Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự Thật Về Donald Trump (David Cay Johnston)

Sự Thật Về Donald Trump là cuốn sách New York Times Bestseller đầu tiên tiết lộ mối liên hệ giữa Donald Trump với Liên Bang Nga - thứ đã làm tốn không ít giấy mực của giới truyền thông toàn cầu.

Trong "Sự thật về Donald Trump", những khía cạnh gay cấn và riêng tư nhất của nhân vật thời đại này sẽ được tiết lộ một cách cẩn trọng, dựa trên những tài liệu vững chắc. Thông qua hàng chục năm nghiên cứu các bài phỏng vấn, báo cáo tài chính, văn kiện tòa án... liên quan đến Donald Trump; tác giả - nhà báo David Cay Johnston cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc nhất về người đàn ông khiến cả thế giới phải dõi theo.

Đúng như tiêu đề của nó, tất cả những sự thật về Donald Trump, như lịch sử gia đình phức tạp của ông, các câu chuyện hôn nhân đầy toan tính, sự nghiệp kinh doanh lắm thăng trầm, đế chế Trump hùng mạnh nhưng tai tiếng... đều sẽ được phơi bày trong tác phẩm. Và đương nhiên, chúng ta không thể không bàn tới việc Trump đã lôi kéo rất nhiều cá nhân quyền lực vào quỹ đạo của bản thân như thế nào. Johnston tâp trung phân tích hành vi ứng xử của Trump, để người đọc có thể phần nào hiểu được tính cách của con người kỳ lạ này.

Trump cáo già trong truyền thông, luôn sôi sục tinh thần kinh doanh, và có sức ảnh hưởng chính trị không hề nhỏ, ngay cả khi chưa lên làm Tổng thống. Vì nhiều lý do, cuộc đời ông trở thành một chuỗi tranh luận với đủ loại quan điểm trái chiều. Nhưng bạn thì sao, bạn nghĩ như thế nào về Donald Trump? Hãy cầm lên "Sự thật về Donald Trump" và tìm kiếm câu trả lời của riêng mình.

*** Tìm mua: Sự Thật Về Donald Trump TiKi Lazada Shopee

Khi đài truyền hình quốc gia phát sóng trực tiếp buổi quảng bá chiến dịch tranh cử Tổng thống của Donald Trump tại tòa nhà Trump Tower vào tháng Sáu năm 2015, hầu như mọi ký giả đều xem nó như điều vớ vẩn. Trừ tôi.

Tôi đã làm phóng viên điều tra từ năm 18 tuổi. Tôi luôn đào bới sự thật, cập nhật các dự thảo luật, và săn nhiều tin cho các tờ báo San Jose Mercury, Detroit Free Press, Los Angeles Times, Philadelphia Inquirier, và cuối cùng là tờ New York Times.

Lúc đầu, tôi tự chọn tin để đăng. Tôi luồn lách trong mớ tin tức vì những bài báo của tôi thu hút người đọc và có hiệu ứng tốt: như vụ chương trình truyền hình bị cấm phát sóng vì đưa tin sai lệch, một người đàn ông được giải oan do tôi tìm được hung thủ thực sự, Jack Welch từ bỏ các khoản lương hưu, hay tiết lộ các vụ phạm pháp và hoạt động gián điệp mật của Sở Cảnh sát Los Angeles với các tổ chức nước ngoài nhằm phá hoại chính trị Mỹ. Trong phi vụ cuối cùng của mình, tôi được trao giải Pulitzer vì đã vạch trần nhiều vụ trốn thuế và chỉ ra các lỗ hổng luật pháp đến mức một chuyên gia luật thuế nổi tiếng đã gọi tôi là “viên chức thuế thực thụ của nước Mỹ”1.

1 Từ gốc “de facto chief tax enforcement officer”.

Năm 1987, tôi hứng thú điều tra mảng casino sau khi Tòa án Tối cao ban hành luật người gốc Mỹ2 có quyền sở hữu các sòng bài. Tôi chắc rằng vụ việc này sẽ dẫn tới sự gia tăng hàng loạt casino khắp đất nước - các sòng bài mà hầu hết do các tập đoàn lớn của Mỹ điều hành. Hãng tin Philadelphia Inquirer thích ý tưởng này của tôi: nên vào tháng Sáu năm 1988, tôi chuyển đến thành phố Atlantic.

2 Từ gốc “Native American” chỉ những người quốc tịch Mỹ nhưng không phải nhập cư trước đó.

Chỉ vài ngày sau, tôi gặp được Donald Trump.

Tôi đánh giá Trump như một P.T. Barnum3 thời hiện đại đang rao bán vé tham quan Người cá Feejee, một trong những xác ướp giả nổi tiếng của ông mà mọi người chấp nhận bỏ tiền để xem. Trump lúc này hoàn toàn bản năng. Tôi nhanh chóng biết được từ người dân trong vùng rằng ông ấy chẳng hề biết gì về ngành công nghiệp casino, cũng như luật chơi của nó. Nhưng điều này hóa ra lại trở nên quan trọng, như tôi sẽ trình bày tại hai chương gần cuối.

