Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thế Giới Hồi Giáo Xưa Và Nay (Bùi Văn Chấn)

CÁI NÔI CỦA ĐẠO HỒI: BÁN ĐẢO Ả

RẬP TRONG THẾ KỶ 6 VÀ 7.

Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi.

Cuộc đời của Muhammad đã bắt đầu từ 30 năm cuối thế kỷ 6 và bắt cầu 32 năm sau qua thế kỷ 7. Tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc đời của Muhammad đều in dấu ấn trong thế giới đạo Hồi ngày nay. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của xã hội Ả Rập trong cả hai thế kỷ 6 và 7.

Khác với Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái là một tập truyện, Kinh Thánh Koran gần như một cuốn nhật ký. Đọc Kinh Koran, người ta sẽ thấy rất nhiều nét đặc thù của đời sống du mục Ả Rập, các sinh hoạt thương mại của dân Mecca, các phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền của người Ả Rập, các cuộc chiến tranh của đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine, đế quốc Hỏa Giáo Ba Tư v.v… Tìm mua: Thế Giới Hồi Giáo Xưa Và Nay TiKi Lazada Shopee

Tất cả đều được Muhammad phản ảnh trong kinh Koran. Do đó, khi đọc kinh Koran, chúng ta rất dễ dàng kiểm chứng các sự kiện bằng cách đối chiếu với lịch sử. Ngược lại, sự nghiên cứu lịch sử về bối cảnh bán đảo Ả Rập trong thế kỷ 6 và 7 sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn về

Muhammad cũng như về đạo Islam.

1. Về địa dư:

Bán đảo Ả Rập là một hình chữ nhật chiều dài 1200 miles, rộng 900 miles. Diện tích trên một triệu dặm vuông, lớn bằng 1/3 Hoa Kỳ hoặc bằng 8 lần diện tích Việt Nam. Sở dĩ vùng này được gọi là bán đảo vì nó được bao bọc ba phía bởi biển hoặc đại dương: Đông giáp Vịnh Ba Tư, Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Hồng Hải (Biển Đỏ). Phía Bắc của bán đảo này là vùng sa mạc hoang vu chạy dài tới biên giới Syria và Palestine. Người ta gọi nó là sa mạc Syro-Arabia vì nó ở giữa hai nước Ả Rập và Syria. Đi băng qua sa mạc này bằng đường bộ là một điều nguy hiểm nếu không dự trữ đủ nước uống. Khách lữ hành phải đi những quãng đường rất xa mới gặp được một ốc đảo (oasis). Các ốc đảo trong sa mạc được tạo thành do những hồ nước ngầm ở dưới mặt đất (underground pools). Khí hậu sa mạc rất khô, thường chỉ có mưa vào mùa xuân. Vùng có mưa nhiều nhất là miền cực nam bán đảo Ả Rập, tức nước Yemen ngày nay.

2. Dân cư:

Bán đảo Ả Rập ngày nay được chia thành nhiều quốc gia: Nước lớn nhất là Saudi Arabia 757 ngàn dặm vuông, 23 triệu dân. Yemen 203 ngàn dặm vuông, 10 triệu dân. Oman 2.5 triệu dân, Cộng Hòa Ả Rập Emirates 2.3 triệu dân và Quatar 1 triệu dân. Đa số dân Ả Rập là con cháu xa xưa của giống người ở Địa Trung Hải và miền núi Alpes ở Âu Châu. Về phương diện chủng tộc, người Ả Rập được xếp vào chủng tộc da trắng (Whites) như người Âu. Hầu hết người Ả Rập thời xưa sinh sống bằng nghề du mục. Do đó, chính họ đã tự đặt tên cho chủng tộc của mình là Arab có nghĩa là du mục (Arab means Nomad).

Người Ả Rập và Do Thái thù ghét nhau là do sự kỳ thị tôn giáo, sự thật Ả Rập và Do Thái đều cùng một chủng tộc. Theo Thánh Kinh Cựu Ước Do Thái thì sau cơn đại hồng thủy, cả nhân loại chết hết, chỉ còn lại một gia đình của ông Noah sống sót mà thôi. Con trai lớn của ông Noah là Shem trở thành tổ tiên của các giống dân Do Thái và Ả Rập. Do đó, phát sinh danh từ “Semites” để gọi chung Do Thái và Ả Rập. Semites có nghĩa là “con cháu của Shem” (Semites: Descendants of Shem).

Mới đây, một số nhà khoa học về nhân chủng đã làm một cuộc thử nghiệm DNA trên nhiều người Do Thái và nhiều người Ả Rập tại Iraq,

Arabia, Yemen và Syria. Họ công bố kết quả thử nghiệm đã xác nhận người Do Thái và các giống dân Ả Rập đều cùng chung một mẫu DNA, tức cùng chung một nguồn gốc tổ tiên. Chẳng những vậy, họ đều có chung một nguồn gốc văn hóa từ Babylon. Ngôn ngữ cổ của Babylon là Sumerian, ngôn ngữ cổ Do Thái là Hebrew và ngôn ngữ Arabic đều có nhiều nét tương đồng.

Ngôn ngữ của Muhammad và của Kinh Koran là ngôn ngữ Ả Rập (Arabic) hiện là ngôn ngữ chính của 250 triệu người thuộc nhiều quốc gia ở Trung Đông.

3. Chính Trị và Tôn Giáo:

Trong thế kỷ 6 và nửa đầu thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông bị chia thành hai miền đặt dưới sự khống chế của hai đế quốc: Đế quốc Ba Tư làm chủ miền đông gồm có Iran, Iraq, Syria và Arabia. Trong thời gian này, đế quốc Ba Tư chọn Hỏa Giáo (Zoroastrianism) làm quốc giáo và chọn Ctesiphon làm thủ đô. Đế quốc Byzantine làm chủ miền tây gồm có Hy Lạp, Do Thái, Palestine, Ai Cập và vùng Địa Trung Hải. Đế quốc Byzantine chọn Ki Tô Giáo làm quốc giáo và chọn Constantinople (nay là Istambul) làm thủ đô.

Hai đế quốc Ba Tư và Byzantine đánh nhau liên miên từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, ròng rã 500 năm. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc Byzantine đổi tên Ki Tô Giáo thành “Công Giáo”, tiếng Hy Lạp Katholikos có nghĩa là tôn giáo hoàn vũ (Universal Religion). Rất nhiều người Ả Rập trong vùng kiểm soát của đế quốc Byzantine theo đạo Công Giáo. Tất cả những người này thuộc quyền cai quản của Giáo Hội Syria (Syriac Church). Đến giữa thế kỷ 6, đế quốc Công Giáo Byzantine chinh phục được vua xứ Abyssinia (tức là Ethiopia ngày nay) theo đạo và cho nhiều đoàn truyền giáo xâm nhập Yemen ở cực nam bán đảo Ả Rập.

