Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Likeable Social Media - Truyền Thông Xã Hội (Dave Kerpen)

Tôi đang xếp hàng chờ làm thủ tục check-in tại Aria, khách sạn sang trọng và hợp thời bậc nhất trong thị trấn ở Las Vegas, Aria, mất gần một giờ đồng hồ. Đó là một ngày tháng Sáu năm 2010, và tôi vừa đặt chân đến khách sạn sau một chuyến bay kéo dài 6 tiếng từ New York. Điều cuối cùng tôi mong muốn đó là phí phạm một tiếng đồng hồ của cuộc đời để xếp hàng chờ đợi. Thất vọng tràn trề, tôi lấy chiếc BlackBerry và cập nhật dòng tweet(1) trên Twitter, “Không có khách sạn nào ở Vegas xứng đáng với sự chờ đợi lâu đến vậy! Mất hơn một tiếng để chờ làm thủ tục check-in tại Aria ☹.”

Điều hay ho là khách sạn Aria không trả lời lại dòng tweet của tôi mà một đối thủ của họ đã làm vậy. Tôi nhìn thấy một dòng tweet phản hồi từ khách sạn Rio chỉ 2 phút sau đó. Nếu cũng giống như hầu hết những người mà tôi đã chia sẻ câu chuyện này, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ, “Khách sạn Rio đã trả lời thế nào nhỉ, lẽ nào lại là ‘Mời anh đến với Rio. Anh sẽ không phải xếp hàng chờ đợi làm thủ tục check-in’?”

Nếu Rio gửi một dòng tweet hồi đáp như vậy, tôi gần như sẽ cảm thấy bị làm phiền, như một người lén theo dõi và chỉ trực lôi kéo tôi để thu lợi từ một trải nghiệm tồi tệ. Nhưng ngược lại, khách sạn Rio Las Vegas chỉ tweet lại cho tôi dòng sau: “Thật lấy làm tiếc vì một trải nghiệm tồi tệ như vậy, Dave. Hy vọng rằng những ngày còn lại ở Vegas của anh sẽ thật vui vẻ.”

Bạn thử đoán xem tôi đã ở đâu vào lần tiếp theo tôi có dịp đến Vegas.

Khách sạn Rio đã sử dụng truyền thông xã hội để lắng nghe và đáp lại một cách nhiệt tình, phản ứng nhanh nhạy, kịp thời với đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Chắc hẳn ở đây, một quảng cáo hoặc mốt thông điệp marketing sẽ không mang lại hiệu quả. Nhưng khả năng lắng nghe, phản ứng lại và thấu cảm đã làm được điều đó. Tìm mua: Likeable Social Media - Truyền Thông Xã Hội TiKi Lazada Shopee

Về bản chất, khách sạn Rio đã kiếm được một khoản 600 đô-la từ một dòng tweet, một tin nhắn thu hút được sự chú ý của tôi và cuối cùng góp phần vào quyết định của tôi về việc sẽ ở đâu trong lần tiếp theo tôi đến thành phố này. Đây được xem như một tỷ số lợi nhuận trên đầu tư (ROI) tuyệt vời. Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.

Thậm chí trước khi đến Rio, tôi đã thích nó trên trang Facebook bằng cách click vào nút Like (Thích) trên Facebook.com/RioVegas, nhờ đó giúp cho 3.500 bạn bè của tôi trên Facebook và thế giới mạng xã hội rộng lớn, biết được sự chứng thực của tôi về dịch vụ khách hàng thân thiện của khách sạn. Vài tháng sau, Erin, bạn tôi tìm kiếm một khách sạn ở Vegas trong kỳ nghỉ lễ mừng năm mới, và tôi nhận được một tin nhắn của cô ấy trên Facebook: “Dave này, tớ để ý là cậu đã thích trang Facebook của khách sạn Rio. Tớ đang xem xét một khách sạn để ở trong kỳ nghỉ đầu năm mới. Cậu thấy thế nào?”

