Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kiếm Lai - Phần 3 (Phong Hỏa Hí Chư Hầu)

Bộ truyện đứng đầu trang tìm kiếm Baidu trong năm 2018.

Thế giới bao la rộng lớn thiên kỳ bách quái, chuyện lạ đâu đâu cũng có. Trần Bình An ta, chỉ một người một kiếm - bàn sơn, đảo hải, hàng yêu, trấn ma, sắc thần, trích tinh, đoạn giang, tồi thành, khai thiên!***

Truyện từ khi mới ra đã đứng đầu bảng xếp hạng book zongheng k đối thủ,ngồi chễm chệ hạng 1 độc bá bảng hết hạng bên trung cách hạng 2 rất xa vượt qua các đại thần đại thụ đủ biết nó hấp dẫn ra sao. Có lẻ với đọc giả việt nam ít biết tới tác giả này, Một phần là do lối hành văn độc đáo khó dịch của lão nên kén người dịch.

Nhưng bên trung thì phong hỏa hí chư hầu chính là một trong những cây đại thụ giới văn học mạng. 2 kỳ liên tiếp lọt tóp thập nhị chủ thần của giải văn học mạng chi vương.

Lối hành văn của lão phải nói đặc sắc hấp dẫn đầy ý nghĩ, chắc chắn, logic hợp lí, Chính điều này tạo nên danh khí của tác giả. Một truyện rất nổi danh gần đây mới full của lão là Tuyết trung hãn đao hành luôn tóp 10 zongheng từ khi mới ra tới khi kết thúc. Hặc hặc tên tác giả cũng cá tính phải k các lão nhưng quả thực lão có thực lực xứng đáng tên này.*** Tìm mua: Kiếm Lai - Phần 3 TiKi Lazada Shopee

Đôi lời của người Dịch:

Mình bắt đầu làm bộ này với tư thế của một kẻ chưa đọc chương nào Kiếm Lai, hoàn toàn làm vì thấy mọi người bảo truyện này khó Dịch, đọc convert rất mệt nên làm thử. Kết quả là hiện tại mỗi ngày mình đau khổ cặm cụi, không phải vì Dịch nó mà là vì đọc convert ngoài mệt vì câu từ trúc trắc thì nội dung quá hack não. Quả thực Kiếm Lai liên tục đứng Top bên trang Tung Hoành của Trung Quốc trong bối cảnh Tiên Hiệp bị thất sủng là cực kỳ xứng đáng. Một số đánh giá cá nhân của mình về khoảng 100 chương đầu, 100 thôi bởi mình cũng chỉ mới đọc tới đó khi viết những dòng này.

1. Nhân vật chính đặc sắc thú vị: Trần Bình An, tên là Bình An nhưng cuộc đời không bình an. 5 tuổi chính thức mồ côi cả cha lẫn mẹ, trải qua cuộc sống cơ cực, số mệnh như bị Thiên oán Nhân nộ nhưng bản tâm không mất mà ngược lại càng thêm sáng trong. Trần Bình An rất giống một con người bình thường, với những ước mong bình thường, có chút tiền để mua câu đối xuân dán cửa nhà, có chút tài sản để sau này lấy vợ sinh con...vv... thế nhưng Trần Bình An lại không hề bình thường, như người hàng xóm thiên tài Tống Tập Tân nói thì hắn như bất kiến sơn, bất lộ thủy, ý chí sắt đá, bản tâm trong sáng vững vàng. Trần Bình An chỉ khóc vì cha mẹ mình, chưa từng quỳ gối hay khóc vì bất kỳ lý do gì khác.

