Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngày Sống Đời Thơ (Lê Minh Quốc)

Quen biết Lê Minh Quốc đã lâu, vậy mà có điều tôi vẫn hiểu chưa kỹ về anh. Cứ tưởng Lê Minh Quốc bắt đầu làm thơ từ những năm cầm súng chiến đấu ở chiến trường Campuchia (1977-1983), và sau đó tiếp tục say mê sáng tác lúc ngồi trên giảng đường của khoa Văn Đại học Tổng hợp TP.HCM, để rồi tập thơ Trong cõi chiêm bao đầu tay của anh ra mắt bạn đọc năm 1989. Hóa ra không phải.

Lê Minh Quốc mê chữ, yêu văn và bước vào cuộc đời cầm bút từ rất sớm. Mười bốn tuổi, sau nhiều “tác phẩm” gửi đi cho các báo ở Sài Gòn lúc đó, nhưng đều rơi vào im lặng, bài thơ Em tôi - tác phẩm đầu tiên của thiếu niên thi sĩ Lê Minh Quốc được in trên báo Thiếu nhi số 89 (13/5/1973). Tờ báo này do ông chủ nhà sách Khai Trí lập ra và do nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút. Khỏi phải nói niềm vui tột độ của cây bút trẻ này khi cầm số báo có đăng thơ của mình. Anh tiếp tục xuất hiện trên các tờ tuần báo dành cho thiếu nhi lúc đó như Tuổi Hoa, Mây Hồng và một số nhật báo khác. Sau này nhà thơ có tâm sự: Dù có thơ in nhưng tôi cũng không hề được tòa soạn gửi tặng báo biếu hoặc nhuận bút gì sất! Nhà thơ tương lai ấy đã tự an ủi theo đúng phép “thắng lợi tinh thần”: Chả cần, mình phục vụ cho văn học nghệ thuật (!) thì cần quái gì ba cái chuyện lẻ tẻ ấy.

Con đường thơ văn của Lê Minh Quốc nếu tính từ những ngày niên thiếu đó thì đến nay đã bốn mươi năm có lẻ. Nhìn lại hệ thống danh mục tác phẩm của anh, dù ai là người trong nghề cũng phải nể: Mười tập thơ, mười tập truyện, nhiều tập khảo cứu biên soạn… Ấy là chưa kể hàng nghìn bài báo được đăng trên Phụ nữ TPHCM - nơi anh công tác hơn hai mươi năm nay, và trên rất nhiều báo khác trong cả nước. Gần đây anh chuyển hướng sang thể loại mới: tạp bút. Tác phẩm Ngày sống đời thơ mà bạn đọc đang có trong tay là đứa con tinh thần mới nhất của anh. Như thế, nếu tạm sơ kết (chứ chưa thể tổng kết, vì chắc chắn tuổi nghề của Lê Minh Quốc còn rất dài), cây bút này đã đều đặn cho công bố với tốc độ tên lửa “năm một, ba năm đôi”. Sức viết ấy đâu dễ có!

Nhưng trong văn chương, điều quan trọng nhất chưa phải là số lượng mà là chất lượng. Hy vọng sẽ có dịp được viết kỹ về thơ và truyện của Lê Minh Quốc - hai lĩnh vực ấy anh cũng có chỗ đứng chắc chắn. Trong bài viết ngắn này, xin được nói riêng về tập Ngày sống đời thơ.

