Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh (Myrna B. Shure)

Cuốn sách Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh mang đến sự hoà thuận trong tổ ấm của bạn từ việc trang bị cho con cái các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Trong cuốn sách best-seller Raising a Thinking Child. Tiến sĩ Shure giới thiệu với các bậc cha mẹ phương pháp "con có thể tự giải quyết vấn đề" hướng dẫn con cái những kỹ năng suy nghĩ quan trọng giúp trẻ tự giải quyết rắc rối của riêng mình.

***

ĐÔI ĐIỀU NHẮN NHỦ

Nói với tôi, tôi sẽ quên. Tìm mua: Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh TiKi Lazada Shopee

Dạy cho tôi, tôi sẽ nhớ.

Để tôi làm, tôi sẽ hiểu.

- Thành ngữ Trung Hoa

Đã tám giờ sáng. Bạn nghe thấy tiếng còi xe buýt của nhà trường vang lên ở khu nhà mình, thế mà cậu nhóc bảy tuổi nhà bạn thậm chí còn chưa mặc quần áo.

Cô con gái bốn tuổi mếu máo trở về nhà, nức nở: “Tommy đánh con và làm hỏng đồ chơi mới của con”.

Một khách hàng quan trọng gọi đến nhà cho bạn, và lúc bạn đang nghe điện thì cậu con trai sáu tuổi gọi bạn rất to để đi tìm giày, mặc dù bạn đã dặn con hàng trăm lần là không được quấy rầy người lớn khi đang có điện thoại.

Ba ngày trước lễ Phục sinh, cô tiểu thư chín tuổi của bạn tuyên bố bé sẽ không cùng bạn đi thăm họ hàng vào ngày Chủ nhật.

“Thầy giáo nói con quay cóp, nhưng con không làm thế!” − đứa con mười một tuổi của bạn phẫn nộ thét lên như vậy.

Các con bạn thường cãi nhau về đồ chơi, giờ sử dụng máy tính, chơi game, hoặc các đồ vật khác như thế nào? Các em thường gây sự với bạn hay ai đó về một việc gì đó hoặc về tất cả mọi việc như thế nào? Bao lâu thì các em gây căng thẳng trong nhà một lần vì không chịu vâng lời, không làm những gì bạn bảo và cãi lại? Bạn có cảm thấy dường như mình đã cố gắng làm tất cả nhưng không giải quyết được vấn đề gì?

Nếu bạn đang có ý định tìm cách khác để xử lý những tình huống như trên thì đây chính là cuốn sách bạn cần. Ba mươi năm nghiên cứu về gia đình và trường học cho tôi thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ thấu đáo, tự mình giải quyết thành công vấn đề hàng ngày sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn và học giỏi hơn những em không thể tư duy theo cách này.

Trong hai cuốn sách Dạy con tư duy (Raising a thinking child) và Dạy tư duy cho trẻ vị thành niên (Raising a thinking preteen), tôi đã giới thiệu và giải thích một chương trình có tính thực tiễn, gồm nhiều bước, nhằm mục đích dạy trẻ các kỹ năng tư duy quan trọng, có tên là “Tôi có thể giải quyết rắc rối” (ICPS). Chương trình này mô tả các trò chơi, hoạt động và đoạn hội thoại cụ thể mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy con mình phản ứng chín chắn và linh hoạt hơn trước những rắc rối, xung đột nảy sinh trong cuộc sống thường ngày.

Tôi đã nhận được hàng ngàn bức thư, email và cuộc điện thoại cảm động của các bậc cha mẹ từng thử áp dụng chương trình ICPS. Một số đánh giá rằng chương trình này rất nhất quán và tiện ích, như một bà mẹ đã viết:

“Cuốn Dạy con tư duy giống như một món quà đối với gia đình tôi. Đứa con gái sáu tuổi của tôi đã trở thành một người giải quyết vấn đề rất nhạy cảm, và dường như nó hiểu rất rõ nó là ai và đang nghĩ gì. Là cha mẹ, giờ đây vợ chồng tôi cảm thấy mình đang có phương pháp nuôi dạy vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để hướng dẫn con mình cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, từ chia sẻ đến áp lực đồng đẳng và hơn nữa để trở thành người lớn. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Shure vì những đóng góp tuyệt vời cho việc nuôi nấng con cái.”

Một người khác lại tập trung vào khía cạnh cụ thể của chương trình:

“Các con tôi đã giải quyết được nhiều mâu thuẫn hơn sau khi tôi thay đổi trọng tâm. Bằng cách liên tục áp dụng kỹ thuật trò chuyện của Tiến sĩ Shure, tôi đã chuyển cho các con trách nhiệm phải tự giải quyết hầu hết các vấn đề thường ngày của chúng.”

Người mẹ này đã nhận ra rằng “kỹ thuật trò chuyện” mà tôi xây dựng nên là tâm điểm của phương pháp giải quyết rắc rối. Vậy kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?

Giả sử rằng cô em gái Patty bốn tuổi và cô chị gái Val tám tuổi đang cãi nhau về một bộ đồ chơi đất sét mà dì các em đã tặng cho Patty vào ngày sinh nhật. Patty bướng bỉnh tuyên bố với chị gái rằng chỗ đất sét đó là của mình nên Val không được phép chơi. Chỉ mấy phút mà hai cô bé đã la hét to đến mức mẹ chúng − Julia quyết định phải can thiệp.

Sau đây là cách mà mẹ các em sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng.

MẸ: Có chuyện gì đấy?

PATTY: Đây là đất sét của con, thế mà chị Val đòi lấy hết.

VAL: Con chỉ lấy có mỗi một tí. Patty chẳng bao giờ chịu chia sẻ cái gì cả, trong khi con có cái gì cũng chia cho nó.

MẸ: Patty, hai con đang to tiếng với nhau đấy. Bây giờ con cảm thấy thế nào?

PATTY: Giận lắm!

MẸ: Val, con đang cảm thấy thế nào?

