Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Diệp Gia Kiếm (Mộng Bình Sơn)

Bình Định là cái nôi võ thuật dân tộc, nơi phát xuất những anh hùng áo vải chống ngoại xâm như nhà Tây Sơn, anh hùng Mai Xuân Thưởng, và các võ tướng lừng danh như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dõng, Nguyễn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc, Võ Đình Phú v.v...

Cũng trong cái nôi đó, từ ngàn xưa đã phát xuất không biết bao nhiêu những trang võ dõng, làm việc nghĩa hiệp, lấy của nhà giàu cho nhà nghèo như Dư Đành, chú Lía, thầy Xạng, hoặc những tay chọc trời khuấy nước, dùng võ thuật chống lại các tham quan ô lại của triều đình dưới chế độ mục nát trong thời Mai Thúc Loan.

Do đó trong quá trình tồn tại của võ nghiệp, từ xa xưa đã trải qua những nếp sinh hoạt đặc biệt của địa phương để rồi tự nó nổi lên những phong trào khởi nghĩa như nhà Tây Sơn, phong trào cần vương như Mai Xuân Thưởng.

Trong bộ sách này chúng tôi muốn nhắc lại truyền thống võ thuật dân tộc và quá trình sinh hoạt trong dân gian.

Là một bộ tiểu thuyết về võ thuật tất nhiên có phần hư cấu, nhưng không ngoài mục đích đề cao võ học dân tộc và những phong tục địa phương từ ngàn xưa.“Ai về Bình Định mà coi Tìm mua: Diệp Gia Kiếm TiKi Lazada Shopee

Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”.

Ca dao Việt Nam

***

Diệp gia kiếm không chỉ muốn giới thiệu với độc giả Việt Nam “cội nguồn” chung của võ cổ truyền dân tộc mà còn tự hào, giương cao tinh thần thượng võ, trọng văn ngày càng được bồi đắp và trở thành nét đẹp nhân văn, tinh túy nhất trên vùng đất được lớp người xưa xem là “phiên trấn địa đầu”.

Diệp gia kiếm, Mộng Bình Sơn như muốn tái hiện lại truyền thống võ thuật hào hùng của dân tộc trên vùng đất hội tụ tinh hoa võ học của miền đất Võ - Bình Định. Nơi được biết đến với lợi thế là “cái nôi” của võ thuật và tinh thần thượng võ của một vùng đất gắn liền với những trang sử hào hùng, những chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải chống ngoại xâm như Tây Sơn tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Mộng Bình Sơn là một nhà văn, một dịch giả rất quen thuộc đối với các độc giả Việt Nam, bao gồm một số tác phẩm tiêu biểu như “Hán Sở tranh hùng”, “Nhạc Phi Diễn Nghĩa”, “Thuyền về bến ngự”… ***

Mộng Bình Sơn là một chàng trai tài hoa, rất phong lưu và lãng mạn. Người ta biết nhiều về ông với vai trò là một dịch giả (Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa - Tiểu thuyết phiêu lưu Pháp) nhưng ít ai biết, trước khi trở thành nhà văn, ông đã từng là nhà thơ (Không có tác phẩm thơ đăng). Trong sự nghiệp văn chương của mình, với nhiều bút danh: Mộng Bình Sơn, Phan Canh, Phan Cảnh Trung, Phan Hồng Trung, Hồng Trung, Nguyễn Quân, Phan Quân… hầu như ông đã tham gia hầu hết các lĩnh vực sáng tác, văn học nghệ thuật, phê bình, khảo cứu, biên soạn, sưu tầm, dịch thuật…