Cũng như tác phẩm Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày mới trình làng hồi cuối tháng ba năm nay, tập Ngày sống đời thơ trích đăng những trang nhật ký của Lê Minh Quốc. Tập trước anh tuyển chọn trong nhật ký của năm 2013, 2014, tập mới này là những dòng tâm sự của anh trong năm 2015. Lê Minh Quốc duy trì được một thói quen rất quý: viết nhật ký đều đặn hằng ngày. Ngày bận, viết ít. Ngày rảnh rỗi và có hứng viết dài hơn. Điều này rất nên làm đối với bất cứ ai, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Bởi vì chỉ cần sau vài ba năm đọc lại, tự bản thân đã thấy bên cạnh những trang đáng quên, thì có không ít điều bổ ích xoay quanh những gì mình đã suy tư, nếm trải, những vui buồn rất có ý nghĩa của quá khứ. Có chất liệu nào quý để hình thành nên những tác phẩm để đời của một nhà văn bằng những trang ghi chép của chính mình? Nét đặc thù cơ bản nhất của nhật ký là ở chỉ viết cho mình, mình là tác giả đồng thời cũng là độc giả đầu tiên và nhiều khi là duy nhất. Chính vì thế những trang nhật ký thường hết sức trung thực. Tìm mua: Ngày Sống Đời Thơ TiKi Lazada Shopee

Tập Ngày sống đời thơ của Lê Minh Quốc gồm 47 tiểu đoạn, mở đầu là những dòng nhật ký của ngày 3/1/2015 và kết thúc là những trang viết của anh ngày 31/12/2015. Gọi là nhật ký, nhưng chất tùy bút rất đậm. Ta đã rõ, tùy bút là một thể loại văn học lợi hại, tạo điều kiện để “cái-tôi-nhà-văn” tung hoành tùy theo hứng bút. Đọc tác phẩm của các cây tùy bút lỗi lạc như Nguyễn Tuân,... nhìn thoáng qua có thể nghĩ các đoạn, các ý sắp xếp bên nhau có phần lan man, xộc xệch, nhưng đọc kỹ thì thấy tự bản thân các trang viết đó có một cấu trúc bên trong chặt chẽ. Vì thế kinh nghiệm của những người sành thưởng thức văn chương khi đọc tùy bút là cấm kỵ việc đọc nhanh, đọc lướt mà phải đọc chậm, đọc nhâm nhi.

Tôi ngờ là Lê Minh Quốc rất ái mộ nhà tùy bút Nguyễn Tuân và tiếp bước đi trên con đường của ông. Trong cả ba tập Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày cũng như Ngày sống đời thơ, ngòi bút của Lê Minh Quốc hình như đã được thả sức phóng túng, tung hoành. Anh nói đến chuyện đời, chuyện nghề, chuyện tình cảm riêng tư. Những trang viết của anh có ba điểm tựa chắc chắn: thứ nhất, vốn sống dồi dào của những năm chiến đấu cũng như của những chuyến đi liên miên bất tận trong những năm làm báo; thứ hai, sức đọc rất khỏe - đọc tác phẩm của cha ông cũng như những sách mới ra lò, sách của Việt Nam cũng như sách của thế giới; thứ ba, anh là người quảng giao, quan hệ rộng và sâu sắc, chân tình với những người trong giới cũng như các đối tượng trong các lĩnh vực xã hội khác. Ba nguồn mạch đó khiến ngòi bút Lê Minh Quốc luôn dồi dào sức sống, đề tài hầu như không bao giờ vơi cạn.

Tôi tin bạn đọc sẽ xúc động khi đọc những trang Lê Minh Quốc viết về gia đình - đặc biệt về mẹ của mình, về quê hương Đà Nẵng cũng như về những vùng đất mà anh đã đặt chân. Nhưng Lê Minh Quốc dành nhiều trang cho chuyện nghề văn. Anh trân trọng nhắc đến các nhà văn tiền bối như Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà, Nguyễn Hiến Lê, Trang Thế Hy, Sơn Nam… cũng như các nhà văn hóa nổi tiếng như Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê, Phạm Duy… Thi hào Nguyễn Du được Lê Minh Quốc nhắc đến khá nhiều lần. Mặt khác anh cũng dành tình cảm ưu ái cho các bạn văn đồng trang lứa như Nguyễn Trọng Tạo, Trần Huiền Ân, Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Thạch Biền, Trương Nam Hương… Với bất cứ ai anh có những nhận xét trân trọng, tinh tế về văn nghiệp nói chung cũng như những cái hay, những điểm xuất thần trong các trang văn cụ thể của họ.

