Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mồ Hôi Nước Mắt (Nguyễn Vỹ)

Ánh đang ủi đồ, một đống quần áo của người lớn lẫn trẻ con để bên cạnh. Lúc ông giáo sư Ngọc-Minh nắm bàn tay Ánh, Ánh khẽ hất ra. Ánh biết rằng ông Ngọc-Minh không toan tính điều gì bất lương. Nhưng một chút cử chỉ thân thiện đó cũng đã làm cho Ánh hoảng sợ rồi. Ánh vùng đứng dậy chạy xuống bếp. Ông Ngọc-Minh thong thả bước theo.

Ánh ngồi trầm ngâm trên ngạch cửa không ngó ông, Ông Ngọc-Minh đứng trước mặt nàng. Ông thò tay vào túi áo lấy ra gói thuốc, đánh lửa châm một điếu hút, rồi nói với con ở:

- Xin lỗi Ánh, lúc nãy tôi đã làm phiền lòng Ánh.

Ánh cúi đầu làm thinh. Ông giáo sư nói tiếp:

- Tôi rất mến Ánh. Tôi để ý đến Ánh lâu rồi, chắc Ánh cũng đã cảm thấy. Ngay từ ngày Ánh vô giúp việc trong nhà này, nghĩa là cách đây sáu tháng, tôi đã hiểu Ánh nên tôi yêu Ánh. Nhưng chỉ yêu âm thầm mà thôi. Nay nhân cơ hội gia đình đi vắng, tôi muốn thú thực với Ánh cảm tình thiết tha chân thật của tôi. Nếu Ánh tin tôi, tôi sẽ thuê phòng riêng để ở với Ánh. Tìm mua: Mồ Hôi Nước Mắt TiKi Lazada Shopee

Con ở điềm nhiên không đáp, Ông Ngọc-Minh ngồi xuống ngạch cửa, gần Ánh. Ông âu yếm nhìn vào khuôn mặt hổng hào tuyệt đẹp, khẽ hỏi:

- Ánh có yêu tôi không? Ánh ngẩng mặt lên, nghiêm nghị ngó ông:

- Tôi không thể yêu ông được.

- Tại sao không thể?

- Tại hoàn cảnh.

- Tôi không thấy hoàn cảnh nào cản trở tình yêu của tôi với Ánh. Ánh biết rằng tôi góa vợ đã hai năm nay và không có con?

- Dạ tôi biết.

- Vậy thì tôi được tự do yêu Ánh và lấy Ánh làm vợ, có gì ngăn cản đâu?

- Ông được tự do, nhưng tôi không được tự do.

- Nếu tôi không lầm thì Ánh chưa có chồng.

- Dạ, tôi chưa có chồng.

- Vậy sao Ánh nói là không tự do?

Con ở làm thinh.

Ông Ngọc-Minh hơi ngạc nhiên vì những câu trả lời cứng rắn của người tớ gái mười chín tuổi. Rất đẹp và rất hiền lành, thường ngày Ánh ít nói, Lần đầu tiên ông thấy Ánh có cử chỉ và ngôn ngữ khôn ngoan cương quyết không ngờ. Ông gặng hỏi:

- Ánh! Tại sao Ánh không được yêu tôi? Hay là Ánh đã có người yêu rồi?

Con ở vẫn nghiêm nét mặt:

- Dạ không phải.

- Thế thì tại sao?

- Ông là người trí thức, chắc ông hiểu nhiều.

- Tôi thực không hiểu.

- Xin ông tha lỗi tôi phải đi ủi đồ khuya rồi, ông Năm bà Năm sắp về.

- Hai em tôi dẫn các cháu đi xem xi-nê, 12 giờ khuya mới về.

Nhưng Ánh không muốn nói chuyện nữa, Ánh đi thẳng lên phòng giữa, ngồi lặng lẽ tiếp tục ủi đồ, làm công việc bỏ dở ban nãy.

Ông Ngọc-Minh đến ngồi cạnh Ánh:

- Ánh à, tôi muốn biết tại sao Ánh không được tự do yêu tôi, trong lúc tôi thiết tha yêu Ánh?

