Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Giang Sơn Chiến Đồ (Cao Nguyệt)

Thế gian xoay vần, thiên địa chuyển di. Mạt Tuỳ đã điểm, anh hùng chiến tử. Nhất thống giang sơn, tạo uy tế thế. Kiến công lập nghiệp, đáng mặt trượng phu.

Ấy chà chà, ấy chà chà... Lỡ tay giết người không phải chuyện đáng quan ngại. Nhưng giết lầm người mới là chuyện lớn.

Trương Huyễn là một quân nhân, bản tính lương thiện, có năng lực, có lòng ham mê võ thuật, trong một lần huấn luyện đã biến mất trong một hang sâu không thấy đáy. Sau khi ra khỏi hang động anh ta mới biết được mình đã vượt thời gian đến thời đại nhà Tuỳ khi cuộc tạo phản của Dương Huyền Cảm đang nổ ra. Đó là một thời đại mà anh hùng xuất hiện lớp lớp, kiêu hùng nổi dậy bốn phương, một thời đại có nhiều biến động.

Trớ trêu thay khi anh ta vừa vượt thời gian đến thời Mạt Tuỳ đã ra tay giết chết kẻ sau này có thể xưng hùng xưng bá một cõi - Bồ Công Sơn Nguỵ Công Lý Mật.

Nhưng biết làm thế nào được bây giờ? Nguy cơ lịch sử có thể thay đổi, có thể làm cho thời đại sau này xảy ra biến đổi lớn lao. Không còn cách nào khác Trương Huyễn đành phải tự mình dấn thân vào hiểm nguy nơi chiến trường sinh tử, ngươi chết ta sống, để lần nữa khiến cho lịch sử quay lại quỹ đạo vốn có của nó. Tìm mua: Giang Sơn Chiến Đồ TiKi Lazada Shopee

Từ Lạc Dương đến thảo nguyên xa xôi phía bắc, vượt qua biển cả mênh mông, chiến đấu nơi Cao Câu Ly, sang Sơn Đông trừ loạn giặc cướp, đến nơi đâu Trương Huyễn cũng một lòng ôm chí lớn, quyết giành lấy cho mình vinh quang của một người lính, chiến đấu với kẻ thù hung ác. Những trận chiến tàn khốc, những con người ngã xuống có đánh gục được quyết tâm của người anh hùng?

Thế rồi bí mật lớn nhất triều đại nhà Tuỳ sắp được mở ra, khiến người ta trợn mắt há mồm kinh ngạc. Cuộc tranh đấu giữa các thế lực thế gia đại phiệt giành lấy quyền khống chế ngôi thiên tử chí cao khiến bao sinh linh đồ thán. Liệu rằng chàng thanh niên đến từ tương lai này có thể làm nên công lao tế thế giúp đời, giúp nước, hay sẽ bị những kẻ mưu đồ xấu xa trong bóng tối thừa cơ cướp đoạt lấy thành quả?

Bóng giai nhân vẫn ấp ủ trong lòng từ lần đầu gặp nàng, bị một hố sâu gọi là hôn ước thế gia cách trở, chàng có thể giữ trọn lời hứa cùng nàng sống đến trọn đời. Nhưng rồi anh hùng khó qua ải mỹ nhân, hay mỹ nhân quyến luyến anh hùng.***

Lúc chạng vạng tối, mặt trời đã xuống núi rồi, bầu trời bị ánh nắng chiều nhuộm đỏ đã tối lại, dãy núi uốn lượn phía xa đã biến thành một màu đen sẫm, núi rừng càng thêm an tĩnh, vài con côn trùng không biết tên bắt đầu hưng phấn kêu lên.

Ở một con đường hẹp trên núi, xa xa có một người đi tới, bước tiến của hắn mạnh mẽ có lực, nhẹ nhàng tung người nhảy qua một gốc cây ngăn trên đường núi, thân cây này ba người mới có thể ôm xuể.

Đây là một người đàn ông trẻ tuổi cao tầm 1m9, thoạt nhìn hơn hai mươi, để trần nửa người trên, lộ ra cơ thể rắn chắc màu đồng cổ, hạ thân mặc một chiếc quần rằn ri của quân đội, chân đi một đôi ủng da của quân đội, sau lưng quần đeo một khẩu súng lục K92, trong ủng da còn cắm một con dao găm.

Sở dĩ người đàn ông trẻ tuổi cởi trần nửa người, là bởi vì áo của hắn đã làm thành một cái bao, hai ống tay áo được buộc lại trước ngực, đeo bao phục phía sau lưng, bên trong dường như có không ít đồ vật, nói chính xác, trong bao của hắn là lương thực.

