Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngày Sống Đời Thơ (Lê Minh Quốc)

Quen biết Lê Minh Quốc đã lâu, vậy mà có điều tôi vẫn hiểu chưa kỹ về anh. Cứ tưởng Lê Minh Quốc bắt đầu làm thơ từ những năm cầm súng chiến đấu ở chiến trường Campuchia (1977-1983), và sau đó tiếp tục say mê sáng tác lúc ngồi trên giảng đường của khoa Văn Đại học Tổng hợp TP.HCM, để rồi tập thơ Trong cõi chiêm bao đầu tay của anh ra mắt bạn đọc năm 1989. Hóa ra không phải.

Lê Minh Quốc mê chữ, yêu văn và bước vào cuộc đời cầm bút từ rất sớm. Mười bốn tuổi, sau nhiều “tác phẩm” gửi đi cho các báo ở Sài Gòn lúc đó, nhưng đều rơi vào im lặng, bài thơ Em tôi - tác phẩm đầu tiên của thiếu niên thi sĩ Lê Minh Quốc được in trên báo Thiếu nhi số 89 (13/5/1973). Tờ báo này do ông chủ nhà sách Khai Trí lập ra và do nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút. Khỏi phải nói niềm vui tột độ của cây bút trẻ này khi cầm số báo có đăng thơ của mình. Anh tiếp tục xuất hiện trên các tờ tuần báo dành cho thiếu nhi lúc đó như Tuổi Hoa, Mây Hồng và một số nhật báo khác. Sau này nhà thơ có tâm sự: Dù có thơ in nhưng tôi cũng không hề được tòa soạn gửi tặng báo biếu hoặc nhuận bút gì sất! Nhà thơ tương lai ấy đã tự an ủi theo đúng phép “thắng lợi tinh thần”: Chả cần, mình phục vụ cho văn học nghệ thuật (!) thì cần quái gì ba cái chuyện lẻ tẻ ấy.

Con đường thơ văn của Lê Minh Quốc nếu tính từ những ngày niên thiếu đó thì đến nay đã bốn mươi năm có lẻ. Nhìn lại hệ thống danh mục tác phẩm của anh, dù ai là người trong nghề cũng phải nể: Mười tập thơ, mười tập truyện, nhiều tập khảo cứu biên soạn… Ấy là chưa kể hàng nghìn bài báo được đăng trên Phụ nữ TPHCM - nơi anh công tác hơn hai mươi năm nay, và trên rất nhiều báo khác trong cả nước. Gần đây anh chuyển hướng sang thể loại mới: tạp bút. Tác phẩm Ngày sống đời thơ mà bạn đọc đang có trong tay là đứa con tinh thần mới nhất của anh. Như thế, nếu tạm sơ kết (chứ chưa thể tổng kết, vì chắc chắn tuổi nghề của Lê Minh Quốc còn rất dài), cây bút này đã đều đặn cho công bố với tốc độ tên lửa “năm một, ba năm đôi”. Sức viết ấy đâu dễ có!

Nhưng trong văn chương, điều quan trọng nhất chưa phải là số lượng mà là chất lượng. Hy vọng sẽ có dịp được viết kỹ về thơ và truyện của Lê Minh Quốc - hai lĩnh vực ấy anh cũng có chỗ đứng chắc chắn. Trong bài viết ngắn này, xin được nói riêng về tập Ngày sống đời thơ.

Cũng như tác phẩm Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày mới trình làng hồi cuối tháng ba năm nay, tập Ngày sống đời thơ trích đăng những trang nhật ký của Lê Minh Quốc. Tập trước anh tuyển chọn trong nhật ký của năm 2013, 2014, tập mới này là những dòng tâm sự của anh trong năm 2015. Lê Minh Quốc duy trì được một thói quen rất quý: viết nhật ký đều đặn hằng ngày. Ngày bận, viết ít. Ngày rảnh rỗi và có hứng viết dài hơn. Điều này rất nên làm đối với bất cứ ai, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Bởi vì chỉ cần sau vài ba năm đọc lại, tự bản thân đã thấy bên cạnh những trang đáng quên, thì có không ít điều bổ ích xoay quanh những gì mình đã suy tư, nếm trải, những vui buồn rất có ý nghĩa của quá khứ. Có chất liệu nào quý để hình thành nên những tác phẩm để đời của một nhà văn bằng những trang ghi chép của chính mình? Nét đặc thù cơ bản nhất của nhật ký là ở chỉ viết cho mình, mình là tác giả đồng thời cũng là độc giả đầu tiên và nhiều khi là duy nhất. Chính vì thế những trang nhật ký thường hết sức trung thực. Tìm mua: Ngày Sống Đời Thơ TiKi Lazada Shopee

