Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Đời Tự Kể (Nhiều Tác Giả)

Đọc tập sách để thấu được những nỗi niềm đau đáu khôn nguôi từ những câu chuyện rất nhỏ, rất đời: một lần vục bát cơm vào nồi để giành lấy phần hơn (Từ một lần ăn hỗn)... Đọc để thấy được cái tình thấm đẫm từ những vật vô tri vô giác: gốc sứ truyền đời qua bao hợp tan của tình cha mẹ, nghĩa anh em (Cây bông sứ nhà nội); luồng gió nhẹ từ chiếc quạt mo cau mang theo sức nặng của tình mẹ, lòng con (Chiếc quạt mo)...

Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức. Là nỗi đau tinh thần và thể xác suốt một thời thơ ấu (Tuổi thơ khủng khiếp, Thuốc nào cho tôi uống để quên, Mẹ! Con!). Là nỗi ám ảnh mà một đời chưa đủ để vượt thoát (Châm ngọn lửa câm lặng, Nửa ổ bánh mì, Tôi không đi nổi trong thế giới phẳng này)... Nhưng trên hết, các tác giả đều đã thấy nghị lực phi thường của mình để vượt lên số phận và bên cạnh đó là những giọt nước mắt thầm lặng phải chảy ngược vào trong để dành cho người đối diện một nụ cười.

Không triết lý sâu xa, không khái quát cao rộng, những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ này luôn cho người đọc một phút lắng đọng để rồi nghe lòng mình mềm ra, rưng rưng hơn mỗi khi gặp một người, vì biết đâu đằng sau nụ cười vô tư lại chẳng là một trời tâm sự. Chuyện đời tự kể không chỉ khiến người trong cuộc thanh thản, nhẹ lòng mà còn khiến người thương người hơn...

***

Chuyện Đời Tự Kể gồm có: Tìm mua: Chuyện Đời Tự Kể TiKi Lazada Shopee

Một nơi để được trang trải tâm hồn...

Ông Sáng mù

Ngày truyền thống của gia đình tôi

Bài báo đầu đời

Những ngày mẹ bệnh

Ngày giẫy mả

Ông giáo nghiệp dư

Chú tôi, một người đặc biệt

Người mẹ chung

Chiến tranh và nỗi sợ hãi

Tôi mua xe đạp

Linh hồn của mẹ

Trái lựu đạn nổ chậm

“Cuộc trả thù”

Bước ngoặt cuộc đời tôi

Đức năng thắng số

Nhật ký của mẹ

Tôi không bất hiếu

Giọt nước mắt giữa đồn công an

Phải chi mẹ còn nghe con nói...

Nhâm nhi rễ đắng

Cứ nhìn về phía trước

Paris - Sài Gòn cách nhau 6 tiếng...

Tuổi thơ bần hàn

Những ngày ấy ở quê tôi

Nghèo cho sạch, rách cho thơm

Con gái là con người ta!

Con bò đi khám bệnh

Ba tôi

Tôi phải sống, tôi đã sống

Một mùa hè đáng nhớ

Phận làm dâu

Bài học nhớ đời

Mùa sầu riêng

Thương thay lao động trẻ em

Nhìn thầy chăm mạ

Hai ngôi mộ trong vườn nhà tôi

Chị dâu tấm lòng như mẹ

Hột vịt lộn của má

Bỏ cả cuộc đời trong nồi mắm kho

Đừng như nước mắt chảy xuôi

Từ một tiết dạy tùy hứng

Thầy tôi

Còn nỗi đau nào nữa không?

Không đành lòng bán ruộng

Tôi cố gắng trở thành một công tố viên giỏi

Ân nhân

Cậu tôi

Xóa bỏ ước mơ thủy thủ

Cây đờn kìm

Những người xin xuất viện

Bà già điên ấy

Danh sách các bài viết được giải chuyện đời tự kể

***

Theo lời má tôi kể, lúc ba tôi 15 tuổi, nhà quá nghèo, ông nội đem ba đi ở đợ cho gia đình ông cai tổng làng Vĩnh Gia - một cô thôn hẻo lánh bên bờ kênh Vĩnh Tế để nhận 15 đồng bạc. Ông tôi cho ba tôi đi ở đợ kiểu “bán con” như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: làm nô lệ cho chủ suốt đời không lương, chỉ được ăn cơm thừa canh cặn. Muốn được thoát thân phải có 15 đồng thối cho chủ!