Đế quốc Ba Tư thấy rõ âm mưu của Byzantine nên tìm cách nâng đỡ mọi người Do Thái và những người Ả Rập theo đạo Do Thái nắm chính quyền tại bán đảo Ả Rập. Năm 510 (tức 60 năm trước khi Muhammad sinh ra) với sự yểm trợ của đế quốc Ba Tư, một người Ả Rập theo đạo Do Thái là Yusuf Asai đã thống lãnh các bộ lạc Ả Rập và lên ngôi vua cai trị toàn bán đảo Ả Rập.

Đến năm 525, đế quốc Byzantine yểm trợ cho vua Công Giáo xứ Abyssinia đem quân xâm chiếm bán đảo Ả Rập. Vua Yusuf Asai chống cự không nổi phải bỏ chạy, cuối cùng nhà vua nhảy xuống biển tự tử. Từ đó, bán đảo Ả Rập thành thuộc địa của Abyssinia và Ki Tô Giáo thành quốc giáo tại xứ này.

Năm 570, người Ả Rập cầu cứu hoàng đế Ba Tư đem quân đánh đuổi quân Ki Tô Giáo Abyssinia. Đế quốc Ba Tư chiến thắng và biến bán đảo Ả Rập thành một tỉnh của đế quốc. Cũng từ đó, Hỏa Giáo của Ba Tư được truyền bá rộng rãi trong dân chúng Ả Rập.

4. Phong Tục Tập Quán:

Dù sống cuộc đời du mục ở sa mạc hay chuyên nghề thương mại sinh sống tại thành thị, mọi người Ả Rập đều thích tự xưng là “những người con của sa mạc” (sons of desert). Từ nhiều ngàn năm qua cho đến nay, người Ả Rập vẫn luôn luôn gắn bó với những con lạc đà. Chúng là những cỗ xe lý tưởng đưa họ qua sa mạc và đồng thời cũng là nguồn cung cấp sữa và thịt.

Người Ả Rập ít trồng trọt nên họ thường bị thiếu ngũ cốc và bị suy dinh dưỡng. Cuộc sống sa mạc đã tạo ra hoàn cảnh khiến cho các bộ lạc du mục phải luôn luôn gây chiến với nhau để tranh chiếm các giếng nước hiếm hoi hoặc tranh chiếm các thảo nguyên để thả nuôi gia súc. Qua nhiều thế kỷ, cuộc sống du mục đã hình thành nơi các sắc dân Ả Rập những phong tục tập quán đặc biệt: a. Tục trả thù:

Để có thể sống còn trong những điều kiện khắt nghiệt của sa mạc, mọi người Ả Rập phải tụ họp lại thành từng nhóm (groups) gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Nhiều nhóm liên kết với nhau thành đoàn (clans) hoặc lớn hơn nữa thành bộ lạc (tribes). Mọi cá nhân đều phải gắn bó với quyền lợi chung của bộ lạc. Người Ả Rập gọi tinh thần gắn bó ấy là “muruwah” bao hàm rất nhiều ý nghĩa: phải can đảm trong chiến đấu, phải kiên nhẫn chịu đựng mọi sự đau khổ khi bộ lạc gặp khó khăn, phải cương quyết bảo vệ mọi kẻ yếu trong bộ lạc và phải quyết tâm trả thù những kẻ đã dám xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của bộ lạc.

Các tù trưởng có trách nhiệm bảo vệ mọi thành viên trong bộ lạc của mình. Nếu không trừng phạt những kẻ đã xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của thành viên trong bộ lạc mình thì tù trưởng đó sẽ không còn được tín nhiệm nữa. Vì tính liên đới trách nhiệm trong bộ lạc nên trong nhiều trường hợp một người trong bộ lạc này bị giết thì một người trong bộ lạc thù địch phải bị giết để đền mạng. Luật sa mạc là nợ máu phải trả bằng máu. Bán đảo Ả Rập là một sân khấu vĩ đại của những chu kỳ bạo động không bao giờ dứt.

Trong những thời kỳ đói kém hay hạn hán, các bộ lạc gặp khó khăn thường chọn một trong những bộ lạc thù địch để tấn công nhằm cướp gia súc, thực phẩm và hàng hóa cần thiết để sống còn. Các đàn ông của bộ lạc địch đều bị giết. Các đàn bà trẻ đẹp bị bắt đưa về làm vợ bé hay đầy tớ. Số còn lại bị đưa đi bán ở chợ nô lệ.

Những người Ả Rập du mục không hề coi những vụ cướp của giết người như vậy là điều tội lỗi. Họ quan niệm đó chỉ là những việc làm tự nhiên để trừng phạt kẻ thù một cách hợp lý mà thôi. b. Tục giết các bé gái sơ sinh (Female Infanticide) Luật sa mạc cũng tàn nhẫn như luật rừng: Chỉ có kẻ mạnh sống sót, mọi kẻ yếu phải bị loại trừ! Việc giết các bé gái sơ sinh là một phương cách điều chỉnh dân số của các bộ lạc du mục. Lý do là một khi bộ lạc có quá nhiều con gái và quá ít con trai thì bộ lạc bị lâm vào tình trạng suy yếu. Chỉ có đàn ông con trai mới có thể đáp ứng nhu cầu sống còn của bộ lạc, đó là nhu cầu chiến đấu và nhu cầu lao động sản xuất.

Phụ nữ bị coi rẻ nên xã hội du mục không dành cho họ một quyền lợi luật định nào (no legal right). Họ bị coi như một thứ tài sản, hay nói đúng hơn là một động sản (movabal property). Những gia đình nào đã sinh một vài đứa con gái rồi thì những bé gái sinh sau thường bị giết chết không thương tiếc. c. Tục cắt da qui đầu và cắt âm vật Theo tương truyền thì Abraham là người đầu tiên tự cắt da qui đầu của mình và cắt da qui đầu các con trai của ông để tỏ lòng tuân phục Thiên Chúa.

Do đó, tục lệ cắt da qui đầu trở thành nghi lễ bắt buộc đối với mọi người theo đạo Do Thái. Tục lệ này thường được gọi là Phép Cắt Bì (Cirumcision).

Trước khi có đạo Hồi, đa số người Ả Rập thường tự xưng là tín đồ đạo Abraham, tức Đạo Do Thái Nguyên Thủy. Họ thường cắt da qui đầu cho các bé trai giống như người Do Thái.

Ngoài ra, người Ả Rập có tục lệ cắt bỏ một phần hoặc tất cả âm vật, còn được gọi là mồng đóc (Clitoris) của các bé gái từ 4 đến 8 tuổi. Đây là một tục lệ chung của người Ả Rập, không phân biệt tôn giáo. Hiện nay, nhiều người Ả Rập ở Ai Cập, Yemen, Sudan theo Ki Tô Giáo vẫn giữ tục lệ này.

