Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sex Và Triều Đại (Erik Larson)

Với tiểu luận Sex và triều đại, ông nằm trong số rất ít các nhà sử học nghiên cứu về đời sống tình dục trong cung đình phong kiến VN. Sử của Tại Chí Đại Trường có biên độ rộng. Không chỉ viết sử thiên về chính trị mà ông còn nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau gần gũi với đời sống. “Có nhiều chi tiết mà những sử gia quan phương để “xổng”, khiến viết ra không có độ hấp dẫn, có nét riêng. Còn Tạ Chí Đại Trường đã len vào những câu chuyện mà trong sử chính thống ít nhắc đến”, nhà nghiên cứu Mai Anh Tuấn nói khi nhắc đến tiểu luận Sex và triều đại của Tạ Chí Đại Trường.

Có lẽ, Tạ Chí Đại Trường là một trong những tác giả hiếm hoi dám thẳng thắn đặt vấn đề tình dục (sex) - một khía cạnh thường bị các sử gia xưa và nay né tránh. Ông dẫn giải về khía cạnh này bằng một loạt các dẫn chứng khi cho rằng sinh hoạt riêng tư ở trong cung cấm thời xưa thường được biểu hiện qua các tên cung điện. Ví dụ như triều Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc… hay Lý Nhân Tông có cung Hợp Hoan đều hàm ý về những chuyện ân ái trong cung cấm.

Tất nhiên, chuyện phòng the của những ông vua, bà chúa trong cung cấm luôn là đề tài khó nói, nhưng bằng óc hài hước, tư duy thông minh và cái nhìn phóng khoáng, Tạ Chí Đại Trường gần như đã xóa tan những đám mây mù định kiến. Không độc giả nào không tủm tỉm cười khi Tạ Chí Đại Trường gọi vua Lý Thái Tông là “the right man in the wrong place” (đúng người, sai chỗ), chỉ vì ông bị mỹ nữ Chiêm Thành là Mỵ Ê - lúc đó đứng trước nỗi đau mất nước từ chối.

Hay khi nói về chuyện thái tử Long Xưởng thông dâm với phi tần của cha vẫn không bị bắt tội chết, ông thong thả bình “… trong cung người ta dễ dàng tư tình, từ quan triều tới mẹ vua, đến thái tử với các dì của mình, ông vua có biết cũng làm ngơ trừ phi động đến các “cục cưng”.

Giải mã cái chết của vua Lê Thánh Tông Tìm mua: Sex Và Triều Đại TiKi Lazada Shopee

Trong Sex và triều đại, Tạ Chí Đại Trường đã bóc lớp các diễn ngôn lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện để giải mã nhiều sự việc lịch sử, trong đó có cái chết của vua Lê Thánh Tông. “Thái tử lên ngôi, cho biết vua cha bị bệnh phong thũng. “Phong thũng” theo cách hiểu thông thường và của cả y sinh ngày xưa, là chỉ hiện trạng bệnh lở lói, cùi hủi. Vua không bị chiến thương như đã nói, mà sử quan lại có lời mào đầu là vua mắc bệnh nặng “vì nhiều phi tần quá”, vậy thì Thánh Tông đã mắc “bệnh xã hội”. Vua bị lở lói ở chỗ đó, hay khắp mình mẩy vì giang mai ở thời kỳ cuối?”, ông viết.

“Thời gian từ sau 1471 đến khi ông mất là đủ dài cho sự ủ bệnh và phát triển đến độ “lở lói” cuối cùng”, ông lý giải thêm. Ông cũng đưa ra dẫn giải vì sao một vị vua lại có thể mắc căn bệnh này. Sau khi kết thúc trận đánh vào năm 1471, nhiều nữ tù binh Chăm bị bắt để phục vụ vua, trong đó có người mắc bệnh.