- Thưa ông, tôi chỉ là đứa đầy tớ, tôi đâu có quyền được yêu một người ở giai cấp giàu sang, một bậc trí thức thượng lưu.

- Tôi không cần giai cấp. Tôi không phân biệt giai cấp. Tôi chỉ biết Ánh là một thiếu nữ như tất cả các thiếu nữ khác. Ánh lại có tư cách đứng đắn, ngôn ngữ đoan trang, nết na hiền lành, và Ánh có đi học, đã ở Đệ-Tứ. Ánh có học thức, chỉ tại vì số phận quá hẩm hiu cực khổ nên Ánh phải đi ở mướn tạm một thời gian thôi. Tôi biết rõ hoàn cảnh của Ánh lắm chớ!

Ánh ngạc nhiên:

- Tại sao ông biết?

Tháng bảy vừa rồi, bà cô của Ánh đến thăm Ánh, trong lúc Ánh đi chợ, Ánh có nhớ không? Nhân vui miệng với em tôi, bà đã kể hết chuyện của Ánh cho em tôi nghe. Ngồi ở pbòng khách tôi được nghe rõ cả. Do đó, tôi được biết rằng ba má của Ánh là người lao động ở một ngõ hẻm xóm An-Bình. Hồi nhỏ Ánh đi học đã được thầy thương bạn mến, vì Ánh học giỏi và hạnh kiểm tốt nhất trong lớp, Ánh đã đỗ bằng tiểu học và học đến lớp Đệ-Tứ thì ba của Ánh chết vì tai nạn lao động trong xưởng máy. Ánh phải thôi học, kiếm việc làm ở đâu cũng chưa được nên phải ở nhà giúp đỡ mẹ. Sau, Ánh đi bán hàng ở cầu Muối. Mẹ Ánh thì làm công trong một hãng thuốc lá. Rồi hai năm sau mẹ Ánh tái giá, gặp phải người chồng lưu manh, chỉ cờ bạc rượu chè, và giao du với bọn đàng điếm. Nhiều lần cha ghẻ bắt ép Ánh đi làm nghề mãi dâm do y kiếm mối. Ánh cự tuyệt và hai lần phải bỏ nhà trốn đi đến nhà bà cô.

Ánh muốn học đánh máy chữ để dễ kiếm việc làm, nhưng không có tiền. Ánh phải gánh nước thuê ở xóm Bàn-Cờ. Rồi có lần Ánh nhớ mẹ, về thăm mẹ thì mẹ Ánh đi vắng, người cha ghẻ khốn nạn lại ép buộc Ánh làm nghề mãi dâm. Ánh cương quyết không chịu liền bị y đánh đập tàn-nhẫn đến đỗi lổ đầu sưng mặt. Người cha ghẻ vũ phu, vô lương tâm, đạp Ánh té nhào xuống cạnh chum nước, Ánh nằm bất tỉnh, tưởng như chết rồi. May nhờ hai bà hàng xóm kêu xe chở Ánh vào nhà thương. Ở bệnh-viện ra, Ánh không về nhà cha ghẻ nữa, trốn đến nhà bà cô ở ngõ hẻm Bàn-Cờ. Từ đó Ánh đi ở mướn để kiếm tiền độ thân. Ánh xem, tôi biết rõ hoàn cảnh rất đau khổ của Ánh như thế đấy. Vì lẽ đó mà tôi đem lòng thương Ánh và yêu Ánh.

Ánh ngồi ủi đồ, hai dòng nước mắt lặng lẽ trào ra trên đôi má hồng, âm thầm rơi xuống áo.

Ông Ngọc-Minh khẽ hỏi:

- Những điều bà cô của Ánh kể lại như thế có đúng không, Ánh?