Họ tin rằng việc cắt clitoris tuy có gây đau đớn nhưng tránh cho phụ nữ những đòi hỏi sinh lý và giúp họ dễ trở nên thanh sạch cao đẹp hơn. d. Tục chứng minh trinh tiết cô dâu Một tục lệ của người Ả rập gây căng thẳng tinh thần cho các cô gái đến tuổi lấy chồng, đó là tục lệ chứng minh trinh tiết cô dâu (Proof of the bride’s Virginity). Sau đám cưới, mọi người trong gia đình cô dâu và những người khách tham dự tụ họp bên ngoài phòng ngủ cô dâu chú rễ. Sau khi động phòng, chú rễ bước ra khỏi phòng ngủ báo cáo kết quả cho mọi người biết.

Nếu chú rễ tuyên bố cô dâu đã mất trinh trước đám cưới thì đây là một điều nhục nhã cho gia đình nhà gái và cuộc hôn nhân có thể bị hủy bỏ! e. Tục giết gái chửa hoang Các cô gái Ả Rập không chồng mà chửa bị coi là đã phạm trọng tội đối với danh dự của gia đình. Các cô gái này thường bị cha hoặc anh em ruột giết chết để bảo vệ danh dự gia đình. Vì thế, người Ả Rập gọi tục lệ này là “Giết người vì danh dự” (Honor Killing). Các cô gái chửa hoang thường khó có thể thoát chết vì dù có chạy đến cầu cứu các cơ quan luật pháp cũng không được bảo vệ. Các thủ phạm giết người trong trường hợp này được xã hội coi là hành động chính đáng và nếu có bị tù thì cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn có tính cách tượng trưng mà thôi.