Tập Ngày sống đời thơ của Lê Minh Quốc gồm 47 tiểu đoạn, mở đầu là những dòng nhật ký của ngày 3/1/2015 và kết thúc là những trang viết của anh ngày 31/12/2015. Gọi là nhật ký, nhưng chất tùy bút rất đậm. Ta đã rõ, tùy bút là một thể loại văn học lợi hại, tạo điều kiện để “cái-tôi-nhà-văn” tung hoành tùy theo hứng bút. Đọc tác phẩm của các cây tùy bút lỗi lạc như Nguyễn Tuân,... nhìn thoáng qua có thể nghĩ các đoạn, các ý sắp xếp bên nhau có phần lan man, xộc xệch, nhưng đọc kỹ thì thấy tự bản thân các trang viết đó có một cấu trúc bên trong chặt chẽ. Vì thế kinh nghiệm của những người sành thưởng thức văn chương khi đọc tùy bút là cấm kỵ việc đọc nhanh, đọc lướt mà phải đọc chậm, đọc nhâm nhi.

Tôi ngờ là Lê Minh Quốc rất ái mộ nhà tùy bút Nguyễn Tuân và tiếp bước đi trên con đường của ông. Trong cả ba tập Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày cũng như Ngày sống đời thơ, ngòi bút của Lê Minh Quốc hình như đã được thả sức phóng túng, tung hoành. Anh nói đến chuyện đời, chuyện nghề, chuyện tình cảm riêng tư. Những trang viết của anh có ba điểm tựa chắc chắn: thứ nhất, vốn sống dồi dào của những năm chiến đấu cũng như của những chuyến đi liên miên bất tận trong những năm làm báo; thứ hai, sức đọc rất khỏe - đọc tác phẩm của cha ông cũng như những sách mới ra lò, sách của Việt Nam cũng như sách của thế giới; thứ ba, anh là người quảng giao, quan hệ rộng và sâu sắc, chân tình với những người trong giới cũng như các đối tượng trong các lĩnh vực xã hội khác. Ba nguồn mạch đó khiến ngòi bút Lê Minh Quốc luôn dồi dào sức sống, đề tài hầu như không bao giờ vơi cạn.

Tôi tin bạn đọc sẽ xúc động khi đọc những trang Lê Minh Quốc viết về gia đình - đặc biệt về mẹ của mình, về quê hương Đà Nẵng cũng như về những vùng đất mà anh đã đặt chân. Nhưng Lê Minh Quốc dành nhiều trang cho chuyện nghề văn. Anh trân trọng nhắc đến các nhà văn tiền bối như Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà, Nguyễn Hiến Lê, Trang Thế Hy, Sơn Nam… cũng như các nhà văn hóa nổi tiếng như Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê, Phạm Duy… Thi hào Nguyễn Du được Lê Minh Quốc nhắc đến khá nhiều lần. Mặt khác anh cũng dành tình cảm ưu ái cho các bạn văn đồng trang lứa như Nguyễn Trọng Tạo, Trần Huiền Ân, Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Thạch Biền, Trương Nam Hương… Với bất cứ ai anh có những nhận xét trân trọng, tinh tế về văn nghiệp nói chung cũng như những cái hay, những điểm xuất thần trong các trang văn cụ thể của họ.