3 Nhà chính trị, kinh doanh, ông bầu gánh xiếc nổi tiếng thế kỷ 19.

Tới nay, trong gần 30 năm, tôi đã theo dõi sát sao các vụ thỏa thuận kinh doanh của Trump và phỏng vấn ông ấy nhiều lần. Năm 1990, tôi đưa tin về vụ Trump thực sự đang rơi vào nợ nần4, thay vì sở hữu hàng tỉ đô như ông tuyên bố, và chỉ thoát khỏi cảnh phá sản nhờ chính phủ đứng về phía Trump trong cuộc chiến với các ngân hàng. Tôi cũng sẽ nhắc kỹ vấn đề này sau.

4 Negative net worth.

Trước khi công nghệ có khả năng số hóa dữ liệu, tôi đã có cả kho tài liệu lớn về Trump, như những phóng viên săn tin thường làm với những đối tượng họ hứng thú. Tôi trữ nhiều thùng tài liệu về ông ấy và những người Mỹ nổi tiếng khác như Barron Hilton, Jack Welch, và giám đốc Sở Cảnh sát Los Angeles, Daryl Gates, nhiều đến nỗi trong nhiều năm, tôi phải thuê tận hai gian nhà kho để lưu trữ chúng.

Với vốn hiểu biết đó, tôi chẳng hề ngạc nhiên khi Trump trở thành ứng viên Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2016. Sau sự kiện này, tôi cũng nói đi nói lại rằng các cuộc thăm dò ý kiến trước thềm không nói lên được điều gì so với khi bầu cử thực sự, các bang lớn thường sẽ quyết định kết quả, và nhờ vậy Trump có thể chiến thắng. Tuy nhiên, tôi, cũng như tất cả mọi người, thậm chí cả đội ngũ của Trump, đều vỡ òa trước chiến thắng thực sự của ông. Trump vốn không chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò ý kiến. Nhưng vào ngày bầu cử, những cử tri ủng hộ Trump hóa ra lại ở các bang công nghiệp trọng yếu vốn thường bầu cho Đảng Dân chủ: Michigan, Minnesota, Ohio, Pennsylvania, và Wisconsin.

Dành nhiều thập kỷ săn tin về Trump vì xem ông như hiện tượng văn hóa quan trọng của Mỹ và là một nhân vật thú vị, tôi đã sở hữu nhiều tài liệu của riêng mình và thường xuyên cập nhật đến chúng. Thêm vào đó, nhà báo Wayne Barrett, người đầu tiên nghiên cứu về Trump một cách nghiêm túc, đã chia sẻ cho tôi bộ sưu tập tài liệu khổng lồ của ông. Nhờ vậy, tôi biết nhiều điều mà các ký giả khác không biết.

Đầu tiên, tôi biết rằng Trump thực chất đã bàn tới việc chạy đua chức Tổng thống từ năm 1985. Năm 1988, ông tự đề cử mình là ứng cử viên Phó Tổng thống cho George Bush, vị trí mà sau đó được giao cho thượng nghị sĩ Dan Quayle. Tháng Bảy cùng năm, tôi theo dõi ông cập cảng thành phố Atlantic trên chiếc du thuyền Trump Princess trước sự reo hò của đám đông. Một đội hình gồm các thiếu nữ nhảy nhót, hú hét trong vui sướng như thể được gặp thần tượng nhạc rock. Khi Trump và vợ của mình, Ivana, trên thang máy vào sòng bài Castle Casino của ông, cũng có một đám đông reo hò phía dưới. Một người đàn ông thậm chí đã la lớn: “Hãy trở thành Tổng thống của chúng tôi đi, Donald!”.

Tôi cũng từng theo dõi Trump một thời gian ngắn chạy đua vào vị trí ứng viên Đảng Cải cách, một đảng phái nhỏ khoảng chục ngàn người (đối đầu với hàng triệu người theo Đảng Dân chủ và Cộng hòa). Trong suốt chiến dịch, Trump tuyên bố ông sẽ trở thành người đầu tiên chạy đua chức Tổng thống và kiếm được lợi nhuận. Ông tiết lộ giành được thỏa thuận mười bài diễn thuyết trị giá triệu đô do Tony Robbins5 tổ chức. Ông đã quảng bá chiến dịch tại các sự kiện này nhằm chi trả phí sử dụng chiếc Boeing 727 của mình. Đó chính là Trump, nhìn thấy lợi nhuận trong mọi thứ, kể cả với chính trị. Tuy vậy, điều này lại ít được ai biết tới.