2. Tuyến nhân vật phụ quá nhiều não: Nếu bạn bắt đầu đọc vài chương đầu bạn sẽ thấy cái trấn mà Trần Bình An ở nó rất bình thường, thậm chí tầm thường với những con người y như trấn nhưng theo mạch truyện bạn sẽ dần dần thấy cái trấn đó nó không bình thường và những nhân vật tầm thường kia cũng vậy. Mỗi người quanh Trần Bình An đều có những nét tính cách khác biệt với những suy tính rõ ràng. Có người mang trong mình tinh thần đại nghĩa sẵn sàng xả thân mình vì nhân sinh, lại có kẻ bày mưu tính kế tầng tầng lớp lớp mưu hại kẻ khác.

3. Cách xây dựng, dẫn dắt mạch truyện khiến người đọc vừa kích thích lại rất đau não: Mỗi tình tiết trong Kiếm Lai, dù nhỏ nhặt dù cảm giác như vô vị nhưng khi đọc tới một lúc nào đó, bạn đọc sẽ phải thốt lên: A, thì ra nó là như vậy!

Cách phát triển mạch truyện từ đơn giản tới phức tạp, từ phức tạp, bí ẩn tới đơn giả, rõ ràng đan xen nhau, rồi từ vô số chi tiết nhỏ nhặt để cuối cùng cho ra một kết quả khó ngờ và cái kết quả khó ngờ kia lại là kết quả của một mưu tính còn bất ngờ hơn khiến bạn đọc sẽ liên tục phải chú ý, phải ghi nhớ và tất nhiên, luôn luôn cảm thấy sự thú vị, sự hưng phấn khi đọc.

4. Dù chưa biết kết quả nhưng mình có thể nói Kiếm Lai ở những chương mình đọc nó thực sự xứng với chữ Hiệp, ngoài những chi tiết logic cuốn hút, câu chữ xứng với từ Văn Học thì cái tình, cái nghĩa trong truyện rất đáng để chúng ta chiêm nghiệm. Dù bạn sẽ chẳng bao giờ thấy tác giả để nhân vật nói những câu hoành tráng hùng hồn kiểu: Ta thề chết vì huynh đệ, xả thân vì thiên hạ nhưng bằng những sự việc, bằng những câu nói nghe có khi ngô nghê, có khi mơ hồ khó hiểu ở những thời khắc mấu chốt, sinh tử quan đầu, ta thấy cái tình, cái nghĩa trong Kiếm Lai rất sáng, huynh đệ chưa bao giờ nói với nhau câu tử tế vẫn có thể chết vì nhau, người chưa bao giờ nhận thứ gì từ thiên hạ vẫn có thể chết vì thiên hạ.

5. Tóm lại là bạn hãy đọc Kiếm Lai đi, không phí đâu ^^

***

Đã đi ra Dương Gia tiệm bán thuốc, đi một chuyến này tòa vừa không huỷ bỏ cũng không bắt đầu dùng cũ kỹ trường tư, Trần Bình An bung dù đứng ở ngoài cửa sổ, nhìn về phía bên trong.

Bên tai hình như có leng keng sách thanh âm, giống nhau lúc đấy bản thân tuổi nhỏ, ngồi xổm chân tường dự thính tiên sinh giảng bài.

Đã đi ra trường tư, đi Long Vĩ suối Trần thị sáng lập tân học thục, xa so với cựu học thục càng lớn, Trần Bình An tại đền thờ lầu bên ngoài dừng bước, quay người ly khai.

Đi qua quê quán tục xưng Bàng Giải Phường cái kia chỗ địa phương, Trần Bình An ngửa đầu nhìn lại, lượn quanh đi một vòng, bốn khối Thánh Nhân tự tay viết tấm biển, Nho gia việc đáng làm thì phải làm. Phật gia chớ để hướng ra phía ngoài cầu, Đạo Gia hi nói tự nhiên, Binh Gia Khí Trùng Đấu Ngưu.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phong Hỏa Hí Chư Hầu":Kiếm LaiTuyết Trung Hãn Đao HànhKiếm Lai - Phần 2Kiếm Lai - Phần 3