Như trên đã nói, Lê Minh Quốc có sức đọc rất khỏe. Anh “tham lam, ham hố” không bỏ qua bất cứ những bài viết, những cuốn sách nào mà anh thấy lý thú, bổ ích. Có khi của một tác giả Hà Lan xa lạ viết về Việt Nam. Có khi là những cuốn địa chí của xã, huyện nhưng có ích cho nhận thức của người đọc. Lê Minh Quốc không ích kỷ giữ nó cho riêng mình, mà ghi lại trong những trang nhật ký để rồi có dịp đưa đến tay bạn đọc. Có khi đó là nghĩa của những địa danh như Sóc Trăng, Chắc Cà Đao… Có khi là nội dung đặc sắc của một cuốn sách - chẳng hạn quyển Một quan niệm về sống đẹp của Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc)…

Dường như khi viết, Lê Minh Quốc cố tự kiềm chế, không muốn đề cập đến những nghịch lý của cuộc sống, những mặt non yếu, tiêu cực của xã hội. Thế nhưng đôi lúc anh cũng đã “vượt rào”. Chẳng hạn anh đã đề cập đến, tuy không mới nhưng cần thiết, về sách giáo khoa cho thế hệ trẻ ở phổ thông cũng như sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên. Nói về lĩnh vực văn chương Lê Minh Quốc đôi lúc cũng đã tỏ bày ý kiến về tình hình xào xạc, tiêu điều trong lĩnh vực sáng tác - đặc biệt là thơ. Anh cũng luôn tự dặn mình không để ngòi bút phản lại mình, phải hết sức quan tâm đến trách nhiệm của nhà văn đối với công chúng. Những điều tự răn ấy không những có ích cho nhà văn để khỏi đi chệch hướng, đồng thời cũng là lời cảnh báo chân tình cho các cây bút khác.

Đọc xong trang sách cuối cùng, tôi vừa thấy hứng thú vừa cảm thấy có điều gì “chưa đã”. Chắc chắn anh sẽ có tập tạp bút cho năm 2016 và các tập sau đó nữa. Chỉ mong rằng Lê Minh Quốc quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức thiết.

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, đó là một yêu cầu mang tính nguyên tắc của muôn đời. Nhà văn không thể lảng tránh. Tất nhiên đối với những vấn đề nhạy cảm, người viết phải rất thận trọng, nghiêm túc, xây dựng. Những kinh nghiệm này tôi ngờ là Lê Minh Quốc đã có thừa. Chẳng qua với tình bằng hữu văn chương, tôi xin nhắc lại với anh và cả tin anh sẽ làm rất tốt.