VAL: Con điên mất! Patty quá ích kỷ. Không bao giờ chịu chia sẻ gì cả.

MẸ: To tiếng với nhau cũng là một cách để giải quyết rắc rối này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?

PATTY: Bọn con sẽ đánh nhau.

MẸ: Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?

VAL: Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.

MẸ: Patty, như vậy có được không?

PATTY: Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn tráng miệng.

VAL: Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.

Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện cảm xúc của mình - rằng bé đang rất bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.

Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trọng đến vậy là, nếu không quan tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được. Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”

Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trong cuốn sách này, có rất nhiều từ mà tôi cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách mới. Các từ khác - chẳng hạn như không, trước, và sau - đều trở thành từ chìa khóa khi dùng, chẳng hạn như trong những câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?”, “Điều gì đã xảy ra trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.

Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tôi, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà cha mẹ cho là tốt nhất.

Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái đang giận dữ của Julia, và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định quyền lực”, tôi thì gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đấy đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”. Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, hoặc thậm chí biện pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.

Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề, và điều này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét. Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong “phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh đạm hoặc hằn học, và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.

Các cách khác mà Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo thuật ngữ của tôi. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm chứ không phải là điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói: “Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa, và các con sẽ không có ai làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp “mẹ” vốn được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.

Trong khi hai phương pháp gợi ý và giải thích tỏ ra có hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp quyền lực, các bậc cha mẹ sử dụng cả ba phương pháp này vẫn còn nghĩ cho con mình. Thay vì yêu cầu các con tự mình giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo, chứ không phải đang trò chuyện với con mình, và rất có khả năng là các em đã bỏ ngoài tai những lời gợi ý, giải thích của cha mẹ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không nghe lời − điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.

Trên thực tế, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.

Sử dụng kỹ thuật trò chuyện như một phương pháp giải quyết vấn đề - phương pháp mà Julia đã áp dụng với hai cô con gái - sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề.

Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh biết suy nghĩ.

Bản chất của một phụ huynh biết suy nghĩ là chủ động, chứ không phải thụ động. Dù con bạn có vướng phải rắc rối với anh chị em, bạn học, bạn bè hay với chính bạn, một phụ huynh biết suy nghĩ phải cân nhắc các trường hợp, quyết định xem phải phản ứng thế nào và giúp lũ trẻ xác định được cần phải nghĩ thế nào, chứ không phải là nghĩ cái gì, để từ đó các em có thể tự mình giải quyết vấn đề.

Bây giờ, hãy xét trường hợp ba đứa trẻ năm tuổi đều muốn sử dụng một món đồ chơi rất hấp dẫn.

Lenny nói với em trai: “Đưa cho anh cái tàu hoả! Nó là của anh và giờ đến lượt anh chơi”. Khi cậu em từ chối, Lenny giật lấy món đồ chơi và rời phòng.

Sonja hỏi xin chị gái để được chơi búp bê một lúc. Khi bị chị từ chối, Sonja giận dỗi bỏ đi.

Anthony xin em trai cho chơi với chiếc xe tải một lúc. Khi em từ chối, cậu bé hỏi: “Tại sao lại không được?”

Cậu em trả lời: “Em cần nó, em đang dập một đám cháy”.

Anthony đáp lại: “Anh có thể giúp em một tay. Để anh đi kiếm cái vòi và chúng ta sẽ cùng nhau dập lửa”.

Vậy Athony khác với Lenny và Sonja ở điểm nào? Lenny phản ứng với thất vọng bằng cách hành động, trong trường hợp này là cướp lấy đồ chơi. Sonja mạo muội đưa ra đề nghị − được chơi với con búp bê một lúc - khi bị từ chối, cô bé đã từ bỏ và rút lui.

Anthony không làm vậy. Khi nhận ra rằng giải pháp thứ nhất của mình không phát huy hiệu quả, cậu vận dụng tiếp giải pháp thứ hai. Trong khi Anthony có thể nghĩ đến việc đánh cậu em và cướp lấy món đồ chơi thì cậu bé đã không làm thế. Ý thức thông cảm của cậu bé đã không cho phép cậu làm như vậy. Thay vào đó, cậu tìm nhiều cách thương lượng để đạt được điều mình muốn mà không làm tổn thương cả mình lẫn em trai. Cậu bé có khả năng cân nhắc đến mong muốn của cả hai.

Athony là một đứa trẻ biết suy nghĩ.

Tất cả mọi trẻ em đều có thể học suy nghĩ theo cách của Anthony. Khả năng giải quyết rắc rối không chỉ tác động lâu dài đến hành động hiện tại của trẻ em mà như kết quả nghiên cứu của tôi, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến những hành động trong tương lai của các em, chẳng hạn như chống lại áp lực đồng đẳng để không tham gia vào những hành vi có hại như thử ma tuý, rượu, tình dục không an toàn và bạo lực.

Và đi xa hơn nữa, đứa trẻ biết suy nghĩ sẽ có nhiều khả năng trở thành phụ huynh biết suy nghĩ.

Khi viết cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh (Thinking Parent, Thinking Child), mục đích của tôi là giới thiệu tóm lược những rắc rối thường ngày đầy thách thức mà các bậc cha mẹ và con cái - từ lúc chuẩn bị đi học cho đến tuổi vị thành niên - phải đối mặt, cũng như những công cụ thực hành để biến các rắc rối đó thành giải pháp.

Cuốn sách được sắp xếp theo chủ đề. Mỗi chương tập trung vào một vấn đề riêng - chẳng hạn như giận dữ, xâm phạm hoặc thông cảm - với những ví dụ minh họa cho từng vấn đề. Cách tổ chức này cho phép bạn xem xét từng đề tài theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được cách dạy con mình kỹ năng đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời tự do sử dụng các kỹ năng đó. Bạn sẽ học được cách hướng dẫn con thay đổi hành vi hoặc trở nên bớt dữ dằn hơn, bớt rụt rè hơn, bớt sợ hãi hơn; biết hợp tác và thông cảm hơn; có khả năng thích nghi cũng như đối mặt với những chán nản, thất vọng trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ thấy các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hỗ trợ con bạn trong việc học hành như thế nào. Và, bạn sẽ thấy con mình ngày càng biết cảm thông thật sự. Nhờ phương pháp giải quyết vấn đề, trẻ em sẽ bắt đầu hiểu rằng cha mẹ chúng cũng nhạy cảm.