Người con trai cắt đầu đinh, lộ rõ khuôn mặt hình chữ nhật, mũi cao thẳng, dưới đôi lông mày đen dày là một đôi mắt thâm thúy lợi hại, giống như mũi tên lợi hại đang ngắm vào một mục tiêu không thấy rõ trong rừng cây xa xa, nhưng lại có năng lực chuyển tới chỗ gần tảng đá trong phút chốc.

Tuy rằng ánh mắt kiên nghị sắc bén, nhưng lại mơ hồ lộ ra một tia hoang mang. Thỉnh thoảng hắn dừng bước lại nhìn xung quanh, dường như muốn biết rốt cuộc mình đã đến nơi nào?

Hắn tên là Trương Huyễn, vốn là một lính đặc chủng, hai năm trước thi đậu vào Học Viện Lục Quân học quân sự chiến lược. Năm ngày trước Trương Huyễn và ba mươi học viên cùng nhau tham gia huấn luyện dã ngoại sinh tồn, trong khi hắn đang tìm kiếm nguồn nước, vô ý đi vào một tòa sơn động sâu không thấy đáy.

Khi hắn đi ra khỏi đầu bên kia sơn động, quay đầu lại thì phát hiện không thấy cửa sơn động nữa, ngay cả cái túi đang đeo trên lưng của hắn cũng cùng hắn biến mất trong núi lớn rậm rạp.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giang Sơn Chiến Đồ PDF của tác giả Cao Nguyệt nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 (Hồ Hữu Tường)
Đây là một tập sách nhỏ mở mào bộ Lịch Sử Văn Chương Việt Nam để cho học sinh bực trung học dùng. Trong cả bộ nầy, chúng tôi chọn những điều trọng yếu mà trình bày một cách gọn gãy, với những lời dễ dàng, cho vừa với sức hiểu của học trò độ mười lăm đến mười tám tuổi. Nhưng bao giờ, cái mục đích chánh của nền trung học - ấy là rèn luyện óc phê phán và suy luận hơn là tích súc quá nhiều thành « nhồi sọ » - mục đích ấy vẫn được theo dõi. Vì vậy mà chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho bật nổi cái lý của mỗi việc và những tương quan của các việc. Các học sinh, khi đã làm quen với phương pháp ấy, sẽ hiểu văn chương Việt Nam hơn. Rồi thấy chỗ nào kém, sót thì lo bồi bổ, thấy nơi nào là nơi phong phú thì lo làm cho thạnh mậu nữa, các bạn trẻ sẽ mỗi người một ít nhiều mà gom góp vật liệu cho những tay thợ xây thêm mãi tòa cung điện là văn chương Việt Nam được càng ngày càng nguy nga, tráng lệ. Tuy bản ý của người viết là dành sách nầy cho học sinh trung học, nhưng nội dung của nó lại không dựa theo một « chương trình trung học » nào cả. Điều ấy, xin mách trước với độc giả, để tránh những chờ đợi vô ích. Độc giả sẽ không thấy chúng tôi bàn đến những tác giả viết ròng bằng chữ Hán, hoặc luận về những tác phẩm bằng chữ Hán của những tác giả được nhắc kể vào trong sách nầy. Đã chọn một quan điểm hẹp hòi như nậy, tức là chúng tôi bác hẳn cái quan điểm của các « chương trình », và cũng là quan điểm của những bộ « văn học sử » đang lưu hành. Bởi vì ghép cái tác phẩm bằng chữ Hán, dầu do người Việt viết ra, vào « văn chương Việt Nam », là một việc vô lý. Lấy cái lẽ rằng « Việt Nam văn học sử » là lịch sử văn học của người Việt Nam, và vì vậy mà cần phải khảo cứu tất cả những tác phẩm của người Việt, dầu là trước tác bằng tiếng Việt, dầu là viết bằng chữ Hán, thì luận điệu ấy không vững chút nào. Trong những đời Đinh, Lê, Lý, Trần, ở xứ ta, ảnh hưởng của Phật giáo thật là mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của Nho giáo. Những giáo tài thuộc về trước đời nhà Hồ đã bị tiêu hủy, nên không có gì làm bằng cớ; nhưng có ai lại dám quả quyết rằng lúc ấy, ở xứ ta không có nhà tăng nào mà Phật học uyên thâm, phạn ngữ uẩn súc và đã trước tác ít nhiều bằng tiếng phạn? Và nếu có như thế, thì những người làm « văn học sử » sao lại không sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng phạn của những người Việt mà ghép thêm vào? Lại lịch sử đã nhắc rằng, khi nhà Trần lên ngôi, họ nhà Lý nhiều người không phục, trốn sang nước Triều Tiên và về sau, trong dòng dõi họ, có lắm người lập nên công nghiệp hiển hách ở xứ ấy. Thì sao chẳng sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng Triều Tiên mà góp vào? Còn như khi quân Minh kéo sang diệt nhà Hồ, thì vua nhà Minh có ra lịnh thu