Ngày 27/8/2016Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Minh Quốc":Ngày Sống Đời ThơHành Trình Chữ ViếtCó Một Mầm Hoa Đã Nhú Dưới Tro TànThời Của Mỗi NgườiTướng Quân Hoàng Hoa ThámChuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tập 1Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Sống Đời Thơ PDF của tác giả Lê Minh Quốc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Không Gì Chết Đi Bao Giờ (Nguyễn Thanh Việt)
Đây là bản dịch Việt ngữ của tập tiểu luận 'Nothing Ever Dies' của nhà văn Mĩ gốc Việt Viet Thanh Nguyen. Với sự chấp thuận và yêu cầu của người dịch, tui đưa file bản dịch này lên mạng chia sẻ, hòng để tập sách này đến được với đông đảo người đọc. *** TÔI ĐƯỢC SINH RA Ở VIỆT NAM nhưng được tạo thành ở Hoa kì. Tôi kể mình ở trong số những người Việt nam bị chưng hửng vì những việc làm của Hoa kì nhưng bị cám dỗ để tin vào những lời của nó. Tôi cũng kể mình trong số những người Hoa kì thường không biết phải hình dung Việt nam ra sao và muốn biết để hình dung nó là gì. Người Hoa kì, cũng như nhiều người khắp thế giới, có chiều hướng lầm Việt nam với cuộc chiến tranh được gọi tên vinh danh nó, hoặc ô danh nó tuỳ trường hợp có thể. Sự hoang mang này không hồ nghi gì đã dẫn tới phần nào chính sự bất định của tôi về việc làm một người có hai xứ sở là nghĩa ra sao, cũng như là người kế thừa của hai cuộc cách mạng. Mời các bạn đón đọc Không Gì Chết Đi Bao Giờ của tác giả Viet Thanh NguyenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Gì Chết Đi Bao Giờ PDF của tác giả Nguyễn Thanh Việt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ (Lưu Đồng)
"Trong quá trình mười năm từ 20 tuổi đến 30 tuổi, chúng ta đều sẽ đi qua những con đường giống nhau. Bạn cảm thấy cô đơn là phải rồi, đó là cơ hội giúp bạn nhận thức bản thân. Bạn cảm thấy không được thấu hiểu là phải rồi, đó là cơ hội giúp bạn nhìn rõ bè bạn. Bạn cảm thấy đen tối là phải rồi, như vậy bạn mới phân biệt ra đâu là hào quang của chính mình.Bạn cảm thấy bơ vơ là phải rồi, như vậy bạn mới tỏ tường ai là người nâng đỡ mình trong tuổi trưởng thành. Bạn cảm thấy mơ hồ là phải rồi, CÓ THANH XUÂN CỦA AI MÀ KHÔNG MƠ HỒ."***“Bởi vì trẻ tuổi, cho nên không có sự lựa chọn, chỉ có thể thử xem. Phải đặt vui vẻ ở ngoài mặt, đặt mất mát ở trong lòng”, là những gì mà tác giả muốn nhắn gửi tới độc giả.Tiểu thuyết Thanh xuân của ai không mơ hồ của tác giả Lưu Đồng được ví như cuốn nhật ký ghi chép lại toàn bộ hành trình 10 năm trưởng thành của anh từ năm 23-33 tuổi. Anh cần mẫn ghi chép tỉ mỉ từng sự việc, biến cố đã xảy ra trong cuộc đời mình. Với suy nghĩ đơn thuần chỉ muốn lưu giữ tuổi thanh xuân của chính mình. Tìm mua: Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ TiKi Lazada Shopee Tuy nhiên, sau khi cuốn sách Thanh xuân của ai không mơ hồ được xuất bản đã chiếm được trái tim của không ít bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ đang trong những ngày tháng mơ hồ nhất của cuộc đời. Không mang những biến cố khủng khiếp hay lời văn lãng mạn, bay bổng lay động lòng người nhưng Thanh xuân của ai không mơ hồ vẫn luôn có sức hút với độc giả. Lời văn của Lưu Đồng nhẹ nhàng, bình dị và chân thật, mỗi câu chuyện bên trong là ký ức vườn trường và những năm đầu lăn lộn trong xã hội không chỉ riêng anh mà còn có hình bóng tuổi thanh xuân của mọi người trong đó.