Một lời giới thiệu bảo đảm từ một người bạn có sức mạnh hơn bất cứ một quảng cáo nào, và cuối cùng Erin đã chọn Rio. Hàng tá bạn bè khác của tôi chắc chắn cũng chú ý đến những dòng tweet và những trang thích khách sạn Rio trên Facebook và bị ảnh hưởng từ đó. Vì vậy một dòng tweet đã dẫn đến một cú click Like trên Facebook và trên thực tế, đây là một công việc kinh doanh trị giá đến hàng nghìn đô-la.

Những khách hàng vui vẻ sẽ nói với ba người khác về những trải nghiệm tốt đẹp của họ và những khách hàng thất vọng sẽ nói với mười người về những trải nghiệm và kỷ niệm tồi tệ. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi về những gì mà hai khách sạn Aria và Rio đã thể hiện, ngày nay chúng ta cần biết ơn truyền thông xã hội, khi những khách hàng hài lòng và thiếu hài lòng có thể nói với hàng nghìn người về cảm xúc của họ liên quan đến một dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty chỉ với một vài cú click, và nút Like như một sự chứng thực ảo. Rio đã biến thực tế này thành một lợi thế cho mình trong khi Aria thì không.***

Bí Quyết Làm Hài Lòng Khách Hàng, Tạo Dựng Thương Hiệu Thông Qua Facebook Và Các Mạng Xã Hội Khác

Ngày nay, khi cơn lốc mạng xã hội đang tung hoành mạnh mẽ, phát tán sự ảnh hưởng vô cùng lớn, len lỏi vào từng ngóc nghách của cuộc sống, thì đối với bạn, Facebook, Twitter và những trang mạng xã hội tương tự khác đóng vai trò gì? Liệu bạn có cho rằng đây là một kênh truyền thông có sức mạnh khủng khiếp? Hay chỉ đơn thuần là một trong những hình thức giải trí, cập nhật thông tin của bạn bè? Hãy đi tìm lời giải đáp trong cuốn sách “Truyền thông xã hội” - cuốn sách sẽ mang đến cho bạn những điều mới lạ, bất ngờ về sức mạnh vô hình của marketing thông qua mạng xã hội.

Truyền thông xã hội (Social Media) cũng giống như bữa tiệc cocktail lớn nhất thế giới, nơi ai cũng có thể lắng nghe người khác nói và tham gia vào cuộc chuyện trò với bất cứ người nào về mọi chủ đề mà họ lựa chọn. Và quan trong hơn cả là trong bữa tiệc này, có đến hàng trăm triệu người cũng đang lắng nghe và tham gia vào bữa tiệc đó. Do đó, bất cứ ai truyền đạt thông điệp trong bữa tiệc này cần hiểu rằng: marketing trong một xã hội không phải là việc truyền thông điệp của bạn với tần suất lớn nhất - mà là việc truyền tải thông điệp vào mỗi cuộc chuyện trò, lắng nghe, thỏa thuận và trao quyền. Những người nói to và nói nhiều không thể giành chiến thắng trong thời đại này được nữa. Thay vào đó, người lắng nghe thông minh và linh hoạt nhất mới làm được điều này. Đó chính là ý nghĩa đặc biệt của marketing thông qua mạng xã hội.

Thông qua cuốn sách này, những bí mật thú vị của Dave Kerpen trong việc xây dựng một thương hiệu trên Facebook cũng như những mạng truyền thông xã hội khác sẽ được lé hộ. Ngoài ra, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về các phương thức tương tự đã được sử dụng để tạo nên thành công cho một số công ty lớn như: Cumberland Farms hay 1-800-FLOWERS.

