ra và vào hầm đến tiệm Công tước Mật. Nhưng nếu giáo sư Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore nói rằng thậm chí ông ta cũng không thể biết hết tất cả các bí mật của Hogwarts, cũng như chúng tôi. Chỉ có một người biết mọi thứ về Hogwarts. Trong tập hợp những bài văn này, J.K. Rowling đã tiết lộ bí mật ẩn chứa và truyền thuyết kỳ lạ của trường phái pháp sư và phù thủy ở Anh.(pottermore.com)***Chúng ta bắt đầu giống như bất kỳ pháp sư hay phù thủy nào trên đường tới Hogwarts - tại Ngã tư Vua ở London. Đó là một nhà ga xe lửa ồn ào, náo nhiệt đầy những người qua lại bận rộn - quá bận rộn đến nỗi họ không để ý đến những người có nhiều rương, cú, mèo và áo choàng chạy trên hàng rào soát vé và biến mất tăm. Tìm mua: Hogwarts: Một Hướng Dẫn Không Đầy Đủ Và Không Đáng Tin Cậy TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "J. K. Rowling":Harry Potter Và Hòn Đá Phù ThủyHarry Potter Và Phòng Chứa Bí MậtHarry Potter Và Tên Tù Nhân Ngục AzkabanHarry Potter Và Chiếc Cốc LửaHarry Potter Và Hội Phượng HoàngHarry Potter Và Hoàng Tử LaiHarry Potter Và Bảo Bối Tử ThầnHarry Potter Và Cậu Bé Bị Nguyền RủaDành Cho Quyền Lực, Chính Trị Và Những Yêu Tinh Gây Phiền ToáiHọc Viện Ma Thuật Và Pháp Thuật IlvermornyHogwarts: Một Hướng Dẫn Không Đầy Đủ Và Không Đáng Tin CậyNhững Chuyện Kể Của Beedle Người Hát RongQuidditch Qua Các Thời ĐạiSinh Vật Huyền Bí Và Nơi Tìm Ra ChúngTruyện Ngắn Từ Hogwarts Về Chủ Nghĩa Anh Hùng, Gian Nan Vất Vả Và Những Thú Vui Nguy HiểmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hogwarts: Một Hướng Dẫn Không Đầy Đủ Và Không Đáng Tin Cậy PDF của tác giả J. K. Rowling nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Học Viện Ma Thuật Và Pháp Thuật Ilvermorny (J. K. Rowling)
Thế giới phù thủy "Harry Potter" kết thúc để lại tiếc nuối trong lòng hàng triệu bạn đọc trên thế giới, và có rất nhiều người hâm mộ vẫn mong chờ các chuyến phiêu lưu tiếp theo của những phù thủy nhỏ. Thế nhưng, nếu chỉ để câu chuyện kỳ diệu này xoay quanh mỗi ngôi trường Hogwarts thì quả thực là một sự phí phạm lớn. Với kỳ vọng lớn lao của các fan hâm mộ, nữ tác giả J. K. Rowling công bố 4 ngôi trường phù thủy khác bên cạnh Hogwarts vào tháng 1 vừa rồi. Mỗi ngôi trường nằm ở một địa điểm khác nhau trên khắp thế giới, và Rowling cũng hứa hẹn rằng mỗi nơi sẽ có một câu chuyện gắn liền với nó. Và vào hôm qua (28/6), nữ tác giả đã bắt đầu hé lộ các chi tiết đầu tiên về ngôi trường Hogwarts phiên bản Mỹ - Học viện ma pháp Ilvermorny. Không chỉ công bố thông tin về bốn Nhà pháp thuật tại học viện phiên bản xứ cờ hoa, bà Rowling cũng sẽ cho ra mắt một câu chuyện mới xung quanh Ilvermorny do bà chính tay chấp bút. Cụ thể, câu chuyện mới nhất sẽ xoay quanh một cô gái trẻ người Ireland có tên Isolt Sayre và cây đũa thần độc nhất vô nhị đã bị đánh cắp. Đồng thời, bà Rowling cũng hé lộ thêm về lịch sử của học viện ma thuật vĩ đại Ilvermorny, nơi sản sinh ra các anh hùng và đồng thời là bí ẩn liên quan tới các bức tường đá bị ếm bùa của ngôi trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "J. K. Rowling":Harry Potter Và Hòn Đá Phù ThủyHarry Potter Và Phòng Chứa Bí MậtHarry Potter Và Tên Tù Nhân Ngục AzkabanHarry Potter Và Chiếc Cốc LửaHarry Potter Và Hội Phượng HoàngHarry Potter Và Hoàng Tử LaiHarry Potter Và Bảo Bối Tử ThầnHarry Potter Và Cậu Bé Bị Nguyền RủaDành Cho Quyền Lực, Chính Trị Và Những Yêu Tinh Gây Phiền ToáiHọc Viện Ma Thuật Và Pháp Thuật IlvermornyHogwarts: Một Hướng Dẫn Không Đầy Đủ Và Không Đáng Tin CậyNhững Chuyện Kể Của Beedle Người Hát RongQuidditch Qua Các Thời ĐạiSinh Vật Huyền Bí Và Nơi Tìm Ra ChúngTruyện Ngắn Từ Hogwarts Về Chủ Nghĩa Anh Hùng, Gian Nan Vất Vả Và Những Thú Vui Nguy HiểmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Học Viện Ma Thuật Và Pháp Thuật Ilvermorny PDF của tác giả J. K. Rowling nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Học Trò Bà Mụ (Karen Cushman)