Ban ngày làm lao dịch cho chủ, ban đêm ba tôi lãnh cấy thuê, đánh cá, kiếm tiền dành dụm mười năm ròng rã được 15 đồng tự chuộc thân rồi cưới má tôi lúc ông 25 tuổi. Ba tôi có sức khỏe phi thường nên được mệnh danh là Tiết Nhân Quý. Ông vào rừng “ăn ong” gánh về bốn thùng mật đầy, gấp đôi người khác. Có lần bị bảy tên cướp chặn đường cướp mật, một mình ba tôi đánh tan. Ba tôi sinh cùng thời với bác Ba Phi, những chuyện ông kể lại cho các con nghe là từ bác Ba Phi kể cho ông nghe. Tôi còn nhớ một số chuyện chưa ai biết.

Ba má tôi sinh được 15 đứa con, chết bảy hồi còn nhỏ do chữa bệnh bằng bùa chú.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Đời Tự Kể PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giã Từ Vũ Khí (Ernest Hemingway)
Giã từ vũ khí là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết vào năm 1929. Nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại, câu chuyện được thuật lại thông qua lời kể của trung úy Frederic Henry, một người Mỹ nhưng lái xe cứu thương trong quân đội Ý vào thời đệ nhất thế chiến. Toàn bộ nội dung cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện của hai người nam nữ gặp nhau tại một nơi xa lạ, nhưng đây không hẳn là một câu chuyện tình và các chủ đề của tác phẩm gồm tình yêu, chiến tranh, các giá trị con người và sự tỉnh ngộ. “Vào cuối hạ nǎm ấy chúng tôi đóng quân trong một ngôi nhà ở làng trông sang sông và trông sang cánh đồng chạy dài đến chân núi. Lòng sông trong vắt, nhiều sỏi, đá cuội, long lanh ngời sáng dưới ánh nắng mặt trời và nước thì ngả màu xanh cuồn cuộn chảy...” Đoạn vǎn mở đầu cho cuốn tiểu thuyết là hình ảnh về làng quê yên bình đằng sau những đoàn quân vừa tiến qua làm tung lên những lớp bụi mờ mịt. từng tham gia chiến tranh, E.Hemingway thấu hiểu sự tàn bạo của chiến tranh phi nghĩa, ông đã giành cả cuộc đời của mình để chống lại những cuộc chiến tranh như vậy: điều đó được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm của ông, mà "Giã từ vũ khí" là một cuốn sách như thế.*** Ernest Hemingway (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo người Mỹ. Ông từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, sau đó ông được biết đến qua "Thế hệ đã mất", nhận được giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả, và giải Nobel văn học năm 1954. Hemingway để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc qua nguyên lý tảng băng trôi, văn phong của ông được mô tả bởi sự kiệm lời nhưng có nhiều tầng ý nghĩa, phải suy nghĩ thật sâu mới có thể hiểu hết được những gì tác giả gửi gắm. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ. Tìm mua: Giã Từ Vũ Khí TiKi Lazada Shopee Từ nhỏ Hemingway đã không thích học đàn mà thích đấu võ quyền Anh, bản tính chuộng chủ nghĩa cá nhân đã thể hiện nơi con người Hemingway bằng các phản kháng nhỏ nhặt, để rồi trong cuộc đời sau này, đã hiện ra bằng các hành động trên tầm vóc lớn hơn. Năm 1950, Hemingway xuất bản cuốn sách "Qua sông và vào trong rừng" nhưng không gây dấu ấn với độc giả. Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" đã mang lại ngôi vị cho ông trên văn đàn, giúp ông nhận được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1953. Năm 1954 ông được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm "Ông Già và Biển Cả". Thời gian này người ta vẫn thấy ông đầy sức sống nhưng thực tế ông không hạnh phúc. Hemingway đã phải dưỡng bệnh dài hạn tại bệnh viện Mayo, ông bị ám ảnh vì cao huyết áp và suy sụp tinh thần. Tháng 7 năm 1961, ông thức dậy sớm và tự sát bằng một khẩu súng săn tại một nơi vắng vẻ của thị trấn Ketchum, Idaho. Ông ra đi mà không để lại lời trăn trối nào ngoài hình ảnh của các nhân vật trong nhiều cuốn tiểu thuyết mà ông đã sáng tạo ra. • Các Tác Phẩm Đã Xuất Bản Tại Việt Nam Ông già và biển cả (2000) Chuông nguyện hồn ai (Chuông gọi hồn ai) (2001) Giã từ vũ khí (2001) Hạnh phúc ngắn ngủi của Mác Cômbơ (2003) Truyện ngắn - Ernest Hemingway (2004) Truyện cực ngắn của Ernest Hemingway (2004) Hội hè miên man (2004) <p helvetica="" neue",="" helvetica,="" roboto,="" arial,="" sans-serif;="" font-size:="" 16px;="" text-align:="" center;"="" style="box-sizing: inherit; margin: 0px; padding: 0px; color: rgb(34, 34, 34); font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Roboto, Arial, sans-serif; font-size: 16px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 400; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: justify; text-indent: 0px; text-transform: none; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; white-space: normal; background-color: rgb(255, 255, 255); text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial;">***Một đêm tôi thức giấc quãng ba giờ và nghe Catherine trở mình trên giường. - Em có bị ốm không, Catherine? - Em thấy hơi đau, anh ạ. - Đau liền liền hả em? - Không, đau từng chập. - Nếu đau liền liền thì phải đi bệnh viện. Tôi buồn ngủ quá nên nằm ngủ lại. Một lát sau tôi lại thức giấc: - Anh nên gọi bác sĩ thì hơn. Em nghĩ chắc là đúng rồi. Tôi quay số gọi điện thoại cho bác sĩ. - Có đau liên tục không Cat? - Hình như độ mười lăm phút. Vị bác sĩ nói: - Vậy thì ông phải đưa bà đến bệnh viện ngay. Tôi sẽ mặc quần áo và đến đó bây giờ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ernest Hemingway":Ông Già Và Biển CảChuông Nguyện Hồn AiHội Hè Miên ManTuyển Tập Truyện Ngắn Ernest HemingwayGiã Từ Vũ KhíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giã Từ Vũ Khí PDF của tác giả Ernest Hemingway nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Bà Tùng Long (Bà Tùng Long)
Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “Bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà Bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sàigòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà, làm chủ nhiệm. Vào tuổi quá bát tuần, Bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, tôi tìm thấy trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của Bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao nhân vị” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối. Anh Lê Phương Chi đã lên danh mục tất cả 50 đầu sách của bà từ năm 1956 đến nay, trong đó có 16 đầu sách tái bản và in mới sau năm 1975 - tôi chỉ nói những tiểu thuyết đã xuất bản thành sách mà hầu hết được đăng tải trên các báo. Tôi cũng không nói về nội dung những mục như Gỡ Rối Tơ Lòng, Tâm Tình Cởi Mở hay đường hướng của những tờ báo mà bà làm chủ bút, thư ký tòa soạn, hay cộng tác viên, tôi làm một công việc đơn giản hơn - giới thiệu hồi ký của bà. Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy Bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình. Người đọc có thể còn mong muốn Bà Tùng Long nói nhiều hơn những gì bà thấy, bà nghe trong một xã hội chuyển động nhanh chóng, thậm chí không có quy củ, nhưng bà chỉ cung cấp chừng ấy thôi, ta không thể đòi hỏi hơn. Tìm mua: Hồi Ký Bà Tùng Long TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bà Tùng Long":Cẩm Nang Người Vợ HiềnCon Đường Một ChiềuĐịnh MệnhHồi Ký Bà Tùng LongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Bà Tùng Long PDF của tác giả Bà Tùng Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Bà Tùng Long (Bà Tùng Long)
Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “Bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà Bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sàigòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà, làm chủ nhiệm. Vào tuổi quá bát tuần, Bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, tôi tìm thấy trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của Bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao nhân vị” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối. Anh Lê Phương Chi đã lên danh mục tất cả 50 đầu sách của bà từ năm 1956 đến nay, trong đó có 16 đầu sách tái bản và in mới sau năm 1975 - tôi chỉ nói những tiểu thuyết đã xuất bản thành sách mà hầu hết được đăng tải trên các báo. Tôi cũng không nói về nội dung những mục như Gỡ Rối Tơ Lòng, Tâm Tình Cởi Mở hay đường hướng của những tờ báo mà bà làm chủ bút, thư ký tòa soạn, hay cộng tác viên, tôi làm một công việc đơn giản hơn - giới thiệu hồi ký của bà. Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy Bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình. Người đọc có thể còn mong muốn Bà Tùng Long nói nhiều hơn những gì bà thấy, bà nghe trong một xã hội chuyển động nhanh chóng, thậm chí không có quy củ, nhưng bà chỉ cung cấp chừng ấy thôi, ta không thể đòi hỏi hơn. Tìm mua: Hồi Ký Bà Tùng Long TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bà Tùng Long":Cẩm Nang Người Vợ HiềnCon Đường Một ChiềuĐịnh MệnhHồi Ký Bà Tùng LongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Bà Tùng Long PDF của tác giả Bà Tùng Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quê Tôi Đất Độc (Sylar Gabriel)
Quê Tôi Đất Độc hay nguyên gốc: Những chuyện kì bí có thật: Quê em - Đất độc, là một truyện dài của thành viên có nickname Sylar_Gabriel thuộc diễn đàn voz. Ngay khi ra mắt bạn đọc, tác phẩm đã gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng mạng và được rất nhiều trang đăng tải và làm audio. Tác phẩm gồm 18 chương ứng với 18 câu chuyện, kể lại những sự kiện kì bì, kinh dị xảy ra nơi quê tác giả. Xin được trích lại lời tác giả để làm rõ hơn về nội dung: Gần đây có nhiều thớt của anh em về chuyện ma quỷ, tuy nhiên đa phần chỉ là anh em được nghe kể lại, hoặc chứng kiến nhưng mờ ảo hoặc mụ mị. Em suy nghĩ lung lắm, cuối cùng cũng quyết định viết ra những chuyện em từng gặp. Em xin khẳng định tất cả đều là người thật việc thật, nhân vật hiện còn sống, là họ hàng thân thiết của em và chỉ xảy ra ở 1 nơi - quê ngoại em, xã Ngọc Thụy - phường Long Biên - Hà Nội. Chuỗi chuyện em sắp kể ra sau đây có những chuyện em biết từ bé, có những chuyện em trực tiếp chứng kiến,và có cả những chuyện xảy ra khi mẹ em còn nhỏ; tạo thành 1 chuỗi những điều kì lạ, phủ lên trong tuổi thơ của em và người nhà em sự u ám của khu đất đấy. Các bác có thể tin, có thể không, em kể cũng chỉ để giãi bày, xin đừng ném gạch Em muốn kể theo trình tự thời gian để các bác cùng hiểu tại sao em đặt tên thớt là Đất độc; nhưng em muốn kể câu chuyện này trước. Cách đây ít lâu tình cờ đọc được 1 chuyện liêu trai trên f17, em giật mình, vì những gì viết trong truyện là những gì đã xảy ra thực sự ở trong nhà ngoại em, và đó cũng là động lực thôi thúc em lập thớt này. Tìm mua: Quê Tôi Đất Độc TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quê Tôi Đất Độc PDF của tác giả Sylar Gabriel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.