Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Việt Sử Lược (Nguyễn Gia Tường)

Đại Việt sử lược (chữ Hán: 大越史略), còn có tên là Việt sử lược (越史略), là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây là cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất của Việt Nam còn được lưu truyền cho đến nay[1].

Tác giả và những vấn đề liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Sách An Nam chí lược của Lê Tắc (hay Lê Trắc) đời Trần chép (dịch từ chữ Hán):

Trần Tấn (có bản chép Trần Phổ) được Thái Vương (Trần Thái Tông) dùng làm tả tàng, thăng đến hàn trưởng, từng làm (tác) sách Việt chí... Lê Hưu (tức Lê Văn Hưu, 1230 - 1322) là người có tài đức, làm phó quan của Chiêu Minh vương (Trần Quang Khải), thăng làm kiểm pháp quan, sửa (tu) Việt chí Tìm mua: Đại Việt Sử Lược TiKi Lazada Shopee

— Lê Tắc, An Nam chí lược, Quyển 15.

Theo đó và một số tài liệu khác, hai nhà sử học là Yamamoto Tatsuro (người Nhật Bản)[2] và Trần Kính Hòa (người Hồng Kông) [3] cho rằng có khả năng Lê Văn Hưu đã dựa vào Việt chí để soạn lại thành Đại Việt sử ký.

Đồng quan điểm này còn có hai nhà nghiên cứu người Xô viết (cũ) là P.V. Pozner và A.B. Poljakov. Lược kể theo A.B. Poljakov:

"Vào khoảng các năm 1127 - 1140, sử thần nhà Lý là Đỗ Thiên đã soạn ra bộ "sử ký" chép bao quát toàn bộ lịch sử nước Việt từ thời thượng cổ đến cuối triều Lý Nhân Tông (1127). Bộ sử này mang đậm tính chất truyền thống sử học Phật giáo.

"Sau đó, vào khoảng năm 1223 - 1240, sử thần nhà Trần là Trần Phổ [4] đã hiệu đính lại tác phẩm này thành hai quyển I và II, đồng thời chép tiếp về nhà Lý, làm thành quyển III.

"Tác phẩm mới gồm 3 quyển này được gọi là Việt sử lược, chịu sự ảnh hưởng nhất định của Nho giáo, điều đó đặc biệt thấy rõ ở quyển III, là quyển do Trần Phổ đã biên soạn. Cuối cùng, trong khoảng năm 1377 - 1388, bộ Việt sử lược được Trần Phổ (hoặc một người khác) bổ sung thêm phần thế phổ nhà Trần (phụ bản), rồi đổi tên nó thành Đại Việt sử lược" [5].

Sau đó trải bao binh lửa, Đại Việt sử lược bị thất truyền. Mãi đến thời Càn Long (trị vì: 1736 - 1795), sách mới được tìm thấy trong Khâm định tứ khố toàn thư của triều Thanh ở Trung Quốc. Để bổ cứu cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử, một nhà học giả đời Thanh là Tiền Hy Tộ (người Kim Sơn, nay thuộc tỉnh Giang Tô) đã tiến hành hiệu đính, cho khắc in, rồi đưa sách vào Tứ khố, nhờ vậy mà Đại Việt sử lược còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cũng theo nhà Việt Nam học A.Pol jakov, năm 1272, sử thần Lê Văn Hưu đã tiến hành xử lý lại toàn bộ công trình của Đỗ Thiên - Trần Phổ theo quan điểm của Nho giáo, và loại bỏ đoạn cuối viết về thời gian trị vì của Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, nó trở thành bộ sử chính thống đầu tiên có tên gọi là Đại Việt sử ký. Tuy nhiên, không may mắn như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký đã bị thất lạc và hiện nay chỉ còn lưu lại từng đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên [6].