5 Tác giả, diễn giả hàng đầu nước Mỹ chuyên về truyền cảm hứng.

Cũng như với chiến dịch 2016, phần lớn nguồn tài trợ cho Trump được chi trả vào việc sử dụng Boeing 757, chiếc phản lực nhỏ hơn, trực thăng, khu vực văn phòng của Trump Tower, và những dịch vụ khác do tập đoàn của Trump cung cấp. Theo luật, Trump phải tự trả các loại phí thuê máy bay và trả với giá thị trường cho các dịch vụ thuê từ công ty của ông. Đạo luật chống tham nhũng này nhằm ngăn chặn các nhà cung cấp khỏi tình trạng định giá dịch vụ nhằm thao túng chính trị. Nhưng có ai ngờ người giàu có như Trump lại mua dịch vụ từ chính tập đoàn của mình. Năm 2016, giới luật sư đã quả quyết rằng Trump đã kiếm được khoản lời trong chiến dịch tranh cử nhờ hàng hóa và dịch vụ ông thuê từ Trump Organization.

Năm 2012, Trump một lần nữa tuyên bố tranh cử. Lúc này, mọi người xem ông ấy như một ứng viên nặng ký, ngoại trừ tôi và nhà sản xuất O’Donnell của đài MSNBC (Mỹ). Rõ ràng, cả hai chúng tôi đều kết luận rằng chiến dịch của Trump nhằm vào một mục đích khác thay vì làm chủ Nhà Trắng. Mục tiêu thực sự của ông, theo như chúng tôi đoán, là một hợp đồng cao giá hơn với đài NBC cho chương trình lâu năm Người Tập sự, vốn nổi tiếng với câu thoại “Anh bị sa thải”.

Thực vậy, khi thất bại trong chiến dịch, Trump đã phát biểu rằng chương trình này cần ông ấy hơn Nhà Trắng cần. Cũng vì câu nói này, giới nhà báo cho rằng chiến dịch của Trump là một trò đùa cợt kỳ cục. Do vậy họ cũng ít quan tâm tới ông hơn vào cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng kết quả của phi vụ đài truyền hình lần này lại khác. Tỷ lệ xem giảm, chương trình của Trump đứng trước nguy cơ ngừng phát sóng. Đối với Trump, ông hoàng thích ngồi đọc báo sáng New York, đó hẳn là điều tồi tệ nhất khi thức dậy với những dòng tít của Daily News and Post: “NBC: Trump, ông bị sa thải”.

Ngay khi Trump tuyên bố tranh cử vào năm 2015, tôi ngay lập tức đăng bài - nhưng chúng lại đối lập với xu hướng truyền thông lúc bấy giờ. Tôi nghĩ tin tức sẽ thà tập trung vào giải đua ngựa còn hơn lý lịch của một ứng viên thậm chí chẳng quan tâm tới dịch vụ công ích. Tôi đã đưa ra một bảng gồm 21 câu hỏi mà giới báo chí nên đặt ra trong suốt chiến dịch. Nhưng chẳng có ai quan tâm. Về sau, trong cuộc chạy đua ứng viên các Đảng, thượng nghị sĩ Marco Rubio mới chọn câu hỏi về Đại học Trump còn Ted Cruz đưa câu hỏi về thỏa thuận giữa Trump với Genovese và Gambino - hai băng nhóm Mafia tại Mỹ - những vụ đó sẽ được đề cập sau. Nhưng quan trọng là không có một nhà báo nào đặt các câu hỏi giống tôi. Tôi luôn tự hỏi sẽ ra sao nếu giới ký giả (hay thậm chí vài người trong số 16 đối thủ của Trump tại Đảng Cộng hòa) đặt ra những câu hỏi này sớm hơn.

Cuốn sách này là nỗ lực để tất cả mọi người biết câu chuyện về Trump đầy đủ hơn những gì ông nói. Trump, người tự cho mình là vua Midas6 hiện đại, là người biết rõ về báo chí và lợi dụng nó tài tình hơn bất cứ ai tôi từng biết.

6 Vị hoàng đế nổi tiếng của Thần thoại Hy Lạp, có khả năng biến mọi thứ ông chạm vào thành vàng.

Nghề báo thường tập trung vào phương pháp 5W để đưa tin: who, what, where, when, why. Bình thường nó sẽ rất hiệu quả, nhưng lại không đủ nếu muốn giúp người đọc hiểu về Trump, người mà nhân cách và chiến dịch nằm ngoài quy chuẩn bình thường của tin tức chính trị. Trump dùng 5W để kêu gọi những người có mong muốn hình mẫu người cha cứng rắn trở thành lãnh đạo, người thực chất lại chỉ quan tâm đến bản thân kể cả khi vấn đề liên quan tới người khác. Trump nhận gia đình mình là người Mỹ da trắng theo đạo Cơ đốc, trong khi bác bỏ các cáo buộc từ hội Ku Klux Klan7 (Trump từng tuyên bố trên truyền hình vài ngày trước tổng tuyển cử rằng ông không biết về KKK). Ông bổ nhiệm Steve Bannon vào vị trí giám đốc chiến dịch tranh cử và sau đó là chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng8. Steve Bannon được xem là người có tư tưởng chống Do Thái và là người điều hành trang báo Brietbart chuyên châm biếm và bịa đặt các thuyết âm mưu kỳ lạ như người phát ngôn thuộc Đảng Cộng hòa Paul Ryan là đặc vụ bí mật của bà Hillary Clinton.

