Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đường Về Nô Lệ (Friedrich Hayek)

Việt Nam đã bắt đầu từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được hơn hai thập kỷ. So sánh những kết quả đạt được giữa hai thời kỳ trước và sau khi đổi mới đã cho thấy rằng quyết định chuyển sang cơ chế thị trường của Việt Nam là quyết định hoàn toàn đúng đắn. Đời sống vật chất và tinh thần của từng người dân không ngừng được cải thiện. Những vật dụng được xem như là xa xỉ thời kế hoạch hoá như máy, ti vi, dầu gọi đầu v.v… thì nay đã trở thành những vật dụng tối thiểu trong mỗi gia đình; trước kia người dân Việt Nam chỉ có thể biết được tin tức thế giới qua hệ thống loa truyền thanh, thì ngày nay họ có thể tìm hiểu mọi thứ qua Internet, truyền hình cáp, và thậm chí có thể đi hàng nghìn cây số đến tận nơi để quan sát. Tuy thế, những di chứng mà cơ chế này gây ra cho xã hội vẫn còn đó và đang gây nhức nhối cho xã hội. Đây không phải là nhận định được nói ra bởi những người dân thường hay các học giả; trên thực tế nó thường xuyên được những vị lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước nhắc đến. Nhưng cụ thể cơ chế kế hoạch hoá trước kia đã gây ra nhưng căn bệnh xã hội gì cho hiện nay? Làm thế nào để khắc phục được chúng? Đấy quả thực là những câu hỏi hóc búa cho bất kỳ ai có trách nhiệm với xã hội. Cuốn sách Đường về nô lệ của F. A. Hayek, một trong những kinh tế gia và tư tưởng gia xuất sắc nhất của thế kỷ XX, có thể được xem như là cuốn “cẩm nang” hàng đầu để giải quyết những vấn nạn này cho xã hội Việt Nam hôm nay.

Những khó khăn mà người Việt Nam chúng ta đã trải nghiệm trong thời kỳ kế hoạch hoá đã được Hayek nhìn thấy trước từ cách đây hơn 60 năm khi ông cảnh báo những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra cho nước Anh nếu đất nước này áp dụng cơ chế hoạch định tập trung sau thế chiến II. Khi phương tiện sản xuất bị quốc hữu hoá, cơ chế giá cả bị xoá bỏ, và mọi thứ đều phải tuân theo những kế hoạch cứng nhắc do trung ương áp đặt xuống thì động lực sáng tạo của các cá nhân sẽ bị mai một, trí tuệ các nhân sẽ không được khai thác, chi phí cho hệ thống quan liêu cồng kềnh ngày một phình to, nguồn lực sẽ bị phân bổ vào những lĩnh vực không hiệu quả, và hậu quả tất yếu là nền kinh tế của quốc gia sẽ bị suy yếu, đời sống của dân chúng bị sút kém, và bất mãn trong xã hội ngày càng tăng. Những gì nền kinh tế Việt Nam phải trải qua trong giai đoạn áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước khi đổi mới, chẳng hạn khan hiếm lương thực thực phẩm - điều khó có thể tưởng tượng được một đất nước được xem là vựa lúa của thế giới, có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những tiên đoán của Heyek trên khía cạnh này.

Nhưng kinh tế không phải là lĩnh vực duy nhất là cơ chế kế hoạch hoá tập trung gây ra hệ quả xấu. Thực ra trong cuốn Đường về nô lệ, Hayek chỉ điểm qua các tác động thuần tuý kinh tế của cơ chế này. Ông chỉ ra rằng trong cuộc sống không thể tách rời “động cơ kinh tế” ra khỏi các mục tiêu khác mà con người muốn hướng tới vì một khi chúng ta không có cơ hội đạt mục tiêu khác. Khi cơ chế kế hoạch hoá tập trung ngăn cản các cá nhân quyền tự tìm kiếm thu nhập và sử dụng tài sản của mình cho những mục đích riêng tư tất dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt đạo đức, thái độ, lối sống và cách ứng xử của con người, mặc dù sự thay đổi này diễn ra từ từ và gần như không thể nhận ra được. Kế hoạch hoá tập trung khiến cho người ta chỉ biết phục tùng, mất khả năng tư duy độc lập và rỗng rập khuôn; khiến cho người ta sợ chịu trách nhiệm cá nhân, kích thích lối sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; khiến cho người ta mất động lực vươn lên và thay vào đó là tư duy bình quân chủ nghĩa; khiến hành động, thay vào đó là các biện minh nhân danh cộng đồng hay sứ mệnh cao cả; kích thích người ta chạy theo lối sống xin xỏ, chạy chọt để hưởng đặc quyền đặc lợi, và quyền ban ơn huệ cho người khác, v.v…