Tuy nhiên, những lý giải trên không đủ thuyết phục một số nhà nghiên cúu Việt Nam, trong đó có GS. Trần Quốc Vượng [7] và GS. Trần Văn Giáp. Sau khi dẫn chứng, GS. Trần Văn Giáp có ý kiến đại ý như sau:

"Nói Lê Văn Hưu là tác giả bộ chính sử thứ nhất của Việt Nam vẫn là đúng đắn.Trước Đại Việt sử ký của ông, vẫn chưa có sách nào gọi là chính sử. Sách của Trần Chu Phổ có lẽ là sách Việt sử lược hay Đại Việt sử lược, cũng chỉ được coi như loại sách sử riêng, làm xong sau sách của Lê Văn Hưu, không được triều đình công nhận là chính sử chăng, nên không được phổ biến (có lẽ vì thế mà Ngô Sĩ Liên không nhắc đến hay dựa vào). Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là giả thuyết thôi"[8].

Gần đây, sau khi phát hiện gia phả họ Trần ở Hà Tĩnh[9] và công bố của PGS. TS. Trần Bá Chí (giáo sư đã căn cứ vào Quan du tạp lục của Nguyễn Hoằng Nghĩa [10] để chứng minh giả thuyết)[11], thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại nghiên về phía: tác giả Việt sử lược chính là Sử Huy Nhan (? - 1421), người làng Ngọc Sơn (nay thuộc xã Đức Thuận huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), đỗ Trạng nguyên năm Quý Mão (1363), viết Việt sử lược vào đời Trần Duệ Tông (1373 - 1377). Ông vốn họ Trần, nhưng giỏi sử nên được vua Trần đổi sang họ Sử. Nếu tin theo đây, thì Đại Việt sử lược là sách có sau.

Vì chưa đạt được sự đồng thuận về tác giả, về thời điểm ra đời của Đại Việt sử lược, nên phần nhiều các sách hiện nay đều ghi là "khuyết danh" và là sách thuộc đời Trần.

Cấu trúc và giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Việt sử lược gồm ba quyển và một phụ bản:

Quyển I chép các việc từ thượng cổ đến hết nhà Tiền Lê (tức đến năm vua Lê Ngọa Triều mất, 1009).

Quyển II chép các việc nhà Lý, từ Lý Thái Tổ (trị vì: 1009 - 1028) đến Lý Nhân Tông (trị vì: 1072 - 1127).

Quyển III chép tiếp về nhà Lý, từ Lý Thần Tông (trị vì: 1127 - 1138) đến Lý Huệ Tông (trị vì: 1211 - 1224).

Phụ bản chép niên hiệu các vua nhà Trần.

Nói về giá trị của sách, GS. Nguyễn Khắc Thuần viết:

"Đại Việt sử lược" là một trong những tác phẩm xuất hiện sớm nhất của lịch sử học Việt Nam...Dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì "Đại Việt sử lược" vẫn là một cuốn sách quý. Đọc "Đại Việt sử lược", không những bạn sẽ hiểu được diện mạo kinh tế và xã hội cũng như thế thứ các đời, không những hiểu được đặc trưng văn hóa dân tộc với nhiều thành tố phong phú khác nhau, mà còn hiểu được quan hệ bang giao của đất nước với các quốc gia trong khu vực...đã diễn ra trước triều Trần...