7 Hay KKK, phong trào ra đời năm 1866 tại Mỹ và vẫn tồn tại đến ngày nay, có tư tưởng cực hữu, xem người da trắng là thượng đẳng, chống người nhập cư, và thường có hành động tấn công vũ lực những người họ phản đối.

8 Cố vấn cấp cao, chức danh mới xuất hiện dưới thời Donald Trump.

Quan trọng hơn, Trump đã cật lực ngăn chặn tin tức về các rắc rối liên quan tới buôn lậu cocain, băng cướp Mỹ - Nga, và lừa đảo. Ông ấy đã bị kiện rất nhiều lần vì không trả lương cho nhân viên, nhà cung cấp, và những người khác. Các nhà đầu tư ở nhiều thành phố khác nhau cũng kiện ông vì tội lừa đảo.

Trong số những kỹ năng tài tình nhất của Trump có thể kể tới khả năng làm chệch hướng hoặc ngừng các cuộc điều tra về hành pháp. Ông cũng thường dùng kiện tụng để đe dọa các công ty mới ngừng việc soi mói người có-vẻ-như-là vô cùng quyền lực và khôn ngoan như Trump.

Vào những buổi đầu phỏng vấn Trump, tôi đã đặt câu hỏi mà tôi đã mong cũng có người hỏi ông ấy trước thềm bầu cử tháng Mười Một năm 2016. Tôi chọn vấn đề về sòng bài mà Trump không biết nhiều, cố ý đưa ra những tiểu tiết sai, một mánh thường sử dụng trong điều tra. Tôi làm vậy vì các nguồn tin tại thành phố Atlantic - kể cả những người thân cận với Trump - cho biết rằng ông ấy chẳng biết gì về kinh doanh sòng bài ngoại trừ cào tiền ở đó. Tôi tỏ vẻ cực kỳ hoài nghi khi đề cập về một chuyện tầm phào và ngạc nhiên khi Trump ngay lập tức đáp trả dựa theo tình tiết tôi nói, giống như các nhà tâm linh lắng nghe mạch truyện từ người kể để đưa ra lời tiên đoán.

Thói quen lấy thông tin từ người nói của Trump lộ rõ khi vào cuối tháng Sáu năm 2016, phát thanh viên chuyên mục Thời sự tối của đài NBC, Lester Holt, đề cập tới phát ngôn của ông về bà Hillary Clinton đã ngủ suốt khi vụ tấn công cơ quan ngoại giao Mỹ tại Benghazi (Ai Cập) xảy ra năm 2012. Sau khi Holt nhấn mạnh rằng sự việc là vào giữa chiều nơi bà Clinton đang ở, Trump đã cố gắng liên kết chúng với câu trả lời của mình, rồi cố che giấu rằng ông thiếu kiến thức về vụ việc.

Dành cho những ai nghi ngờ về sự thiếu hiểu biết của Trump trong các vấn đề quan trọng, tôi cam đoan là có rất nhiều tình huống thực tế. Đây là một ví dụ:

Suốt buổi tranh luận giữa các ứng viên Đảng Cộng hòa do đài CNN tổ chức hồi tháng Mười Hai năm 2015, Hugh Hewitt đã hỏi Trump ở buổi trò chuyện trên đài phát thanh Đảng Bảo thủ rằng, “Cái nào ông cho là sáng giá nhất trong bộ ba hạt nhân10 của nước ta?”

10 Thuật ngữ “Nuclear Triad”.

“Trước hết, tôi nghĩ chúng ta cần một người hoàn toàn có thể tin tưởng, cực kỳ trách nhiệm, và biết rõ anh ta đang làm gì”, Trump trả lời. “Điều đó rất quan trọng. Và một trong những sự việc, thẳng thắn mà nói làm tôi rất tự hào, là tôi đã phản đối kịch liệt Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 và 2004 bởi vì chúng ta sẽ làm Trung Đông mất ổn định. Tôi đã lên án rất mạnh mẽ. Chúng ta phải tuyệt đối cẩn trọng về vấn đề hạt nhân. Vũ khí hạt nhân sẽ thay đổi toàn bộ thế cờ. Tôi sẽ thẳng thắn nói rằng hãy ra khỏi Syria - vì lúc đó chúng ta không có vũ khí mạnh như hiện nay.

Nhưng hiện nay, chúng ta mạnh đến nỗi không thể bỏ qua các khu vực mà chỉ 50 hay 70 năm trước chúng ta còn chẳng thèm quan tâm. Đó là trận đối đầu trực diện…”

Phát thanh viên Hewitt tiếp tục hỏi: “Nhưng trong số ba phương tiện của vũ khí hạt nhân, ông ưu tiên cái nào nhất?”