Như trên đã nói, Lê Minh Quốc có sức đọc rất khỏe. Anh “tham lam, ham hố” không bỏ qua bất cứ những bài viết, những cuốn sách nào mà anh thấy lý thú, bổ ích. Có khi của một tác giả Hà Lan xa lạ viết về Việt Nam. Có khi là những cuốn địa chí của xã, huyện nhưng có ích cho nhận thức của người đọc. Lê Minh Quốc không ích kỷ giữ nó cho riêng mình, mà ghi lại trong những trang nhật ký để rồi có dịp đưa đến tay bạn đọc. Có khi đó là nghĩa của những địa danh như Sóc Trăng, Chắc Cà Đao… Có khi là nội dung đặc sắc của một cuốn sách - chẳng hạn quyển Một quan niệm về sống đẹp của Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc)…

Dường như khi viết, Lê Minh Quốc cố tự kiềm chế, không muốn đề cập đến những nghịch lý của cuộc sống, những mặt non yếu, tiêu cực của xã hội. Thế nhưng đôi lúc anh cũng đã “vượt rào”. Chẳng hạn anh đã đề cập đến, tuy không mới nhưng cần thiết, về sách giáo khoa cho thế hệ trẻ ở phổ thông cũng như sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên. Nói về lĩnh vực văn chương Lê Minh Quốc đôi lúc cũng đã tỏ bày ý kiến về tình hình xào xạc, tiêu điều trong lĩnh vực sáng tác - đặc biệt là thơ. Anh cũng luôn tự dặn mình không để ngòi bút phản lại mình, phải hết sức quan tâm đến trách nhiệm của nhà văn đối với công chúng. Những điều tự răn ấy không những có ích cho nhà văn để khỏi đi chệch hướng, đồng thời cũng là lời cảnh báo chân tình cho các cây bút khác.

Đọc xong trang sách cuối cùng, tôi vừa thấy hứng thú vừa cảm thấy có điều gì “chưa đã”. Chắc chắn anh sẽ có tập tạp bút cho năm 2016 và các tập sau đó nữa. Chỉ mong rằng Lê Minh Quốc quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức thiết.

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, đó là một yêu cầu mang tính nguyên tắc của muôn đời. Nhà văn không thể lảng tránh. Tất nhiên đối với những vấn đề nhạy cảm, người viết phải rất thận trọng, nghiêm túc, xây dựng. Những kinh nghiệm này tôi ngờ là Lê Minh Quốc đã có thừa. Chẳng qua với tình bằng hữu văn chương, tôi xin nhắc lại với anh và cả tin anh sẽ làm rất tốt.