***Ipod của em để ở chỗ tôi đã hai năm. Chưa từng chạm đến. Tình cờ lục ra, nhớ đến hồi đó em dặn dò tôi phải đem đi sửa, trong khi săm soi, phát hiện trong máy vẫn còn điện. Phần tai nghe đã hỏng, không nghe được nhạc, lúc ấy em cũng nói như vậy, nên giao ipod của mình cho tôi. Lướt qua danh mục, rất nhiều bài hát tôi chưa từng nghe, hẳn đó là ca khúc em phải nghe hằng ngày, tôi nghĩ. Tôi lấy loa riêng ra, cắm vào. Jim Brickman, tôi chưa từng nghe, sau nhạc của anh ta, là Cảnh không người của Trần Dịch Tấn. hai bài hát liền mạch với nhau, nghe hay lạ lùng. Cách phối hợp này chưa bao giờ xuất hiện trong thế giới của tôi. Sau đó, cứ thế, mải nghe nhạc của em, trong óc cũng từ từ hiện lên hình ảnh em mà tôi không hiểu rõ, trong tình huống nào mới nghe nhạc yên tĩnh như thế, trong tình huống nào mới nghe nhạc khúc thương cảm như thế....Mời các bạn đón đọc Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ của tác giả Lưu Đồng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ PDF của tác giả Lưu Đồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 (Heinz Schaeffer)
Thiếu tá hải quân Heinz Schaeffer nguyên là sĩ quan trong quân đội Đức Quốc xã, nhưng ông chỉ là một quân nhân thuần túy. Sau một sự nghiệp rực rỡ, năm 1945, khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng minh, ông tìm cách đưa chiếc tàu ngầm U-977 do ông làm Chỉ huy trưởng sang Cộng hòa Argentina, tận Nam Mỹ. Vì có tin cho rằng ông đưa Adolf Hitler, Quốc trưởng và là thủ lĩnh đảng Quốc xã đi trốn, nên ông bị điều tra nhưng cuối cùng được thả. Trở về đời sống dân sự, ít lâu sau ông qua định cư ở Argentina. Và tại đây ông viết lại hồi ký này. Ngày nay, các cường quốc đều xem tàu ngầm (tức: tiềm thủy đỉnh) là một phương tiện vô cùng lợi hại trong chiến tranh, nên cố gắng hoàn thiện nó, và một số lớn chạy bằng nguyên tử lực, được trang bị hỏa tiễn tầm xa, có khả năng lặn sâu và lâu hơn những tàu ngầm trong Thế chiến thứ hai rất nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề căn bản mà các tàu ngầm và các thủy thủ có thể gặp phải, nhất là lúc có chiến tranh, thì nói chung cũng như nhau. Giá trị của hồi ký này là ở chỗ trung thực - dĩ nhiên tương đối - của tác giả, tính chính xác trong khi miêu tả, và sức hấp dẫn của câu chuyện rất “đàn ông.” Bản dịch được dựa theo bản tiếng Pháp Adventures d’un sous-marin a allemand của nhà xuất bản J’ai lu - Ditis, 1962. Tìm mua: Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 TiKi Lazada Shopee *** Một ngày kia, sau Thế chiến thứ hai, tôi có mặt tại Dusseldorf. Thành phố này, hồi trước sống động bao nhiêu, thì lúc bấy giờ trở nên tiêu điều khó nhận ra nổi. Tôi đi một vòng trong thành phố. Chỉ thấy toàn người ốm yếu, quần áo tồi tàn. Khắp nơi, các sườn nhà, các bộ đồng phục xa lạ của quân đội chiếm đóng. Tôi bước thơ thẩn trên con đường Konigsstrasse và nghĩ tới những gì bắt buộc phải quen, cùng những gì phải chịu đựng thêm nữa. Bỗng nhiên, thính giác tôi ghi nhận một con số, một công thức ngắn ngủn mà tôi sẽ nhớ cho đến ngày chết. Bởi con số ấy đưa tôi trở về vị trí chiến đấu cũ. Ở một nơi nào đó, không xa nơi tôi đứng, có tiếng la với giọng hổn hển: “977-977-977!” Chiếc tàu ngầm do tôi chỉ huy mang số hiệu U-977 và các bạn có thể đoán là con số ấy có ý nghĩa ra sao với tôi. Sau nhiều tháng dài bị giam giữ ở nước ngoài, kế đó ngay tại tổ quốc, giờ đây tôi lại nghe nó. Tôi cố lắng nghe, không chắc là mình nghe thật. Không, có lẽ tôi lầm… Tôi tạt ngang một quán báo. Một ông cụ, trong bộ quần áo rách rưới, đưa tờ báo ra rao bằng giọng khàn khàn: “Hitler còn sống! Hitler còn sống.” Mắt tôi định quay đi thì gặp hàng chữ lớn trên tờ báo. Tôi đọc: “U-977… Hitler còn sống!” Và bên dưới, chữ nhỏ hơn: “Hắn trốn qua Argentina trên tàu U-977.” Tôi đứng sững giữa đường Konigsstrasse, giống như mọc rễ và bật cười lên như điên, khiến mấy cô bé từ trường học ra, và các người đi ngang nhìn tôi lo ngại, vòng ngã khác để tránh. Chắc họ nghĩ: “Lại thêm một kẻ quá đói phát điên!”. Mời các bạn đón đọc Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 của tác giả Heinz Schaeffer.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 PDF của tác giả Heinz Schaeffer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Của Paco - Larry Heinemann (Larry Heinemann)
