Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tây Sơn Bi Hùng Truyện (Lê Đình Danh)

Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, bóc lột, chống lại nhà Nguyễn thối nát và mang lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này và cũng từ đó, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào chưa được làm sáng tỏ

***

Phàm là một người ham mê lịch sử và văn chương, cầm cuốn sách này khó có thể dứt ra được. Rất giống cảm giác thuở học trò đọc Tam quốc diễn nghĩa hay Thủy hử, bạn sẽ bị cuốn sách lôi cuốn ngay cả khi đang ăn hay trước lúc đi ngủ. Sẽ rất nhiều người mải theo cách dẫn dắt của tác giả mà quên khuấy cả giấc ngủ trưa, thậm chí cho qua cả một đêm trắng.

Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh mô phỏng cách viết chương hồi của La Quán Trung, Thi Nại Am và những tiểu thuyết gia Trung Quốc xưa, một cách kể chuyện như lùa người đọc vào hết mê hồn trận này đến những bí sử kia, mang đến cho người đọc cái không gian, thời gian, những sự kiện lịch sử, những chân dung tiêu biểu… làm nên gương mặt xã hội Việt Nam đầy biến động và bi thương, hiển hách và bi tráng suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Lê Đình Danh viết về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng kiệt xuất Nguyễn Huệ với một bối cảnh rộng lớn hơn, đặt các nhân vật của Tây Sơn trong mối quan hệ trực diện, đối nghịch, một mất một còn với chúa Nguyễn Đàng Trong, chúa Trịnh Đàng Ngoài và Vương quốc Đại Thanh thời vua Càn Long hùng mạnh. Tìm mua: Tây Sơn Bi Hùng Truyện TiKi Lazada Shopee

Tây Sơn bi hùng truyện thu hút người đọc không chỉ ở tư liệu lịch sử phong phú, kiến văn dồi dào, mà còn ở bút pháp dựng truyện, xây dựng nhân vật khá thành công. Ngoài hai nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc Ánh, hàng loạt các nhân vật thuộc các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn và cả các tướng Mãn Thanh đều được tác giả phác họa khi thì bằng một vài chi tiết đặc sắc, khi kỳ công dẫn dắt qua hàng loạt các sự kiện, mối quan hệ đan xen phức tạp, ví như các nhân vật Ngô Thì Nhậm, Ngọc Hân công chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Tuyết, Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm, Võ Tánh, Bùi Đắc Tuyên, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Vũ Tâm Can v.v…

Đọc sách, mà như được xem một cuốn phim lịch sử đầy bi thương hùng tráng, được xúc động, yêu thương với người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Nhà văn Hoàng Minh Tường