Ngày 27/8/2016Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Minh Quốc":Ngày Sống Đời ThơHành Trình Chữ ViếtCó Một Mầm Hoa Đã Nhú Dưới Tro TànThời Của Mỗi NgườiTướng Quân Hoàng Hoa ThámChuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tập 1Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Sống Đời Thơ PDF của tác giả Lê Minh Quốc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Người Trẻ Lạ Lùng (Đỗ Hồng Ngọc)
Tôi xin phép được trích một phần bức thư tôi viết gởi người bạn chưa quen ở Nhật nhân dịp cuốn Già ơi… chào bạn! của tôi được dịch sang tiếng Nhật, do nhà xuất bản Soshisha-Tokyo ấn hành để bạn chia sẻ cùng tôi những niềm vui nhỏ của ngày đầu năm; bức thư cũng được in trong tập sách này: "… Tôi mới 60 tuổi, cái tuổi còn quá trẻ đối với một người 80 tuổi và đã quá già với một người 20 tuổi. Nhưng với tôi, tôi không biết mình đã có tuổi, tích tuổi, lúc nào tôi cũng thấy tôi đã già, và lúc nào tôi cũng thấy tôi còn trẻ. Tôi là một thầy thuốc, một bác sĩ Nhi khoa, đã hành nghề trên 30 năm. Tôi nhớ mình mới khám chữa bệnh cho một chú bé sơ sinh thì chẳng bao lâu đã thấy chú bé đó mang trên tay một chú bé sơ sinh khác là con của chú để nhờ tôi khám chữa bệnh. Thời gian trôi qua lúc nào đó vậy?... Trong nhiều chục năm trời tôi đã làm việc như điên, cả ngày lẫn đêm, quên cả bản thân mình, quên cả thời gian, và mọi thứ cứ trôi lăn đi như thế cho đến một hôm người ta phải đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu vì tai biến mạch máu não. Người ta cạo trọc đầu tôi, đục hai lỗ ở sọ để đặt ống dẫn lưu. Tỉnh dậy, tôi nghĩ thế là xong! Đột nhiên tôi nghe tiếng chim hót trên cành cây ngoài cửa sổ, ánh sáng ban mai chiếu rọi trên giường bệnh tôi nằm. Tiếng chim, ánh nắng, trời ơi, như đã từ lâu tôi không hề biết có nó. Một cảm xúc dâng trào trong tôi. Tôi thấy mình thở. Tôi thấy những người thân và bạn bè vây quanh, người nào cũng không giống như trước kia như tôi đã từng thấy. Rồi tôi đứng lên được, đi lại được với những bước chập chững… Nỗi hạnh phúc kỳ lạ ùa vào tôi… Hãy yêu cuộc sống quanh ta và yêu ta nữa. Hãy biết ơn mình". Tôi viết Già ơi… chào bạn! để tặng mình như vậy đó. Nhưng một người bạn lớn tuổi đã bảo tôi, đại ý: Không có cái gọi là già, bởi vì khi 20 - 30 tuổi người ta còn quá trẻ, 30 - 40 đang trẻ, 40 - 50 hãy còn trẻ, 50 - 60 trẻ không ngờ, 60 - 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là… trẻ vĩnh viễn! Vì thế mà bạn cầm trên tay cuốn Những người trẻ lạ lùng như một lời tâm sự, chia sẻ những cảm xúc, những nghĩ suy của những người… trẻ, nhân dịp đầu năm, cũng là bắt đầu của một thế kỷ mới. Tôi rất cảm ơn Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã chọn Những người trẻ lạ lùng để làm món quà Xuân cho chúng ta. Tìm mua: Những Người Trẻ Lạ Lùng TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Hồng Ngọc":Nghĩ Từ Trái TimThiền Và Sức KhỏeNhững Người Trẻ Lạ LùngViết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu LòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Người Trẻ Lạ Lùng PDF của tác giả Đỗ Hồng Ngọc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lỗi Tại Đàn Ông (Cấn Vân Khánh)