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kiếm Lai - Phần 3 PDF của tác giả Phong Hỏa Hí Chư Hầu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hà Nội Cũ Nằm Đây (Ngọc Giao)
Với những người không được sống cùng thời với nhà văn, cuốn sách cung cấp những trang tư liệu quý báu; còn với thế hệ gắn bó với Hà Nội thuở ấy, ký ức về mảnh đất này lại sống dậy… Trong lời giới thiệu, GS Phong Lê viết: “Với bạn đọc trẻ, có thể họ chưa từng nghe tên Ngọc Giao… Còn thế hệ tôi, Ngọc Giao là một cái tên quen, rất quen”. Tên thật là Nguyễn Huy Giao, sinh năm 1911 tại Huế nhưng hầu hết cuộc đời nhà văn Ngọc Giao gắn với Hà Nội - nơi ông viết văn, làm báo từ những năm 1930. Cuối thế kỷ trước, ông bắt tay viết “Hà Nội cũ nằm đây”. Giá trị của nó được GS Phong Lê khẳng định: “Cho đến tận những tháng cuối đời này, tôi cảm thấy không yên tâm nếu không đưa Ngọc Giao vào lớp người hiểu, yêu và đóng góp đặc sắc cho mảng văn chương về Hà Nội”. Qua sách, Ngọc Giao dẫn bạn đọc về với Hà Nội cũ, những nhân vật văn chương của một Hà Nội cổ kính, gắn với nhiều kỷ niệm riêng nay đã trở thành tư liệu độc đáo. Đó là một thời làm báo khi Hà Nội mới bắt đầu bung nở phương tiện thông tin với sự đình đám của các tờ “Phong hóa”, “Ngày nay”, “Tiểu thuyết thứ Bảy” (nơi Ngọc Giao vừa làm thư ký tòa soạn vừa là cây bút trụ cột). Ở đó, chủ bút Vũ Đình Long tầm vóc to lớn, da ngăm đen, bước đi lạch bạch quanh bàn giấy đồ sộ, luôn tỏ ra đăm chiêu, tính toán trong ngôi nhà số 93 Hàng Bông. Ông là một trí thức dám bỏ vốn ra kinh doanh chữ nghĩa văn chương, làm giàu. Cái tên Vũ Đình Long không lạ lẫm với nhiều lứa độc giả Việt Nam, nhưng sự nghiệp của ông ra sao, cuộc sống đời thường của ông như thế nào thì có lẽ, chỉ cần đọc “Người phun kiếm” của Ngọc Giao là có thể giải đáp được. Rồi về những buồn vui của sân khấu Hà Nội, về thú chơi cây cảnh và bóng đá, nghề in ấn ở Hà Nội từ khi sử dụng những máy in cổ lỗ đến khi Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Văn mở xưởng in lớn. Có cả nỗi man mác, hoài cổ, nhớ nhung một Hà Nội bình dị và lầm lụi trong thân phận một người đưa hàng, đưa cả niềm vui, nỗi buồn, sự chia li, tái hợp đến với từng ngõ ngách Hà thành. Tìm mua: Hà Nội Cũ Nằm Đây TiKi Lazada Shopee *** Mấy Lời Của Người Làm Tuyển Hà Nội Cũ Nằm ĐâySau khi cha tôi qua đời, đọc lại những di bút của cha tôi, nhà văn Ngọc Giao, một nỗi ân hận xót xa và xúc động dâng trào trong tôi. Từng dòng chữ cho tôi thấy những mong ước thiết tha đến cháy bỏng của ông là được in lại các tác phẩm của mình, vừa mãnh liệt lại vừa tuyệt vọng. Trong một bức thư dự định gửi gắm việc in tác phẩm cho một người bạn, ông dăn dò: “Thưa bác, trang bìa sau, dưới ảnh in mấy dòng này thì trang bìa đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Tôi rất tiếc. Đêm khó ngủ, mơ thấy sách bán được, và được tái bản, ta sẽ in thêm bài về ông Vũ Đình Long và một số gương