Ánh ngưng bàn ủi, gục đầu vào tường, khóc nức nở. Ông giáo sư bảo:

- Ánh à, với tôi Ánh không phải một kẻ ty tiện đâu. Tôi coi Ánh như một người bạn gái đau khổ, vì nghèo, phải, chỉ vì NGHÈO, mà chịu cảnh lầm than cực nhọc! Tôi không có quan niệm giai cấp. Tôi chỉ có quan niệm LÀM NGƯỜI. Cho nên tôi thành thật đem lòng yêu Ánh, và tôi muốn giúp đỡ Ánh tìm hạnh phúc mà mọi người đều có quyền được hưởng, mọi người đều phải có, không phân biệt ở từng lớp nào, không chia ranh giới một giai cấp nào. Ánh có tin lời nói của tôi không?

Ánh càng khóc, nước mắt càng chảy ràn rụa.

Ông Ngọc-Minh xúc động, âu yếm hỏi:

- Ánh à, nếu tôi thành thật muốn cưới Ánh, thì Ánh nghĩ sao?

Ông Ngọc-Minh hỏi đi hỏi lại ba lần, Ánh chỉ khóc mà không trả lời. Ông hỏi nữa, Ánh lau nước mắt, khẽ nói:

- Thưa ông, ông có lòng tốt nói vậy, nhưng tôi đâu dám nhận.

- Tại sao?

- Tại vì tôi là một đứa ở. Tôi là hạng người hèn hạ như ông thấy.

- Tôi đã nói với Ánh rằng tôi không nghĩ như thói thường nhiều người đã nghĩ. Quả thật trong xã hội có những thành kiến giai cấp quá vô lý, nhưng tôi sẽ tỏ cho mọi người thấy rằng, không giai cấp nghèo và giàu, không có giai cấp tư bản và vô sản, mà chỉ có giai cấp lương thiện và bất lương, chỉ có giai cấp quân-tử và tiểu-nhân, chỉ có giai cấp cao thượng và đê tiện, chỉ có giai cấp ở phẩm giá của con người mà thôi. Trước mắt tôi, một thiếu nữ nghèo nàn mà tính tình cao đẹp như Ánh, có tư cách đứng đắn, đoan trang như Ánh, là đáng quí, đáng trọng hơn một tiểu thơ khuê các ở nhà cao cửa rộng, đi xe hơi Mỹ, mà tính tình bất hảo, tư cách đê tiện, phẩm giá hèn hạ. Tôi đánh giá trị con người không phải với những hào nháng bề ngoài của vật chất, mà với giá trị tinh thần và đạo đức.

- Thưa ông, ông nói thế chớ làm sao xóa bỏ những thành kiến giai cấp cho được? Tôi đã nói, tôi không được tự do, bởi tôi bị ràng buộc trong thành kiến giai cấp. Tôi ít học, tôi chỉ thấy thực tế đời người trong xã-hội, cho nên tôi đâu đám mơ tưởng đến danh vọng-cao xa.

- Nhưng tôi yêu Ánh, tôi muốn chánh thức cưới Ánh làm vợ, tức là tôi muốn phá tan những thành kiến bất công.

- Tôi xin lỗi ông, dù ông thực lòng thương tôi chăng nữa, tôi cũng xin thành thật cảm ơn tấm lòng quá tốt của ông, nhưng thật tình tôi không dám nhận. Bởi lẽ gia đình của ông và xã hội thượng lưu của ông, vẫn khinh bỉ tôi, vì họ chỉ thấy tôi là một đứa đầy tớ, con gái của một người cu-li đi làm thuê ở mướn. Thưa ông, tôi hiểu như thế cho nên tôi phải giữ giá trị của tôi. Thà rằng tôi cam phận tôi đòi, một ngày kia tôi có lấy người chồng cu-li chăng nữa, cũng không ai khinh tôi được. Tôi tuy là ít học nhưng tôi cũng biết gìn giữ danh giá của một người con gái. Tôi vẫn thường nghe người ta nói rằng tình yêu không có giai cấp, nhưng tôi phải tự biết thân phận tôi ở một địa vị hèn hạ, thấp kém mọi bề, tôi đâu có tham vọng lớn lao.