“Học trò bà mụ” đoạt giải thưởng Newbery năm 1996, một tác phẩm kết hợp dành cho cả độc giả nhỏ và người lớn. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh nước Anh thời Trung cổ. Nhân vật chính là Alyce (cái tên sau này cô bé tự đặt cho mình), lớn lên từ đống phân rác, vô gia cư, luôn muốn tìm lấy một vị trí trong xã hội - kẻ học việc cho bà mụ Jane Nhọn Sắc quái gở. Trong một lần tự mình làm công việc đỡ sanh, nó đã thất bại. Thay vì đối mặt với thất bại, Alyce lại trốn chạy. Tố chất thông minh và lòng thương trẻ nhỏ vẫn cháy bỏng trong lòng cô bé và cô lại thử công việc đỡ sanh một lần nữa…***Viết từ năm 1996, cách đây 14 - 15 năm. Viết về người phụ nữ chuyên giúp phụ nữ khác sinh con theo kiểu truyền thống thời còn các vị lãnh chúa Trung cổ. Chỉ hai điều đó thôi cũng đủ khiến tác phẩm không dễ tiếp cận với bạn đọc ngày nay. Nhưng ngược lại, cũng chính chúng tạo sự tò mò, hứng thú cho bạn đọc khi tìm đến cuốn sách. Cuốn sách kể về con đường đến với nghề bà mụ của cô bé có cái tên rất lạ Bọ Hung (sau này là Alyce - do cô tự đặt). Nội dung truyện đơn giản vậy thôi nhưng điều đọng lại có lẽ lớn lao hơn nhiều. Tìm mua: Học Trò Bà Mụ TiKi Lazada Shopee Trước hết, nói về Bọ Hung. Con bé xuất thân không ai rõ, người làng thấy nó ở đống phân rác (phân súc vật, rác rưởi, rơm rạ chất đống thối rữa), tìm hơi ấm từ những thứ bỏ đi đó. Nó sống bằng mọi cách có thể: ăn cắp một củ hành, phụ gặt hái mùa màng… Tóm lại đó là một đứa trẻ không may mắn nhưng luôn nỗ lực để tồn tại trong cái thế giới lạnh lùng mà nó đang sống. Người ta thấy nó, chỉ để thấy và chế nhạo một kẻ khốn khổ ngoài ra không còn gì khác, không một sự thương hại hay giúp đỡ đứa trẻ đó. Sống cùng đám phân rác và những người lớn vô tâm suốt, con bé mang trong mình một tâm hồn lạnh lẽo, tăm tối. Chính nó cũng cảm thấy vô vọng, vô vọng… Chỉ có điều tận sâu cùng trong tâm hồn nó, nó vẫn muốn sống và sẵn sàng chớp lấy một cơ hội để được sống. Vì thế, nó đã tìm được một chỗ ở - có mùi dễ chịu hơn nhưng không ấm bằng đống phân rác, một công việc - đứa ở - trong nhà bà mụ Jane Nhọn Sắc. Bắt đầu từ đây, Bọ Hung làm quen với các loại thảo dược và công việc phụ giúp một bà mụ qua các ca đỡ đẻ trong làng. Nó học được nhiều điều nhưng chưa bao giờ dám thử tự mình vận dụng chúng. Nó vẫn còn sợ, vẫn còn e ngại. Cũng từ ngày sống cùng bà mụ Jane, Bọ Hung không còn e sợ sự trêu chọc ác ý của bọn con trai trong làng; nó sẵn sàng đáp trả một cách nanh nọc để bảo vệ mình. Thậm chí nó đủ dũng cảm và nhân hậu để cứu một đứa trong bọn chúng bị rớt xuống nước. Hành động ấy làm thay đổi hẳn mối quan hệ giữa nó và lũ con trai, đặc biệt là đối với Will Russet - kẻ chịu ơn cứu mạng. Bọ Hung đã có bạn ở đây. Sự đổi thay không chỉ diễn ra trong mối quan hệ nói trên. Bọ Hung còn có cơ hội thực hiện những điều học lóm từ bà mụ Jane vào cuộc sống. Khởi đầu là giúp một con bò sinh nở, sau đó là giúp vợ quan quản lí thái ấp mẹ tròn con vuông. Con bé bắt đầu cảm thấy tự tin hơn và tự hào về mình. Bằng tấm lòng nhân ái của mình, con bé còn cố giúp đỡ một đứa trẻ khác có hoàn cảnh tương tự mình. Có thể nói, con bé trưởng thành bên đống phân rác nhưng tấm lòng và tâm hồn nó không phải một đống phân rác. Nói như người Việt Nam