mặt nhà văn khác, cuốn sách sẽ đỡ mỏng manh. Nhưng đó chỉ là một điều mơ ước.” Qua bút tích để lại của cha tôi sau năm 1990, có thể thấy sinh thời ông đã có rất nhiều dự định trong sáng tác, có những dự định đã thành tác phẩm, có những dự định còn dang dở. Tôi đọc và bật khóc. Mãi lo sinh kế cho gia đình, tôi đã để cha tôi cô đơn đến thế. Giữa cái guồng máy xã hội mà ai nấy đều quay cuồng đến chóng mặt cho cuộc mưu sinh và mưu cầu danh - lợi, một ông già ngoài tám mươi bút run, sức yếu làm sao lo nổi cái chuyện in sách và ra sách. Cha tôi là một con người nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc. Càng già càng hiu hắt, càng tiếc thương từng áng mây chiều, từng đoá hoa sớm héo, từng làn gió nhẹ xuân thu. Từ sau 1954, trải qua biết bao thăng trầm sóng gió, ông đã gác bút triệt để. Ông không còn gì nữa, như ông đã nói trong môt bài ký, “ngoài dăm ba khóm trúc gầy, mươi khóm hoa hèn cỏ dại, mọc lẫn vào thanh thảo. Đôi khi cố công ngồi tỉa xén một hai búi cây hoang dại bờ rào do một ông già nông thôn mang đến nửa bán nửa cho… Âu đó cũng vui tuổi già, sau những ngày dài, chập tối, ngõ vắng lên đèn, một mình, bước thấp bước cao, lê đầu gậy, dạo một quãng cho đỡ đau xương cốt”. Kể từ đó, ông sống những ngày tàn không tác phẩm. Nhưng từ năm 1990 cho đến khi qua đời, 1997 - như chính ông thổ lộ - ông cũng “cố ngồi, cố viết, tay quá run, chữ không thật nét, coi như làm cái việc rửa bút cùn, lau kiếm gỉ, viết với tâm tình băng giá của một ông già. Viết nhiều, viết ít, viết gì đi nữa, chỉ là những dòng chữ biệt li…”. Những bài ký của ông viết rải rác trong giai đoạn này, gần đây tôi đã tuyển lại thành một tác phẩm dưới nhan đề Hà Nội cũ nằm đây - sức bút của ông vẫn dồi dào và trí tuệ vẫn mẫn tiệp. Ông hay suy tư, những người hay suy nghĩ sâu xa thì lại càng hay buồn. Nỗi buồn, nỗi đau lớn nhất của cuộc đời ông, với tư cách một nhà văn, là không được viết và bị quên lãng quá lâu. Nhiều lúc, ông giật mình ngơ ngác vì thấy mình vẫn tồn tại khi các bạn ông như Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Long, Lan Khai, Lê Văn Trương, Tam Lang, Thuỵ Chương, Lê Bái Leiba, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính đã ra đi từ lâu - như ông viết trong bài ký Người phun kiếm: “Các ông bạn cầm bút của tôi, cùng thời với tôi, tất cả đều đã ra khỏi cái quá khứ văn bút đau thương kệch cỡm này”. Từ năm 1989, tôi đã vào Thư viên Quốc gia (Hà Nội) để sưu tầm các truyện ngắn của cha tôi đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Ngay năm đó, Nhà xuất bản Văn học đã ấn hành tập truỵện của ông, nhan đề Cô gái làng Sơn Hạ, cuốn sách mỏng manh, chỉ ngót 200 trang, in rất xấu, tôi sợ cha tôi buồn, vậy mà ông vui lắm. Năm 2001, Nhà xuất bản Hội nhà văn lại ấn hành tiếp Ngọc Giao, truyện và ký, do tôi tuyển. Cuốn sách này dày dặn và tuyển chọn có hệ thống. Nhưng ông đã qua đời từ 1997, không được gặp lại đứa con