- Nhưng một khi tôi yêu Ánh, thì Ánh có quyền yêu tôi chớ, Ánh có quyền tỏ cho mọi người thấy rằng một cô gái nghèo cũng có thể là một người vợ tốt, một người mẹ hiền, một phụ nữ xứng đáng trong xã hội… Tôi đã nói những ý nghĩ của tôi cho Ánh nghe, tôi mong Ánh suy nghĩ, và hiểu lòng tôi. Tôi mong Ánh sẽ đồng ý với tôi, và Ánh đừng tưởng rằng tôi muốn ve vãn Ánh để làm trò chơi, hoặc lừa gạt Ánh như một kẻ trưởng giả bất lương. Không phải vậy đâu Ánh à. Tôi thật lòng yêu Ánh và muốn lấy Ánh làm vợ, công khai trước gia đình và xã hội. Thôi tôi lên lầu… Ánh suy nghĩ, và mai mốt Ánh trả lời cho tôi biết nhé. Tôi tha thiết chờ đợi câu trả lời của Ánh.

Ông Ngọc-Minh chúc Ánh ngủ ngon đêm nay, rồi ông thong thả bước lên lầu, Ánh điềm nhiên ngồi ủi đồ. Một đống áo quần của gia đình bà Năm, Ánh giặt từ lúc sáng sớm, phơi cả ngày, rồi bắt đầu ủi từ lúc chín giờ tối, sau khi dọn rửa chén bát, đến bây giờ mới gần hết. Đồng hồ treo trên tường điềm mười một tiếng đã lâu. Một cây đèn nê-ông gắn trên trần nhà chiếu một ánh sáng xanh dịu xuống căn phòng khá rộng, nơi đây dựng một tủ lạnh, một tủ chứa đồ vặt, và một bao gạo, một xe mô-tô, một bàn máy may, một tủ đựng đồ chơi cho hai đứa con của ông Năm, bà Năm, là em rể và em gái của ông giáo sư Ngọc-Minh. Ông Năm làm chủ sự trong một văn phòng Bộ trưởng với ông giáo Minh đều là công chức vào hàng thượng lưu và trung lưu, bậc « ông » chớ không phải là bậc « thầy » theo thủ tục giai cấp ở miền Nam.

Đây là căn nhà giữa, thông qua phòng ăn và phòng khách ở phía trước và nhà bếp ở phía sau. Nơi đây, con ở thường ủi đồ hoặc may vá, làm các việc lặt vặt.

Vợ chồng bà Năm kêu con ở bằng « nó », gọi nó là « Con Ánh ». Hai đứa con bà gọi bằng « Chị Ánh ». Riêng ông Ngọc-Minh thì gọi thân mật bằng tên: « Ánh ». Phòng ngủ của Ánh ở kế bếp, có cửa nhưng chật, vừa đủ kê một chõng tre, một bàn con và treo một ngọn đèn mười lăm nến mù mờ, Ánh tuy là đứa đầy tớ đi ở mướn cho gia đình bà Năm mỗi tháng sáu trăm đồng bạc lương, nhưng với tuổi mười chín, Ánh có thân hình nở nang tuyệt đẹp và sạch sẽ, lễ phép, nhu mì. Ông Ngọc-Minh góa vợ đã cảm mến Ánh và yêu Ánh thành thật, hay là chỉ mê sắc đẹp « con nhỏ ở » rồi tìm cách lợi dụng, quyến rũ nó, như trăm nghìn ông chủ nhà khác đã tư tình với con ở, lừa gạt lấy con ở cho có chửa rồi tống cổ nó ra khỏi nhà? Ông giáo sư Ngọc-Minh có thật yêu Ánh hay không, chỉ có lương tâm ông biết mà thôi. Nhưng có điều chắc chắn là làm vinh dự cho ông, là ông không bao giờ khinh khi người nghèo. Thật sự, ông không hề có thành kiến giai cấp và giả sử ông có thật lòng yêu Ánh thì chắc vi hoàn cảnh xót xa đau khổ của Ánh, vì tư cách đứng đắn của Ánh, chứ không phải hoàn toàn vì nhan sắc diễm kiều của cô gái đang tuổi dậy thì. Ông đã lén lút nhiều lần tìm cơ hội để chuyện trò với con ở. Nhưng không có dịp nào ông được toại nguyện cả, vì Ánh cứ tìm cách thối thoát và trốn tránh ông hoài. Ánh không tàn nhẫn đâu, trái lại Ánh rất lễ phép, dịu dàng nhưng Ánh cũng rất cương quyết và khéo léo chối từ. Đã nhiều lần ông muốn tặng Ánh một vài món tiền khi hai trăm đồng khi năm trăm đồng, nhưng không lần nào Ánh nhận. Ánh nhã nhặn cảm ơn ông mà không bao giờ Ánh cầm lấy những tờ giấy bạc mới tinh của ông âu yếm trao tặng Ánh.

