Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiền Đốn Ngộ (Thích Thanh Từ)

Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác phẩm của các Thiền sư nằm trong hệ thống Thiền tông do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền xuống. Tập sách này do góp năm tác phẩm nhỏ chung lại.

Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục Tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền Viện Chân Không phiên dịch, chúng tôi xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách.

Tác phẩm thứ hai là Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của Thiền sư Tuệ Hải, đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Chúng tôi phiên dịch và đã xuất bản vào năm 1971, nhưng hiện đã hết, nay cho in vào đây cũng là một cách tái bản cho độc giả tiện việc nghiên cứu.

Tác phẩm thứ ba là Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ của Thạch Thành Kim hiệu Thiên Cơ đời Minh, Ngài là môn đệ dòng Thiền Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch, chưa xuất bản.

Tác phẩm thứ tư là Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Thiền sư Thiệu Cẩn hiệu Oánh Sơn dòng Tào Động ở Nhật Bản. Chúng tôi phiên dịch và đã cho in chung trong quyển Tham Thiền Yếu Chỉ xuất bản vào năm 1962, hiện đã hết. Tìm mua: Thiền Đốn Ngộ TiKi Lazada Shopee

Tác phẩm thứ năm là Tham Thiền Yếu Chỉ của Hòa thượng Hư Vân, một Thiền sư Trung Hoa gần chúng ta nhất. Trong tác phẩm này, Ngài dạy nghiêng về thoại đầu theo lối tu sau này của dòng Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch và đã cho xuất bản năm 1962, hiện đã hết. Để góp lại làm một tài liệu chung cho phương pháp tu đốn ngộ, chúng tôi cho in chung trong tập này.

Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền Đốn Ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông.Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quý ở chỗ lãnh hội, chớ không quý ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội.

Về phần lượng, quyển sách này chưa thấm vào đâu; song phần phẩm, nó thật đáng kể. Nếu là độc giả nghiền nát được văn tự, có thể con đường đốn ngộ không xa.

Nếu là hành giả thì nương vào đây làm kim chỉ nam tiến bước, bảo sở không mong cũng sẽ đến.