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Việt Sử Lược PDF của tác giả Nguyễn Gia Tường nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hán Sở Diễn Nghĩa (Mộng Bình Sơn)
Ðạo Trời vô cùng. Lòng người bất trắc. Chỉ có Nhân và Nghĩa là thứ bảo vật bất biến vĩnh hằng. Nhân Nghĩa là bảo vật vì từ nghìn xưa cho tới nghìn sau, luôn luôn được ưa chuộng. Trái lại hung bạo bị căm thù. Ðược ưa thì thắng, bị ghét thì thua, cuộc đấu tranh trường diễn của lịch sử, lời tiên nho nói không sai: "Cương cường tất tử nhân nghĩa vương " Truyện Hán Sở tranh hùng là một minh họa có sức thuyết phục cho chân lý ấy. Tần Thủy Hoàng dùng sức mạnh tóm thâu lục quốc. Nhưng vì chỉ biết lấy bạo lực, không biết lấy nhân nghĩa thu phục lòng người mà lòng người rời bỏ, rốt cuộc bị Hạng Vũ tiêu diệt. Nhưng thắng Tần rồi Hạng Vũ lại lầm đường đi vào vết xe đổ nên đã bị Lưu bang tiêu diệt. Tìm mua: Hán Sở Diễn Nghĩa TiKi Lazada Shopee Lưu Bang tức Hán Cao Tổ đã thấy sức mạnh và độ bền của Nhân, Nghĩa, biết dùng Nhân Nghĩa làm keo sơn gắn bó lòng người nên đã củng cố Hán tộc được lâu dài, dựng lên một vương triều Đại Há kéo dài hơn 400 năm. Ðọc Hán Sở tranh hùng là để soi tấm gương không mòn còn mãi: Tấm Gương Nhân nghĩa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Bình Sơn":Diệp Gia KiếmNhạc Phi Diễn NghĩaThuyền Về Bến NgựHán Sở Diễn NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hán Sở Diễn Nghĩa PDF của tác giả Mộng Bình Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hán Sở Diễn Nghĩa (Mộng Bình Sơn)
Ðạo Trời vô cùng. Lòng người bất trắc. Chỉ có Nhân và Nghĩa là thứ bảo vật bất biến vĩnh hằng. Nhân Nghĩa là bảo vật vì từ nghìn xưa cho tới nghìn sau, luôn luôn được ưa chuộng. Trái lại hung bạo bị căm thù. Ðược ưa thì thắng, bị ghét thì thua, cuộc đấu tranh trường diễn của lịch sử, lời tiên nho nói không sai: "Cương cường tất tử nhân nghĩa vương " Truyện Hán Sở tranh hùng là một minh họa có sức thuyết phục cho chân lý ấy. Tần Thủy Hoàng dùng sức mạnh tóm thâu lục quốc. Nhưng vì chỉ biết lấy bạo lực, không biết lấy nhân nghĩa thu phục lòng người mà lòng người rời bỏ, rốt cuộc bị Hạng Vũ tiêu diệt. Nhưng thắng Tần rồi Hạng Vũ lại lầm đường đi vào vết xe đổ nên đã bị Lưu bang tiêu diệt. Tìm mua: Hán Sở Diễn Nghĩa TiKi Lazada Shopee Lưu Bang tức Hán Cao Tổ đã thấy sức mạnh và độ bền của Nhân, Nghĩa, biết dùng Nhân Nghĩa làm keo sơn gắn bó lòng người nên đã củng cố Hán tộc được lâu dài, dựng lên một vương triều Đại Há kéo dài hơn 400 năm. Ðọc Hán Sở tranh hùng là để soi tấm gương không mòn còn mãi: Tấm Gương Nhân nghĩa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Bình Sơn":Diệp Gia KiếmNhạc Phi Diễn NghĩaThuyền Về Bến NgựHán Sở Diễn NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hán Sở Diễn Nghĩa PDF của tác giả Mộng Bình Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ăn Mày Dĩ Vãng (Chu Lai)