Đặc biệt, có thể nói ông là người tiên phong khai sinh ra tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam. Thời trẻ, ông còn có tài sử dụng Violon, họa chân dung và… rất đào hoa với giới giai nhân; chính vì thế mà cuộc đời ông luôn lao đao và chôn chân vì những người phụ nữ. Có thể nói rằng: Từ khi vướng vào mối duyên với “Nhị Kiều” năm 1967, cuộc đời ông chỉ có quanh quẩn trong nhà, sáng tác và sáng tác, mọi mối quan hệ bên ngoài hầu như ngưng trệ. Nhất là thời điểm sau năm 1975, đến nổi nhiều tác phẩm của ông bị đổi tên, thay tác giả, xuất bản lậu; ông cũng không hề biết, thậm chí không cần biết.***

Người xưa có kẻ khơi thân làm giặc cướp, sau làm nên danh tướng, chẳng qua vì dám sửa lỗi, dũng cảm làm việc thiện, thấu suốt cái lẽ nên bỏ nên theo, biết chọn điều phải mà làm, vì vậy tên tuổi để lại trong sử sách, công lao được chép ở khoán thư.

Cái gọi là: “Từ hang tối bay lên cây cao” thật không phải là lời nói sai vậy.

Các ngươi hàng chục năm nay, ẩn hiện nơi góc biển, tụ tập bè đảng, lấy việc cướp bóc để sinh nhai, cũng là cái khổ bất đắc dĩ, hoặc vì đói rét bức bách, hoặc vì bạo ngược xua đuổi, mới đến nương thân nơi sóng gió, không có lối thoát ra.

Ôi! Phàm làm người ai chẳng muốn làm điều tốt, chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mới phải làm việc ác để cho lương tâm mòn mỏi, các ngươi có yên tâm được chăng?