Tên gọi James bắt nguồn từ cách gọi Jim hoặc Jack, hoặc đôi khi là Jake theo cách đùa cợt, một thói quen của dân hàng phố khi họ bắt chuyện người hoàn toàn không quen biết - chẳng hạn, khi họ hỏi thăm đường, hỏi giá vé xe buýt chính xác bằng tiền lẻ hoặc xin lửa để châm thuốc. Nhưng bởi vì Chuyện của Paco đòi hỏi ngôn ngữ trịnh trọng hơn ngôn ngữ vỉa hè đường phố nên tôi nghĩ James thì thích hợp hơn. Tôi cũng định nhắc tới câu nói giễu cợt: "Về nhà đi, James”2[1]. Khi tôi bắt tay vào viết câu chuyện này, một người bạn thân đã hỏi tôi James thực ra có phải là James Jones hay không3[2] - một nhà văn có sự nghiệp mà tôi rất ngưỡng mộ (và tôi nghĩ ông bị đánh giá quá thấp); ông mất vì một căn bệnh đau đớn kéo dài ngay trước khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi được xuất bản năm 1977. Tôi đã trả lời người bạn đó rằng không phải, rằng James không phải là James Jones, nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên này là sự trớ trêu quá kỳ lạ khiến tôi không thể cố tình không biết hoặc gạt bỏ. Nhưng rút cục tôi được biết hóa ra có rất nhiều James. Trong Kinh Thánh có hai thánh tông đồ mang tên này: James Nhỏ (là người em ruột hoặc em họ của Jesus ở Nazareth và là tác giả của thư truyền giáo của Thánh James gửi cho các Kitô hữu) và James Lớn. Có nhiều vua của nước Anh tên là James, trong đó James I là người đã cho dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh cận đại. Có các “James” trong văn học - James Joyce, Henry James và người anh trai của ông là William James, và James Jones. Và chúng ta có thể kể thêm tướng cướp huyền thoại Jesse James, người em trai Frank James của gã, và băng cướp của nhà James; James Bowie và toàn bộ lính của ông đã thiệt mạng trong trận đánh tại Alamo (người anh trai đã tặng ông con dao săn/chiến đấu nổi tiếng vì được mang tên ông); diễn viên James Dean mà huyền thoại cá nhân đã góp phần định nghĩa thời kỳ hậu Thế chiến II. Hơn nữa, James còn là tên của người anh trai cả của tôi - tôi không gặp hoặc nhận được tin tức của anh ấy kể từ quãng năm 1970. Cuối cùng, tên của cha tôi là John, nhưng mọi người đều gọi ông là Jack - một tên riêng đôi khi thay cho James; ông mất chưa đầy hai tuần trước khi tôi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Close Quarters (Giáp lá cà), cái chết của ông quả thực đã khiến cho sự kiện ăn mừng việc ra mắt cuon sách trở thành mâu thuẫn, ngược đời - một cảm giác mệt mỏi đến kiệt sức vì đau buồn xảy ra cùng thời gian với cảm giác nhẹ nhõm vì cất được gánh nặng. *** Larry Heinemann, sinh năm 1944 tại Chicago, Illinois, trong một gia đình thuộc tầng lớp bình dân. Sau khi học xong trung học, ông đi làm rồi học đại học. Ông bỏ học giữa chừng và bị gọi nhập ngũ (năm 1966). Từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968, ông là lính của Sư đoàn hộ binh số 25 tham chiến tại Củ Chi và Dầu Tiếng. Tìm mua: Chuyện Của Paco - Larry Heinemann TiKi Lazada Shopee Sau khi giải ngũ, Larry Heinemann theo học môn sáng tác (creative writing) tại Đại học Columhia ở Chicago và từ năm 1971 ông bắt đầu dạy môn sáng tác tại đại học này, cho tới khi ông xuất bản Chuyện của Paco (Paco's Story) năm 1986. Năm 1986, Chuyện của Paco được Giải thưởng Sách Quốc gia dành cho thể loại hư cấu (National Book Award for Fiction), vượt qua bốn nhà văn được đề cử khác trong đó có Toni Morrison là ngưòi được Nobel Văn học 5 năm sau đó. Hiện nay Larry Heinemann là tác giả thường trú (writer-in-residence) tại Đại học Texas A&M University, thành phố College Station, bang Texas. Mời các bạn đón đọc Chuyện của Paco của tác giả Larry Heinemann.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Của Paco - Larry Heinemann PDF của tác giả Larry Heinemann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.