Tập tản văn mới nhất của nhà văn Cấn Vân Khánh là những dòng suy tư của chính tác giả xoay quanh những đề tài quen thuộc: Phụ nữ và cuộc sống. Bằng những góc nhìn mới lạ, đặc biệt trong cuốn sách này lại có phần táo bạo hơn trước, một giọng văn ôn hòa và dịu dàng lần này bỗng trở nên cứng cỏi và dí dỏm hơn khi kết tội Lỗi tại đàn ông. Cùng đọc tản văn với Cấn Vân Khánh để xem các quý ông trong mắt phụ nữ sẽ ra sao? Và họ sẽ đối phó như thế nào? Đọc và khám phá rất nhiều chuyện hậu trường thú vị đằng sau đó. Bìa sách với thiết kế hình ảnh vô cùng ấn tượng cũng khiến người đọc thích thú vì những ý nghĩa ẩn sau đó: Tại sao người đàn ông có thể quần là áo lượt, ăn vận chỉnh tề trong khi người phụ nữ lại lôi thôi lếch thếch, chạy đôn chạy đáo? Thật không công bằng, tất cả là… lỗi tại đàn ông! *** Tác phẩm có tựa đề như một lời trách mắng yêu từ chính tác giả gửi cho cánh đàn ông, đồng thời cũng ẩn chứa một loạt thông điệp sâu sắc dành cho phụ nữ. Tìm mua: Lỗi Tại Đàn Ông TiKi Lazada Shopee Bìa của cuốn Lỗi tại đàn ông.Phải thừa nhận rằng, Cấn Vân Khánh không phải là một nhà văn quá nổi bật, nhưng những tác phẩm được xuất bản khá đều đặn của cô vẫn thu hút một lượng người đọc nhất định. Sau 6 cuốn sách đã được xuất bản, từ tác phẩm đầu tay mang tên “Chàng hề của em” (1998) đến tác phẩm mới nhất “Vết son trên môi anh” xuất bản trong năm nay đã phần nào định vị tên tuổi của Cấn Vân Khánh như một cây bút tiềm năng trong văn Việt. Nếu như ở những tác phẩm trước, người đọc biết đến Cấn Vân Khánh với giọng văn đầy dịu dàng và nữ tính nhưng vẫn phần nào hơi mơ mộng và đôi chỗ quá sức lãng mạn bay bổng, thì với tập tản văn mới nhất này, có lẽ độc giả của cô sẽ khá bất ngờ với một Cấn Vân Khánh đằm thắm, thâm trầm và dường như đã đủ “độ chín” của một người phụ nữ ngoài ba mươi. Lỗi tại đàn ông bao gồm 25 mẩu chuyện được viết bởi con mắt quan sát tinh tế và một cảm quan nhạy bén sắc sảo, mang đến cho bạn đọc những khám phá và chiêm nghiệm thú vị của chính tác giả về những chuyện muôn thuở giữa đàn ông và phụ nữ. Khám phá tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn, phụ nữ có lẽ sẽ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm và đồng điệu với những gì Cấn Vân Khánh truyền tải. Những mẩu chuyện đời thường đều được cô thu thập và ghi lại đầy tỉ mỉ, dí dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc và quan tâm. Bởi thế, có lẽ không quá khó để nhìn thấy chính mình trong đó, qua những mẩu chuyện như Xinh đẹp ngay cả khi đang ốm, Hy sinh - Bản năng của đàn bà, Chẳng có gì mãi mãi, Khi đàn ông nói lời chia tay, hay Người đàn bà đến sau… Vẫn bằng một giọng văn nhẹ nhàng, dịu dàng và trầm lắng, nhưng có thể thấy rõ sự trưởng thành của ngòi bút Cấn Vân Khánh với một sự hấp dẫn đến từ vẻ mạnh mẽ nội tại cũng như những cuốn hút đến từ óc hài hước và ý nhị của cô. Viết về cuốn tản văn Lỗi tại đàn ông, nhà thơ - nhà báo Thiên Anh chia sẻ một cách đầy thích thú: “Tôi cứ hình dung đàn bà trong tập tản văn của Cấn Vân Khánh như con mèo bé nhỏ, mềm mại, luôn thích được người đàn ông của mình ôm ấp vuốt ve nhưng vô cùng tinh anh, và không bao giờ bạn thực sự đoán