“Góc khuất” hoàng cung

Ông chỉ ra sự biểu lộ tính dục trong tên các điện, cung trong cung điện. Chẳng hạn, thời nhà Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc và chỗ nằm ngủ được gọi là Trường Xuân. “Các danh xưng cùng ý nghĩ đó khiến ta ngờ rằng người đặt tên lầu Đại Vân mà Lê Hoàn khoe với Tống Cảo, hẳn có chủ ý liên hệ với chuyện “mây mưa”. “Lý Nhân Tông thì có cung Hợp Hoan (1089) mà sử quan không cần phải giải thích công dụng của nó, còn chúng ta thì có thể hiểu ngay”, ông viết.

Tạ Chí Đại Trường đã đưa ra nhiều chi tiết về đời sống tính dục có phần loạn luân, trụy lạc, phóng túng ở nhiều triều đại. Những quan điểm lịch sử của ông có khi ngược lại hoặc đưa ra những thông tin mới so với lịch sử chính thống. Chính điều đó khiến cho những diễn ngôn lịch sử của ông thường gai góc, có thể gây tranh cãi, nhưng lại mang đến nhiều góc nhìn. “Hãy cho rằng Trần Quốc Tuấn cướp công chúa Thiên Thành, con Thái Tông, em con chú của mình, là muốn phá gia đình kẻ đã làm tan rã nhà mình, trước khi được nghe lời trối phải báo thù của cha. Tuy nhiên khi Thái Tông gả con cho người cùng thân tộc gần (có thể là em ruột) thì rõ ràng đó là điều bình thường của thời đại, sử quan không soi mói ra để thấy là loạn luân. Lại thêm, xét cung cách tự nhiên của Quốc Tuấn lẻn vào nơi cô gái đã hứa hôn đang ở gia đình người vị hôn phu, thì ta thấy có sự thuận thảo giữa đôi bên, có sự đồng ý của cô gái, đồng thời cũng thấy có sự ngang bướng của con trai họ Trần”, Tạ Chí Đại Trường viết.

Bàn về đời sống tình dục trong hoàng cung, Tạ Chí Đại Trường không quên nói đến “giống giữa”. “Vua chúa dùng người có khuyết tật vào cung khỏi cần phải thiến thì cũng tiện, nhưng khi có kẻ moi móc ra thì lại giật mình”.

Nhà sử học diễn giải vụ án Lệ Chi Viên rằng Nguyễn Trãi đã cho Thị Lộ vào cung tìm cách tiếp cận nhà vua. “Lời các hoạn quan can ngăn không làm ông co lại mà còn như chỉ dấu rằng mưu định của ông có cơ sở vững chắc hơn: Vua 17, 18 tuổi con nít ham sắc thì “vợ” ông, lớn tuổi hơn, lão luyện hơn, càng dễ xỏ mũi đắc thế hơn chứ sao! Không thấy bà Thị Lộ xúi được vua giáng chức ông đại công thần Đinh Lễ “cưng” của Lê Thái Tổ là gì! Vậy thì Nguyễn Trãi không “hiền”, là “thứ dữ” nhưng chỉ vì không vượt qua được tình thế, không thể nào ngăn trở cơn “thượng mã phong” của Lê Nguyên Long Thái Tông mà mắc vạ đấy thôi. Không phải chỉ Thái Tông mà Hiến Tông có vẻ cũng chết cùng nguyên cớ: “Tháng 5, ngày 23 (1504), vua vì ham nữ sắc bị bệnh nặng”, và ngày hôm sau thì băng. Có vẻ còn nhanh hơn cái chết của Nguyễn Tự cuối Lý qua Trần”, Tạ Chí Đại Trường viết.

“Chúng ta rất sợ đọc sử biên niên, nhưng đọc sử của Tạ Chí Đại Trường lại khác. Câu văn gọn, giàu hình ảnh, khiêu khích, nhiều bóng gió buộc ta phải nghĩ nhiều. Tạ Chí Đại Trường cũng đưa lại thứ sử quá phức tạp. Ông có thể đúng, có thể sai, nhưng khiến chúng ta đã phải nghĩ rất nhiều, buộc phải thay đổi tư duy, chính những điều đấy khiến cho tri thức tiến lên, khiến sử học tiến lên”, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến nhận xét.