Một số chương sẽ khuyến khích bạn dùng chính hành vi của mình làm gương cho con cái. Chúng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi mang tính gợi ý: Phạt cách ly thật sự có lợi như thế nào? Đánh đòn là giúp đỡ hay làm đau con? Chúng ta sẽ làm gì khi tôi nghĩ một đằng về vấn đề nào đó còn vợ/chồng tôi lại nghĩ một nẻo? Tôi có cần phải học cách lắng nghe không? Tôi làm chuyện này thế nào? Tôi phải nói gì với con tôi khi tôi không giữ lời hứa?

Khi sử dụng cuốn sách này, bạn không chỉ có đủ tự tin để xử lý những rắc rối thường ngày mà còn học được cách làm thế nào để hàng ngày cho con cái tiếp xúc với kỹ thuật trò chuyện giải quyết vấn đề. Và bạn cũng được đảm bảo rằng, con bạn sẽ có những công cụ cần thiết để đối diện với cuộc đời, không chỉ trong hôm nay mà còn trong năm tới, mười năm tới và đến tận lúc trưởng thành. Ngay cả khi đã biết chương trình ICPS của tôi trong những cuốn sách trước, bạn cũng vẫn sẽ thấy rằng Cha mẹ giỏi, con thông minh là một nguồn tham khảo vô giá mà lại dễ sử dụng khi rắc rối xảy ra và chắc chắn chúng sẽ xảy ra.

Mặc dù tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phương pháp của mình hữu ích và hiệu quả, tôi vẫn không bao giờ phủ nhận hoàn toàn bất cứ một kỹ thuật nuôi dạy con cái nào. Chẳng hạn, tôi sẽ không bao giờ khuyên bạn đừng quát mắng con cái hay đừng thể hiện mình giận dữ. Làm vậy sẽ chẳng tự nhiên chút nào. Tất cả chúng ta đều phải bộc lộ cảm xúc của mình, và lũ trẻ phải học cách đối mặt với thực tế đó. Tuy nhiên, nếu như bạn luôn luôn hoặc gần như lúc nào cũng phản ứng bằng cách nổi giận và trừng phạt con bạn mỗi khi chúng làm điều gì đó trái ý, các em sẽ rất khó mà trở nên tự lập, biết suy nghĩ. Trong khi không hề bảo các bạn cần phải làm gì, tôi mang đến cho bạn những cách nhìn mới về vấn đề để giúp bạn quyết định xem điều gì là tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Tháng 11 năm 2000, nhà nghiên cứu Irving Sigel thuộc Đại học Princeton đã nói với tôi: “Mỗi khi người ta dạy trẻ em điều đã khám phá cho riêng mình, đứa trẻ sẽ không còn phát minh ra điều đó được nữa, và do vậy nó cũng hoàn toàn chẳng hiểu gì về điều đó cả”. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo cơ hội cho con khám phá được cách tìm tòi và hiểu rõ về thế giới của chính bản thân mình.

Và liệu một đứa trẻ còn có thể học cách nghĩ này ở đâu tốt hơn ở nhà? Theo Bonnie Aberson, nhà tâm thần học và tâm lý trường học đã thực hiện chương trình ICPS hơn 15 năm, “Trẻ em nên biết những tình huống khó khăn trong các môi trường khác, dù phức tạp đến mức nào, vẫn có thể giải quyết được trong gia đình tổ ấm, nơi mọi người được lắng nghe, chấp nhận. Chính mối giao tiếp cởi mở mang tính chấp thuận, mà ICPS củng cố, sẽ giúp tăng cường mối quan hệ và cảm giác được trao quyền sẽ góp phần giải quyết mọi vấn đề”.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, nhưng cũng không bao giờ là quá sớm cả.