định được điều gì ẩn giấu sau đôi mắt của nàng. Lỗi tại đàn ông lôi cuốn người đọc bởi những câu chuyện, những chia sẻ giản dị, đời thường nhưng đủ sức ám ảnh không chỉ đối với đàn bà mà các đấng mày râu cũng sẽ bị hấp dẫn bởi sự tò mò đầy khiêu khích”. Có thể nói, năm 2013 đánh dấu một năm khá thành công đối với nữ nhà văn trẻ khi cô cho ra mắt đồng thời cả hai tập sách “Vết son trên môi anh” và “Lỗi tại đàn ông”. Với ngòi bút đang dần trở nên dày dạn và lão luyện hơn mỗi ngày, nữ nhà văn sinh năm 1979, người từng đạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong hứa hẹn sẽ còn cho ra đời thêm nhiều tác phẩm có giá trị. *** Đánh dấu sự trở lại với tập tản văn “Lỗi tại đàn ông”, người đọc đón nhận một Cấn Vân Khánh trải nghiệm hơn, dịu dàng hơn và cũng…đàn bà hơn rất nhiều. Cấn Vân Khánh là một tác giả trẻ, nhưng đã có nhiều tác phẩm tạo sức hút đối với độc giả. Tác giả Cấn Vân Khánh sinh năm 1979, tốt nghiệp khoa Sáng tác- Lý luận- Phê bình văn học tại Đại học Văn hoá Hà Nội. Chị từng đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong và đã xuất bản 6 cuốn sách gồm: Chàng hề của em (NXB Trẻ, 1998), Hạnh phúc mơ hồ (NXB Văn hoá Sài Gòn, 2006), Khi nào anh thuộc về em (NXB Hội nhà văn, 2008), Người đàn ông có đôi mắt trong (NXB Hội nhà văn, 2008), Hoa hồng và rượu vang (NXB Văn học, 2012), Vết son trên môi anh (NXB Văn học, 2013).Chị yêu thích viết văn, làm thơ từ khi còn đang đi học và luôn say mê tìm đọc các tác phẩm cũ, mới thuộc mọi thể loại. Cấn Vân Khánh thích chất văn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Lý Lan, truyện ngắn của nhà văn Ba Lan Janusz Leon Winsniewski. Phụ nữ và tình yêu luôn là những chủ đề yêu thích của Cấn Vân Khánh. Chị dành cho phụ nữ một sự ưu ái đến kì lạ. Dưới ngòi bút của chị, người phụ nữ được bảo vệ, được yêu thương, trân trọng và cảm thông sâu sắc. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét về phong cách của Cấn Vân Khánh: “Nhẹ nhàng và mong manh, dịu dàng và day dứt, những trang viết của Cấn Vân Khánh, là truyện, là tạp văn, đều ấp ủ một nỗi buồn trong trẻo, hoang sơ của một tâm hồn nữ, của một tâm hồn trẻ”. Năm 2013 là một năm thành công với tác giả Cấn Vân Khánh, ngay sau khi đánh dấu sự trở lại của mình với tác phẩm Vết son trên môi anh, tháng 10 này chị lại tiếp tục gửi đến các bạn độc giả tập tản văn Lỗi tại đàn ông. Trong tập tản văn này bạn đọc nhận ra một Cấn Vân Khánh trải nghiệm, thực tế hơn nhưng cùng giàu cảm xúc thăng hoa hơn rất nhiều. Đọc Lỗi tại đàn ông khiến người phụ nữ tìm thấy sự đồng cảm, những cô gái trẻ nhận được sự dẫn dắt và người đàn ông hiểu hơn về người phụ nữ của mình. Bạn đọc sẽ thu thập được những “bí kíp” để vun đắp hạnh phúc gia đình trong Xinh đẹp ngay cả khi đang ốm, Giấc ngủ ái tình, Hy sinh- Bản năng của đàn bà; nhìn thấy bóng dáng mình đâu đó trong Chiếc va li tình yêu, Tôi không muốn là người nhạy cảm, Chẳng có gì mãi mãi hay tìm được nơi để trải lòng với Ngoảnh đầu nhìn lại, Khi đàn ông nói lời chia tay,… Với Lỗi tại đàn ông Cấn Vân Khánh không chỉ thử sức với thể loại tản văn bên cạnh những câu chuyện ngắn quen thuộc mà còn đánh dấu sự phá cách