tinh thần của mình. Cuối năm 2009, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình, tử tế của Thư viện Khoa học Tổng hợp (thành phố Hồ Chí Minh) đối với em rể tôi, tôi đã có trong tay 249 truyện ngắn, ký và tản văn của cha tôi viết từ 1934 đến 1949 đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy. Trên cơ sở tư liệu này, tôi đã tiến hành tuyển để cho ra mắt tập ký và tạp văn Quan báo (H., Nxb Hội nhà văn, 2010, 340 tr.); và tập truyện ngắn Phấn hương (H., Nxb Văn học, 2010, 390 tr.). Riêng tập truyện và ký Hà Nội cũ nằm đây, nội dung và bố cục đã được sắp đặt dựa trên ý nguyện trong bức thư kể trên của cha tôi. Sinh thời, ông còn viết cho các báo Tri tân, Sinh lực, Tao đàn, Phổ thông, Lẽ sống, Lên đường, Công tội. Hiện giờ tôi đang tiến hành sưu tầm những gì ông đã viết cho các báo này, để tập hợp thành một tập truyện ngắn mới. Và khi có đủ điều kiện thuận lợi, tôi sẽ cho tái bản các tác phẩm chính sau đây của cha tôi: Cô gái làng Sơn Hạ (truyện ngắn, tuyển lại, có bổ sung); Nhà quê (tiểu thuyết, 1944); Quán gió (tiểu thuyết, 1949); Cầu sương (tiểu thuyết, 1953); Xóm Rá (tiểu thuyết, 1953)… để rồi tiến tới một Tuyển tập Ngọc Giao. Và tin rằng ở một nơi xa lắm, ít nhiều Cha tôi cũng thấy được. Hà Nội, mùa Đông năm 2015 Nguyễn Tuấn KhanhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ngọc Giao":Cậu Bé Đánh Giặc Cờ ĐenCô Gái Làng Sơn HạHà Nội Cũ Nằm ĐâyÚm Ba La - Hang Thuồng LuồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hà Nội Cũ Nằm Đây PDF của tác giả Ngọc Giao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạ Mạch 86 Độ (Phong Lai Đích Tây Lâm)
"Vợ ơi, vợ đừng như vậy. Tuần sau chúng ta kết hôn rồi. Mai chúng ta còn phải đi đăng ký. Em nói xem, nếu để muộn, bụng của em to lên thì làm sao mà mặc váy cưới được? Chẳng lẽ em muốn bế con đi dự lễ cưới của chúng ta sao?" - Tô Mạch đã bắt được đúng mạch Văn Hạ. "Vậy thì sau này anh cẩn thận đấy. Anh ở nhà của em, ngủ giường của em, ăn cơm của em, muốn có con trai của em thì phải thật thà với em. Biết chưa hả? Sau này, trong nhà chúng ta, em là người to nhất, thứ hai là con trai, thứ ba là Hắc Hắc, anh chỉ đứng thứ tư thôi. Anh biết chưa hả?" *** Văn Hạ sinh năm 1986. Sau khi tốt nghiệp, cô một mình theo đuổi tình yêu đến thành phố xa lạ sống. Khoảng cách giữa hiện thực và lý tưởng, tính cách không chịu khuất phục khiến cô gái ướng bướng kiêu ngạo này liên tục gặp phải những khó khăn. Tình yêu của Tô Mạch dành cho cô chính là động lực để cô tiếp tục tiến lê phía trước. Tô Mạch, hiện là giám đốc bộ phận của một công ty điều phối quy mô lớn. Cấp dưới nhận xét anh là người lạnh lùng, bởi vì ở công ty, anh rất ít khi cười, đặc biệt là với phụ nữ. Sau lưng, mọi người đều nói là anh đã lãng phí khuôn mặt đẹp trai của mình. Tuy nhiên mọi người đều không biết rằng Văn Hạ chính là người bạn gái mà anh đã yêu trong suốt ba năm. Tìm mua: Hạ Mạch 86 Độ TiKi