Điều chúng ta sẽ thật sự nói với con em chúng ta là: “Bố mẹ quan tâm đến cảm giác của con, suy nghĩ của con, và bố mẹ muốn con cũng quan tâm nữa”. Chúng ta cũng sẽ khẳng định: “Bố mẹ tin con sẽ quyết định đúng”. Sau khi thử phương pháp giải quyết vấn đề mô tả trong cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy an toàn khi đặt niềm tin đó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh PDF của tác giả Myrna B. Shure nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Mật - The Secret (Rhonda Byrne)
Bí Mật (The Secret) Rhonda Byrne Mục lục TÔI CAM KẾT VỚI BẢN THÂN MÌNH SỬ DỤNG LUẬT HẤP DẪN ĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH SỬ DỤNG LUẬT HẤP DẪN ĐỂ THU HÚT TIỀN ĐẾN VỚI BẠN. 6 Lời trích từ Luật Hấp Dẫn làm thay đổi cuộc sống của bạn Tìm mua: Bí Mật - The Secret TiKi Lazada Shopee Luât hấp dẫn - Kỹ thuật biểu lộ sư thinh vương Tha thứ Cảm xúc là chìa khóa Ý thức và Tiềm thức Suy nghĩ là vât chất Tất cả đều là Năng Lượng Giới thiệu về Luật Hấp Dẫn THE SECRET OF "DOING WITHOUT DOING" - By Robert Anthony, PhD Bí Mật (The Secret) tiết lộ một quy luật có quyền năng lớn nhất của Vũ Trụ. Những hiểu biết về quy luật này đã được truyền lại như một cẩm nang vàng qua nhiều thế hệ và được giảng dạy bởi những nhà tiên tri, giáo sĩ, những nhà hiền triết, hay Đức chúa Jesu, Phật tổ trong suốt lịch sử, trong suốt cuộc sống của tất cả những con người vĩ đại này họ đều hoàn thành hay đạt đến thành công tột đỉnh nhờ sử dùng cùng một quy luật quyền năng. Rất nhiều người đã từng chứng kiến, nhiều người có thay đổi đột biến từ yếu đuổi hay kiệt sức sang khỏe mạnh, có quyền lực, bình an, khỏe mạnh và tự do. Sự khám phá của Rhonda Byrne về “Bí Mật” bắt đầu từ một cuốn sách cổ hơn 100 năm. Bà tìm lại những tư liệu trong quá khứ và phát hiện ra những đặc điểm chung của những người thành công nhất trong các lĩnh vực Tâm lý, giáo dục, tôn giáo và Chính trị trên thế giới. Những điều mà Rhonda khám phá được truyển tải qua “Bí Mật”, một bộ phim đã được hàng triệu người trên thế giới đón nhận. “Bí Mật” tiết lộ cho bạn một quy luật mạnh nhất trong tự nhiên - LUẬT HẤP DẪN, qui luật này tác động và bao trùm mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng việc áp dụng qui luật này, bạn có thể thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Đó là “Bí Mật” mang lại sự thịnh vượng, sức khỏe, các mối quan hệ và hạnh phúc. TÔI CAM KẾT VỚI BẢN THÂN MÌNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Rhonda Byrne":28 Ngày Thực Hành Lòng Biết Ơn - The MagicBí Mật - The SecretNgười Hùng - The HeroBí Mật Tuyệt Vời NhấtBí Mật Thay Đổi Cuộc Đời TôiNhững Lời Dạy Bí Mật Hàng NgàySức Mạnh - The PowerĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật - The Secret PDF của tác giả Rhonda Byrne nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật - The Secret (Rhonda Byrne)
Bí Mật (The Secret) Rhonda Byrne Mục lục TÔI CAM KẾT VỚI BẢN THÂN MÌNH SỬ DỤNG LUẬT HẤP DẪN ĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH SỬ DỤNG LUẬT HẤP DẪN ĐỂ THU HÚT TIỀN ĐẾN VỚI BẠN. 6 Lời trích từ Luật Hấp Dẫn làm thay đổi cuộc sống của bạn Tìm mua: Bí Mật - The Secret TiKi Lazada Shopee Luât hấp dẫn - Kỹ thuật biểu lộ sư thinh vương Tha thứ Cảm xúc là chìa khóa Ý thức và Tiềm thức Suy nghĩ là vât chất Tất cả đều là Năng Lượng Giới thiệu về Luật Hấp Dẫn THE SECRET OF "DOING WITHOUT DOING" - By Robert Anthony, PhD Bí Mật (The Secret) tiết lộ một quy luật có quyền năng lớn nhất của Vũ Trụ. Những hiểu biết về quy luật này đã được truyền lại như một cẩm nang vàng qua nhiều thế hệ và được giảng dạy bởi những nhà tiên tri, giáo sĩ, những nhà hiền triết, hay Đức chúa Jesu, Phật tổ trong suốt lịch sử, trong suốt cuộc sống của tất cả những con người vĩ đại này họ đều hoàn thành hay đạt đến thành công tột đỉnh nhờ sử dùng cùng một quy luật quyền năng. Rất nhiều người đã từng chứng kiến, nhiều người có thay đổi đột biến từ yếu đuổi hay kiệt sức sang khỏe mạnh, có quyền lực, bình an, khỏe mạnh và tự do. Sự khám phá của Rhonda Byrne về “Bí Mật” bắt đầu từ một cuốn sách cổ hơn 100 năm. Bà tìm lại những tư liệu trong quá khứ và phát hiện ra những đặc điểm chung của những người thành công nhất trong các lĩnh vực Tâm lý, giáo dục, tôn giáo và Chính trị trên thế giới. Những điều mà Rhonda khám phá được truyển tải qua “Bí Mật”, một bộ phim đã được hàng triệu người trên thế giới đón nhận. “Bí Mật” tiết lộ cho bạn một quy luật mạnh nhất trong tự nhiên - LUẬT HẤP DẪN, qui luật này tác động và bao trùm mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng việc áp dụng qui luật này, bạn có thể thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Đó là “Bí Mật” mang lại sự thịnh vượng, sức khỏe, các mối quan hệ và hạnh phúc. TÔI CAM KẾT VỚI BẢN THÂN MÌNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Rhonda Byrne":28 Ngày Thực Hành Lòng Biết Ơn - The MagicBí Mật - The SecretNgười Hùng - The HeroBí Mật Tuyệt Vời NhấtBí Mật Thay Đổi Cuộc Đời TôiNhững Lời Dạy Bí Mật Hàng NgàySức Mạnh - The PowerĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật - The Secret PDF của tác giả Rhonda Byrne nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ (Thomas Armstrong)