Trẫm thường xem việc ngày trước, viên Thống binh Hà Tiên, một người tên Cao, một người tên Trung, vì trốn tội ở Bắc triều, kéo sang đầu hàng họ Nguyễn, tìm nơi yên lành nương náu, đến nay người đời còn khen cho là một việc làm tốt.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Bình Sơn":Diệp Gia KiếmNhạc Phi Diễn NghĩaThuyền Về Bến NgựHán Sở Diễn Nghĩa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Diệp Gia Kiếm PDF của tác giả Mộng Bình Sơn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cái Chết Của Lâm Bưu (Nguyễn Vạn Lý)
Lâm Bưu (1907-1971) là một nhà hoạt động chính trị và quân sự Trung Quốc, nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng. Lâm Bưu sinh năm 1907, trong một gia đình địa chủ ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1925 ông gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đang theo học Trường Quân sự Hoàng Phố. Trong cuộc Vạn Lý trường chinh Lâm Bưu giữ chức Sư trưởng Bát lộ quân. Năm 1945, Lâm Bưu giữ chức tư lệnh quân dã chiến Đông Bắc. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lâm Bưu lấy cớ ốm đau không nhận chỉ huy quân chí nguyện Trung Quốc ở Triều Tiên và Bành Đức Hoài đảm nhiệm cương vị này.***Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. Tuy nhiên có người cho rằng Lâm Bưu không phải chết vì máy bay bị rơi mà do hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về. Tìm mua: Cái Chết Của Lâm Bưu TiKi Lazada Shopee Năm 1973, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1981, ông bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng. Sinh thời Lâm Bưu được coi là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của Hồng quân Trung Quốc. Tuy nhiên theo sử gia Philip Short, một chuyên gia về Mao Trạch Đông thì Lâm Bưu không phải là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc và cũng không phải là một tên phản loạn như tuyên truyền.***Vì sao Lâm Bưu lại trở mặt với Mao Trạch Đông khi vào thời điểm đó, ông ta đã là người được Mao Trạch Đông lựa chọn làm người kế thừa mình thì cho đến nay vẫn chưa ai có thể trả lời một cách xác quyết. Nhiều người nói mặc dù từng là “người bạn chiến đấu thân thiết” và là người được lựa chọn “kế thừa” Mao Trạch Đông, tuy nhiên, Lâm Bưu và Mao Trạch Đông lại khá mâu thuẫn nhau trong việc xử lý mối quan hệ Trung - Mỹ. Lâm Bưu sinh ra tại Lâm Gia Đại Loan thuộc trấn Hồi Long, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Cả thị trấn Hồi Long lẫn ngọn núi Bạch Dương bao quanh Lâm Gia Đại Loan từ trước tới nay vẫn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết thú vị về phong thủy. Người ta nói rằng, thị trấn Hồi Long vốn có tên là Thích Chế Nhi Lĩnh, là ngọn núi nơi Đông Hải Long Vương giam 9 hoàng tử phạm vào các điều luật của thiên đình. Khi giam các hoàng tử dưới một tảng đá lớn, Đông Hải Long Vương có nói rằng: Chỉ khi nào cây sắt trên ngọn núi này nở hoa thì 9 hoàng tử mới được phép trở về biển. Sau nhiều ngàn năm, cuối cùng cây sắt trên đỉnh núi cũng nở hoa, 9 hoàng tử cũng được trở về biển. Tuy nhiên, trong số 9 con rồng này, có một con rồng dù được trở về nhưng vẫn lưu luyến cảnh tượng mỹ lệ, hùng tráng của Thích Chế Nhi Lĩnhđã gắn bó với mình hàng ngàn năm qua, vì vậy, quyết định ở lại đây sinh sống. Chính vì vậy, từ đó về sau, ngọn núi Thích Chế Nhi Lĩnh mới được đổi thành núi Hồi Long, khu vực dân cư sinh sống xung quanh ngọn núi này được gọi là trấn Hồi Long. Cách trung tâm trấn Hồi Long khoảng 6 - 7 dặm, có một ngọn núi có hình dáng giống như một chiếc đầu sơn dương. Ngọn núi này cao hơn 300 mét so với mực nước biển, cây cối trên núi tươi tốt một cách lạ thường. Người trong vùng nói rằng, ngọn núi này vốn do một con dê tuyết chết mà hóa thành vì vậy mới đặt tên cho ngọn núi này là Bạch Dương Sơn. Ở phía Nam của núi Bạch Dương, nằm trọn dưới chân núi là hai thôn chỉ cách nhau một mương nước tưới ruộng. Một thôn là Nhiễm Phô Loan, thôn còn lại chính là Lâm Gia Đại Loan - quê hương của Lâm Bưu. Sinh ra tại một nơi đầy những truyền thuyết ly kỳ, đương nhiên, số phận của Lâm Bưu không thể tránh được những câu chuyện phong thủy mà người dân nơi đây tìm ra để lý giải cho số phận của vị nguyên soái Trung Quốc.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Vạn Lý":Ba Chị Em Nhà Họ TốngCái Chết Của Lâm BưuTuyệt Tình CaYamamoto - Con Rồng Thái Bình DươngNgười Mẹ Đẻ ThuêĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Chết Của Lâm Bưu PDF của tác giả Nguyễn Vạn Lý nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cải Cách Hồ Quý Ly (Phan Đăng Thanh)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cải Cách Hồ Quý Ly PDF của tác giả Phan Đăng Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Các Chủ Tịch Kgb - Những Hồ Sơ Lộ Sáng (Leonid Mlechin)