THÍCH THANH TỪDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Đốn Ngộ PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo Của Vật Lý (Fritjof Capra)
Mục Lục Giới thiệu cuốn sách 'Đạo của vật lý' Lời người dịch Lời nói đầu (bản in lần thứ nhất) Lời nói đầu (Bản in lần thứ hai) Tìm mua: Đạo Của Vật Lý TiKi Lazada Shopee Phần I. Con đường của vật lý học Chương 1: Vật lý hiện đại - Một “tâm đạo”? Chương 2: Biết và thấy Chương 3: Bên Kia Ngôn Ngữ Chương 4: Nền Vật Lý Mới Phần II. Con Đường Đạo Học Phương Đông Chương 5: Ấn Độ Giáo Chương 6: Phật Giáo Chương 7: Tư Tưởng Trung Quốc Chương 8: Lão Giáo Chương 9: Thiền Tông Phần III. Các Tương Đồng Chương 10: Tính Nhất Thể Của Vạn Sự Chương 11: Vượt Trên Thế Giới Nhị Nguyên Chương 12: Không Gian - Thời Gian Chương 13: Vũ Trụ Động Chương 14: Không Và Sắc Chương 15: Điệu Múa Của Vũ Trụ Chương 16: Cấu Trúc Đối Xứng Quark - Một Công Án Mới Chương 17: Các Mẫu Hình Biến Dịch Chương 18: Sự Dung Thông Lời Cuối Điểm Lại Nền Vật Lý Mới Tương Lai của Nền Vật Lý Mới Tác động của cuốn sách Sự thay đổi mẫu hình Ảnh Hưởng của Heisenberg và Chew Những Mẫu Hình Mới Trong Tư Duy Khoa Học Phê Bình về Đạo của Vật Lý Sự Phát Triển Hiện Nay Và Khả Năng Của Tương LaiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đạo Của Vật Lý PDF của tác giả Fritjof Capra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đạo Của Vật Lý (Fritjof Capra)
Mục Lục Giới thiệu cuốn sách 'Đạo của vật lý' Lời người dịch Lời nói đầu (bản in lần thứ nhất) Lời nói đầu (Bản in lần thứ hai) Tìm mua: Đạo Của Vật Lý TiKi Lazada Shopee Phần I. Con đường của vật lý học Chương 1: Vật lý hiện đại - Một “tâm đạo”? Chương 2: Biết và thấy Chương 3: Bên Kia Ngôn Ngữ Chương 4: Nền Vật Lý Mới Phần II. Con Đường Đạo Học Phương Đông Chương 5: Ấn Độ Giáo Chương 6: Phật Giáo Chương 7: Tư Tưởng Trung Quốc Chương 8: Lão Giáo Chương 9: Thiền Tông Phần III. Các Tương Đồng Chương 10: Tính Nhất Thể Của Vạn Sự Chương 11: Vượt Trên Thế Giới Nhị Nguyên Chương 12: Không Gian - Thời Gian Chương 13: Vũ Trụ Động Chương 14: Không Và Sắc Chương 15: Điệu Múa Của Vũ Trụ Chương 16: Cấu Trúc Đối Xứng Quark - Một Công Án Mới Chương 17: Các Mẫu Hình Biến Dịch Chương 18: Sự Dung Thông Lời Cuối Điểm Lại Nền Vật Lý Mới Tương Lai của Nền Vật Lý Mới Tác động của cuốn sách Sự thay đổi mẫu hình Ảnh Hưởng của Heisenberg và Chew Những Mẫu Hình Mới Trong Tư Duy Khoa Học Phê Bình về Đạo của Vật Lý Sự Phát Triển Hiện Nay Và Khả Năng Của Tương LaiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đạo Của Vật Lý PDF của tác giả Fritjof Capra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Phật Giáo (Thích Tâm Thiện)
Lời Giới Thiệu Cuốn Sách Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người. Tuy nhiên, trong luận Tạng, điểm đặc sắc của nó là trình bày các vấn đề thuộc tâm lý học một cách có hệ thống, và nổi bật nhất đó là Thắng pháp luận của Thượng tọa bộ, Câu xá luận của Nhất thiết hữu bộ và Duy thức của Đại thừa. Đây là ba hệ thống giải trình tâm lý học một cách độc lập như là một bộ môn tâm lý học đặc thù của Phật giáo. Từ trước đến nay, các tác phẩm viết về Duy thức học khá nhiều, song khả năng truyền bá thường rất giới hạn; vì thứ nhất là cách trình bày nặng về phần "cổ điển", và thứ hai là thuật ngữ chưa được diễn dịch theo cách hiểu hiện đại. Phần lớn các thuật ngữ đều được giữ nguyên văn chữ Hán. Ví dụ, chủ thể nhận thức được gọi là Kiến phần, và đối tượng được nhận thức được gọi là Tướng Phần. Điều này làm cho người học khó hiểu. Và, càng đi sâu vào "rừng thuật ngữ" thì người học càng bị rối rắm. Trong khi đó, những gì được trình bày trong Duy thức học lại là những gì rất gần gũi quen thuộc, hay nói đúng hơn đó là những hiện tượng, diễn biến xảy ra hàng ngày trong đời sống tâm lý của con người. Và thực tế cho thấy rằng, người học Duy thức thường cảm thấy xa lạ với những danh từ và tên gọi của Duy thức chứ không xa lạ với các vấn đề, hiện tượng, sự kiện v.v... được trình bày trong Duy thức. Tác phẩm "Tâm lý học Phật giáo" của tác giả Thích Tâm Thiện, có thể nói, là một trong những tác phẩm đầu tiên trình bày về Duy thức học theo ngôn ngữ hiện đại, với cách trình bày rõ ràng, cụ thể giúp người học có thể nắm bắt một cách chính xác các vấn đề tâm lý theo quan điểm Phật học. Điểm đặc sắc của tác phẩm trước nhất là sự trình bày về quá trình hình thành tâm lý học Phật giáo như một ngành học đặc thù trong hệ thống giáo lý của Đức Phật, nó xuyên suốt từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy cho đến Phật giáo phát triển. Thứ hai, là sự nối kết các giáo thuyết về tâm lý học thông qua ba luận thư tiêu biểu của ba thời kỳ Phật giáo, đó là: Thắng pháp luận, Câu xá luận và Duy thức luận. Thứ ba, là sự đối chiếu, so sánh các đặc trưng của hệ thống tâm lý giáo dục phương Tây và Phật giáo. Và cuối cùng, là sự trình bày về con đường giáo dục truyền thống của Phật giáo. Tìm mua: Tâm Lý Học Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Thông qua các điểm cơ bản trên tác phẩm đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn vừa đại cương và vừa nắm bắt cụ thể các vấn đề tâm lý theo quan điểm của Phật giáo, cũng như con đường tu tập thực tiễn để giải thoát mọi khổ não, bất an trong giòng tâm thức của con người theo giáo huấn của Đức Phật. Thầy Thích Tâm Thiện là một tu sĩ trẻ đang hân hoan đi vào cửa Phật, và tác phẩm của thầy cũng để lại điều đó. Tôi hoan hỷ tán dương và xin trân trọng giới thiệu tác phẩm mới này cùng độc giả. Mùa An cư PL 2542, 1998 Hòa thượng Tiến sĩ THÍCH TRÍ QUẢNG Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Phật Giáo PDF của tác giả Thích Tâm Thiện nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ốc Đảo Tự Thân (Ayya Khema)
“…. Lúc nào ta cũng cần nhớ rõ về tính vô thường (anicca) của Vạn Pháp không chỉ trong lúc tọa thiền. Chánh niệm là trung tâm điểm trong lúc toạ thiền để đi vào định. Chúng ta chỉ có thể dành một ít thời gian cho việc toạ thiền nhưng ta có thể dành tất cả thời gian còn lại để quan sát tâm mình. Đó là nơi khiến mọi việc trên thế gian này xảy đến với ta. Không có gì có thể hiện hữu ngoài tâm” Đây là một đoạn trích trong cuốn “Ốc đảo tự thân” của Ni sư Ayya Khema, tác giả của cuốn sách Being Nobody, Going Nowhere (Vô ngã vô ưu) nổi tiếng. Khác biệt với những cuốn sách khác của Ayya Khema, trong cuốn sách này. Ni sư lại hướng dẫn chúng ta những phương pháp kỹ thuật để tự cân bằng nội tâm của mình, tìm lại sự an bình trong chính trái tim nhỏ bé của mỗi chúng ta. Như câu kinh: ” Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn, Trăm ngàn muôn kiếp mới được gặp Nay con nghe thấy vâng gìn giữ Tìm mua: Ốc Đảo Tự Thân TiKi Lazada Shopee Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ốc Đảo Tự Thân PDF của tác giả Ayya Khema nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.