thập tất cả sách vở và bắt cả nhân tài về nước. Trong bọn « tù binh » nầy, hay con cháu họ, há chẳng có kẻ viết được sách hay? Cũng thời là chữ Hán, sao không nhặt mà nghiên cứu một thể? Hơn nữa, gần đây, kể ra cũng chẳng thiếu chi những người Việt Nam trước tác bằng tiếng Pháp, và khởi đầu sáng tác bằng tiếng Anh. Nếu hiểu rằng « Việt Nam văn học sử » cần phải trình bày tất cả tác phẩm của người Việt, chẳng luận viết bằng tiếng gì, thì sao lại loại những tác phẩm tiếng phạn, tiếng Pháp, tiếng Anh… ra ngoài? Cho hay, văn chương của một dân tộc tất phải biểu diễn bằng tiếng nói của dân tộc ấy. Mà tiếng Việt không phải là một phương ngữ của tiếng Tàu - điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong tập mở mào của sách nầy, - nên chúng tôi phải loại những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ ra ngoài đối tượng, và dành để đó cho những ai nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Chúng tôi cũng ước mong rằng sau nầy các « chương trình » sẽ chọn một quan điểm giống như vậy. Vì làm như thế, chỉ là chữa một cái lầm mà thôi. Những người không còn bận chi về thi cử cũng có lợi mà đọc bộ sách nầy, vì nó chẳng những trình bày cái quá khứ trong văn chương, lại còn lắm nơi nêu giả thuyết, đặt vấn đề cho mọi người cùng xét. Ở xứ người, một học phái, một tác giả, một tác phẩm, lắm khi một tiểu tiết trong một tác phẩm, đã làm đề cho những luận án hẳn hoi, và mỗi luận án nầy lắm khi là công trình của hàng chục năm nghiên cứu. Rồi « văn học sử » mới là cái kết cấu của tất cả những luận án chính xác ấy. Ở xứ ta, ngoài bộ Đoạn trường tân thanh, thì chưa có tác phẩm nào được xét kỹ lưỡng như thế. Dĩ nhiên là bộ sách nầy phản chiếu cái tình trạng thô sơ chung. Nhưng độc giả thấy rằng đáng lẽ có quyết đoán mà chúng tôi chỉ có thể nêu giả thuyết, hoặc đặt vấn đề, hoặc không đem bằng cớ, ắt sẽ suy nghĩ mà nghiên cứu thêm, hầu trình bày những vấn đề có giá trị. Tìm mua: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Có vậy thì những nhà viết văn học sử sau nầy mới có thể tập đại thành các công phu nghiên cứu nọ mà làm những bộ lịch sử văn chương Việt Nam hoàn bị. Ấy là điều mong mỏi hơn hết của chúng tôi. Bởi mong mỏi như vậy mới bạo gan viết bộ sách nầy, mặc dầu xét mình chưa có đủ tư cách để làm một công việc mà ai cũng công nhận là rất khó. Nếu những quyển con nầy khêu gợi cho những bộ sách giá trị hơn ra đời được, thì tác giả lấy làm mãn nguyện vậy. Khởi viết ngày 10-X-1949. *** Chính trị gia, ký giả Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1962, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nộp luận san thi cao học ngành Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp, ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... và ra nhập Đệ tứ Quốc tế. Ông mất năm 1980 tại Sài Gòn. Giáo sư sử học Đại học Havard Hồ Tài Huệ Tâm là con gái ông. Năm 1926, sau khi bị đuổi khỏi trường Trung học Cần Thơ do tham gia viết bài ủng hộ nhà ái quốc Phan Bội Châu, ông Hồ Hữu Tường sang Pháp thi đỗ tú tài và xin học Toán tại Đại học Marseille. Trong thời gian du học tại Pháp, ông quen biết và cộng tác với các nhà cách mạng người Việt như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh… Năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940, Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc. Tháng 8/1945, ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển cùng ký tên vào bức điện gửi cho Hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thoái vị. Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho Bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 PDF của tác giả Hồ Hữu Tường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 3 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 3 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 2 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 2 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.