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB. Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế. KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô. Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó. Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã. Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh. Tìm mua: Các Chủ Tịch Kgb - Những Hồ Sơ Lộ Sáng TiKi Lazada Shopee Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này. Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB. Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc. L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin. Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú. Dịch giả HÙNG SƠNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Các Chủ Tịch Kgb - Những Hồ Sơ Lộ Sáng PDF của tác giả Leonid Mlechin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bước Mở Đầu Của Sự Mở Rộng Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Thọ)
Đây là cuốn sách được phát triển từ một phần luận án Tiến sĩ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ. Nhận xét về công trình/ tác phẩn của TS Nguyễn Xuân Thọ, Ông Maurice Beaumont, thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne ngày 15/11/1966 đã viết: “Về phương diện trí thức, ông [Nguyễn Xuân Thọ] đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (cũng gọi là Y Pha Nho), tư liệu cho một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng 7 năm 1956, về "Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam (mà người Pháp gọi là Cochichine) nam 1858-1862". Cuộc sưu tập ấy như công trình của một sử gia, chính xác về phương pháp, tao nhã về hình thức (cách trình bày). Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng Tối Ưu (Très Honorable). Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897). Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á Châu, trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo.” “Bằng cách đưa vào quyền sách này những văn kiện ngoại giao, mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Tác phẩm này sẽ không chú trọng nhiều đến phương pháp tổ chức hành chánh địa phương, do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chánh trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này. Một công tác rất có giá trị. Bản thảo này quả là độc đáo, hơn hết các công trình nghiên cứu của các sử gia khác…” - Hoàng Xuân Hãn Tìm mua: Bước Mở Đầu Của Sự Mở Rộng Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam TiKi Lazada Shopee ***Paris, ngày 15 tháng 11, năm 1966 Quen biết rõ ông Nguyễn Xuân Thọ, từ nhiều năm, tôi đã có thể đánh giá cao, một cách liên tục, những đức tánh về trí thức và đạo đức của ông ấy. Về phương diện trí thức, ông đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (còn gọi là Y-Pha-Nho), tư liệu của một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng Bảy năm 1956, về “Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam(1) năm 1858-1862.” Cuộc sưu tập ấy đã cho thấy như công trình của một sử gia đủ tư cách, cả về mặt chính xác của phương pháp, lẫn về mặt tao nhã của hình thức (cách trình bày). Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng “Très Honorable” (Tối ưu). Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897). Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á châu, trên cả hai bình diện chánh trị và tôn giáo. Về phương diện đạo đức, ông Nguyễn Xuân Thọ đã chứng tỏ với tôi một đức tánh trung thực vẹn toàn. Theo nhãn quang tôi, ông là một trong số những người Việt Nam có khả năng đảm trách công cuộc phục hưng đất nước của ông, bằng cách sử dụng văn hóa Pháp, mà ông đã khéo kết hợp được, trong một tinh thần độc lập dân tộc và khách quan khoa học. Maurice BAUMONT Thành viên Viện Hàn Lâm Pháp,Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne.Connaissant M.NGUYEN XUAN THO depuis plusieurs années. j’ai pu apprécier d’une facon continue ses qualités intellectuelles et morales. Au point de vue intellectuel, il a commencé de réunir, en France et en Espagne, la documentation d’une thèse de doctorat, soutenue à la Sorbonne en juillet 1956, sur “L’expédition franco espagnole de Cochinchine (1858-1862)”, et qui s’est révélée l’oeuvre d’un historien qualifié tant par la rigueur de la méthode que l’élégance de la forme. Je faisais partie du jury chargé d’examiner et de côter cette thèse qui lui a valu la mention “Très Honorable”. Il a continué son travail par cette étude de la pénétration francaise au Viet Nam (1858-1897). Ce travail, dans lequel M. NGUYEN XUAN THO a réservé une large place aux documents officiels pour la plupart inédits, nous aide à mieux comprendre certains épisodes de l’histoire des relations entre la France et le Viet Nam au siècle dernier, en même temps qu’il nous éclaire sur le drame qui déchire actuellement ce malheureux pays d’Asie tant sur le plan politique que religieux. Au point de vue moral, M. NGUYEN XUAN THO m’a toujours donné la preuve d’une honnêteté intégrale; il est à mes yeux l’un des Vietnamiens susceptibles d’assurer le relèvement de son pays en utilisant la culture francaise qu’il a su s’incorporer dans un esprit d’indépendance nationale et d’objectivité scientifique.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Mở Đầu Của Sự Mở Rộng Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Xuân Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.