Trump vẫn tiếp tục huyên thuyên rằng: “Tôi nghĩ… tôi nghĩ rằng sức mạnh [hạt nhân] rất quan trọng. Khả năng tàn phá của nó rất đáng quan tâm”.

Hewitt lúc này chuyển câu hỏi sang thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida, người mà Trump thường chế nhạo là kẻ rỗng tuếch.

“Đầu tiên, hãy giải thích cho mọi người hiểu bộ ba này là gì?” Ông Rubio trả lời, “Đó là khả năng của Mỹ trong việc triển khai các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân thông qua máy bay, tên lửa dưới hầm, trên mặt đất hay từ các bệ phóng hạt nhân”.

Đây không phải lần đầu tiên Trump được hỏi về cách chi tiền cho ba phương pháp tấn công hạt nhân của quân đội Mỹ. Bốn tháng trước, Hewitt đã hỏi Trump câu tương tự trên đài phát thanh.

Ông ấy trả lời không ăn nhập gì với ý của vị phát thanh viên. Rõ ràng ông ấy không hề nỗ lực cải thiện thiếu sót trong ngần ấy thời gian.

“Tôi nghĩ một trong những vấn đề quan trọng nhất là việc truyền bá rộng rãi về hạt nhân”, Trump trả lời. “Sức mạnh hạt nhân mà chúng ta có hiện nay, và vụ thỏa thuận với Iran - mục tiêu của nó quan trọng tới nỗi chúng ta phải tăng gấp đôi, gấp ba lệnh trừng phạt…”

Cuốn sách này sẽ phơi bày sự thật đã được tôi chứng minh và ghi nhận trên phương tiện truyền thông. Chúng là những thông tin thật và chất lượng như tất cả sản phẩm trí tuệ mà tôi đã tạo ra từ nửa thế kỷ trước.

Nhiều người thắc mắc tại sao tôi không viết về Hillary Clinton hay tiểu sử tốt về Donald Trump. Đó là vì năm 1988, tôi đã đến Atlantic thay vì Arkansas11. Tôi chỉ biết về Trump và chưa hề nói chuyện với Clinton hay chồng của bà. Tuy nhiên, dưới cương vị là đệ nhất phu nhân, Clinton đã từng chiếm trọn các bài báo trên New York Times về vụ bà và chồng đã đóng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân do người tư vấn kém, mặc dù hai người phải chi gần 10.000 đô/năm để được cố vấn về đóng thuế.

11 Năm 1988, Hillary Clinton là Đệ nhất phu nhân bang Arkansas khi Bill Clinton đang trong nhiệm kỳ Thống đốc của bang. Trong thời gian ở bang Arkansas, Hillary cũng sáng lập rất nhiều tổ chức cộng đồng.

Điều cuối cùng cần ghi nhớ khi đọc cuốn sách này. Đó là về những nhóm người trẻ ngồi đầy khán phòng của Trump Tower vào tháng Sáu năm 2015, vỗ tay 43 lần trong suốt bài phát biểu của Trump về chiến dịch có kèm theo lời đe dọa nhằm vào người Mexico, Hồi giáo, và giới truyền thông. Tôi đã nghĩ thật vô lý khi ở Manhattan lại có tư tưởng bài ngoại hay ủng hộ các kiểu chỉ trích. Thật vậy, đám đông không phải khán giả tự nguyện. Nhiều trong số họ là diễn viên được trả tiền thù lao 1,5 đô la.

Như chúng ta rồi sẽ thấy, chiến dịch tranh cử của Trump được bắt nguồn từ trong chính cuộc sống và sự nghiệp của ông