“Tạ Chí Đại Trường đã đi vào vấn đề sex (tình dục) tại các triều đại với con mắt của nhà khoa học. Ông lạnh lùng với những điều cấm kỵ, để từ đó, ông lật ra được những diễn ngôn lịch sử, xâu chuỗi những ghi chép rời rạc, lẩn khuất đằng sau những câu chữ được ghi lại”, TS Trần Trọng Dương nhìn nhận. Từ cuối thập niên 2000, một số tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường bắt đầu được in và phát hành tại VN như Thần, người và đất Việt, Những bài dã sử Việt, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Người lính thuộc địa Nam Kỳ.

***

Khi đọc xong Sex về triều đại, có bạn trẻ nào đó sẽ viết vấn đề “tính dục trong lịch sử”. Sử của Tạ Chí Đại Trường luôn kích thích về mặt tư duy, hướng tiếp cận và các thể loại đề tài theo cách như thế.

Trong số các học giả của Nam Việt Nam trước đây, Tạ Chí Đại Trường là người được xuất bản trở lại nhiều. Trong khi có những “đại gia” lịch sử, thậm chí bạn đọc trong nước còn không được biết tên thì may mắn của Tạ Chí Đại Trường là nhờ những đề tài tinh tế, cái riêng, nhờ giọng văn hấp dẫn, ông đã có chỗ đứng trong người yêu sử Việt. Tới nay nhiều cuốn của ông đã trở lại như: Thần người đất Việt, Những bài dã sử Việt (2011), Người lính thuộc địa Nam Kỳ (1861-1945) (2011), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (2012), Những bài dã sử Việt (2013), và mới đây là Chuyện phiếm sử học (2016).

Công chúng được kích thích khi đọc Tạ Chí Đại Trường. Ông đưa ra những luận điểm mà chưa ai nói, những góc khuất của lịch sử… Ví dụ ông nói vấn đề Tây tiến, Nam tiến, Việt Nam nhìn từ biển, giọng sử của người Kinh, của đồng bằng… Chỉ cần những điểm nhìn ấy thôi đã kích thích chúng ta động não rồi, chúng gợi mở chúng ta tư duy.

Sử học của ông là con mắt phức hợp, tạo nhiều cảm hứng. Ông có thể đúng, có thể sai, nhưng khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, buộc người ta phải nghiên cứu, và điều đó giúp chúng ta tiến lên.

Tạ Chí Đại Trường len vào nhiều thứ mà sử nhà trường không nhắc tới, những thứ tưởng là tiểu tiết trong lịch sử ấy lại chứa đựng nhiều tư liệu.

Ví dụ chuyên luận Sex trong các triều đại phong kiến của ông khác biệt với sử của ta xưa nay. Sex là vấn đề rất đáng được quan tâm, có mặt trong đời sống con người, tại sao lại không có trong sử học? Vậy chúng ta phải coi sex là vấn đề nghiên cứu khoa học. Tạ Chí Đại Trường đi vào sex với con mắt của nhà khoa học, lạnh lùng, chứ không xúc cảm. Từ đó ông tạo nên diễn ngôn lịch sử.