Một điều đặc biệt nữa ở cuốn sách, đó là nó đã bỏ qua được các lý thuyết và kỹ thuật rườm rà của truyền thông qua mạng xã hội, thay vào đó nó cung cấp cho bạn những điều thiết yếu để nhanh chóng hoà nhập vào sự thay đổi thần tốc của mạng truyền thông và marketing. Đây là một cuốn sách hay về kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.***

Mười năm trước, nếu bạn xây dựng một website cho công ty, có lẽ bạn không hề kỳ vọng vào việc có hàng nghìn người lạ truy cập vào trang web đó? Thay vào đó, bạn sử dụng nó để marketing đến những người trực tiếp ghé thăm website của bạn và đưa URL hoặc đường dẫn đến bất cứ đâu bạn có thể. Đôi khi mọi người truy cập nó, và nếu họ thích nội dung cũng như đủ tin tưởng bạn, có thể họ sẽ nán lại chốc lát, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hoặc nếu người khác liên quan đến công ty bạn nhận thấy nội dung hữu ích, họ sẽ tạo đường dẫn từ website của họ đến website của bạn, đổi lại bạn sẽ đưa đường dẫn website của bạn đến của họ. Việc này giúp tạo ra nhiều “đường dẫn giá trị”, tối đa hóa những công cụ tìm kiếm tốt hơn, và gia tăng lưu lượng truy cập website. Ngày nay, nút Like quan trọng hơn link (đường dẫn). Đưa mọi người đến website của bạn có thể giúp họ biết về công ty của bạn và thậm chí họ sẽ mua gì đó, nhưng khiến cho họ Like (thích) trang Facebook của bạn còn thực hiện được hai chức năng cơ bản thiết yếu sẽ góp phần vào thành công lâu dài.