Tại Sao Bạn Lại Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ? Bạn có nghĩ mình thông minh không? Và trí thông minh là gì? Nhiều người tin rằng thông minh là phải đạt điểm tốt hoặc giành thứ hạng cao ở trường học. Hoặc thông minh là làm được những việc như: • Đọc thật tốt • Giải toán nhanh • Học thuộc lòng giỏi Tìm mua: Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ TiKi Lazada Shopee • Thành thạo máy tính Còn bạn, bạn nghĩ thông minh là gì? Những điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên bởi trí thông minh có thể biểu hiện theo nhiều cách thức khác nhau - trong nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, trong cách cảm nhận, sự hiểu biết về thiên nhiên và sống hòa hợp với những người xung quanh... Trong cuốn sách này, bạn sẽ khám phá ra rằng có vô vàn cách biểu hiện trí thông minh. Trong gần một thế kỷ qua, giới chuyên môn vẫn sử dụng các bài kiểm tra IQ để đo chỉ số thông minh. IQ là từ viết tắt của Intelligence Quotient, là thước đo trí thông minh của con người thông qua một bài kiểm tra. Bài kiểm tra này yêu cầu bạn phải giải toán, định nghĩa từ, tạo mẫu thiết kế, nhắc lại các con số theo trí nhớ và một số bài tập khác nữa. Có thể bạn cũng từng làm một bài kiểm tra IQ giống như vậy. Nhiều người nghĩ rằng kiểm tra chỉ số IQ là cách tốt nhất để đo trí thông minh của con người. Tuy nhiên, kiểm tra IQ không phải là cách hoàn hảo vì có rất nhiều thứ không thể phản ánh qua các bài kiểm tra. Chúng không thể dự đoán được khi trưởng thành bạn sẽ làm gì hoặc trở thành người như thế nào. Và các câu hỏi kiểm tra cũng thường chịu ảnh hưởng bởi định kiến hoặc quan điểm của người ra đề. Bên cạnh đó, không có bài kiểm tra nào là toàn diện. Hệ thống câu hỏi thường không thể làm bộc lộ những khả năng khác nhau của bạn. Nói chung, các bài kiểm tra IQ thường chú trọng từ ngữ hoặc các con số, vì vậy sẽ làm xao lãng những thứ quan trọng khác như khả năng âm nhạc, nghệ thuật, tự nhiên hay xã hội. Thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ quan điểm cho rằng kiểm tra IQ là thước đo trí thông minh tốt nhất. Một trong số đó là nhà tâm lý học, Tiến sỹ Howard Gardner thuộc Đại học Harvard. Những công trình nghiên cứu của ông đã đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới về vấn đề “Thế nào là thông minh?” Thuyết Trí Thông Minh Đa Dạng Nhận thấy việc kiểm tra IQ có tác dụng rất hạn chế và không thể đánh giá đầy đủ về khả năng phong phú mà con người thường biểu hiện và sử dụng, Tiến sỹ Gardner khẳng định rằng chúng không phải là thước đo chính xác trí thông minh của con người. Gardner cho rằng không chỉ có một mà có rất nhiều loại hình thông minh khác nhau. Những nghiên cứu áp dụng với người lớn lẫn trẻ em đã giúp ông khám phá cách con người vẫn học tập, thể hiện sự thông minh theo nhiều cách khác nhau. Ông nhấn mạnh rằng những phần khác nhau của bộ não có liên quan mật thiết đến những kiểu thông minh khác nhau. Và ông đưa ra nhận định, hay một thuyết, giải thích những khả năng đa dạng mà ông đã thấy. Ông gọi đó là Theory of Multiple Intelligence (Thuyết trí thông minh đa dạng) hay viết tắt là Thuyết MI. Nếu tìm hiểu, bạn sẽ lập tức bị ý tưởng về trí thông minh đa dạng của Gardner cuốn hút. Có vô vàn ví dụ về những người chưa bao giờ thử kiểm tra IQ hoặc không đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nhưng thật sự tài giỏi theo cách này hay cách khác. Họ có thể vẽ tranh, leo núi, làm kinh doanh, khám phá thiên nhiên hoặc sửa chữa máy móc, v.v... Dĩ nhiên, bạn có thể vừa đạt điểm cao khi kiểm tra IQ vừa giỏi những việc đó, nhưng kết quả này không thể phản ánh bạn giỏi lĩnh vực nào. Thuyết MI nói rằng có tám loại hình thông minh - tám cách để trở nên tài giỏi. (Có lẽ sẽ còn những loại hình khác nữa nhưng chúng ta chưa khám phá được). Mỗi loại hình thông minh có thể được nhận biết bởi những đặc điểm, hành động và sở thích cụ thể. Khi xuất bản các cuốn sách về học thuyết của mình, Tiến sỹ Gardner cũng đã đặt tên cho các loại hình thông minh. Đây là tám loại hình thông minh ông đã đề cập: (1) Trí thông minh ngôn ngữ; (2) Trí thông minh âm nhạc; (3) Trí thông minh