ta thì đó là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bọ Hung - nay là Alyce, đáng được độc giả yêu quý bởi tâm hồn nhân ái, trong sáng và nghị lực sống phi thường. Nhưng cuộc đời vốn không phải lúc nào cũng yên ổn, con đường thành nghề đâu có trải hoa hồng. Alyce đã gặp phải thất bại đầu tiên trong đời và nó chọn cách bỏ chạy. Bạn có thể cho là nó hèn nhát, không dám đương đầu thất bại. Vậy thì bạn hẳn đã quên, nó vẫn còn là đứa trẻ mười mấy tuổi đầu. Trước khi dám đương đầu với thất bại, rất nhiều người đều nảy sinh ý định chạy trốn. Chúng ta dễ đón nhận thành công nhưng không có gì là dễ chịu với thất bại. Tác giả Karen đã thể hiện rất thật nét tâm lí này của con người. Và Karen tiếp tục dẫn dắt bạn đọc theo bước chân học trò bà mụ đến quán ăn nơi cô đang làm việc để quên đi thất bại đầu đời. Những tưởng cuộc đời Alyce sẽ rẽ sang hướng khác thì một cơ may khác đưa cô bé quay trở lại con đường cũ. Alyce đã quay về, chính thức trở thành NGƯỜI HỌC VIỆC CỦA BÀ MỤ. Đây cũng là điểm tôi thích nhất ở nhân vật này. Tình yêu đối với công việc giúp những phụ nữ sinh đẻ vuông tròn đã là động lực giúp Alyce vượt qua thất bại và bắt đầu lại từ đầu. Dưới cái dáng vẻ nhỏ bé, yếu ớt của cô bé là cá tính mạnh mẽ. Cô bé không cha không mẹ ấy đã đứng lên bằng chính đôi chân và sống nhờ đôi bàn tay lao động của mình. Đó không chỉ là điều những đứa trẻ cần học hỏi, chính người lớn đôi khi cũng cần nhìn lại mình. Còn một người mà tôi muốn giới thiệu với các bạn: bà mụ Jane Nhọn Sắc. Lúc đầu, tôi không ưa người phụ nữ này lắm mặc dù bà ta tỏ ra thành thạo công việc và là người có hiểu biết về nghề của mình. Ấy là bởi cách bà đối xử với Bọ Hung khá cay độc. Bà ta cũng từng chạy trốn khi gặp khó khăn (đó là suy nghĩ của riêng tôi): không dám theo đến cùng một ca đẻ khó, chạy đi đỡ một ca khác và bỏ con bé giúp việc ở lại với sản phụ. Sau này, đọc đến gần cuối truyện tôi bỗng nhận ra con người này không hoàn toàn xấu. Bà ta nói Alyce “không phải người tôi cần” vì người học việc Jane muốn phải là “người dám chấp nhận thử thách, rủi ro và thất bại, rồi lại cố gắng lần nữa mà không bỏ cuộc. Trẻ con không ngừng sinh ra dù bà mụ bỏ cuộc.” Chính lời tâm sự ấy của Jane đã tác động không nhỏ tới quyết định của Alyce. Và cũng chính bà ta đã tiếp nhận sự quay lại của Alyce. Nếu tạm bỏ qua những cay độc và khắt khe của bà, bạn sẽ thấy đó là một người thầy mà Alyce cần có. Sự dạy dỗ quả là muôn hình muôn vẻ.***Bà Karen Cushman sinh tại Chicago, bang Illinois, Mỹ. Ngoài bằng cử nhân về Nhân Văn và Bảo Tàng, bà còn tự học về thư viện, thuật gấy mê, múa ba-lê và đặc biệt là y học. Được mệnh danh là nhà văn hư cấu lịch sử kiệt xuất dành cho thanh thiếu niên, 50 tuổi bà mới viết quyển sách đầu tay CATHERINE, CALLED BIRDY và đoạt ngay giải bạc Newbery năm 1995; sang năm 1996, THE MIDWIFE’S APPRENTICE đoạt giải vàng Newbery - cả hai tác phẩm đều xuất phát từ việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa các nước Anh thời Trung cổ của bà. Tác phẩm thứ ba nói về thời kỳ đổ xô đi tìm vàng trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà cũng là tác giải của MATHILDA BONE, THE BALLAD OF LUCY WHIPPLE và gần đây nhất là RODZINA.Tác phẩm Học trò bà mụ (Nguyên tác: The Midwife’s Apprentice) đoạt:- Huy chương vàng Newbery năm 1996.- Lọt vào danh sách những quyển sách hay nhất của Hiệp hội Thư viện Mỹ năm 1996.- Sách hay nhất cho thanh thiếu niên năm 1996.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Học Trò Bà Mụ PDF của tác giả Karen Cushman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.