Mục lục:

Lời nhà xuất bản Tìm mua: Đường Về Nô Lệ TiKi Lazada Shopee

Lời giới thiệu cho ấn bản tiếng Việt

Lời giới thiệu (nhân dịp năm mươi năm xuất bản)

Ghi chú về lịch sử xuất bản

Lời tựa cho lần tái bản năm 1976

Lời tựa cho lần xuất bản bìa mềm năm 1956

Lời tựa cho lần xuất bản bìa mềm năm 1956

Lời tựa cho lần xuất bản năm 1944

Dẫn nhập

I. Con đường bị chối bỏ

II. Giấc mơ địa đàng

III. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

IV. Kế hoạch hoá là “tất yếu”?

V. Kế hoạch hoá và dân chủ

VI. Kế hoạch hoá và pháp trị

VII. Kiểm soát kinh tế và chế độ toàn trị

VIII. Ai là ai?

IX. An toàn và Tự do

X. Vì sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất?

XI. Sự cáo chung của chân lí

XII. Cội nguồn tư tưởng của chủ nghĩa phát xít

XIII. Những người toàn trị giữa chúng ta

XIV. Điều kiện vật chất và mục đích lí tưởng

XV. Triển vọng của trật tự thế giới

XVI. Kết luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Về Nô Lệ PDF của tác giả Friedrich Hayek nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Socrate Tự Biện (Platon)
Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc. Nhưng cũng từ đó, Socrate hoá thân thành mẫu mực bất tử, bài tự biện của ông do Platon ghi lại trở thành tác phẩm văn học và triết học gối đầu giường, «trường hợp Socrate» không ngừng chất vấn lương tâm con người, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị. Để chuyển ngữ tác phẩm lý thú này, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Victor Cousin (Apologie de Socrate, 1822), và bản dịch tiếng Anh của Benjamin Jowett (The Apology of Socrates, 1892), cả hai đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, ở một số đoạn, chúng tôi đã sử dụng song song các bản dịch Pháp ngữ mới của Emile Chambry hoặc Luc Brisson, khi thấy cần phải diễn tả giản dị, trong sáng hoặc gần gũi hơn với tiếng Việt. PHẦN MỘTSocrate tường thuật nguồn gốc của sự vu khống mà ông là nạn nhân, chất vấn Mélètos, và đặt vấn đề công lý. Thưa quý công dân Athènes[01], không biết những kẻ truy tố tôi đã gây ấn tượng gì trên quý vị; riêng đối với tôi, bài buộc tội của họ[02] quả đã có sức thuyết phục mạnh đến độ hầu như đôi lúc nó làm tôi quên bẵng mình là ai. Rằng hay thì thực là hay; tuy nhiên, họ chẳng phát biểu tới một lời trung thực. Song trong bao dối trá đã tuôn ra ở đây, điều làm tôi sửng sốt hơn cả là khi họ dặn quý đồng hương phải cảnh giác trước tài hùng biện của Socrate. Nói thế mà không sợ bị phủ nhận ngay tức khắc thì thật là liều lĩnh đến mức trơ tráo, bởi vì chỉ cần mở miệng ra tôi đã vô tình chứng minh trước cử tọa rằng Socrate này chẳng có chút nghề miệng luỡi mọn nào. Trừ phi đối với họ sự hùng biện có nghĩa là sức mạnh của sự thật. Nếu đúng như thế, tôi thú nhận có thể là nhà hùng biện, nhưng không phải theo kiểu của họ. Bởi vì, xin nhắc lại một lần nữa, họ chưa hề nói lên lời nào đúng với sự thực, trong khi từ miệng tôi, quý vị sẽ nghe tất cả sự thực, cho dù nó không được chải chuốt bằng loại ngôn từ bóng bẩy như trong diễn từ đầy tiểu xảo của bên nguyên, mà ngược lại, bằng bất cứ câu chữ nào thoạt hiện đến trong đầu; bởi vì thực tình, tôi tin chắc rằng mình sẽ không nói điều gì không chân thực. Vậy, đừng ai chờ đợi chi khác ở Socrate. Tìm mua: Socrate Tự Biện TiKi Lazada Shopee Ở vào tuổi đời này, thật khó coi nếu tôi xuất hiện trước mắt