Lazada Shopee Vì yêu Văn Hạ, Tô Mạch đã quyết định giúp cô mở một tiệm café. Đây cũng là nơi diễn ra những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình thân. Khi đối mặt với sự mê hoặc của Khâu Tư - bạn gái cũ của Tô Mạch, sự hấp dẫn của Minh Ưu - một chàng trai theo đuổi Văn Hạ, tình yêu của hai người cũng phải trải qua nhiều sóng gió. Họ cãi nhau, họ chia tay nhưng khi chứng kiến sự đau khổ và bất hạnh của nhau thì đầu tiên họ nghĩ đến là làm cho đối phương được hạnh phúc. Đây chính là tình yêu. Nhưng rốt cuộc tình yêu như vậy có thể đi được bao xa, có thể hạnh phúc thật sự không... "Hạ Mạch 86 độ", tên tác phẩm và cũng chính là tên tiệm café của Tô Mạch tặng cho Văn Hạ. Ý nghĩa của cái tên tiệm café này ghép từ tên của Văn Hạ và Tô Mạch, còn 86 độ là độ nóng tình yêu của họ. Tô Mạch đã từng nói với Văn Hạ: "Tình yêu 100 độ thì quá nóng, sẽ bị bốc hơi mất, tình yêu 86 độ mới thực sự là vừa đủ". *** Ngày thứ mười rồi. Tô Mạch và Văn Hạ đã không gặp nhau mười ngày. Tô Mạch bắt đầu mất kiên nhẫn. Từ sau khi về nước, anh chưa từng xa Văn Hạ lâu như vậy. Anh muốn biết mình có thể chịu đựng được bao lâu. Vì đây là lần đầu tiên nên giờ anh mới biết cuộc sống của anh không thể thiếu cô nàng mơ hồ đó. Khi thức dậy, anh có thói quen gọi: - Cưng ơi, dậy đi em. Nhưng bên cạnh anh không có tiếng thở quen thuộc, trái tim anh trống rỗng. Khi ăn cơm, anh thường nghĩ, cô nàng tham ăn đó thích ăn mọi thứ. Anh nghĩ đến dáng vẻ ngốc nghếch của cô khi ăn. Thật buồn cười! Thật đáng yêu! Nhưng khi sực tỉnh, trước mắt anh không có ai cả. Khi nhìn thấy những đôi tình nhân khác, anh nhớ đến cô nàng bé nhỏ đó kéo anh đi trên phố, bắt anh mua thứ này thứ nọ. Khi đó, cô nũng nịu thật đáng yêu! Nhưng bây giờ, anh không thể chiều chuộng cô được nữa. Anh nghe Tô Tịch nói mấy ngày nay Văn Hạ sống rất tốt, việc làm ăn cũng vô cùng thuận lợi, tính khí không nóng nảy như trước mà đột nhiên sống như một thanh niên văn hóa. Cô bắt đầu viết blog. Anh cũng muốn vào blog đó xem nhưng lại sợ xem rồi sẽ không kìm nén được mà chạy về nhà tìm cô. Thế nên anh cố kìm nén. Từ sau khi có được Mạc Đông thì Tô Tịch mới biết chuyện Tô Mạch và Văn Hạ cãi nhau. Đàn ông cũng không đáng tin cậy như vậy. Nhưng cô không nói cho Văn Hạ biết. Cô muốn xem Văn Hạ cố gắng chứng minh bản thân mình cho Tô Mạch thấy. Vì vậy cô chỉ chạy đi tìm Tô Mạch, cố gắng làm cho cuộc chiến tranh lạnh của họ sớm kết thúc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạ Mạch 86 Độ PDF của tác giả Phong Lai Đích Tây Lâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gút Thủy Triều (Helen Dunmore)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gút Thủy Triều PDF của tác giả Helen Dunmore nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gương Thầy Trò (Hoàng Xuân Việt)