logic; (4) Trí thông minh không gian; (5) Trí thông minh vận động cơ thể; (6) Trí thông minh tương tác cá nhân; (7) Trí thông minh nội tâm; (8) Trí thông minh thiên nhiên. Tôi đã nghiên cứu công trình của Tiến sỹ Gardner trong hai mươi năm qua. Trong nhiều năm liền, tôi đã viết các cuốn sách về trí thông minh đa dạng cho người trưởng thành. Nhưng vì đã dành nhiều năm dạy học cho các em nhỏ nên tôi muốn viết một cuốn sách cho thiếu nhi. Tôi hy vọng có thể giải thích Thuyết MI một cách dễ hiểu nhất, bởi tôi nghĩ rằng đó là phương tiện cần thiết giúp các em phát triển tốt nhất trí thông minh của mình. Để dễ hiểu hơn, tôi dùng những từ đơn giản để gọi tên tám loại hình thông minh này: 1. Trí thông minh ngôn ngữ: Bạn yêu thích ngôn từ và cách sử dụng chúng để nói, đọc, viết. Bạn thích chơi trò xếp chữ, đánh vần, kể chuyện, học ngoại ngữ, viết lách hay đọc sách. Hãy đọc Chương 1 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 2. Trí thông minh âm nhạc: Bạn yêu thích âm nhạc, tiết tấu, giai điệu và các loại âm thanh. Bạn có thể nhận biết được trường độ, cao độ. Bạn thích nghe nhiều loại nhạc, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đĩa CD hoặc tham dự các buổi hòa nhạc. Hãy đọc Chương 2 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 3. Trí thông minh logic: Bạn có khả năng tính toán và hiểu rõ các con số hay khái niệm toán học; bạn thích tìm tòi và say mê khoa học. Có thể bạn thích các câu đố, các vấn đề phức tạp, máy tính, tự tạo mật mã hay làm các thí nghiệm khoa học. Hãy đọc Chương 3 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 4. Trí thông minh không gian: Bạn thích ngắm nhìn thế giới và dõi theo những điều thú vị trong đó. Bạn có thể hình dung các sự vật hoặc hình ảnh trong đầu. Bạn có thể ghi nhớ những hình ảnh đã nhìn thấy và thể hiện cho người khác bằng cách vẽ tranh, tạo mẫu, chụp ảnh, kiến trúc hoặc chế tạo. Hãy đọc Chương 4 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 5. Trí thông minh vận động cơ thể: Bạn có một vóc dáng khả ái và có thể điều khiển cơ thể tiếp thu các kỹ năng mới hoặc tự khám phá bản thân theo những cách khác nhau. Có thể bạn giỏi điền kinh, khiêu vũ đẹp hay diễn xuất cừ. Hoặc thích làm đồ thủ công mỹ nghệ, thiết kế tạo dáng hoặc sửa chữa mọi thứ. Hãy đọc Chương 5 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 6. Trí thông minh tương tác cá nhân: Bạn yêu mến những người xung quanh và cách họ đối xử với nhau. Bạn có thể là thành viên của nhiều nhóm sinh viên, bạn có rất nhiều bạn bè và thường xuyên giúp đỡ láng giềng hoặc tham gia các hoạt động trong bất kỳ nhóm xã hội nào. Hãy đọc Chương 6 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 7. Trí thông minh nội tâm: Bạn biết mình đang cảm thấy gì, thành thạo trong làm việc gì và cần tự hoàn thiện lĩnh vực nào. Bạn luôn hiểu bản thân hơn người khác hiểu bạn. Có thể bạn sẽ viết nhật ký, tự đề ra kế hoạch cho tương lai, ngồi suy ngẫm về quá khứ hay tự đánh giá bản thân. Hãy đọc Chương 7 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. 8. Trí thông minh thiên nhiên: Bạn thích quan sát, khám phá và phân loại các sự vật, hiện tượng, ví dụ như thực vật, động vật hay các loại đá hoặc cũng có thể phân loại các đĩa CD, trang phục của các bạn cùng lớp. Bạn thích chơi ngoài trời, làm vườn, chăm sóc vật nuôi, nấu nướng hay dồn hết tâm trí vào thế giới tự nhiên. Hãy đọc Chương 8 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này. Đôi Điều Về Cuốn Sách Những chương tiếp theo sẽ mô tả chi tiết tám loại hình thông minh. Trong khi đọc, bạn hãy ghi chú lại xem bản thân, bạn bè, người thân, thậm chí cả thầy cô giáo của mình phù hợp với loại hình thông minh nào nhất. Cuốn sách sẽ giúp bạn khám phá xem bạn là ai và sẽ như thế nào. Mặt khác, nó còn giúp bạn hiểu rõ hơn về những người xung quanh như anh chị em, cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo,... Bạn sẽ hiểu rằng mỗi người đều có một điểm mạnh và cách làm việc riêng, chính điều này sẽ giúp bạn hiểu họ hơn, sống hòa hợp với họ, thậm chí học hỏi được từ họ nhiều hơn. Đây là một tin tốt lành: Bạn có sẵn cả tám loại hình thông minh. Thật vậy! Bạn không chỉ có một mà có tất cả tám loại hình thông minh được đề cập trong cuốn sách với những mức độ khác nhau. Điều này không có nghĩa là bạn giỏi trong tất cả (sẽ không ai làm được như thế) nhưng thật sự là trong mỗi lĩnh vực bạn đều có ít nhiều khả năng. Khi đọc về tám loại hình thông minh, bạn sẽ khám phá ra ít nhất mỗi loại cũng đúng với mình một chút. Nghĩa là bạn đã thông minh hơn gấp tám lần trước khi bạn đọc cuốn sách này. Và đây là những tin tốt lành khác: • Tám loại hình thông minh là khác nhau nhưng chúng có giá trị như nhau. Tất cả các loại hình thông minh đều như nhau, không có cái nào quan trọng hơn. • Dù bạn đang sở hữu trí thông minh ở mức độ nào, bạn cũng có thể khám phá, bồi dưỡng và phát triển nó. Dù gặp khó khăn khi phát âm từ dictionary (từ điển) hay sẽ trở thành nhà văn nổi tiếng trong tương lai, bạn vẫn có thể phát triển trí thông minh ngôn ngữ và cả các loại hình khác. • Có thể bạn biết mình giỏi ở lĩnh vực nào, nhưng như vậy không có nghĩa là khả năng của bạn chỉ giới hạn ở đó. Có thể bạn có trí thông minh vận động cơ thể Xin chúc mừng! Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua việc đọc sách, vì có thể đó là một khả năng khác của bạn (trí thông minh ngôn ngữ). • Mỗi loại hình thông minh đều có nhiều cách biểu hiện. Ví dụ, nếu sở hữu trí thông minh ngôn ngữ, bạn có thể phát hiện ra mình là một diễn giả xuất chúng nhưng không phải một nhà văn giỏi; hay nếu sở hữu trí thông minh vận động cơ thể, bạn sẽ nhận thấy mình đá bóng rất cừ nhưng bơi lại không tốt. Từ đó, bạn có thể cố gắng phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. • Trí thông minh đa dạng thể hiện trong hầu hết những việc bạn làm. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng vẽ tranh chỉ là biểu hiện của trí thông minh không gian thì bạn đã nhầm rồi! Việc vẽ tranh có thể huy động trí thông minh vận động cơ thể để điều khiển cây cọ, trí thông minh thiên nhiên để quan sát từng chi tiết, trí thông minh nội tâm để nắm bắt các ý tưởng,... Và hầu hết các hành động của chúng ta đều dựa vào nhiều chứ không chỉ riêng một loại hình thông minh. Do đó, giống như việc vẽ tranh, bạn cần nhiều hơn một loại thông minh để làm bất cứ việc gì dù là diễn xuất, viết truyện, chơi khúc côn cầu hay lập trình máy tính. • Tám loại hình thông minh được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, khắp các quốc gia và ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, bất kể bạn là ai và đến từ đâu, bất chấp tuổi tác và vốn tri thức, bạn cũng có một số loại trí thông minh. Phát triển loại nào cho tốt nhất là tùy thuộc ở bạn. Bạn có thể nhận thấy dấu ấn của trí thông minh đa dạng ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Đó có thể là người hàng xóm có khu vườn đẹp, anh ta sở hữu trí thông minh về thiên nhiên và trí thông minh không gian. Hoặc em trai bạn thường viết nhật ký vì có trí thông minh ngôn ngữ hay mẹ bạn có trí thông minh âm nhạc nên rất thích ca hát,... Mọi nơi bạn đến ở nhà, trong lớp học hay ở nơi công cộng - bạn đều có thể thấy biểu hiện của trí thông minh đa dạng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy trí thông minh đa dạng dễ dàng hơn cả ở ngay chính bản thân. Ai là người bạn dành nhiều thời gian nhất? Dĩ nhiên là bản thân bạn. Nếu trí thông minh đa dạng không biểu hiện rõ ràng ở bạn, không có vấn đề gì. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra và phát triển nó tốt nhất. Mỗi chúng ta đều sử dụng tám loại hình thông minh hàng ngày nhưng cách thể hiện lại hoàn toàn khác nhau. Ở một khía cạnh nào đó, tám loại hình thông minh giống như tám nốt nhạc ở các cấp độ khác nhau: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si, Đô. Và mỗi chúng ta là một bài hát được viết nên từ tám nốt nhạc đó. Cách chúng ta kết nối các nốt nhạc rất khác biệt nên không có bài hát nào giống nhau hoàn toàn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ PDF của tác giả Thomas Armstrong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bạn Là Người Có Tài Ăn Nói Nhất (Tạ Ngọc Ái)
MỤC LỤC CHƯƠNG 1 NÓI NHƯ VẬY LÀ KHÉO LÉO NHẤT ĂN NÓI CẦN CÓ CHỪNG MỰC 1. Trước đám đông không được nhắc đến bí mật và sai lầm của người khác 2. Cố ý thổi phồng hay nhấn mạnh vào khuyết điểm của người khác Tìm mua: Bạn Là Người Có Tài Ăn Nói Nhất TiKi Lazada Shopee 3. Dồn người khác vào thế bí 4. Nhanh nói lời thâm giao 5. Ép người thì gặp hoạ 6. Nói không đúng lúc ĂN NÓI CẦN NGẮN GỌN, NÓI ÍT NHƯNG ĐƯỢC VIỆC, THOÁNG NHÌN ĐỦ HIỂU NHAU Ý DÀI NÓI NGẮN, KHÔNG CÓ ĐỪNG NÓI ĂN NÓI DỄ DÀNG, LƯU LOÁT KHI NÓI VỚI ĐỒNG NGHIỆP CẦN CÓ CHỪNG MỰC KHÔNG NÊN BỘC LỘ NHIỀU VỀ BẢN THÂN Ở CƠ QUAN KHÔNG NÊN TRANH CÃI Ở CƠ QUAN KHÔNG NÊN ĐEM CHUYỆN RIÊNG CỦA NGƯỜI KHÁC RA ĐỂ BÌNH LUẬN KHÔNG NÊN THỂ HIỆN SỰ VƯỢT TRỘI CỦA BẢN THÂN Ở CƠ QUAN KHÔNG NÊN TUỲ Ý ĐÙA VỚI CẤP TRÊN NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ KHI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG NÊN VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN KHI NÓI VỀ GIỚI TÍNH NÊN ĂN NÓI UYỂN CHUYỂN, KHÔNG CẦN QUÁ HẲNG THẮN. HỌC CÁCH UYỂN CHUYỂN 1. Cách nói tránh né 2. Mượn lời nói uyển chuyển 3. Cách nói quanh co CẦN HỌC CÁCH NÓI MƠ HỒ, TƯƠNG ĐỐI 