Ông khảo cứu từ cái tăm, cái khuôn đúc tiền cũng ra khảo luận sử học. Do đó, cách làm của Tạ Chí làm cho đầu óc chúng ta cởi mở hơn, gần gũi, hấp dẫn hơn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sex Và Triều Đại PDF của tác giả Erik Larson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại (Quốc Ấn)
Suốt lịch sử Việt Nam, một nhân vật lỗi lạc nhứt trong thời đại của người từ Đông sang Tây lại bị hậu thế đối xử thật bất công, đó là HỒ QUÍ LY. Nói đến HỒ QUÍ LY, đại đa số người Việt Nam đã đọc qua lịch sử nước nhà, đều nghĩ ngay đến một kẻ soán nghịch, một gian thần cướp ngôi nhà Trần. Nền luân lý Khổng Mạnh, vị thần giữ nhà của chế độ quân chủ, đã đầu độc dân ta hằng bao nhiêu thế kỷ, dạy người dân thần thánh hóa vua chúa, trung quân một cách mù quáng, và từ đó nảy sanh thành kiến trọng chính thống, thẳng tay kết án tất cả những ai nắm quyền bằng một đường lối khác hơn là truyền tử lưu tôn trong một triều đại đã có sẳn, dầu những ông vua cuối triều - con cháu của một đấng anh hùng dân tộc hoặc của một kẻ đoạt ngôi cũng thế - đã bị hủ hóa, trở thành những cá nhân vô giá trị, gian dâm vô đạo, ngu xuẩn hay tàn bạo, hại dân hại nước. Một LÊ CHIÊU THỐNG dắt voi về dầy mồ, suýt dâng tổ quốc cho quân Thanh xâm lăng chà đạp nếu không có một chiến lược gia thần tốc, một NẢ PHÁ LUÂN Việt Nam - một NẢ PHÁ LUÂN bất bại - đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm tham tàn trong vài trận đánh chớp nhoáng sáng chói vào bực nhứt lịch sử, thì một ông vua tâm địa nhỏ nhen hèn hạ, ông vua đầy tội lỗi với dân tộc như vậy, vẫn được đẳng cấp sĩ phu đương thời, trong đó có những nhà đại trí thức, triệt để trung thành, sẳn lòng chết cho cá nhân tồi tệ ấy. Cả một đám di thần, thà chịu mai một tài danh, tức là hủy bỏ, phá hoại một phần quan trọng của nguồn tài nguyên quốc gia là nhân lực - hơn là mang tài sức phụng sự đất nước dưới một triệu đại khác xứng đáng hơn. Một đại thi hào như NGUYỄN DU, vẫn mang cái mặc cảm di thần nhà Lê nghĩa là trung với ông vua phản quốc kia - cho đến chết. Chính cái tinh thần hẹp hòi trọng chính thống của đẳng cấp nho sĩ thời Trần Mạt - cũng là giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời ấy - trong một thời đại mà trình độ trưởng thành chính trị của quần chúng quá thấp kém, và quần chúng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp thống trị ấy, đã nối giáo cho giặc Minh, tiêu diệt cha con họ Hồ, làm sụp đổ cả một chương trình cải cách quốc gia tiến bộ nhứt thời đại, xuất phát từ một bộ óc thông minh nhứt thế kỷ từ Đông sang Tây và cũng vì đó mà nước Việt Nam mất một dịp canh tân, có thể biến cái quốc gia nhỏ bé nầy thành một cường quốc lãnh đạo cả Á Châu, nếu trình độ giác ngộ quyền lợi của quần chúng Việt Nam thời ấy chấp nhận được « hiện tượng HỒ QUÍ LY. » Nhưng nếu đẳng cấp nho sĩ xem HỒ QUÍ LY là một kẻ thoán đoạt không hơn không kém, chẳng cần kể đến chân tài và tính cách tiến bộ vượt bực của chương trình họ Hồ, là vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, địa vị của họ bị lung lay; nếu nhân dân thời bấy giờ không tán thành nhà Hồ là vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của đẳng cấp nho sĩ - cũng là giai cấp lãnh đạo - mà họ xem như khuôn vàng thước ngọc; nếu các sử thần và sử gia thời sau vẫn xem Hồ Quí Ly là kẻ giựt ngôi là vì truyền thống tinh thần đẳng cấp hoặc vì họ đang phục vụ chế độ quân chủ; nhưng chúng ta ngày nay, những người dân chủ, không có bổn phận triệt để trung thành với một cá nhân nào cả, chúng ta phải có thái độ nào đối với tiền nhân? Tìm mua: Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại TiKi Lazada Shopee Quan niệm về luân lí, về công và tội của chúng ta khác biệt hẳn với các thời đại trước. Hồ Quí Ly có