Một hôm đầu tháng lương ông Ngọc-Minh có mua một chiếc đồng hồ đeo tay của phụ nữ đáng giá gần ba ngàn đồng. Thừa lúc cơm trưa xong, vợ chồng ông chủ sự đã lên lầu, ông Ngọc-Minh lén xuống bếp đưa cho con ở và nói thầm với nó:

- Tôi tặng Ánh chiếc đồng hồ này làm kỷ niệm.

Nhưng Ánh khẽ bảo:

- Thưa ông, ông thật có lòng cao quí, tôi xin đa tạ ơn ông. Nhưng tôi không dám nhận.

- Tại sao Ánh không nhận? Tôi thành thật tặng Ánh đây mà.

- Dạ, xin cám ơn ông. Nhưng tôi ít có dịp dùng đến đồng hồ.

- Tôi đã mua nó để tặng Ánh, có hóa đơn để tên của Ánh đấy. Ánh nhận món quà kỷ niệm nầy cho tôi vui lòng.

- Dạ thưa ông, tôi không dám. Nhưng tôi rất cảm ơn lòng tốt của ông.

Ánh đi rửa chén bát. Ông Ngọc-Minh khẽ nắm lấy cánh tay con ở, cánh tay trắng nõn nà, xinh xắn làm sao! Nhưng Ánh nghiêm nghị ngó ông:

- Thưa ông, xin ông buông cháu ra!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mồ Hôi Nước Mắt PDF của tác giả Nguyễn Vỹ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Yêu Muộn (Pearl S. Buck)
Hôm ấy lễ tứ tuần của bà Vũ. Trước bàn trang điểm, bà Vũ ngắm nghía trong gương khuôn mặt điềm tĩnh của mình, và so sánh với khuôn mặt cũng đã hiện ra ở gương này năm bà mười sáu tuổi. … Ngày hôm đó, vì quen dậy sớm, nàng rời khỏi giường tân hôn từ sáng tinh mơ, khoác vội cái áo choàng mới, nàng đến ngồi trước bàn trang điểm này. Với một vẻ dịu dàng và thản nhiên, nàng ngắm nghía nét mặt mình trong gương. “Lạ nhỉ! Vẻ mặt mình cũng chẳng khác gì hôm qua?” nàng tự bảo, trong buổi sáng đầu tiên ấy, sau ngày cưới của nàng. Rồi nàng quan sát tỉ mỉ: vừng trán rộng, thấp, mà diềm tóc thiếu nữ đã chải lên từ đêm qua, đôi mắt hạnh đào, sống mũi dọc dừa, hai má trái xoan, chiếc cằm nhỏ và cái miệng xinh xinh tươi thắm, sáng hôm ấy rất thắm tươi. Bỗng Giang, người nữ tì, vội vã bước vào, ấp úng: Tìm mua: Yêu Muộn TiKi Lazada Shopee - Thưa cô…, à, thưa bà. Con không ngờ sáng nay bà dậy sớm thế. Hai má của Giang bừng đỏ. Trái lại, trên đôi môi hồng thắm, hai má của bà chủ vẫn giữ nguyên màu trắng ngọc ngà thường ngày. - Tôi thích dậy sớm, nàng trả lời một cách dịu dàng, bằng giọng nói mà đêm qua chồng nàng, chàng trai từ trước chưa bao giờ nàng biết đến, đã ví như tiếng chim ca. … Đã hai mươi bốn năm qua, bây giờ Giang xem chừng đã đoán được ‎ý chủ. Đứng sau cái ghế gỗ nặng nề, chị đưa tay nhanh nhẹn chít tóc bà Vũ thành những lọn đen, cứng và láng. Công việc này quá quen thuộc, nên chị có thể vừa làm vừa nhìn khuôn mặt thanh tú của bà chủ trong gương, chị nói: - Thưa bà, đã hai mươi bốn năm rồi mà vẻ mặt bà vẫn không thay đổi. - Chị cũng nghĩ đến buổi sáng ấy à? Bà âu yếm bắt gặp trong gương đôi mắt chị Giang đang nhìn mình. Sau hai mươi bốn năm làm bạn với người đầu bếp, chị đã trở nên xồ xề, nhưng bà Vũ thì vẫn mảnh mai hơn lúc nào hết. Đột nhiên Giang cười lớn: - Thưa bà, sáng hôm ấy con nhút nhát hơn bà nhiều. Ái dà! Con thẹn thùng làm sao! Thẹn thùng một cách vô cớ, vì cái việc giữa người nam và nữ là một điều rất tự nhiên phải không thưa bà? Thế mà lúc bấy giờ con lại xem là một điều kì cục… Bà Vũ chỉ cười. Bà thường để cho Giang nói tự do. Nhưng khi bà không muốn nghe nữa, thì nụ cười đột nhiên tan biến ngay và bà giữ vẻ im lặng, Giang cũng im lặng theo. Chị giả vờ không vừa ý với hình dáng lọn tóc trong tay mình, chị tháo rời ra, rồi bối lại. Làm xong, chị Giang cài hai cái trâm bằng ngọc thạch vào búi tóc, rồi lấy dầu thơm tẩm vào tay và vuốt lên đầu bóng láng của bà Vũ. Với giọng thanh tao, bà Vũ hỏi: - Đôi bông tai ngọc của tôi đâu rồi? Chị Giang reo lên: - Con đoán hôm nay bà muốn mang đôi hoa tai ấy, nên con đã soạn sẵn rồi đấy ạ. Chị ta mở một cái hộp nhỏ bọc lụa hoa, lấy đôi bông và thận trọng cài vào hai trái tai xinh xắn của bà chủ. Hai mươi bốn năm về trước, người chồng trẻ trung của bà bước vào phòng này đúng vào lúc chị Giang vừa bận cho bà một cái áo hồng đoạn ngắn, rộng tay, trên cái xiêm gấm đen mà thân trước cũng như thân sau đều có thêu hoa và chim. Chính tay chàng đã cầm cái hộp hoa tai này. Đôi mắt đẹp của chàng mơ màng thỏa mãn. Là người còn giữ nền nếp xưa, nên chàng không nói chuyện với vợ trước mặt đầy tớ, chàng trao chiếc hộp cho chị Giang và bảo: - Đeo vào tai cho bà. Giang xuýt xoa trước vẻ đẹp không tì vết của viên ngọc, lúc chị mở hộp đưa ra trước mặt bà chủ. Tân nương ngước mắt nhìn chồng, rồi cúi xuống e lệ duyên dáng, nhỏ nhẹ nói: - Cám ơn. Trong khi người tỳ nữ mang hoa tai cho vợ, chàng chăm chú nhìn nàng khẽ gật đầu. Trong gương, nàng nhìn thấy nét mặt cương quyết và kiêu hãnh của chàng thanh niên. Chàng thở ra khoan khoái. Bốn