'Ăn mày dĩ vãng' của Chu Lai là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt, rồi cả những mặt trái trong thời chiến lẫn thời bình đều được lôi ra tuồn tuột trưng bày cho độc giả nhấm nháp và chiêm nghiệm suy tư.Hải Giang (Cuốn sách của tôi) Tôi - một con nhỏ 21 tuổi, sinh ra, lớn lên và đang sống trong bình, hiếm khi để mắt, hứng thú với đề tài chiến tranh và những cái thuộc về quá khứ. Nhưng không biết một sự đẩy đưa vô duyên cớ nào mà tôi đã tập trung hết sức lực của đầu óc và tim gan một cách cao độ để đọc hết quyển Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Về chiến tranh. Phải, ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Tôi thật sững sờ, ngóng theo từng trang viết và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Tôi nhận ra quá khứ bị bỏ quên một cách phũ phàng. Đành rằng con người ta sống trên đời cần phải sống cho hiện tại thật tốt và hướng đến tương lai. Nhưng không vì vậy mà phủi sạch mọi thứ của quá khứ, của dĩ vãng kinh người khiến bao nhiêu số phận trở nên lao đao lận đận. Họ lận đận là vì ai, vì họ, không, vì tất cả, vì lẽ sống cho nhân loại, vì yên bình cho mọi người, cho tất cả chúng ta. Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục". Tìm mua: Ăn Mày Dĩ Vãng TiKi Lazada Shopee Đó là khi đói quá họ phải ăn trộm hộp sữa trong bồng của đồng đội ăn, hay như cái ông Tám Tính đi vồ con gái người ta để thỏa mãn nhục dục đang lên đến mức cuồng tính, hay để cướp cò B41 làm chết người bạn đồng chí, đồng hương của mình... Họ hết sức bình thường, bình dị giản đơn, những con người chứa đựng cả hai mặt ưu và khuyết điểm. Chỉ những người trong cuộc, từng sống chung và trải qua mới kể lại một cách rành rọt chi tiết, tỉ mỉ và y như thật như thế. Nếu không thì Chu Lai quả là một ngòi bút thiện xạ, có một đôi mắt và óc nhìn khuất lấp, ít nhất là với tôi, ông ấy đã để lại một ấn tượng không phai nhòa về một thời ở một vùng khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu. Đọc tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, người ta thấy dù trong thời chiến hay thời bình đều có những nhân vật thừa nước đục thả câu, đục nước béo cò, mà sự thật của những bộ mặt ấy thật đáng nguy hại cho xã hội loài người. Thằng Địch là đồ khốn, nó đáng phải bị bắn nổ sọ vì những trò gian manh ác ôn của nó, của thằng bán nước. Và tôi yêu mến cô Sương từ đoạn đầu tiểu thuyết cho tới lúc cô bị đạn bắn chi chít lên người, "óc phòi ra" khi từ dưới hầm chạy lên, không vì cái ống quần ác nghiệt trong giây phút nghiệt ngã vô thường này, đã chạy đến được với tình yêu đang đợi ở bên suối, sau lưng là sự truy đuổi ráo riết. Tôi sẽ yêu mến cô đến cuối cùng nếu như cô chết ngay lúc đó. Về sau sự yếu đuối và dung dưỡng của cô, và cả cái tình yêu "dần dần mà ra" với tên địch khốn kiếp thiệt đáng trách, đáng ghét, đáng bực mình làm sao. Cô Ba Sương đáng yêu nồng hậu và quyết đoán lại xử sự như thế trước một tên ác ôn quả là đáng lên án, không chịu được, tôi đọc mải miết và cảm thấy bức xúc vô cùng, lần theo từng trang sách tôi vừa hồi hộp vừa run run, tiếc nuối một Ba Sương với bờ vai chim sẻ, thật đáng yêu và đáng trân trọng... Giờ đây, cái tên Tư Lan lạ lẫm, cô ta không xứng với tình yêu của hai Hùng. Anh hai Hùng! Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu vẫn đẹp và lãng mạn, dường như đó là một đặc tính, là bản chất muôn thuở của tình yê. Lối viết của Chu Lai khiến độc giả hồi hộp, tập trung, thần kinh như bị căng ra đến độ muốn đứt nhưng không đứt được, cứ lằn nhằn, khó chịu, bứt rứt, rồi đứng im, rồi hụt hẫng, chao đảo, buồn thương, tiếc nhớ. Xen lẫn một chương hiện tại với một chương quá khứ, Ăn mày dĩ vãng đúng thực là ăn mày dĩ vãng, gã ăn mày không cần tiền vàng chức tước mà chỉ cần một cái quá khứ bị đánh cắp, một cái sự thật rõ ràng, không ngại khó mà lội