trong phong cách văn chương của chị. Vẫn là những dịu dàng nhưng có thêm phần cứng cỏi pha chút hài hước và ý nhị. Lời trách cứ Lỗi tại đàn ông giống như câu mắng yêu mà người phụ nữ dành cho người đàn ông của mình, dù bực bội nhưng chẳng thể ngừng yêu thương. Đọc cuốn tản văn Lỗi tại đàn ông nhà thơ, nhà báo Thiên Anh đã chia sẻ rằng: “Tôi cứ hình dung đàn bà trong tập tản văn của Cấn Vân Khánh như con mèo bé nhỏ, mềm mại, luôn thích được người đàn ông của mình ôm ấp vuốt ve nhưng vô cùng tinh anh, và không bao giờ bạn thực sự đoán định được điều gì ẩn giấu sau đôi mắt của nàng. Lỗi tại đàn ông lôi cuốn người đọc bởi những câu chuyện, những chia sẻ giản dị, đời thường nhưng đủ sức ám ảnh không chỉ đối với đàn bà mà các đấng mày râu cũng sẽ bị hấp dẫn bởi sự tò mò đầy khiêu khích.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lỗi Tại Đàn Ông PDF của tác giả Cấn Vân Khánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Của Ana (Jenna Bush)
Một cô gái 17 tuổi. Bị xâm hại. Có một đứa con. Và mang trong mình vi rút HIV. Câu chuyện bắt đầu từ ngày Anna chào đời và được phát hiện nhiễm HIV do bị lây từ mẹ, người đã qua đời khi cô mới 3 tuổi. Kể từ đó, tuổi thơ của Anna thật mù mịt với những ký ức không rõ ràng và những điều bí mật luôn cần giữ kín - bí mật về căn bệnh cô đang mang trong người, về sự xâm hại mà cô phải chịu đựng. Hành trình của Anna thật dài. Anna đã phải thay đổi chỗ ở của mình liên tục và thật khó để cô bé tìm được một nơi an toàn, một chốn yêu thương. Rồi cô gặp một người con trai: Berto, người duy nhất Anna có thể tin tưởng và sẻ chia những bí mật. Sự tin tưởng ấy đã dẫn Anna đến một con đường giúp cô phá vỡ những im lặng bấy lâu nay đang huỷ hoại cô, đưa cô đến những khởi đầu mới, những nỗi đau mới và những hy vọng mới. Jenna Bush đã ghi lại một cách chân thực câu chuyện của Anna. Câu chuyện được viết khi Jenna đang thực tập tại UNICEF. Đây cũng là câu chuyện của rất nhiều em nhỏ khác trên thế giới, những người đang sống bên lề hoặc đã bị đẩy ra khỏi những sự chăm sóc tối thiểu, sự giúp đỡ và giáo dưỡng. Phần cuối của cuốn sách sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cần thiết nếu bạn muốn chung tay giúp đỡ, đồng thời cũng bảo vệ bạn và những người khác khỏi những sai lầm do thiếu hiểu biết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Của Ana PDF của tác giả Jenna Bush nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Franz Kafka (Franz Kafka)
Franz Kafka là một trong những nhà văn phức tạp nhất của thế kỉ XX - phức tạp ngay trong chính tư tưởng sáng tác của ông, phức tạp cả ở sự tiếp nhận, đánh giá ông của công chúng và các nhà nghiên cứu, phê bình khắp thế giới. Ðể hiểu ông hơn phải cần đến những chìa khoá dẫn vào cánh cửa tâm hồn ông. Nhật kí của Kafka, nhiều trăm trang, được viết rải rác trong nhiều năm, là một trong những chìa khoá quan trọng đó. Vì vậy, trong khi làm Tuyển tập tác phẩm Kafka, chúng tôi cố gắng chọn dịch một số trang nhật kí của ông, nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu cuộc đời và tác phẩm của nhà văn “bí ẩn” này. Dịch nhật kí rất khó, đặc biệt là nhật kí Kafka, chúng tôi