Đầu tiên, khi mọi người sử dụng chức năng like, họ sẽ theo dõi cập nhật của bạn, cho phép bạn có cuộc hội thoại vĩnh viễn với họ trên Facebook, trừ khi bạn làm xói mòn niềm tin của họ, họ sẽ không theo dõi bạn nữa. Thứ hai, nó giới thiệu tên tuổi của bạn đến là bạn bè của họ. Trung bình mỗi người trên Facebook có 130 bạn bè, do đó với mỗi like, bạn có thể giới thiệu thương hiệu đến 130 khách hàng tiềm năng khác, hoặc nhiều hơn. Bạn có thể tưởng tượng được rằng mỗi lần một cá nhân ghé thăm website của bạn, cô ấy chia sẻ thực tế đó với 130 người bạn của mình? (“Này các bạn thân mến, tớ vừa mới ghé thăm trang web này. Tuyệt lắm, các cậu thử xem nhé!) Điều tương tự cũng đúng với những người theo dõi trên Twitter, những người theo dõi trên YouTube hoặc blog của bạn, và những trang mạng xã hội khác, nhưng số lượng những trang kể trên không nhiều bằng trên Facebook. Ngoài ra, không có mạng xã hội nào có tính lan truyền một cách hiệu quả như Facebook.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Likeable Social Media - Truyền Thông Xã Hội PDF của tác giả Dave Kerpen nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh (Thiệu Vũ)
Tôi gặp Thiệu Vũ lần đầu tiên vào cuối năm 2007. Không thể không thừa nhận một điều rằng, Thiệu Vũ là một nhà nghiên cứu luôn cầu tiến và có tinh thần phấn đấu ít ai sánh kịp. Trong khoảng thời gian gần bốn năm, việc tìm tòi và nghiên cứu của Thiệu Vũ đã trải qua mấy lần lột xác, từ nghiên cứu “thuật” quản lý ban đầu đến tư tưởng quản lý phương Tây và cuối cùng Thiệu Vũ đã chọn đi theo con đường nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong khoảng thời gian này, với nghị lực và tốc độ kinh người, Thiệu Vũ đã cho ra đời mấy chục tác phẩm chuyên ngành nghiên cứu, thể hiện sức sáng tác đến khó tin. Khi rất nhiều người vẫn còn đang say sưa trò chuyện về khái niệm “Sức mạnh quản lý và điều hành” do Thiệu Vũ đưa ra năm 2008, Thiệu Vũ đã sớm đi vào nghiên cứu vấn đề mới. Dường như, qua sự cố gắng của bản thân mình, Thiệu Vũ mong muốn các nhà quản lý doanh nghiệp trở thành người “quân tử”. Tất nhiên sau khi đọc xong Luận Ngữ ứng dụng trong kinh doanh và Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, từ trong sâu thẳm trái tim mình, tác giả hy vọng không chỉ người quản lý mà mỗi một nhân viên đều có thể trở thành quân tử. Nếu quả thực là như vậy thì xã hội của chúng ta sẽ tốt đẹp biết nhường nào!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh PDF của tác giả Thiệu Vũ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nói Vậy Mà Không Phải Vậy (Robert J. Samuelson)
Samuelson đã vẽ nên một bức tranh lớn về đất nước của ông xoay quanh bốn chủ đề lớn là văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, từ một góc nhìn rất khác so với những gì mà ông gọi là “quan niệm phổ biến” (conventional wisdom) - những gì mà số đông vẫn tin là đúng, được biện minh bằng các lập luận thông thường, theo “quán tính” của tư duy và được củng cố bởi giới truyền thông và báo chí. Người ta thường nói “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thật vậy, chỉ cần thông tin bị cắt xén, che giấu một phần (chứ chưa cần bị xuyên tạc, thổi phồng hay nói giảm, nói tránh) thì hậu quả đã là: bên tiếp nhận thông tin có định hướng tư duy sai lầm, dẫn đến những quan điểm, nhận định sai lầm. Là một người làm báo, hơn ai hết Samuelson hiểu rõ và phê phán gay gắt những hành vi này, cho dù là vô tình hay cố ý. Quan trọng hơn, tác giả muốn gửi đi một dấu hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của lối tư duy một chiều, theo lối mòn và / hoặc hùa theo số đông. Mà không chỉ giới hạn trong báo giới và độc giả của nó, tư duy đa chiều cộng với thái độ hoài nghi tích cực, khả năng phản biện, thách thức luôn luôn là những “điều kiện cần” cho năng lực cải tiến và sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó mới thực sự là động lực của các tiến bộ xã hội. Đã có bao giờ bạn muốn “nghĩ khác” so với những thành viên trong gia đình hay trong các nhóm xã hội của bạn chưa? Hoặc bạn cho rằng bản thân mình cũng cần xem xét một vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau? Tác phẩm này mang đến cho bạn nhiều cảm hứng và các gợi ý chỉ dẫn để bạn làm điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nói Vậy Mà Không Phải Vậy PDF của tác giả Robert J. Samuelson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nói Vậy Mà Không Phải Vậy (Robert J. Samuelson)