ngược dòng tìm người thương và những bối rối cả đời cần được tháo gỡ, cần được giải đáp. Thương lắm, cảm động lắm, tình yêu ấy đẹp lung linh và tỏa ra một thứ ánh sáng muôn vẻ... Tôi thầm lặng nhìn lại, chao, tôi đang phí hoài quá một tuổi trẻ, một tình yêu nông cạn và lầm lỗi của chính mình. Cái cách đan xen giữa quá khứ và thực tại như thế làm cuốn hút người đọc, đồng thời nó tạo bố cục hợp lý chặt chẽ giữa các tình tiết một cách tự nhiên, không gượng ép, như cái chương hai Hùng và Ba Sương yêu nhau trong căn hầm, nhờ lần đó mà hai Hùng phát hiện ra nốt rùi nhỏ phía ngực trái như "mắt đôi chim câu" của Sương, sang chương sau - chương hiện tại - đó lại là chi tiết để hai Hùng nhận ra Ba Sương một cách rõ ràng nhất... dù đau khổ và tê tái hay trong tình huống nguy nan kịch liệt, hoặc là dở khóc dở cười, giọng văn của Chu Lai vẫn hóm hỉnh, lạnh nhưng vẫn ấm. Bút pháp mạnh mẽ đến kỳ lạ, cách dùng từ lạ lẫm có sức hút người đọc độc đáo. Tôi còn nhớ mãi cái búi lãi trong bọc nước ở cái bụng mở tang hoác của Bảo khi bị B41 cướp cò từ tay Tuấn, cái họng đầy những đất cát, cỏ cây, đờm dãi và máu của một anh lính mắc ho khi đứng sát chân thằng địch, chỉ vì - cái cách tác giả giải thích cho những điều ông ấy viết ra luôn tự nhiên, tự nhiên đến đau lòng - "lôi được cậu ta ra ngoài hàng rào thì mặt mày đã tím bầm, sưng tấy, mồm miệng nhoe nhoét những dãi dớt trộn máu, trộn đất... Ở cái giây phút cuối cùng, cậu ta đã âm thầm tự nhét đất, nhét cỏ vào đầy cổ họng mình đến tắc thở để cho tiếng ho thứ hai khỏi phụt ra kéo theo cái chết của bạn bè!" Những con người hy sinh nhiều nhất là những con người sau hòa bình lập lại sẽ ẩn sâu vào cuộc sống bình dị đời thường hay ẩn náu nơi chốn nào đó thư thái tâm hồn mà nhớ chuyện ngày xưa, họ sống như một công dân bình thường... Họ không huênh hoang chiến công này, chiến tích nọ, họ luôn im lặng để mặc cho năm tháng chiến tranh, năm tháng mà họ phải chiến đấu gian khổ cực nhọc bào mòn đi tuổi trẻ và hạnh phúc của họ, để lại trên thân thể họ những vết thương đau âm ỉ. Mặc kệ luôn cả những thói đời đang từng ngày làm tổn thương họ thêm lần thứ hai, lần này là về mặt tinh thần, những sự thật méo mó, giả dối tràn ngập giữa dòng đời đang chảy dữ dội, sức người khó lội ngược, vượt qua, nếu cứ lội ngược thì không bèo nhèo thì cũng dễ chết lắm. Mà họ thì không lội ngược không được, thấy nghịch lòng trái lương tâm lắm! Ăn mày dĩ vãng có một cái kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu. Nó hợp lý, hợp lẽ, hợp tình. Chỉ tội cái mảnh tình thủy chung của hai Hùng không ráp lại được với Ba Sương ngày gặp mặt sau 20 năm. Nhưng tâm hồn anh hai Hùng giờ đã nhẹ ra và bên anh còn những ông bạn chí cốt, thế là lẽ sống đã không tuyệt đường, vẫn đâu đó niềm hy vọng, một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi! Cần Thơ ngày 13 tháng 04 năm 2010Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Chu Lai":Cuộc Đời Dài LắmPhốSông XaĂn Mày Dĩ VãngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ăn Mày Dĩ Vãng PDF của tác giả Chu Lai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ăn Mày Dĩ Vãng (Chu Lai)