Tất cả các tục lệ kể trên hiện vẫn còn tồn tại trong các xứ Ả Rập Hồi Giáo. Tuy nhiên, những tục lệ đó không xuất phát từ đạo Hồi vì trong kinh Koran cũng như những văn bản luật pháp của đạo Hồi đều không có điều khoản nào qui định về các tục lệ đó. Ngày nay, nhiều nước Hồi Giáo đã ban hành các biện pháp hủy bỏ hoặc hạn chế các tục lệ xét ra có hại và lỗi thời.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Giới Hồi Giáo Xưa Và Nay PDF của tác giả Bùi Văn Chấn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mật Mã Do Thái (Perry Stone)
Lời mở đầu gười ta luôn tin rằng “Lời tiên tri” trong Kinh Thánh là một sức mạnh tội ác của bóng tối, và cho đến cuối những năm 1930, niềm tin này mới được tháo gỡ ở châu Âu. Một kẻ độc tài người Đức tên là Adolf Hitler đã đưa ra “giải pháp” cho các vấn đề của thế giới bằng cách lập kế hoạch mà các sử gia sau này đã xác định đó là kế hoạch tàn sát người Do Thái của Đức quốc xã. Với người Do Thái, đặc biệt là những người Do Thái ở châu Âu, từ Đức quốc xã (Nazi) mang hình ảnh buồn rầu của cái chết và đó là nơi các gia đình Do Thái đi chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời. Đó là nơi mà trạng thái thể chất của người Do Thái tồn tại chỉ còn da bọc xương. Giống như những con cừu chuẩn bị chịu chết, nhiều người bị đưa đến phòng hơi ngạt được tạo ra giống những phòng tắm. Với Hitler, tất cả mọi vấn đề trên thế giới đều có nguồn gốc từ Do Thái và do người Do Thái gây nên. Theo tờ Miami Daily News, người Mỹ không tin vào lời nói xảo quyệt này. Tờ báo này đã đưa ra một thông điệp sắc bén đến những thành viên của Đức quốc xã: Một thành viên của Đức quốc xã mắc bệnh giang mai và họ không cho phép mình điều trị bằng cách sử dụng thuốc Salvarsan vì đó là thuốc do Ehrlich người Do Thái khám phá ra. Thậm chí họ cũng không cố gắng tìm kiếm cách chữa bệnh vì phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai được sử dụng cũng là phát kiến của người Do Thái… Hay một thành viên của Đức quốc xã mắc bệnh tim thì họ cũng không sử dụng lá mao địa hoàng để điều trị. Vì loại lá này do Ludwig Trabo người Do Thái phát hiện và phát triển để điều trị bệnh tim. Hay người bị mắc bệnh sốt Rickettsia cũng nhất quyết không điều trị, vì họ sẽ phải dùng phương pháp điều trị mà Widall và Weill, người Do Thái phát kiến ra. Nếu có người mắc bệnh tiểu đường, họ cũng không sử dụng insulin để điều trị, vì đó cũng là kết quả nghiên cứu của Minkowsky là người Do Thái. Hay khi họ mắc chứng đau đầu, họ cũng tránh xa bột ovarmidon và antipyrin, vì đó cũng là phát kiến của Spiro và Eiloge là người Do Thái. Những người bài trừ Do Thái mắc chứng co giật thường phải cố gắng chịu đựng và không điều trị theo phương pháp sử dụng chloral hydrate vì đó cũng là phát kiến của Oscar Leibreach là người Do Thái…” Đến năm 1948, trên toàn thế giới có khoảng 6 triệu người Do Thái trong đó có 1.5 triệu trẻ em vô tội bị thiệt mạng trong “Giải pháp cuối cùng” của Đức quốc xã. Những gì còn sót lại sau cuộc tàn sát người Do Thái chỉ là những ngôi nhà cố định, nếu còn những tài sản giá trị, những bức tranh cổ xưa, vàng, bạc, châu báu, tất cả đều bị quân của Hitler chiếm hết. Lúc đó, trong lòng những người Do Thái còn sống sót lóe lên một tia hi vọng - quê hương Palestine. Và rồi, nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948, tại vùng đất ủy nhiệm của Anh tại Palestine, một dân tộc Do Thái với tên Israel đã được phục hồi từ những sụp đổ và suy tàn của lịch sử. Tìm mua: Mật Mã Do Thái TiKi Lazada Shopee Có một câu chuyện khá nổi tiếng khi Hoàng đế người Đức hỏi Bismarck rằng: “Ngươi có thể chứng minh là tồn tại Thiên Chúa không?” Bismarck đã trả lời: “Thưa Đức vua, đó là Do Thái”. Người Do Thái chỉ chiếm chưa đến 1% dân số thế giới, nhưng 176 người đoạt giải Nobel lại là người Do Thái. 25% các tổ chức nhận giải thưởng Nobel Hòa bình đều do người Do Thái thành lập hoặc đồng sáng lập. Trong khi ở Mỹ có khoảng 67% học sinh tốt nghiệp cấp ba vào được đại học, thì người Do Thái lại có đến 80% học sinh vào được đại học, trong đó có 23% vào được trường Ivy League - một nhóm trường đại học danh giá của Mỹ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng người Do Thái gốc Đức và Bắc Âu rất thông minh với chỉ số IQ từ 117 đến 125, cao hơn 12 - 15 điểm so với nhóm không phải Do Thái. Nhóm người Mỹ gốc Israel được xem là nhóm “có khả năng cao hơn 7 lần các nhóm khác về nguồn thu nhập và có tỉ lệ thấp nhất về sự phụ thuộc vào sự giúp đỡ của xã hội”. Có nhiều người xác định hiện tượng phi thường này là do yếu tố thiên tài, còn một số khác thì cho rằng đó là do yếu tố thành công bí mật ẩn chứa trong văn hóa Do Thái đã thúc đẩy họ thành công đến như vậy. Theo khía cạnh tâm linh, Mục sư Moses người Do Thái cổ đại đã cho chúng ta Kinh Torah và cho chúng ta những lời tiên tri Do Thái được viết trong Kinh Thánh Cựu Ước. Phần lớn những người viết Kinh Tân Ước, cùng với người sáng lập Kitô giáo đều là những người lớn lên và được giáo dục trong các gia đình Do Thái. Theo lịch sử, người Do Thái vừa là người thành công nhất và cũng là người bị ngược đãi nhiều nhất trong tất cả các nhóm dân tộc trên trái đất. Ngày nay, sự tài năng và chuyên môn kinh doanh của họ đã đưa họ đến những vị trí cao nhất trong cộng đồng kinh doanh toàn cầu. Đó là những luật sư đứng đầu, các bác sĩ tài năng và những nhà lãnh đạo thành công. Họ chỉ đơn giản là những con người cách đây 1939 năm chưa có quốc gia, không có ngôn ngữ duy nhất hay một thành phố để cầu nguyện. Nhưng ngày nay, họ đã trở lại miền đất tổ tiên của họ (vùng đất Israel), nói ngôn ngữ bản địa của họ (tiếng Hebrew) và cầu nguyện ở thủ đô của họ (Jerusalem). Và theo tôi khả năng duy nhất cho điều này là sự thành công và sinh tồn đã có trong ADN của người Do Thái - và nó bắt đầu từ một người - tổ phụ Abraham. Sau khi được “người Hebrew báo tin” (St 14,13), ông Abraham cùng với vợ là Sarah và tùy tùng của ông đã rời thành phố Ur đến định cư tại một sa mạc Canaan - vùng đất rộng lớn và hoang vắng. Ông đã tìm tòi, xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn, tích lũy nhiều vàng bạc, và cuối cùng đã biến miền đất cằn cỗi thành sa mạc đầy hứa hẹn. Ông đã