1. Hình thức mở rộng cách nói mơ hồ 2. Cách nói né tránh 3. Câu hỏi hóc búa CHỊU LỖI THAY CHO NGƯỜI KHÁC NÓI TRÁNH, KHÔNG TRỰC TIẾP NÓI ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ NHẠY CẢM DÙNG TRÍ TUỆ VÀ TÀI ĂN NÓI HOÁ GIẢI NHỮNG CÂU HỎI KHÓ TRẢ LỜI NÓI RA SỰ THỰC CÒN HƠN NÓI LỜI SÁO RỖNG KHI NÓI CHUYỆN CẦN THÀNH THỰC ĐÚNG LÚC LUÔN HÀI HƯỚC LÀ NGHỆ THUẬT ĂN NÓI KHÉO LÉO CHƯƠNG 2 NÓI NHƯ VẬY DỄ TRÁNH ĐƯỢC RẮC RỐI CÁCH BỔ SUNG, CÁCH THÊM BỚT KHI NÓI SAI 1. Cách gán ghép 2. Cách nói rộng ra THẲNG THẮN XIN LỖI DÙNG SỰ HÀI HƯỚC ĐỂ ĐƠN GIẢN NHỮNG ĐIỀU KHÔNG VUI TRONG CUỘC SỐNG HÀI HƯỚC LÀ SỰ CHỈ TRÍCH CỦA NGƯỜI KHÁC HÀI HƯỚC HOÁ MÂU THUẪN HÀI HƯỚC HOÁ GIẢI ĐƯỢC TÌNH HUỐNG “NHAI PHẢI DA BÒ” TỰ CHẾ GIỄU BẢN THÂN ĐỂ TRÁNH ĐIỀU KHÓ XỬ BỎ QUA CHO NGƯỜI KHÁC SAU KHI ĐÃ LỠ MIỆNG NỖ LỰC CẢI THIỆN HOÀN CẢNH BẤT LỢI ĐỐI VỚI BẠN THUẬN CHIỀU NƯỚC ĐẨY THUYỀN CHỈ RA ĐƯỜNG ĐI ĐÚNG CHƯƠNG 3 NÓI NHƯ VẬY DỄ ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC THÔNG CẢM SAU KHI SAI PHẠM HÃY THẲNG THẮN THỪA NHẬN CHÂN THÀNH XIN LỖI - CHỦ ĐỘNG CHỊU TRÁCH NHIỆM 1. Thái độ phải chân thành 2. Đường hoàng nhận lỗi 3. Xin lỗi kịp thời 4. Khi không tiện nói ra thì phải biểu đạt khéo léo 5. Phải kiên trì nhận lỗi CHƯƠNG 4 LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ LỢI CHO GIAO TIẾP? QUAN TÂM ĐỂ CÓ MỘT CUỘC GIAO TIẾP CÓ HIỆU QUẢ * Mục đích rõ ràng và có sự chuẩn bị * Trước khi vào vấn đề chính cần phải có sự mở đầu * Lời nói phải thành khẩn, tình cảm phải chân thành * Chú ý ngữ khí, thanh điệu và nhịp điệu TRONG LÚC NÓI CHUYỆN CỐ GẮNG KHÔNG ĐỂ NGƯỜI KHÁC HIỂU LẦM *Hãy tìm ra nguyên nhân của việc hiểu lầm * Mạnh dạn đối mặt với tình trạng bị mọi người xung quanh hiểu lầm và nghi ngờ * Khi nói chuyện cố gắng đừng để người khác nghi ngờ. * Cố gắng biện hộ LÃNH ĐẠO CẦN PHẢI BIỂU ĐẠT MỆNH LỆNH MỘT CÁCH RÕ RÀNG * Nghiên cứu kỹ nội dung bản chỉ thị. * Chú ý cách nói chuyện và thái độ nói chuyện. * Hãy chọn địa điểm nói chuyện cho phù hợp HÃY NẮM VỮNG MỨC GIAO TIẾP THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHƯƠNG 5 TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO LÀ KHÉO LÉO NHẤT? ĐÂY CHÍNH LÀ ÁP LỰC * Trước khi phỏng vấn. 1. Thu thập đầy đủ các tài liệu 2. Tìm bạn để tập luyện 3. Ăn mặc phù hợp * Trong phỏng vấn. * Sau khi phỏng vấn TRONG PHỎNG VẤN NÊN HỎI VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG NHƯ THẾ NÀO TRẢ LỜI TỐT “BẪY PHỎNG VẤN” CHƯƠNG 6 ĐÀM PHÁN NHƯ VẬY SẼ CÓ LỢI NHẤT TRÌNH ĐỘ ĐÀM PHÁN NÓ QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI Ở MỘT GÓC ĐỘ RẤT LỚN LÚC NÀO CŨNG CHUẨN BỊ NÓI“KHÔNG” THÌ DỄ NẮM ĐƯỢC QUYỀN CHỦ ĐỘNG. GIÂY PHÚT QUYẾT ĐỊNH GIỌNG NÓI SẮC MẶT KHÔNG HỀ THAY ĐỔI KHIẾN CHO ĐỐI PHƯƠNG DÙNG CÁCH SUY NGHĨ CỦA BẠN ĐỂ NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ SỰ IM LẶNG KHÔNG THỂ KHIẾN NGƯỜI TA HỐI HẬN CHƯƠNG 7 YÊU CẦU NGƯỜI KHÁC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC VIỆC NHẤT? DÙNG NHỮNG LỜI NÓI GIÀU TÌNH CẢM ĐỂ LÀM MỀM LÒNG NGƯỜI KHÁC TỪNG BƯỚC THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ GIÚP ĐỠ MÌNH KHI CẦN NHỜ NGƯỜI KHÁC PHẢI CHÚ Ý VỀ MẶT NGÔN NGỮ * Không nên nói những lời không trúng đích * Không nên nói những lời nói tang tóc * Đừng nói những lời trách móc bản thân * Không nên lo lắng, nghi ngờ câu nói của người khác. * Đừng nói những lời lấp lửng. * Khi nhờ người khác cần chú ý ngữ khí và cách sắp xếp từ ngữ * Dùng cách nói phỏng đoán để nói thật * Mượn những lời nói đùa nhẹ nhàng, hài hước để nói những lời nói thật * Vòng vo để đối phương nói chuyện * Nói bóng nói gió để đạt được mục đích * Dùng giọng điệu mang tính bàn bạc * Năn nỉ không bằng cầu xin khéo léo, khuyên bảo không bằng dẫn dắt * Nhân lúc vui vẻ hãy đề cập đến vấn đề mình cần làm PHỤ LỤC TỰ MÌNH TRẮC NGHIỆM Liệu bạn có phải là người biết ăn nói không? HƯỚNG DẪN LẤY ĐIỂM MỤC LỤC CHƯƠNG 1 NÓI NHƯ VẬY LÀ KHÉO LÉO NHẤT CHƯƠNG 2 NÓI NHƯ VẬY DỄ TRÁNH ĐƯỢC RẮC RỐI CHƯƠNG 3 NÓI NHƯ VẬY DỄ ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC THÔNG CẢM CHƯƠNG 4 LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ LỢI CHO GIAO TIẾP? CHƯƠNG 5 TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO LÀ KHÉO LÉO NHẤT? CHƯƠNG 6 ĐÀM PHÁN NHƯ VẬY SẼ CÓ LỢI NHẤT CHƯƠNG 7 YÊU CẦU NGƯỜI KHÁC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC VIỆC NHẤT? PHỤ LỤCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tạ Ngọc Ái":Biết Người - Dùng Người - Quản NgườiBạn Là Người Có Tài Ăn Nói NhấtBí Quyết Dùng NgườiBí Quyết Kinh DoanhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bạn Là Người Có Tài Ăn Nói Nhất PDF của tác giả Tạ Ngọc Ái nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.