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tây Sơn Bi Hùng Truyện PDF của tác giả Lê Đình Danh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm (Hồ Mộ La)
Chí sĩ yêu nước Hồ Học Lãm sinh năm 1884 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An. Những năm đầu thế kỷ XX, ông cùng một số người trẻ tuổi sớm đi theo tiếng gọi Đông Du của cụ Phan Bội Châu, xuất dương tìm đường cứu nước. Tuy không phải là một Đảng viên Cộng sản nhưng chí sĩ Hồ Học Lãm đã sống như người Cộng sản chân chính. Suốt đời chiến đấu, dâng hiến tất cả cho lý tưởng cao quý mà mình đã lựa chọn là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Tuy ra đi khi nghiệp lớn chưa thành nhưng Hồ Học Lãm vẫn mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước mà mỗi thế hệ hôm nay cần soi vào, học tập. “Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm” là những dòng hồi ức chân thực và xúc động của bà Hồ Mộ La về người cha kính yêu của mình - chí sĩ Hồ Học Lãm. Thông qua những câu chuyện nhỏ, bạn đọc sẽ có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về chí sĩ Hồ Học Lãm. Đồng thời các bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin thú vị về những thanh niên Việt Nam yêu nước đã đi theo lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du. *** Từ nhiều chục năm nay, tôi rất muốn tự tay viết một cái gì đó về cha mình - Chí sĩ Hồ Học Lãm - người đã cùng một số người trẻ tuổi sớm theo tiếng gọi Đông Du của cụ Phan Bội Châu xuất dương tìm đường cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX. Nay đã quá tuổi "cổ lai hy" (tôi sinh năm 1930), với đôi mắt mờ lòa, ước nguyện đó của tôi mới thành hiện thực. Cuốn sách nhỏ này là những hồi tưởng của tôi về người cha kính yêu đã quá cố, những hồi tưởng không hoàn chỉnh và có phần lộn xộn. Ở tuổi ngoài bảy mươi, tôi cố gắng để không giấu diếm những cảm xúc và những suy nghĩ thật của mình. Biết có ai đó chăng thương cảm với kẻ ra đi tìm đường cứu nước những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ Tổ quốc ta lầm than, thời kỳ đế quốc thực dân đang hoành hành trên những miền đất hoang sơ lạc hậu ở Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam... Kẻ ra đi, và suốt 37 năm trời ở quê người đất khách, ông sống giữa những người xa lạ "Đồng sàng dị mộng"; chỉ muốn tung hoành mà lực bất tòng tâm. Cuối cùng cha tôi phải nằm bỏ xương quê người, phải ngậm ngùi đau khổ vì mình chưa làm được gì nhiều cho công cuộc cứu nước, cứu nòi và không được gặp lại người mẹ mà ông vô cùng yêu thương và kính trọng - Bà đã là ngọn đuốc soi đường, là tấm gương sáng cho cha tôi noi theo và cố gắng làm những việc có ích cho đời, cho nhân dân và cách mạng hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Tìm mua: Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm TiKi Lazada Shopee Cha tôi không phải là đảng viên cộng sản, nhưng ông sống như người cộng sản chân chính theo tiêu chí của chủ nghĩa Mác. Suốt cuộc đời ông đã chiến đấu, dâng hiến tất cả cho lý tưởng cao quý mà ông đã lựa chọn. Tôi rất tự hào và cảm phục cha mình. Những dòng cuối của "Hồi tưởng" này tôi phải viết bằng bút dạ ngòi to với sự trợ giúp của kính phóng đại. Sau gần ba năm, giờ khi đã 80 tuổi mụ tôi mới hoàn thành ý nguyện. Một sự hồi tưởng ít vui sướng, nhiều đau đớn, dường như cả cảm xúc nữa cũng đã quá sức chịu đựng của tôi. Tôi biết ngày tôi ra đi đã rất gần, ngày đó tôi sẽ tìm thấy cha, sẽ gặp chị và mẹ ở thế giới bên kia, thế giới của Tâm linh - Siêu vật chất "... Sắc bất dị không, không bất dị sắc...". Tất cả tôi xin dâng tặng hương hồn cha tôi - Chí sĩ Hồ Học Lãm. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn hồi tưởng này. Nguyên Tiêu Kỷ Sửu HỒ MỘ LA Mời các bạn đón đọc Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm của tác giả Hồ Mộ La.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm PDF của tác giả Hồ Mộ La nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF của tác giả Đặng Thuỳ Trâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF của tác giả Đặng Thuỳ Trâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện (Anh Đức)
Cách đây hơn 40 năm, trong một lần nằm điều trị tại Bệnh viện Việt-Xô, Hà Nội, nhà văn Bùi Đức Ái đã gặp một người phụ nữ miền Nam là bệnh nhân nặng với nhiều di chứng do hậu quả của những năm tháng hoạt động gian khổ ở chiến trường. Nhà văn đã viết tập bút ký "Một chuyện chép ở bệnh viện" và sau đó chính ông chuyển thể thành kịch bản phim Chị Tư Hậu để Đạo diễn Phạm Kỳ Nam dựng thành phim. Mặc dù bối cảnh trong phim chỉ mới thể hiện được một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má Nguyễn Thị Huỳnh, nhưng chị Tư Hậu đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ miền Nam nói riêng, và phụ nữ Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập cho dân tộc: trung hậu, đảm đang, anh dũng, kiên cường.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện PDF của tác giả Anh Đức nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.