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thật Về Donald Trump PDF của tác giả David Cay Johnston nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 (Heinz Schaeffer)
Thiếu tá hải quân Heinz Schaeffer nguyên là sĩ quan trong quân đội Đức Quốc xã, nhưng ông chỉ là một quân nhân thuần túy. Sau một sự nghiệp rực rỡ, năm 1945, khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng minh, ông tìm cách đưa chiếc tàu ngầm U-977 do ông làm Chỉ huy trưởng sang Cộng hòa Argentina, tận Nam Mỹ. Vì có tin cho rằng ông đưa Adolf Hitler, Quốc trưởng và là thủ lĩnh đảng Quốc xã đi trốn, nên ông bị điều tra nhưng cuối cùng được thả. Trở về đời sống dân sự, ít lâu sau ông qua định cư ở Argentina. Và tại đây ông viết lại hồi ký này. Ngày nay, các cường quốc đều xem tàu ngầm (tức: tiềm thủy đỉnh) là một phương tiện vô cùng lợi hại trong chiến tranh, nên cố gắng hoàn thiện nó, và một số lớn chạy bằng nguyên tử lực, được trang bị hỏa tiễn tầm xa, có khả năng lặn sâu và lâu hơn những tàu ngầm trong Thế chiến thứ hai rất nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề căn bản mà các tàu ngầm và các thủy thủ có thể gặp phải, nhất là lúc có chiến tranh, thì nói chung cũng như nhau. Giá trị của hồi ký này là ở chỗ trung thực - dĩ nhiên tương đối - của tác giả, tính chính xác trong khi miêu tả, và sức hấp dẫn của câu chuyện rất “đàn ông.” Bản dịch được dựa theo bản tiếng Pháp Adventures d’un sous-marin a allemand của nhà xuất bản J’ai lu - Ditis, 1962. Tìm mua: Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 TiKi Lazada Shopee *** Một ngày kia, sau Thế chiến thứ hai, tôi có mặt tại Dusseldorf. Thành phố này, hồi trước sống động bao nhiêu, thì lúc bấy giờ trở nên tiêu điều khó nhận ra nổi. Tôi đi một vòng trong thành phố. Chỉ thấy toàn người ốm yếu, quần áo tồi tàn. Khắp nơi, các sườn nhà, các bộ đồng phục xa lạ của quân đội chiếm đóng. Tôi bước thơ thẩn trên con đường Konigsstrasse và nghĩ tới những gì bắt buộc phải quen, cùng những gì phải chịu đựng thêm nữa. Bỗng nhiên, thính giác tôi ghi nhận một con số, một công thức ngắn ngủn mà tôi sẽ nhớ cho đến ngày chết. Bởi con số ấy đưa tôi trở về vị trí chiến đấu cũ. Ở một nơi nào đó, không xa nơi tôi đứng, có tiếng la với giọng hổn hển: “977-977-977!” Chiếc tàu ngầm do tôi chỉ huy mang số hiệu U-977 và các bạn có thể đoán là con số ấy có ý nghĩa ra sao với tôi. Sau nhiều tháng dài bị giam giữ ở nước ngoài, kế đó ngay tại tổ quốc, giờ đây tôi lại nghe nó. Tôi cố lắng nghe, không chắc là mình nghe thật. Không, có lẽ tôi lầm… Tôi tạt ngang một quán báo. Một ông cụ, trong bộ quần áo rách rưới, đưa tờ báo ra rao bằng giọng khàn khàn: “Hitler còn sống! Hitler còn sống.” Mắt tôi định quay đi thì gặp hàng chữ lớn trên tờ báo. Tôi đọc: “U-977… Hitler còn sống!” Và bên dưới, chữ nhỏ hơn: “Hắn trốn qua Argentina trên tàu U-977.” Tôi đứng sững giữa đường Konigsstrasse, giống như mọc rễ và bật cười lên như điên, khiến mấy cô bé từ trường học ra, và các người đi ngang nhìn tôi lo ngại, vòng ngã khác để tránh. Chắc họ nghĩ: “Lại thêm một kẻ quá đói phát điên!”. Mời các bạn đón đọc Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 của tác giả Heinz Schaeffer.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 PDF của tác giả Heinz Schaeffer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Của Paco - Larry Heinemann (Larry Heinemann)
Tên gọi James bắt nguồn từ cách gọi Jim hoặc Jack, hoặc đôi khi là Jake theo cách đùa cợt, một thói quen của dân hàng phố khi họ bắt chuyện người hoàn toàn không quen biết - chẳng hạn, khi họ hỏi thăm đường, hỏi giá vé xe buýt chính xác bằng tiền lẻ hoặc xin lửa để châm thuốc. Nhưng bởi vì Chuyện của Paco đòi hỏi ngôn ngữ trịnh trọng hơn ngôn ngữ vỉa hè đường phố nên tôi nghĩ James thì thích hợp hơn. Tôi cũng định nhắc tới câu nói giễu cợt: "Về nhà đi, James”2[1]. Khi tôi bắt tay vào viết câu chuyện này, một người bạn thân đã hỏi tôi James thực ra có phải là James Jones hay không3[2] - một nhà văn có sự nghiệp mà tôi rất ngưỡng mộ (và tôi nghĩ ông bị đánh giá quá thấp); ông mất vì một căn bệnh đau đớn kéo dài ngay trước khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi được xuất bản năm 1977. Tôi đã trả