xây dựng nền hòa bình với các bộ tộc lân cận, vì vậy họ tôn vinh ông như con người của Thiên Chúa (St 20). Và hơn 400 năm sau, con cháu của Abraham đã sinh ra hơn 600.000 người trong thời chiến diễu hành ra khỏi Ai Cập và khôi phục vùng đất Israel mà Thiên Chúa đã hứa con cháu của Abraham sẽ có được (St 15,18). Miền đất Trung Đông này đã được đặt tên là “Israel”, đó là tên mới mà Thiên Chúa đã tặng cho Jacob, cháu trai của Abraham (St 32,28). Sau khi người Israel rời khỏi Ai Cập, họ đã chuyển đến Miền Đất Hứa và phân chia nơi định cư. Chín và phân nửa bộ tộc sẽ định cư ở miền đất này, còn hai bộ tộc và phân nửa bộ tộc còn lại (Reuben, người Gad, và phân nửa chi phái Manasseh) sẽ đến bờ đông sông Jordan định cư. Người Israel được đánh dấu như dân giao ước của Thiên Chúa, những hướng dẫn cho cuộc sống hàng ngày của họ chính là Kinh Torah. Đây là ngũ kinh đầu tiên trong Kinh Thánh do Moses viết trong suốt 40 năm ở sa mạc. Sự mặc khải thiêng liêng này đã trở thành Điều luật của Thiên Chúa về lề luật đạo đức, xã hội, hiến tế và nghi lễ. Những lề luật này đã tạo nên khuôn mẫu tiêu chuẩn trong cuộc sống và đạo đức của người Do Thái. Bằng việc vâng theo sách quy tắc nước trời, dân tộc Do Thái đã được hưởng thành công, thịnh vượng và nâng cao sức ảnh hưởng của họ đến các dân tộc cùng các quốc gia lân cận. Những người đạo Do Thái chính thống được xem như những người Do Thái có nguồn gốc Kinh Torah, những người đã tuân theo Điều luật Torah của Thiên Chúa trong suốt 35 thế kỷ và họ có một cuộc sống, gia đình, sức khỏe dồi dào, đặc biệt là tài chính thịnh vượng. Trong nhiều thế kỷ, những người Kitô giáo không phải người Do Thái đã từ chối hay đơn giản là không học và nghiên cứu những ứng dụng thực tiễn quan trọng của Điều luật Torah. Trong Điều luật Torah có nhiều điều vẫn có ý nghĩa quan trọng với thời đại của chúng ta, như tầm quan trọng trong việc nghỉ ngơi một tuần một ngày, tầm quan trọng của ăn uống đúng cách các loại thực phẩm, tiêu chuẩn đạo đức của lời chúc lành, và những giai đoạn cuộc sống trong nuôi dạy con cái. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu các điều luật này để hiểu được tại sao người Do Thái lại tạo nên một gia đình vững chắc, một cuộc sống hạnh phúc bền lâu và thịnh vượng. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về sự thịnh vượng của người Do Thái và lý do người Do Thái thành công, nhưng lại rất ít cuốn sách viết về ý nghĩa của Kinh Torah và giao ước cội nguồn cho tất cả những lời chúc phúc của Do Thái. Mục đích của cuốn Mật mã Do Thái này là để tìm ra những bí mật nhằm khám phá và giải mã bộ Kinh Torah, Giao ước Abraham và lời mặc khải thiêng liêng trong Cựu Ước đã tạo nên cách sống và suy nghĩ của người Do Thái, làm cho dân Do Thái trở thành người không thể gục ngã và là một dân tộc được chúc phúc. Những người Do Thái chính thống đều hiểu hết lề luật của Thiên Chúa, còn người Kitô giáo thì hiểu được hồng ân của Thiên Chúa. Cả người Do Thái và Kitô giáo đều nhận thức và biết được sách cùng Kinh Thánh giao ước của Đấng Cứu Thế. Những vị giáo trưởng có một nguồn tri thức đáng ngạc nhiên về tiên tri và Kinh Torah mà người Kitô giáo gọi đó là Cựu Ước còn người Do Thái gọi đó là sách thánh Do Thái Tanakh. Với người Kitô giáo, họ hiểu và xem sách Tân Ước có 27 cuốn. Bằng cách kết hợp những nguồn kiến thức và xây dựng cầu nối của sự hiểu biết, người Kitô giáo sẽ hiểu được bí mật của Kinh Torah và người Do Thái sẽ hiểu được giao ước tha tội mà Chúa Giêsu đã thiết lập và giảng dạy trong niềm tin của người Kitô giáo. Tôi mong muốn rằng khám phá 9 bí mật Do Thái này sẽ hé lộ cái nhìn mới mẻ và sự soi sáng giúp khai sáng cho các tín hữu không phải Do Thái hiểu được những mặc khải thiêng liêng mà Chúa đã ban cho dân Do Thái. Cuốn sách sẽ bao gồm rất nhiều khía cạnh trong Luật Torah có thể cung cấp cho chúng ta những hướng dẫn quan trọng trong cuộc sống thường ngày, trong đó có chìa khóa cho sự thịnh vượng, sức khỏe, hay chúc tụng những giai đoạn của cuộc sống, và nuôi dạy con cái thành tài. Hãy cùng nhau khám phá và giải mã những điều luật này nhé! - Perry StoneĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mật Mã Do Thái PDF của tác giả Perry Stone nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Thánh Bản Dịch Thế Giới Mới (Nhiều Tác Giả)
CÂU HỎI 1 Đức Chúa Trời là ai? “Nguyện mọi người biết rằng chỉ mình ngài, danh là Giê-hô-va, là Đấng Tối Cao trên khắp trái đất”. Thi thiên 83:18 “Hãy biết rằng Đức Giêhô-va là Đức Chúa Trời. Tìm mua: Kinh Thánh Bản Dịch Thế Giới Mới TiKi Lazada Shopee Ngài là đấng dựng nên chúng ta, chúng ta thuộc về ngài”. Thi thiên 100:3 “Ta là Đức Giê-hô-va. Ấy là danh ta; ta không trao vinh quang ta cho ai khác, hoặc nhường sự ngợi khen ta cho tượng khắc”. Ê-sai 42:8 “Ai kêu cầu danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu”. Rô-ma 10:13 “Hiển nhiên, ngôi nhà nào cũng có người dựng nên, còn đấng dựng nên muôn vật chính là Đức Chúa Trời”. Hê-bơ-rơ 3:4 “Hãy ngước mắt lên trời xem! Ai đã tạo các vật ấy? Chính là đấng đem đạo quân chúng ra theo số và gọi hết thảy theo tên. Vì sức ngài vô biên, quyền năng ngài đáng sợ nên không vật nào thiếu”. Ê-sai 40:26 CÂU HỎI 2 Làm thế nào bạn có thể biết về Đức Chúa Trời? “Sách Luật pháp này đừng xa miệng con, con phải đọc nhẩm nó ngày lẫn đêm để cẩn thận vâng giữ mọi điều được viết trong sách; nhờ đó, con sẽ thành công trong đường lối mình và khôn ngoan trong các hành động mình”. Giô-suê 1:8 “Họ tiếp tục đọc lớn tiếng những lời trong sách, từ Luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải thích rõ ràng và cắt nghĩa những lời ấy; như thế họ giúp dân chúng hiểu những gì vừa đọc”. Nê-hê-mi 8:8 “Hạnh phúc cho người không bước theo mưu kẻ gian ác... Nhưng niềm vui thích người ở nơi luật pháp Đức Giê-hô-va, ngày đêm người đọc nhẩm luật pháp ngài... Mọi việc người làm đều sẽ thành công”. Thi thiên 1:1-3 “Phi-líp chạy bên cạnh xe đó và nghe viên quan đọc lớn tiếng sách của nhà tiên tri Ê-sai thì hỏi: ‘Ông có hiểu những điều mình đọc không?’