quý vị như một thiếu niên đang tập diễn thuyết trước công chúng, phải không quý đồng hương Athènes? Cho nên ân huệ duy nhất mà tôi xin quý vị là, nếu phải nghe tôi tự bênh vực bằng cùng thứ ngôn ngữ mà tôi vẫn quen dùng ở quảng trường Agora[03], gần các bàn đổi tiền (nơi một số đông quý vị ở đây đã từng nghe tôi phát biểu) hay ở bất cứ chỗ nào khác, xin chớ ngạc nhiên và ồn ào ngắt lời tôi[04]; bởi vì hôm nay là lần đầu tiên trong đời, tuổi đã ngoài bảy mươi, Socrate này mới phải ra hầu tòa, nên thật tình hoàn toàn xa lạ với thứ ngôn ngữ được sử dụng nơi pháp đình. Thế thì, y hệt như nếu tôi là người sống ngoài thành quốc, quý vị sẽ dung thứ cho phép tôi phát biểu bằng lời nói và cung cách của nơi tôi ở, tôi cũng xin quý vị, và tôi tin rằng đấy là yêu cầu chính đáng, hãy để cho tôi làm chủ phần hình thức của phần tự biện này, cho dù nó sẽ có kết quả tốt xấu ra sao, mà chỉ tập trung tất cả chú ý suy xét xem những điều tôi nói ra là đúng hoặc sai. Đấy chính là nhiệm vụ của người xét xử; nhiệm vụ của diễn giả là khai báo sự thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Socrate Tự Biện PDF của tác giả Platon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít (Đặng Phùng Quân)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít PDF của tác giả Đặng Phùng Quân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Lo Âu Về Địa Vị (Alain De Botton)
Câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể bị hỏi bởi một người nào đó bạn gặp tại một bữa tiệc là “Vậy bạn làm nghề gì?”. Phụ thuôc vào sự ấn tượng của câu trả lời mà bạn đưa ra, người khác sẽ có mong muốn làm quen với bạn nhiều hơn, hay làm lơ với bạn. Chúng ta lo lắng, bởi ta đang sống trong một thế giới của những kẻ coi trọng địa vị xã hội, những người chỉ lấy “Công việc chuyên môn” - một khía cạnh nhỏ của một co người - và dùng chúng để đưa ra những nhận định tuyệt đối về giá trị của người khác. Đối nghịch với khái niệm “kẻ coi trọng địa vị” là mẹ của bạn. Bà không hề quan tâm tới địa vị của bạn, cái bà quan tâm là tâm hồn của bạn. Thế nhưng, không phải ai cũng là mẹ của bạn. Và đó là lý do vì sao chúng ta lại để tâm quá nhiều tới sự đánh giá của người khác và lo sợ sẽ bị bẽ mặt. Có người nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại nặng về vật chất. Nhưng sự thật còn chua xót hơn thế. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những phần thưởng về tinh thần phải nương vào việc có được của cải vật chất. Thứ mà người ta muốn khi họ chạy theo tiền, quyền chức hay xe đẹp hiếm khi là tiền, chức quyền, xe đẹp. Mà thường chỉ là sự chú ý, sự tôn trọng. Nếu như họ thích việc người ta tán thưởng những người giàu có về vật chất. Lần tới khi bạn nhìn thấy một anh chàng lái một chiếc xe Ferrari đi ngang qua, đừng nghĩ đó là một người có ham muốn khác thường. Hãy nghĩ rằng đó là một người cực kì dễ bị tổn thương và thiếu thốn tình cảm. Chúng ta cũng lo lắng bởi vì chúng ta luôn được bảo rằng mình có thể trở thành bất cứ thứ gì. Chúng ta nghe những điều đó từ những ngày đầu tiên sống trên đời. Lẽ ra sẽ thật tuyệt khi xung quanh ta có quá nhiều cơ hội. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thất bại trong cái thế giới quá rộng lớn này? Sẽ ra sao nếu chúng ta không leo được lên tới đỉnh cao khi mà xung quanh có quá nhiều cơ hội? Khu vực sách “tự lực” của một nhà sách luôn được chất đầy bởi 2 loại sách tóm lược được tình trạng lo âu thời hiện đại. Loại đầu tiên sẽ có tiêu đề đại loại như: “Làm sao để thành công trong 15 phút” và “Trở thành triệu phú sau một đêm”. Loại thứ hai sẽ có tiêu đề như “Làm thế nào để đối phó với lòng tự trọng thấp”. Hai loại sách này đều có liên quan với nhau. Một xã hội luôn nói với nhau rằng họ có thể trở thành bất cứ thứ gì, trong khi sự thật là chỉ có một số nhỏ là có thể thành công, thì xã hội đó rồi sẽ kết thúc trong sự thất vọng và đau buồn.***Trong đời sống hẳn ai cũng từng có nỗi lo lắng về địa vị, có thể là nỗi tự ti ngấm ngầm hay cảm giác thua thiệt; có thể là sự ghen tị hay mối lo bị thiên hạ coi như một kẻ thất bại. Dù xét trên bình diện nào, nỗi lo âu về địa vị vẫn luôn là chủ đề tươi mới, khi con người hoài mong và tìm kiếm cho mình một chỗ đứng giữa đồng loại. Con người dường như ngày càng nhiều nỗi lo âu hơn, khó thỏa mãn hơn, bất chấp sự phát triển nhanh chóng của nền kỹ nghệ và của xã hội tiêu dùng. Để truy tìm căn nguyên, de Botton sử dụng lập luận dựa trên bốn địa hạt chính là Triết học, Tôn giáo, Chính trị và Nghệ thuật, nhưng không vì thế mà Nỗi lo âu về địa vị sa vào kinh viện. Có thể không phải là một chuyên luận chuẩn mực và thấu đáo về triết học hay xã hội học làm vừa lòng các bậc thức giả đạo mạo, nhưng cuốn sách vẫn có thể khiến độc giả choáng ngợp với lượng kiến thức đồ sộ được chuyển tải bằng văn phong lúc trang nhã cổ kính lúc thời thượng khôi hài. Tìm mua: Nỗi Lo Âu Về Địa Vị TiKi Lazada Shopee Bằng một lối nhàn đàm đậm chất de Botton, Nỗi lo âu về địa vị là một cuốn sách mở ra nhiều cuốn sách. “Một cuốn sổ tay hướng dẫn nghiêm túc nhưng cũng đầy khôi hài về cách sống.”***Alain de Botton Sinh năm 1969 tại Zurich, Thụy Sĩ, hiện nay sống ở London. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và được gọi là tác giả của một “triết học về cuộc sống thường ngày”. Các chủ đề của ông có thể là: tình yêu, du lịch, kiến trúc hay văn chương. Các tác phẩm của ông từng trở thành bestseller tại hơn 30 nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Lo Âu Về Địa Vị PDF của tác giả Alain De Botton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Huyền Thoại (Roland Barthes)
Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu lấy tiêu đề trùng với nhan đề của sách là “Những huyền thoại” tập hợp 53 bài ông viết từ 1954 đến 1956 về các vấn đề thời sự hàng ngày hết sức đa dạng ông quan sát và nghiền ngẫm trong xã hội Pháp; chất liệu của những bài viết ấy có thể là một bộ phim, một bài báo, một tấm ảnh ở trang bìa tờ tạp chí, một cuộc triển lãm... Phần thứ hai mang tiêu đề “Huyền thoại, ngày nay...” (Le mythe, aujourd’hui...) có thể xem như lời hậu bạt dài khép lại cuốn sách.Trong Lời nói đầu công trình nghiên cứu, tác giả viết: “Ngay từ đầu [...] tôi cũng đã tin vào một điều mà về sau tôi tìm cách rút ra tất cả những hệ quả: huyền thoại là một ngôn ngữ (langage). Vì vậy, tuy đề cập đến những sự việc xem ra hết sức xa lạ với mọi loại văn ch­ương (một trận đấu catch, một món ăn đư­ợc trang trí, một cuộc triển lãm chất dẻo), tôi không nghĩ là đi ra ngoài lĩnh vực ký hiệu học đại cư­ơng của thế giới tư sản chúng ta, mà tôi đã tiếp cận triền dốc văn chương trong các tiểu luận trư­ớc...” Đến Lời nói đầu ở lần tái bản năm 1970, tác giả lại viết: “Bạn đọc sẽ thấy ở đây hai quyết tâm: một mặt