lời người bạn đó rằng không phải, rằng James không phải là James Jones, nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên này là sự trớ trêu quá kỳ lạ khiến tôi không thể cố tình không biết hoặc gạt bỏ. Nhưng rút cục tôi được biết hóa ra có rất nhiều James. Trong Kinh Thánh có hai thánh tông đồ mang tên này: James Nhỏ (là người em ruột hoặc em họ của Jesus ở Nazareth và là tác giả của thư truyền giáo của Thánh James gửi cho các Kitô hữu) và James Lớn. Có nhiều vua của nước Anh tên là James, trong đó James I là người đã cho dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh cận đại. Có các “James” trong văn học - James Joyce, Henry James và người anh trai của ông là William James, và James Jones. Và chúng ta có thể kể thêm tướng cướp huyền thoại Jesse James, người em trai Frank James của gã, và băng cướp của nhà James; James Bowie và toàn bộ lính của ông đã thiệt mạng trong trận đánh tại Alamo (người anh trai đã tặng ông con dao săn/chiến đấu nổi tiếng vì được mang tên ông); diễn viên James Dean mà huyền thoại cá nhân đã góp phần định nghĩa thời kỳ hậu Thế chiến II. Hơn nữa, James còn là tên của người anh trai cả của tôi - tôi không gặp hoặc nhận được tin tức của anh ấy kể từ quãng năm 1970. Cuối cùng, tên của cha tôi là John, nhưng mọi người đều gọi ông là Jack - một tên riêng đôi khi thay cho James; ông mất chưa đầy hai tuần trước khi tôi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Close Quarters (Giáp lá cà), cái chết của ông quả thực đã khiến cho sự kiện ăn mừng việc ra mắt cuon sách trở thành mâu thuẫn, ngược đời - một cảm giác mệt mỏi đến kiệt sức vì đau buồn xảy ra cùng thời gian với cảm giác nhẹ nhõm vì cất được gánh nặng. *** Larry Heinemann, sinh năm 1944 tại Chicago, Illinois, trong một gia đình thuộc tầng lớp bình dân. Sau khi học xong trung học, ông đi làm rồi học đại học. Ông bỏ học giữa chừng và bị gọi nhập ngũ (năm 1966). Từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968, ông là lính của Sư đoàn hộ binh số 25 tham chiến tại Củ Chi và Dầu Tiếng. Tìm mua: Chuyện Của Paco - Larry Heinemann TiKi Lazada Shopee Sau khi giải ngũ, Larry Heinemann theo học môn sáng tác (creative writing) tại Đại học Columhia ở Chicago và từ năm 1971 ông bắt đầu dạy môn sáng tác tại đại học này, cho tới khi ông xuất bản Chuyện của Paco (Paco's Story) năm 1986. Năm 1986, Chuyện của Paco được Giải thưởng Sách Quốc gia dành cho thể loại hư cấu (National Book Award for Fiction), vượt qua bốn nhà văn được đề cử khác trong đó có Toni Morrison là ngưòi được Nobel Văn học 5 năm sau đó. Hiện nay Larry Heinemann là tác giả thường trú (writer-in-residence) tại Đại học Texas A&M University, thành phố College Station, bang Texas. Mời các bạn đón đọc Chuyện của Paco của tác giả Larry Heinemann.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Của Paco - Larry Heinemann PDF của tác giả Larry Heinemann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
40 Ngày Sống Với Đối Phương (Richard Dudman)
Nhà báo Richard Dudman, tác giả tập hồi ký "40 Ngày Sống Với Đối Phương - Câu Chuyện Của Một Nhà Báo Mỹ Bị Du Kích Bắt Giữ Ở Camphuchia" này, cùng hai nhà báo khác lái xe từ Sài Gòn đến Phnom Penh để săn tin về cuộc xâm nhập của Mỹ và lính Sài Gòn vào Campuchia, nhưng đã bị bắt vào sáng sớm ngày 7-5-1970 và được đưa vào vùng giải phóng ở Campuchia. Sau đó, trong 40 ngày, họ đã có dịp nếm trải một kinh nghiệm sống hiếm có, lạ thường, đầy cảm xúc, đầy tình tiết ly kỳ, gian nan và thú vị, cùng với các chiến sĩ du kích. (Hồi ký của một nhà báo Mỹ cho thấy, trong khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, ai giữ được nguyên tắc "tính mạng con người cao nhất", người đó sẽ chiến thắng)​ Khoảng đầu năm 1994, khi đang làm việc tại tòa soạn Saigon Times - tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, tôi nhận được cú điện thoại với giọng nữ rất nhẹ nhàng êm ái, từ Sở Ngoại vụ: “Anh có thể tiếp một nhà báo Mỹ được không?" Ai có thể chối từ với giọng nói như thế. Chỉ một giờ sau, Huỳnh Thị Thanh Hiền, cán bộ ngoại giao, và Richard Dudman, cựu Tổng Biên tập tờ Sant Louis Post - Dispatch, đã có mặt tại phòng khách Saigon Times. Ở tuổi 76, Dudman trông vẫn nhanh nhẹn và dí