Tác phẩm về đạo lý làm người được in lại như lời tri ân cố học giả nổi tiếng.Gương thầy trò là tác phẩm ra đời từ thập niên 1970 ở thế kỷ trước của học giả Hoàng Xuân Việt. Vì vậy, sách có lối hành văn, từ ngữ được xem khá lạ so với gu đọc của nhiều bạn trẻ ngày nay. Trong sách, cố học giả Hoàng Xuân Việt dẫn ra 7 điều làm nên nền tảng căn bản của tình thầy trò, bao gồm các yếu tố như trí tuệ, ý chí, lương tâm, tình cảm, đối nhân xử thế... Trên từng trang viết, tác giả lần lượt điểm lại cuộc đời, tình sư đệ của các danh nhân với môn đồ của họ. Học giả Hoàng Xuân Việt (1928 - 2014) tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu nhiều môn như triết học, thần học, xã hội học, thiên văn học... Ông sử dụng thành thạo bảy ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Đức, Hán - Nôm, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và cổ ngữ Latin. Cố học giả sở hữu hơn 200 đầu sách, nhất là những tác phẩm trong tủ sách Học làm người. Ông thường được gọi là "quái kiệt" trong làng sách. Hiện những tác phẩm của ông được luật sư Hoàng Cao Sang - một trong những học trò của ông - làm đại điện pháp lý về tác quyền, thay mặt gia đình cố học giả lưu giữ.*** Tìm mua: Gương Thầy Trò TiKi Lazada Shopee Ôi tình thầy trò quan trọng quá mà cũng cao cả, thâm trầm quá. Nó là thứ tình tổng hợp tinh hoa của các loại tình người. Khi Socrate tắt hơi cuối cùng, Platon nói tôi khóc không phải cho Socrate mà khóc cho tôi vì từ đây tôi không còn trên dương trần một người cha, một người anh, một người thầy, một người bạn. Lời nầy đúng cho Platon mà cũng đúng cho bất cứ ai trên đời có được minh sư. Có phước lắm, trò mới gặp được một tôn sư với trọn vẹn ý nghĩa của tiếng ấy. Có phước lắm thầy mới gặp được một hai trò để mình đầu thai trong đại chí và đại nghiệp. Thiếu gì người cả đời không gặp được thầy, được trò như ý nguyện. Từ Bossuet đến Fénélon, ông bỏ 10 năm, ông bỏ 6 năm dạy dỗ chí tử công phu, đầu tư bao nhiêu hy vọng, lại trúng thứ trò gì đâu nên kẻ kể như thất bại, người tạm tạm thành công. Hai đệ tử đầu tiên của Đức Phật, phải bỏ hai thầy cũ để theo Đức Phật rồi mới được toại nguyện. Thì ra có khi mình muốn cầu sư, cầu đệ mà đâu phải thầy nào, trò nào cũng là đối tượng như ý. Người cầu học, cầu tiến mà gặp được chân sư còn hơn trúng số. Họ tha hồ khai thác kiến văn, đạo hạnh, kinh nghiệm, mưu cơ. Trên đường đời họ được cố vấn đường khôn nẻo dại, họ được nguồn an ủi, ủy lạo tinh thần nhất là những khi đời họ qua truông, xuống dốc. Người đại chí, bất lực mà gặp ninh đồ trung đệ thì con bầy cũng không bằng vì họ có kẻ làm cho kiến thức, hoài bão của họ đâm chồi kết quả về thiên thu.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hoàng Xuân Việt":Thuật Đọc Sách BáoĐầu Tư Tương LaiĐức Tự ChủNên Thân Với ĐờiNgười Bản LĩnhThất Nhân TâmThinh Lặng Cũng Là Hùng BiệnGương Thầy TròĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gương Thầy Trò PDF của tác giả Hoàng Xuân Việt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.