Samuelson đã vẽ nên một bức tranh lớn về đất nước của ông xoay quanh bốn chủ đề lớn là văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, từ một góc nhìn rất khác so với những gì mà ông gọi là “quan niệm phổ biến” (conventional wisdom) - những gì mà số đông vẫn tin là đúng, được biện minh bằng các lập luận thông thường, theo “quán tính” của tư duy và được củng cố bởi giới truyền thông và báo chí. Người ta thường nói “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thật vậy, chỉ cần thông tin bị cắt xén, che giấu một phần (chứ chưa cần bị xuyên tạc, thổi phồng hay nói giảm, nói tránh) thì hậu quả đã là: bên tiếp nhận thông tin có định hướng tư duy sai lầm, dẫn đến những quan điểm, nhận định sai lầm. Là một người làm báo, hơn ai hết Samuelson hiểu rõ và phê phán gay gắt những hành vi này, cho dù là vô tình hay cố ý. Quan trọng hơn, tác giả muốn gửi đi một dấu hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của lối tư duy một chiều, theo lối mòn và / hoặc hùa theo số đông. Mà không chỉ giới hạn trong báo giới và độc giả của nó, tư duy đa chiều cộng với thái độ hoài nghi tích cực, khả năng phản biện, thách thức luôn luôn là những “điều kiện cần” cho năng lực cải tiến và sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó mới thực sự là động lực của các tiến bộ xã hội. Đã có bao giờ bạn muốn “nghĩ khác” so với những thành viên trong gia đình hay trong các nhóm xã hội của bạn chưa? Hoặc bạn cho rằng bản thân mình cũng cần xem xét một vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau? Tác phẩm này mang đến cho bạn nhiều cảm hứng và các gợi ý chỉ dẫn để bạn làm điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nói Vậy Mà Không Phải Vậy PDF của tác giả Robert J. Samuelson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Thức Của Vận May (William Poundstone)
Công Thức Của Vận May là cuốn sách vô cùng hấp dẫn kết hợp giữa cờ bạc, cá ngựa, đầu tư chứng khoán và sự chính xác của toán học, một cuốn cẩm nang cho những người muốn áp dụng công thức Kelly để làm giàu. (David Pogue, The New York Times Book Review). Công Thức Của Vận May là một câu chuyện thú vị đối với mỗi người trong chúng ta. Nó khiến ta nhớ đến những cuốn khác như "Chống lại Đức Chúa trời" của Peter L Bernstein hay cuốn "Khi những thiên tài thất bại" của Roger Lowenstein. Tất cả đều nhằm giải thích một điều rằng, vì sao những con người thông minh lại chấp nhận những sự mạo hiểm ngu ngốc. Poundstone đã chỉ cho bạn đọc thấy Công ty LTCM (công ty quản lý vốn dài hạn) đã tránh được tai hoạ như thế nào bằng cách áp dụng phương pháp Kelly. (Peter Coy, Businessweek). "... Paul Samuelson yêu trường Đại học Harvard. Tình yêu ấy hoàn toàn không có gì có thể thay thế được. Ở tuổi hai mươi lăm, số lượng công trình nghiên cứu đăng trên các báo của anh thậm chí còn nhiều hơn số tuổi đó. Tuy nhiên, vị trí của anh dường như vẫn còn thấp kém tại Harvard, nơi người ta xếp anh vào vị trí trợ giảng môn kinh tế học, một vị trí có mức lương thấp. Chiếc ghế giảng viên là một viễn cảnh xa vời. Một trong các đồng nghiệp của Samuelson đã đựơc đề bạt lên làm giảng viên vì bản thân người này có một khiếm khuyết - anh ta xuất thân từ vùng Kansas. Còn Samuelson lại xuất thân từ Gary, bang Indiana. Người Kanas không phải là người Do Thái, trong khi Samuelson là người Do Thái. Năm 1940, Samuelson đã nhận lời mời để chuyển đến mạn cuối bên kia của vùng Cambridge cách đó ba dặm. MIT là một viện chuyên về các môn khoa học và đào tạo kỹ sư, dường như không hề có một khoa nào về kinh tế học cũng như các khoá đào tạo lãnh đạo kinh tế hay chính trị cho nước Mỹ. Trong thời kỳ mà các trường đại học danh tiếng ở phía đông nước Mỹ âm thầm chống lại cộng đồng Do Thái, chủ trương ngoại lệ của MIT chính là họ sẵn sàng tuyển dụng một người trong cộng đồng này, miễn là anh ta thông minh. Sự tập trung vào kỹ thuật của MIT rất phù hợp với tài năng của Samuelson. Samuelson chọn hướng nghiên cứu kinh tế như một môn khoa học toán. Đó là phương pháp tiếp cận đi ngược lại những thông lệ thời ấy. Từ thời Adam Smith đến John Maynard Keynes, kinh tế học đa phần chỉ là những bài thảo luận. Ở Harvard, kinh tế học cũng vẫn được nghiên cứu theo phương pháp luận. Nhưng tại MIT, Samuelson phát triển nó thành toán học. Tìm mua: Công Thức Của Vận May TiKi Lazada Shopee Samuelson thoải mái với phương trình vi phân như một nhà vật lý vậy. Giấy tờ nghiên cứu của anh chi chít các định lý mà anh gọi đó là kết quả. Nhờ vào điểm này, Samuelson đã kết hợp được những lập luận ngắn gọn nhưng sắc bén vào trong bài thuyết giảng và các ấn bản của mình, khiến chúng khác biệt so với vô số những phát biểu buồn tẻ và dài lê thê khác. Samuelson trở thành một giảng viên xuất chúng. Có lẽ không một nhà kinh tế học nào lúc bấy giờ có thể tiếp bước thế hệ trước một cách thành công như Samuelson đã từng làm tại MIT...".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Thức Của Vận May PDF của tác giả William Poundstone nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.