là người đầu tiên làm việc này, - nghĩa là dịch nhật kí Kafka sang tiếng Việt, mà lại qua một thứ tiếng trung gian, - nên chắc chắn không thể nào tránh khỏi sai sót (ngay ở hai bản tiếng Nga của cùng một dịch giả mà chúng tôi sử dụng đã có những khác biệt nhiều khi trái nghĩa nhau, nên rất khó xử lí). Chúng tôi chỉ hi vọng rằng đây mới là bước đầu có ích cho người khác về sau tiếp tục công việc hoàn chỉnh, tốt hơn. Mong được bạn đọc thông cảm, các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ bảo, giúp đỡ. Bản dịch nhật kí này được Ðoàn Tử Huyến thực hiện từ bản tiếng Nga (của E. Caxeva in trong tạp chí Những vấn đề văn học số 3 năm 1968, tham khảo thêm văn bản lấy từ Internet), có sử dụng một số đoạn do Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Kiều Diệp phác dịch và Ðoàn Tử Huyến hiệu đính. Người dịch cám ơn dịch giả tiếng Ðức Lê Chu Cầu, hiện đang sống và làm việc ở Cộng hoà Liên bang Ðức, đã nhiệt tình đọc đối chiếu với nguyên bản tiếng Ðức và góp nhiều ý kiến sửa chữa cho bản dịch này. ***Franz Kafka sinh ngày 3/7/1883 tại Prague, khi đó thuộc Đế quốc Áo - Hung, trong một gia đình Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu. Cha ông là Hermann Kafka, một nhà buôn còn mẹ là Julie Kafka, con một thương gia giàu có.Trong lịch sử văn học, có lẽ không có người cha nào lại trở thành đối tượng sáng tác văn học dai dẳng và ám ảnh như cách ông Hermann Kafka xuất hiện trong các tác phẩm của con trai Franz Kafka. Không riêng gì cha, mà cả ông nội Jakob Kafka cũng phủ bóng trong sáng tác của nhà văn. Tìm mua: Nhật Ký Franz Kafka TiKi Lazada Shopee Nhìn rộng hơn, lý lịch Do Thái tác động sâu sắc tới Kafka, đồng thời luôn khiến ông cảm thấy bị cô lập. Bản thân Kafka luôn tuyên bố rằng mình không dính dáng gì tới Do Thái, nhưng rõ ràng, xã hội thời đó đã ảnh hưởng rất lớn tới ông, người thuộc về một gia đình Do Thái thiểu số, trong một cộng đồng Do Thái thiểu số ở Prague lúc bấy giờ. Ngay trong gia đình, Kafka cũng là một trường hợp thiểu số. Là đứa con trai duy nhất còn sống, anh trai của ba cô em gái, Kafka là mối kỳ vọng lớn của ông bố gia trưởng. Giữa hai người là một mối quan hệ mâu thuẫn phi lý: chung huyết thống, yêu thương nhau, hiểu nhau nhưng bất hòa đến cay nghiệt. Chính người cha đã hình thành nên phong cách văn học đặc trưng của Kafka: nền văn học thiểu số, phi lý và ám ảnh quyền lực. Sinh thời, Kafka học và có bằng tiến sĩ luật. Kafka đạt thành tựu trong nghề bảo hiểm, nhưng viết lách mới là thiên hướng của ông. Sau này, ông đã phải nghỉ việc để tập trung viết lách. Thậm chí, là người yêu đương mãnh liệt nhưng ông cũng nhiều lần lỡ hẹn với những hôn thê, cũng chỉ vì muốn hết mình cho văn chương. Chỉ duy nhất cái chết mới khiến ông ngừng viết. Ngày 3/6/1924, ông qua đời Vienna vì bệnh lao, khi mới 41 tuổi. Những ước nguyện sau cùng của ông cũng là về văn chương: đốt hết các bản thảo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Franz Kafka":Nhật Ký Franz KafkaLâu ĐàiThư Gửi BốVụ ÁnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Franz Kafka PDF của tác giả Franz Kafka nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.