. Ông trả lời: ‘Làm sao tôi hiểu được nếu không có người chỉ dẫn?’” Công vụ 8:30, 31 “Đức Chúa Trời là vô hình, nhưng từ lúc thế gian được dựng nên, khi xem xét những vật ngài tạo ra thì người ta có thể thấy rõ các đặc tính của ngài, tức quyền năng muôn đời và cương vị Chúa Trời; bởi thế, họ không thể bào chữa cho mình”. Rô-ma 1:20 “Hãy suy ngẫm và miệt mài với những điều ấy, hầu cho mọi người có thể thấy rõ sự tiến bộ của con”. 1 Ti-mô-thê 4:15 “Hãy quan tâm đến nhau để khuyến giục nhau biểu lộ tình yêu thương và làm việc lành, chớ bỏ việc nhóm họp với nhau”. Hê-bơ-rơ 10:24, 25 “Nếu ai trong anh em thiếu sự khôn ngoan thì hãy tiếp tục cầu xin Đức Chúa Trời, vì ngài rộng rãi ban cho mọi người mà không trách mắng gì; và người ấy sẽ được ban sự khôn ngoan”. Gia-cơ 1:5 CÂU HỎI 3 Ai là tác giả của Kinh Thánh? “Môi-se ghi lại mọi lời của Đức Giê-hô-va”. Xuất Ai Cập 24:4 “Đa-ni-ên mơ thấy một giấc chiêm bao và các khải tượng hiện ra trong đầu ông khi nằm trên giường. Đa-ni-ên ghi lại giấc chiêm bao; ông ghi lại toàn bộ những điều đó”. Đa-ni-ên 7:1 “Khi tiếp nhận lời Đức Chúa Trời mà anh em nghe nơi chúng tôi, anh em đã chấp nhận đó là lời của Đức Chúa Trời, chứ không phải lời của con người, vì đó thật là lời ngài”. 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13 “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, hữu ích cho việc dạy dỗ”. 2 Ti-mô-thê 3:16 “Không hề có lời tiên tri nào ra bởi ý muốn của loài người, nhưng người ta nói những điều đến từ Đức Chúa Trời khi được thần khí thánh thúc đẩy”. 2 Phi-e-rơ 1:21Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Thánh Bản Dịch Thế Giới Mới PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết (Delog Dawa Drolma)
DẪN NHẬP Khi còn là một đứa bé ở Tây Tạng, thỉnh thoảng tôi tìm thấy mẹ tôi, Delog Dawa Drolma, được vây quanh bởi những thính giả đang lắng nghe hết sức chăm chú khi bà nói về những cuộc du hành của mình tới các cõi giới khác. Khuôn mặt bà sáng ngời khi đề cập tới các bổn tôn trong các cõi thanh tịnh; những giọt nước mắt tuôn rơi khi bà tả lại những khốn khổ của chúng sinh trong địa ngục và các ngạ quỷ (preta), hay các sinh linh đau khổ. Bà nói về sự gặp gỡ những thân quyến đã chết của những người nào đó, và bà tiếp âm từ người chết tới người sống những mối bận tâm về những công việc không ngừng dứt (có thể là những đồng tiền hay châu báu được chôn dấu mà không thể xác định vị trí) hoặc những van nài khẩn thiết xin được cầu nguyện hoặc cử hành các buổi lễ. Bà cũng đem về lời dạy tâm linh của những đạo sư (lama) cao cấp đã ra đi từ thế giới này và các đạo sư ở bờ bên đây của cái chết đã đáp lại nó bằng sự cung kính sâu xa. Mẹ tôi được tôn kính trên khắp đất nước Tây Tạng bởi các năng lực siêu phàm như một đạo sư, nhưng bà nổi tiếng hơn vì là một delog (phiên âm theo Anh ngữ là DAY-loak), người đã vượt qua ngưỡng cửa của sự chết và trở về kể lại chuyện đó. Điều bà thuật lại không phải là một kinh nghiệm cận tử hão huyền hay nhất thời. Suốt năm ngày, bà nằm lạnh ngắt, ngưng thở và không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống, trong khi tâm thức bà di chuyển tự do tới các cõi giới khác, luôn luôn được vị thiên nữ trí huệ Tara Trắng hộ tống. Bà thực hiện cuộc du hành của mình như một delog phù hợp với các giáo huấn đã nhận từ Đức Tara trong các linh kiến, nhưng đi nghịch lại ước muốn của các đạo sư của bà, các ngài nài xin bà đừng làm một việc mạo hiểm như thế. Đặc biệt là bà, một thiếu nữ mười sáu tuổi, có nhiều xác quyết trong sự thiền định khiến bà trổi vượt hơn các vị đạo sư hết sức uyên thâm và lớn tuổi hơn bà. Tuy thế, bản thân bà được công nhận là một hóa thân của Đức Tara Tìm mua: Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết TiKi Lazada Shopee Trắng, một năng lực mạnh mẽ của tâm giác ngộ vì sự trường thọ và giải thoát của chúng sinh. Suốt thời thơ ấu, Dawa Drolma đã biểu lộ một lòng bi mẫn sâu xa. Không có người hành khất nào tới lều của chúng tôi mà phải ra đi không có quà tặng trên tay - gia đình tôi phải cất dấu những món quý giá kẻo bà đem cho mất. Căn lều bằng nỉ đen của gia đình chúng tôi có thể chứa bốn trăm người trong suốt những buổi lễ lớn. Dawa Drolma được tôn kính khi được mời ngồi trên một cái ngai cùng với các lạt ma cao cấp khác, gồm cả bốn người chú của bà là những vị nổi tiếng khắp miền đông Tây Tạng. Bản thân bà là người cầu toàn trong việc cử hành nghi lễ. Vài năm trước tôi đã gặp một nhà sư, ông nhớ lại sự giận dữ của bà khi ông thổi quá tệ chiếc kangling (kèn lễ) của mình. Sự hiện diện của bà đem lại sự cẩn trọng trong từng bước nỗ lực thực hành lẫn sự nhận ra rằng bản tánh nền tảng của những bước này là giác tánh không cần dụng công. Những giấc mơ và linh kiến của bà là những khám phá của sự chứng ngộ và chúng giúp cho kinh nghiệp delog của bà được rõ ràng đáng tin cậy trong các giáo huấn. Những e ngại của các đạo sư khẩn nài bà đừng thực hiện một cuộc du hành như thế, nhưng đúng ra là ăn chay, dùng thuốc và cử hành các buổi lễ không phải là không có căn cứ. Tuy nhiên - sau khi bà mất và đi tới cõi thuần tịnh của Đức Padmasambhava, bà gặp người chú quá cố của bà là đạo sư tôn kính Khakyod Wangpo, Ngài cảnh báo là bà sẽ gặp nguy hiểm khi ở lại và bảo bà nên trở về cõi người để làm lợi ích chúng sinh. Sau này, khi bà du hành qua bardo, hay trạng thái trung gian giữa các chết và sự tái sinh, và tới các cõi địa ngụ và ngạ quỷ, một hóa thân của nữ bổn tôn Vajravarahi tỏ vẻ nghi ngờ việc Dawa Drolma có thể đem lại nhiều lợi lạc. “Con gái của ta, có thể con cần trở về cõi người. Nhưng… khi đã tái sinh làm một phụ nữ, con sẽ có chút uy quyền… Sẽ khó làm cho chúng sinh trong thời đại suy hoại này tin rằng những tường thuật của con là chân thực”. Đức Tara Trắng không đồng ý với tuyên bố này, Ngài nói: “Cô ta là một nữ anh hùng với tâm hồn dũng cảm” và nói thêm rằng bà đừng nên nghe lời những ai cố gắng gây trở ngại cho bà. “Nếu cô ta trở về thế giới con người, cô ấy có thể nói rõ những chọn lựa đạo đức trong việc chấp nhận những thiện hạnh và từ bỏ các ác hạnh. Cô ấy có thể xoay chuyển tâm thức của chúng sinh hữu tình”. Quả thực, kinh nghiệp trực tiếp về những cõi khác đã khiến cho mẹ tôi có một quyền lực âm linh vĩ đại khi bà giảng về hành vi đúng đắn và nhân quả nghiệp báo. Không ai nghi ngờ điều bà nói, không chỉ vì những đại đạo sư như Tromge Trungpa đã chứng kiến tử thi của bà trở lại cuộc đời, mà cũng bởi bà đã biết chỗ cất dấu những đồng tiền và những hành động của người đã khuất trước khi họ chết - là những sự việc mà bà không thể biết nếu không được trực tiếp cho biết bởi những người bà gặp khi là một delog. Sau này trong đời bà, một trong những người cộng tác nhiệt thành nhất của những công trình của bà là một thương gia Tây Tạng, ông ta từng là một phi hành giả cứng đầu trong vùng cho tới khi mẹ tôi gởi tới ông thông tin về số tiền chôn dấu của người chị quá cố của ông. Ở đây, tường thuật của Dewa Drolma thì sống động như tường thuật của một du khách miêu tả một đất nước mà người ấy đã viếng thăm, tuy thế tường thuật của bà thực sự là một hành trình của tâm thức xuyên qua những sự phô diễn thanh tịnh và bất tịnh của tâm. Nó bắt đầu khi như Đức Tara chỉ dạy, “Tôi để tâm tôi an trụ trong một tâm thái khoáng đạt và cực kỳ hỉ lạc, tôi kinh nghiệm một trạng thái hoàn toàn trong sáng… Tôi hoàn toàn tỉnh giác về trạng thái nền tảng của tâm tôi trong mọi tính chất thông thường của nó. Bởi giác tánh đó không bị ngăn che, tôi như thể nghe được tất cả những âm thanh và tiếng nói trong mọi xứ sở, chứ không chỉ ở vùng lân cận”. Khi sự tham luyến, sân hận và si mê thông thường của sự nhị nguyên đối tượng chủ thể hoàn toàn biến mất, ta kinh nghiệm giác tánh không bị tạo tác, trần trụi - tuyệt đối, không hai, siêu vượt ý niệm, tánh Không tràn đầy mọi phẩm tính thuần tịnh và năng lực để hiển lộ như hình tướng bất khả phân với tánh Không. Đây là Phật tánh, bị ngăn che và không được nhận ra trong tâm chúng sinh, nhưng hoàn toàn được hiển lộ nơi những bậc giác ngộ. Để làm lợi ích chúng sinh, các bậc giác ngộ hóa hiện một cách tự nhiên các cõi của sự xuất hiện thuần tịnh, chẳng hạn như Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ của Đức Padmasambhava, Núi Potala (Phổ Đà) của Đức Avalokiteshvara và Yulokod của Đức Tara. Những hành giả đã tịnh hóa dòng tâm thức và những người đã tích tập công đức rộng lớn qua thiện hạnh của họ có thể kinh nghiệm các cõi thuần tịnh trong các linh kiến, trong các giấc mơ hoặc như mẹ tôi đã làm, như một delog. Tường thuật của bà hết sức đặc biệt trong khoa địa lý vũ trụ của nó và đầy đủ chi tiết trong sự diễn tả, tuy thế chắc chắn là những cõi giới mà bà thăm viếng là sự phô diễn tròn đầy của bản tánh tâm, được kinh nghiệm khi sự thiền định xuyên thủng những giới hạn của tri giác bình phàm. Các cõi thuần tình là sự phô diễn của tâm, nhưng vì thế nó cũng là trạng trái bardo và sáu nơi đến của sự tái sinh. Sự khác biệt nằm ở chỗ các cõi thuần tịnh là sự phô diễn của giác tánh, trong khi sáu cõi và bardo là sự phô diễn của mê lầm và sự phóng chiếu của những độc chất của tâm. Cõi địa ngục là một phóng chiếu của sự thù ghét, sân hận và ác hạnh sát sinh; cõi ngạ quỷ, là một phóng chiếu của sự tham lam và thèm muốn; cõi súc sinh là một phóng chiếu của sự ngu si; cõi bán thần là phóng chiếu của đức hạnh bị ô nhiễm bởi sự ganh tị; cõi trời là một phóng chiếu của đức hạnh bị hư hỏng bởi sự kiêu ngạo; cõi người là một phóng chiếu của một sự hòa trộn tất cả năm độc kết hợp với đức hạnh tối thiểu để ngăn chặn việc tái sinh nơi các cõi thấp. Sự tái sinh làm người may mắn được đặt nền trên một số lượng đức hạnh rộng lớn và giúp cho ta thực hành một con đường tâm linh. Mẹ tôi thường nói: “Cho dù cuộc sống làm người của con có khó khăn tới đâu, nhưng những khó khăn ở đây không thể so sánh với những khốn khổ trong các cõi thấp”. Loài người và súc sinh cùng sống trong thế giới này và cùng có khuynh hướng nhìn mọi sự như cái gì hết sức vững chắc, thật có. Khi cái chết chia cách tâm và thân, và lột trần sự kiên cố tương đối của sắc tướng, tâm thức trần trụi đi vào trạng thái bardo sau - cái chết. Nếu không sớm đạt được giải thoát suốt trong sự phô diễn thuần tịnh của cái gọi là bardo chân tánh của thực tại, thì tâm thức của ta bị đẩy vào bardo trở thành, sau giai đoạn này nó sẽ tái sinh ở một trong sáu cõi của sự kinh nghiệm phù hợp với nghiệp của ta. Như thể trong một giấc mơ hay ảo giác, chúng sinh trôi lềnh bềnh trong và ngoài tri giác của Dawa Drolma như những bông tuyết. Trong chốc lát bà gặp gỡ một người quen đang chịu đựng những đau khổ ghê gớm nhất của địa ngục hay ngạ quỷ trải qua những thống khổ của sự mất mát cực độ; giây lát kế tiếp bà gặp một người đức hạnh trên đường đi tới một cõi thuần tịnh hay một chúng sinh trong cõi trời. Thỉnh thoảng, bà thấy toàn bộ đoàn người trong địa ngục hay chúng sinh trong bardo đi tới các cõi thuần tịnh, được dẫn dắt bởi một đạo sư hay hành giả vĩ đại là những người bằng năng lực của những ước nguyện vị tha của mình đã tới cứu giúp chúng sinh. Điều này thực sự có ý nghĩa khi ta cầu nguyện “xin hãy lưới vét tận đáy sâu của vòng luân hồi sinh tử và giải thoát chúng sinh”. Dawa Drolma đối mặt với Yama Dharmaraja, Thần Chết và cùng với Đức Tara, bà đã tán thán ông ta bằng một bài ca chứng ngộ: Nếu nhận ra được, thì chính là đây - bổn tâm của ta; Nếu không nhận ra, đó là Thần Chết phẫn nộ vĩ đại. Thực ra, đây chính là Đấng Chiến Thắng, Pháp Thân Phổ Hiền (Samantabhadra): Chúng con đảnh lễ và tán thán dưới chân Dharmaraja. Mặc dầu sự thật là, trong ý nghĩa tuyệt đối thì các cõi luân hồi sinh tử có bản tánh trống không, chỉ là những phóng chiếu của những mê lầm của tâm thức, nhưng trên bình diện tương đối, nỗi khổ mà chúng sinh phải chịu đựng thì không thể phủ nhận được. Khi Dharmaraja cùng các thuộc hạ của ông liên tục đưa ra nhiều bằng chứng thì không có sự nói dối hay giả đò nào làm giảm bớt được nghiệp quả của ta. Cuộc đời của ta trôi qua trước mắt với từng hành vi tốt và xấu được vạch rõ; những nghiệp quả phát sinh một cách tương ứng. Những mô tả ớn lạnh của Dawa Drolma về những hậu quả khủng khiếp của việc sát sinh và hãm hại người khác cảnh báo thật rõ ràng để ta tránh làm những hành động như thế. Mặt khác, những mô tả quyến rũ của bà về những cõi thuần tịnh gây hứng khởi cho ta để thực hành thiền định bổn tôn và để chứng ngộ bản tánh thuần tịnh của những phẩm tính của tâm. Sau cái chết, ngay cả khi năng lực của nghiệp quả xô đẩy tâm thức ta tái sanh