là phê phán ngôn ngữ của cái gọi là văn hóa đại chúng về phư­ơng diện tư tưởng; mặt khác là bước đầu tháo dỡ ngôn ngữ ấy về phương diện ký hiệu học: tôi vừa đọc Saussure và tôi sẽ rút ở đấy ra niềm tin chắc là bằng cách xem xét các “thể hiện tập thể” như­ những hệ thống ký hiệu, ngư­ời ta hy vọng có thể thôi không còn phải tố cáo nhẹ nhàng chung chung mà vạch ra một cách chi tiết sự lừa phỉnh muốn biến văn hóa tiểu tư­ sản thành bản chất phổ quát”.Mở đầu phần thứ hai cuốn Những huyền thoại, Barthes viết: “Huyền thoại là gì? Tôi sẽ ngay lập tức đưa ra câu trả lời đầu tiên rất đơn giản, hoàn toàn phù hợp với từ nguyên: huyền thoại là một ngôn từ”. Ngay ở cuối trang, ông ghi chú là người ta có thể sẽ đưa ra cả ngàn nghĩa khác của từ huyền thoại để bác bẻ ông, nhưng ông đã tìm cách xác định các sự việc, chứ không phải các từ ngữ. Huyền thoại là một ngôn từ, nhưng theo ông không phải ngôn từ nào cũng là huyền thoại, “mà cần phải nêu lên mạnh mẽ ngay từ đầu, huyền thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp” do đó huyền thoại không thể là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một phương thức thông báo, đó là một hình thức; huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà bằng cách thức nó phát ra thông điệp.Vẫn theo Barthes, “mọi ký hiệu học đều có tiền đề là mối tương quan giữa hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối tương quan ấy diễn ra trên những đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau, và vì thế nó không phải là sự ngang bằng mà là sự tương đương”; do đó, nếu như trong ngôn ngữ thông thường cái biểu đạt biểu thị cái được biểu đạt, thì trong mọi hệ thống ký hiệu học, không chỉ có hai mà là ba vế khác nhau; vế thứ nhất không dẫn thẳng đến vế thứ hai mà thông qua mối tương quan giữa hai vế ấy; “vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu là tổng liên kết của hai vế đầu”. Ông đưa ra một số thí dụ, chẳng hạn bó hoa hồng: ông để cho bó hoa hồng biểu đạt tình yêu say đắm của ông; ở đây không phải chỉ có cái biểu đạt (những bông hồng) và cái được biểu đạt (tình yêu say đắm); mà chỉ có những bông hồng đã “thấm đượm tình yêu say đắm”; nhưng trên bình diện phân tích, rõ ràng có ba vế, vì những bông hồng thấm đượm tình yêu hoàn toàn có thể phân tích thành những bông hồng và tình yêu say đắm, hai vế đó tồn tại độc lập trước khi kết hợp với nhau để tạo thành đối tượng thứ ba là ký hiệu. “Đúng thế, ông viết, trên bình diện cuộc sống trải nghiệm, tôi không thể tách những bông hồng ra khỏi thông điệp chúng mang theo như thế nào, thì trên bình diện phân tích cũng thế, tôi không thể lẫn lộn những bông hồng với tư cách cái biểu đạt và những bông hồng với tư cách ký hiệu: cái biểu đạt thì trống rỗng, ký hiệu thì đầy ắp, nó là nghĩa”.Sự phê phán xã hội bộc lộ rõ nét trong Những huyền thoại. Barthes phê phán cái “xã hội chúng ta”, “môi trường ưu đãi của những biểu đạt huyền thoại”, nơi chốn của “một chế độ tư hữu nhất định”, “một trật tự nhất định”. Với Roland Barthes, huyền thoại làm con người chúng ta mù quáng không thể nhìn nhận rõ điều kiện lịch sử của chính mình, còn nghiên cứu về huyền thoại thì làm người ta nhìn rõ mọi thứ. Tìm mua: Những Huyền Thoại TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Huyền Thoại PDF của tác giả Roland Barthes nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.