mắt gặp nhau trong gương và cả hai đều thầm nhận là người yêu mình đẹp. - Chị đi pha mấy tách trà nóng đem đây, chàng đột ngột bảo Giang. Như đêm qua, bây giờ chỉ có hai người, chàng cúi mình đặt hai tay lên vai vợ, nhìn vẻ mặt nàng phản chiếu trong gương, và nói: - Nếu em xấu xí thì anh đã giết chết từ đêm qua rồi. Anh rất ghê tởm những người đàn bà xấu xí. Dưới sức nặng của hai bàn tay chồng đè xuống vai, nàng ngồi yên, mỉm cười êm ái đáp: - Thì đuổi em về cũng đủ rồi chứ sao lại giết đi? Sáng hôm ấy tâm hồn nàng xao xuyến một cách lạ. “Không biết trí thông minh của chàng có ngang với vẻ đẹp của chàng không?” nàng nhủ thầm. Đòi hỏi như vậy có lẽ hơi quá đáng, nhưng, nếu chính chàng được như thế thì quý biết bao! Câu chuyện trên xảy ra đã hai mươi bốn năm rồi. Hôm ấy Giang đeo hoa tai vào cho chủ, chị ngắm nghía nói: - Bây giờ màu ngọc hợp với sắc da của bà hơn bao giờ hết. Không có bà nào đã bốn mươi tuổi mà được như thế này. Con không lấy làm lạ khi thấy ông chủ chỉ quý mến có một mình bà.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Pearl S. Buck":Ảo VọngCành Hoa E ẤpGió Đông, Gió TâyNạn Nhân Buổi Gia ThờiNhững Người Đàn Bà Trong Gia Đình KennedyTrangYêu MuộnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Yêu Muộn PDF của tác giả Pearl S. Buck nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang (Duyên Anh)
Trong tác phẩm Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( 1967 ) nhân vật chính là Hoàng, đờn guitar rất giỏi nên có biệt danh là Hoàng guitar, Hoàng có địa vị cao trong một băng du đãng, sau đó muốn hoàn lương, về mở lớp dạy đàn, nhưng đồng bọn vẫn muốn kéo anh vào những việc bất lương. Ngày cuối vì mong có điều kiện xây dựng tương lai hạnh phúc, anh đã nhận lời làm một phi vụ cuối cùng và bị lộ. Những phát đạn oan nghiệt cắm sâu vào lưng Hoàng như những vết thù đời không bao giờ xoá được và cũng chấm dứt kiếp ngựa hoang.*** Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Duyên Anh":Ảo Vọng Tuổi TrẻĐêm Thánh Vô CùngDzũng ĐakaoGiấc Mơ Một Loài CỏNhà TôiMây Mùa ThuTruyện Ngắn - Duyên AnhVết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa HoangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang PDF của tác giả Duyên Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang (Duyên Anh)
Trong tác phẩm Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( 1967 ) nhân vật chính là Hoàng, đờn guitar rất giỏi nên có biệt danh là Hoàng guitar, Hoàng có địa vị cao trong một băng du đãng, sau đó muốn hoàn lương, về mở lớp dạy đàn, nhưng đồng bọn vẫn muốn kéo anh vào những việc bất lương. Ngày cuối vì mong có điều kiện xây dựng tương lai hạnh phúc, anh đã nhận lời làm một phi vụ cuối cùng và bị lộ. Những phát đạn oan nghiệt cắm sâu vào lưng Hoàng như những vết thù đời không bao giờ xoá được và cũng chấm dứt kiếp ngựa hoang.*** Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Duyên Anh":Ảo Vọng Tuổi TrẻĐêm Thánh Vô CùngDzũng ĐakaoGiấc Mơ Một Loài CỏNhà TôiMây Mùa ThuTruyện Ngắn - Duyên AnhVết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa HoangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang PDF của tác giả Duyên Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống Đất (Sơn Nam)
NXB Trẻ tái bản Vạch Một Chân Trời - Chim Quyên Xuống Đất của tác giả Sơn Nam với mong muốn thông qua tác phẩm giúp bạn đọc hiểu thêm về đời sống của những người đi trước, của thế hệ trước đã tạo dựng nên một chân trời mới cho sự quần cư của người mở đất. Và từ đó thế hệ nối tiếp thế hệ, gìn giữ và phát huy những cái vốn đã trở thành tài sản, truyền thống của lưu dân, của dân tộc ở miền đất phía Nam Tổ quốc.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống Đất PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.