'Ăn mày dĩ vãng' của Chu Lai là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt, rồi cả những mặt trái trong thời chiến lẫn thời bình đều được lôi ra tuồn tuột trưng bày cho độc giả nhấm nháp và chiêm nghiệm suy tư.Hải Giang (Cuốn sách của tôi) Tôi - một con nhỏ 21 tuổi, sinh ra, lớn lên và đang sống trong bình, hiếm khi để mắt, hứng thú với đề tài chiến tranh và những cái thuộc về quá khứ. Nhưng không biết một sự đẩy đưa vô duyên cớ nào mà tôi đã tập trung hết sức lực của đầu óc và tim gan một cách cao độ để đọc hết quyển Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Về chiến tranh. Phải, ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Tôi thật sững sờ, ngóng theo từng trang viết và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Tôi nhận ra quá khứ bị bỏ quên một cách phũ phàng. Đành rằng con người ta sống trên đời cần phải sống cho hiện tại thật tốt và hướng đến tương lai. Nhưng không vì vậy mà phủi sạch mọi thứ của quá khứ, của dĩ vãng kinh người khiến bao nhiêu số phận trở nên lao đao lận đận. Họ lận đận là vì ai, vì họ, không, vì tất cả, vì lẽ sống cho nhân loại, vì yên bình cho mọi người, cho tất cả chúng ta. Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục". Tìm mua: Ăn Mày Dĩ Vãng TiKi Lazada Shopee Đó là khi đói quá họ phải ăn trộm hộp sữa trong bồng của đồng đội ăn, hay như cái ông Tám Tính đi vồ con gái người ta để thỏa mãn nhục dục đang lên đến mức cuồng tính, hay để cướp cò B41 làm chết người bạn đồng chí, đồng hương của mình... Họ hết sức bình thường, bình dị giản đơn, những con người chứa đựng cả hai mặt ưu và khuyết điểm. Chỉ những người trong cuộc, từng sống chung và trải qua mới kể lại một cách rành rọt chi tiết, tỉ mỉ và y như thật như thế. Nếu không thì Chu Lai quả là một ngòi bút thiện xạ, có một đôi mắt và óc nhìn khuất lấp, ít nhất là với tôi, ông ấy đã để lại một ấn tượng không phai nhòa về một thời ở một vùng khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu. Đọc tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, người ta thấy dù trong thời chiến hay thời bình đều có những nhân vật thừa nước đục thả câu, đục nước béo cò, mà sự thật của những bộ mặt ấy thật đáng nguy hại cho xã hội loài người. Thằng Địch là đồ khốn, nó đáng phải bị bắn nổ sọ vì những trò gian manh ác ôn của nó, của thằng bán nước. Và tôi yêu mến cô Sương từ đoạn đầu tiểu thuyết cho tới lúc cô bị đạn bắn chi chít lên người, "óc phòi ra" khi từ dưới hầm chạy lên, không vì cái ống quần ác nghiệt trong giây phút nghiệt ngã vô thường này, đã chạy đến được với tình yêu đang đợi ở bên suối, sau lưng là sự truy đuổi ráo riết. Tôi sẽ yêu mến cô đến cuối cùng nếu như cô chết ngay lúc đó. Về sau sự yếu đuối và dung dưỡng của cô, và cả cái tình yêu "dần dần mà ra" với tên địch khốn kiếp thiệt đáng trách, đáng ghét, đáng bực mình làm sao. Cô Ba Sương đáng yêu nồng hậu và quyết đoán lại xử sự như thế trước một tên ác ôn quả là đáng lên án, không chịu được, tôi đọc mải miết và cảm thấy bức xúc vô cùng, lần theo từng trang sách tôi vừa hồi hộp vừa run run, tiếc nuối một Ba Sương với bờ vai chim sẻ, thật đáng yêu và đáng trân trọng... Giờ đây, cái tên Tư Lan lạ lẫm, cô ta không xứng với tình yêu của hai Hùng. Anh hai Hùng! Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu vẫn đẹp và lãng mạn, dường như đó là một đặc tính, là bản chất muôn thuở của tình yê. Lối viết của Chu Lai khiến độc giả hồi hộp, tập trung, thần kinh như bị căng ra đến độ muốn đứt nhưng không đứt được, cứ lằn nhằn, khó chịu, bứt rứt, rồi đứng im, rồi hụt hẫng, chao đảo, buồn thương, tiếc nhớ. Xen lẫn một chương hiện tại với một chương quá khứ, Ăn mày dĩ vãng đúng thực là ăn mày dĩ vãng, gã ăn mày không cần tiền vàng chức tước mà chỉ cần một cái quá khứ bị đánh cắp, một cái sự thật rõ ràng, không ngại khó mà lội ngược dòng tìm người thương và những bối rối cả đời cần được tháo gỡ, cần được giải đáp. Thương lắm, cảm động lắm, tình yêu ấy đẹp lung linh và tỏa ra một thứ ánh sáng muôn vẻ... Tôi thầm lặng nhìn lại, chao, tôi đang phí hoài quá một tuổi trẻ, một tình yêu nông cạn và lầm lỗi của chính mình. Cái cách đan xen giữa quá khứ và thực tại như thế làm cuốn hút người đọc, đồng thời nó tạo bố cục hợp lý chặt chẽ giữa các tình tiết một cách tự nhiên, không gượng ép, như cái chương hai Hùng và Ba Sương yêu nhau trong căn hầm, nhờ lần đó mà hai Hùng phát hiện ra nốt rùi nhỏ phía ngực trái như "mắt đôi chim câu" của Sương, sang chương sau - chương hiện tại - đó lại là chi tiết để hai Hùng nhận ra Ba Sương một cách rõ ràng nhất... dù đau khổ và tê tái hay trong tình huống nguy nan kịch liệt, hoặc là dở khóc dở cười, giọng văn của Chu Lai vẫn hóm hỉnh, lạnh nhưng vẫn ấm. Bút pháp mạnh mẽ đến kỳ lạ, cách dùng từ lạ lẫm có sức hút người đọc độc đáo. Tôi còn nhớ mãi cái búi lãi trong bọc nước ở cái bụng mở tang hoác của Bảo khi bị B41 cướp cò từ tay Tuấn, cái họng đầy những đất cát, cỏ cây, đờm dãi và máu của một anh lính mắc ho khi đứng sát chân thằng địch, chỉ vì - cái cách tác giả giải thích cho những điều ông ấy viết ra luôn tự nhiên, tự nhiên đến đau lòng - "lôi được cậu ta ra ngoài hàng rào thì mặt mày đã tím bầm, sưng tấy, mồm miệng nhoe nhoét những dãi dớt trộn máu, trộn đất... Ở cái giây phút cuối cùng, cậu ta đã âm thầm tự nhét đất, nhét cỏ vào đầy cổ họng mình đến tắc thở để cho tiếng ho thứ hai khỏi phụt ra kéo theo cái chết của bạn bè!" Những con người hy sinh nhiều nhất là những con người sau hòa bình lập lại sẽ ẩn sâu vào cuộc sống bình dị đời thường hay ẩn náu nơi chốn nào đó thư thái tâm hồn mà nhớ chuyện ngày xưa, họ sống như một công dân bình thường... Họ không huênh hoang chiến công này, chiến tích nọ, họ luôn im lặng để mặc cho năm tháng chiến tranh, năm tháng mà họ phải chiến đấu gian khổ cực nhọc bào mòn đi tuổi trẻ và hạnh phúc của họ, để lại trên thân thể họ những vết thương đau âm ỉ. Mặc kệ luôn cả những thói đời đang từng ngày làm tổn thương họ thêm lần thứ hai, lần này là về mặt tinh thần, những sự thật méo mó, giả dối tràn ngập giữa dòng đời đang chảy dữ dội, sức người khó lội ngược, vượt qua, nếu cứ lội ngược thì không bèo nhèo thì cũng dễ chết lắm. Mà họ thì không lội ngược không được, thấy nghịch lòng trái lương tâm lắm! Ăn mày dĩ vãng có một cái kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu. Nó hợp lý, hợp lẽ, hợp tình. Chỉ tội cái mảnh tình thủy chung của hai Hùng không ráp lại được với Ba Sương ngày gặp mặt sau 20 năm. Nhưng tâm hồn anh hai Hùng giờ đã nhẹ ra và bên anh còn những ông bạn chí cốt, thế là lẽ sống đã không tuyệt đường, vẫn đâu đó niềm hy vọng, một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi! Cần Thơ ngày 13 tháng 04 năm 2010Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Chu Lai":Cuộc Đời Dài LắmPhốSông XaĂn Mày Dĩ VãngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ăn Mày Dĩ Vãng PDF của tác giả Chu Lai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.