đoạt ngôi nhà Trần hay không? Điều đó đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ nào đã thúc đẩy Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần? Tìm hiểu được động cơ này, xét qua chân giá trị của họ Hồ và toàn bộ sự nghiệp của con người lịch sử ấy, ta mới có thể quả quyết Hồ Quý Ly có công hay có tội với đất nước và nhân dân Việt Nam. Người xưa, vì những quan niệm luân lý hẹp hòi, vì những thành kiến khắc khe của xã hội, vì những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã chịu quá nhiều bất công và thiệt thòi rồi. Các bậc anh hùng, nghĩa sĩ hành động oanh oanh liệt liệt, nhưng tài bất thắng thời, hy sinh cả thân thể, sự nghiệp, tánh mạng của mình và có khi của cả gia tộc; những bậc chân tài cặm cụi cả đời họ phụng sự cho một lý tưởng, chịu nghèo khó, khổ cực nhục nhã; tất cả những người đó đều muốn ghi tên trong lịch sử để lại danh thơm cho đời sau. Bổn phận của hậu thế là phải công bình đối với họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại PDF của tác giả Quốc Ấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời (William J. Duiker)
Giáo sư William J. Duiker, cựu cán bộ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ những năm 1960s, sau gần 30 năm sưu tầm tài liệu, ông lần theo dấu vết người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ thời thơ ấu, quá trình học tập thuở thiếu thời đến khi rời cảng Nhà Rồng làm phụ bếp, sang Pháp tìm con đường giải phóng dân tộc, trở thành điệp vụ Đệ Tam Quốc Tế với cái tên Nguyễn Ái Quốc, lang thang đây đó qua châu Phi, Anh, Nga, Mỹ, Thái Lan…về Trung Quốc hoạt động với nhiệm vụ của đặc vụ Đệ Tam Quốc tế. Trở về Việt Nam lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 9 năm kháng chiến, trận thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến Hội Nghị Generva 1954, chấm dứt chiến tranh, tạm thời chia cắt hai miền ở vĩ tuyến 17 bên bờ sông Bến Hải, chờ cuộc tổng tuyển cử và những năm cuối đời trong căn nhà sàn cạnh Phủ Chủ tịch sống và làm việc như thế nào phác họa lại chân dung Hồ Chí Minh một cách trung thực và rõ nét nhất so với những cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh đã xuất bản trong và ngoài nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời PDF của tác giả William J. Duiker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời (William J. Duiker)
Giáo sư William J. Duiker, cựu cán bộ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ những năm 1960s, sau gần 30 năm sưu tầm tài liệu, ông lần theo dấu vết người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ thời thơ ấu, quá trình học tập thuở thiếu thời đến khi rời cảng Nhà Rồng làm phụ bếp, sang Pháp tìm con đường giải phóng dân tộc, trở thành điệp vụ Đệ Tam Quốc Tế với cái tên Nguyễn Ái Quốc, lang thang đây đó qua châu Phi, Anh, Nga, Mỹ, Thái Lan…về Trung Quốc hoạt động với nhiệm vụ của đặc vụ Đệ Tam Quốc tế. Trở về Việt Nam lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 9 năm kháng chiến, trận thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến Hội Nghị Generva 1954, chấm dứt chiến tranh, tạm thời chia cắt hai miền ở vĩ tuyến 17 bên bờ sông Bến Hải, chờ cuộc tổng tuyển cử và những năm cuối đời trong căn nhà sàn cạnh Phủ Chủ tịch sống và làm việc như thế nào phác họa lại chân dung Hồ Chí Minh một cách trung thực và rõ nét nhất so với những cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh đã xuất bản trong và ngoài nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời PDF của tác giả William J. Duiker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny (Otto Skorzeny)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny PDF của tác giả Otto Skorzeny nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.