trong vòng luân hồi, nhưng nếu ta đã từng thực hành đủ tốt đẹp trước đó để có sự tỉnh giác trong việc khẩn cầu bổn tôn thiền định của ta với đức tin, thì ta tức thời tái sinh trong cõi thuần tịnh của vị bổn tôn đó. Sau kinh nghiệm delog của mình, Dewa Drolma làm một cuộc hành hương tới Lhasa, ở đó với phối ngẫu của bà là một lạt ma cao cấp, bà mang thai tôi. Bà sống với ông bà tôi cho tới khi tôi lên bốn, sau đó di chuyển tới Tanp’hel Gonpa, một tu viện xa khoảng một tuần trên lưng ngựa. Một ngôi nhà với quang cảnh đẹp đẽ được xây cao trên sườn núi và bà sống ở đó, được kính trọng như một đạo sư và một dakini, một hiện thân nữ của trí tuệ và hoạt động giác ngộ. Sau đó, bà sanh em gái tôi, T’hrinlay Wangmo, một đứa trẻ phi thường mà cuối cùng được công nhận là hóa thân của một yogini trí tuệ. Em tôi và tôi, cả hai đều hoang dã và ngang ngạnh, và đôi khi tôi vẫn còn cảm thấy hối tiếc về những rắc rối mà tôi đã gây nên cho mẹ tôi. Bà không kềm chế việc sử dụng kỷ luật nghiêm khắc với tôi, nhưng bà cũng quả quyết rằng nếu tôi thực hành Pháp mạnh mẽ và với động cơ thanh tịnh thì tôi sẽ đem lại lợi lạc cho chúng sinh. Những lời khuyên dạy của bà gia hộ sâu xa cho con đường của tôi. Bà mất năm 1941, không lâu sau khi sanh một bé trai, nó cũng chết hai năm sau. Khi mất, mẹ tôi khoảng giữa tuổi ba mươi, còn tôi thì mười một. Xác bà vẫn ở tư thế thiền định trong vài ngày, sau đó gục xuống, cho thấy tâm thức đã thoát đi. Bà được hỏa táng trên mái nhà bà. Các cầu vồng xuất hiện và năm con kên kên, mà trong Phật Giáo Kim Cương thừa là những con vật tượng trưng cho nhãn kiến siêu việt rằng bà đã trở về những cõi thuần tịnh, nhưng tôi cũng không nghi ngờ là bà cũng đã trở lại các cõi địa ngục và ngạ quỷ để cứu thoát bất kỳ ai có liên hệ với bà. Với lòng bi mẫn, bà tuyệt đối không sợ hãi. Tôi rời Tây Tạng năm 1959, ngay trước cuộc củng cố xâm lược tàn bạo của Trung Quốc. Năm 1982, sau gần ba thập kỷ không có tin tức của gia đình, bất ngờ tôi nhận được một lá thư ngắn của người em gái, trong đó kể rằng cô có một bản sao duy nhất tường thuật delog của mẹ tôi. Điều này giống như một cái móc từ Tây Tạng thả xuống California, tuy thế tôi không thể chụp được nó mãi cho tới năm năm sau khi lập trường chính trị của Trung Quốc đã có phần mềm dẻo hơn. Sau cùng khi tôi về thăm T’hrinlay Wangmo, cô bảo tôi rằng bản văn đã từng bị tịch thu nhưng cô biết được ai lưu giữ nó. Trong những nămg tháng khủng khiếp của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, khi những kinh điển bị người Trung Quốc dùng làm giấy vệ sinh, cô chẳng thể làm được gì, nhưng ngay khi cảm thấy an toàn, cô đã biếu một số tiền rất lớn để có được bản tường thuật. Chỉ có vài trang bị mất. Tôi không muốn giữ bản gốc của em tôi, nhưng người Trung Quốc ở Szechuan thủ phủ của Chengdu không cho phép tôi sao chụp nó. Hiểu rằng tôi phải lén đưa nó ra ngoài, tôi có đem sách Tây Tạng từ Hoa Kỳ về và đã liệt kê chúng trong tờ khai quan thuế. Tôi ghi thêm bản tường thuật delog vào danh mục sách của tôi không bị phiền nhiễu khi quá cảnh ở phi trường. Vài năm sau, tôi trở về Tây Tạng để cho em gái tôi một bản sao. Tôi vẫn còn giữ bản gốc, giờ đây nó đã hơn sáu mươi tuổi, được một người sao chép ghi lại bằng chữ viết tay thật đẹp khi Dawa Drolma thuật lại tiểu sử của bà. Có những tường thuật delog khác - một trong số đó là tường thuật khá nổi tiếng của nữ hành giả Delog Ling Zha Chhodron. Thư viện tác phẩm và văn khố Tây Tạng ở Dharamsala có ít nhất là một tá cuốn. Các delog thì thường là phụ nữ; một số xuất hiện như những cư sĩ bình thường, nhưng chính kinh nghiệm là một dấu hiệu của sự chứng ngộ thiền định vĩ đại, vì thế thực ra các ngài không thể là những người bình thường. Những tường thuật của các ngài làm tăng thêm lòng tin của mọi người nơi giáo lý của các đạo sư về các cõi hiện hữu vô hình. Tôi không rõ có những tường thuật nào khác từng được dịch ra các ngôn ngữ Tây phương không. Tôi thật may mắn có mối liên hệ với dịch giả tuyệt hảo Richard Barron (Chokyi Nyima) và chủ bút rất có năng lực Mary Racine, họ đã cho ra đời bản dịch Anh ngữ tường thuật của Dawa Drolma. Richard Barron chịu trách nhiệm về các chú thích cuối mỗi chương. Mặc dù các chương được viết với ba cõi thuần tịnh ở phần đầu rồi tới cõi bất tịnh nằm trong chương thứ tư, nhưng nội dung của bản văn dường như chỉ ra rằng cuộc du hành không được biểu lộ ra theo thứ tự khi xuất bản ở đây: Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ, các cõi bất tịnh, núi Potal và yulokod. Chương cuối cùng, được con trai tôi là Jigme Tromge Rinpoche đem từ miền đông Tây Tạng tới Hoa Kỳ năm 1994, là một tóm lược mà chính yếu là những kinh nghiệm của Dawa Drolma trong các cõi bất tịnh. Để bản Anh ngữ dễ đọc, hơn là một bản dịch sát nghĩa và chính xác, bản văn là một dịch phẩm bằng văn xuôi có phần uyển chuyển của nguyên bản Tây Tạng được viết bằng thể thơ. Sự phiên âm ngữ âm học của cấu trúc ngôn ngữ Tây Tạng được dựa trên một hệ thống mà nhà xuất bản Padma sử dụng. Kinh nghiệm delog thì phi thường, kỳ diệu, ngay cả trong phạm vi bí truyền của các phái Kim Cương thừa của Phật Giáo Tây Tạng. Tuy thế, tường thuật của Delog Dawa Drolma có năng lực và sự gần gũi của kinh nghiệm trực tiếp và tôi tin rằng những ai đọc nó sẽ nhận ra rằng các hiện tượng của các cõi giới thì tương ứng với những khía cạnh kinh nghiệm của bổn tâm họ. Cầu mong những nhắn ngủ của bà truyền cảm hứng cho sự thành tựu tâm linh tối cao; cầu mong những nhắn nhủ ấy đưa dẫn bất kỳ ai đọc chúng tới những tịnh thổ của các Đấng Chiến Thắng. CHAGDUD TULKUĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết PDF của tác giả Delog Dawa Drolma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Mẫu - Diêu Trì Kim Mẫu (Đạo Cao Đài)
Mục Lục PHẬT MẪU - DIÊU-TRÌ KIM-MẪU - Tiểu-Dẫn - Bản-Nguyên Và Quyền Năng Phật-Mẫu - Diêu-Trì Kim-Mẫu 9 - Sự Tương Quan Giữa Chí-Tôn Và Phật Mẫu 15 Tìm mua: Phật Mẫu - Diêu Trì Kim Mẫu TiKi Lazada Shopee - Tình Thương Của Chí-Tôn Và Phật-Mẫu 19 - Kết-Luận 29 - Tư-Liệu Tham-Khảo 35Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Mẫu - Diêu Trì Kim Mẫu PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.