dỏm trong câu chuyện. Thanh Hiền nói, họ vừa trải qua một chuyến đi thú vị đến Tiền Giang. “Để làm gì?" Tôi hỏi. “Để viết lại một câu chuyện tuyệt vời của chiến tranh." Dudman trả lời. Câu chuyện đời ông đã thu hút tôi đến nỗi, năm 1996, khi thực tập tại báo Boston Globe và Patriot Ledger tôi đã tìm mọi cách để liên lạc và đến thăm nhà ông tại tiểu bang Maine gần đó. Sau đó, tôi viết nhiều về câu chuyện của ông đăng trên các báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao), báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng. Trong khi viết những bài báo này, tôi cũng cố tìm gặp tướng về hưu Trương Văn Cao (Bảy Cao - lúc ấy là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Tiền Giang, sau này về sống tại Bến Tre).​ Tất cả những điều đó đã được tường thuật lại một cách sinh động và tinh tế và được các nhà báo của Saigon Times dịch lại trong cuốn sách này.*** SAU KHI BỊ "VIỆT CỘNG" BẮT Tìm mua: 40 Ngày Sống Với Đối Phương TiKi Lazada Shopee (Hồi ký của một nhà báo Mỹ cho thấy, trong khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, ai giữ được nguyên tắc "tính mạng con người cao nhất", người đó sẽ chiến thắng)Khoảng đầu năm 1994, khi đang làm việc tại tòa soạn Saigon Times - tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, tôi nhận được cú điện thoại với giọng nữ rất nhẹ nhàng êm ái, từ Sở Ngoại vụ: “Anh có thể tiếp một nhà báo Mỹ được không?" Ai có thể chối từ với giọng nói như thế. Chỉ một giờ sau, Huỳnh Thị Thanh Hiền, cán bộ ngoại giao, và Richard Dudman, cựu Tổng Biên tập tờ Sant Louis Post - Dispatch, đã có mặt tại phòng khách Saigon Times. Ở tuổi 76, Dudman trông vẫn nhanh nhẹn và dí dỏm trong câu chuyện. Thanh Hiền nói, họ vừa trải qua một chuyến đi thú vị đến Tiền Giang. “Để làm gì?" Tôi hỏi. “Để viết lại một câu chuyện tuyệt vời của chiến tranh." Dudman trả lời. Câu chuyện đời ông đã thu hút tôi đến nỗi, năm 1996, khi thực tập tại báo Boston Globe và Patriot Ledger tôi đã tìm mọi cách để liên lạc và đến thăm nhà ông tại tiểu bang Maine gần đó. Sau đó, tôi viết nhiều về câu chuyện của ông đăng trên các báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao), báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng. Trong khi viết những bài báo này, tôi cũng cố tìm gặp tướng về hưu Trương Văn Cao (Bảy Cao - lúc ấy là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Tiền Giang, sau này về sống tại Bến Tre). Anh Bảy, anh là ai? Không thể nào quên lần đầu tiên tôi gặp anh Bảy Cao, vào ngày 7 tháng 5 năm 1970, thời gian căng thẳng nhất cuộc đời tôi - Dudman nói. Khi ấy, Richard Dudman, phóng viên tờ Sant Louis Post - Dispatch được phân công đến Việt Nam để đưa tin chiến trường vào thời điểm Nixon mở rộng chiến tranh, tiến quân vào Campuchia để trả mối hận bị tấn công vào Tết Mậu Thân. Nước Mỹ thời gian đó như đứng bên bờ vực thẳm. “Tôi gặp Bảy Cao chỉ ba ngày sau khi bốn sinh viên Đại học Kent ở Ohio bị vệ binh quốc gia bắn chết trong một cuộc biểu tình phản chiến." Richard Dudman bồi hồi nhớ lại sự kiện đẫm máu, kéo theo làn sóng cuồng nộ ở khắp các khuôn viên đại học Hoa Kỳ. Nixon muôn tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng ở Campuchia nên hạ lệnh tấn công vào ngày 29-4. Ngay tức khắc, ngày 2-5 dân chúng và sinh viên Mỹ bắt đầu những cuộc biểu tình phản đối. Ngày 4-5 vệ binh quốc gia bắn thẳng vào sinh viên Kent: cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự bắt đầu ngay trong lòng nước Mỹ. “Tôi bay đến Việt Nam cùng hai đồng nghiệp, mộl nam một nữ. Michael làm cho hãng tin Dispatch News Service (sau này nghe nói có trở lạl và bị chính quyền trục xuất vì vi phạmluật Việt Nam) và cô Elizabeth Pond của tờ Christian Science Monitor, bây giờ đang viết báo nghiệp dư ở Bonn Cộng hòa Liên bang Đức" Richard xúc động, nói trong hơi thở gấp. Vào sáng sớm 7-5-1970 cả ba nhà báo tự lái xe từ Sài Gòn đến Phnom Penh, dự định theo chân cuộc hành quân của Mỹ và lính Sài Gòn, dọc theo "xa lộ an toàn". Nhưng chỉ mới nửa đường, khi đang vượt qua thị trấn Svai Riêng, thì bị chặn lại: Họ bị bắt và được những khẩu AK-47 “hộ tống" đi sâu vào những cánh rừng già. “Tôi chợt nhận thấy mình đang rơi vào nguy hiểm chết người. Bao nhiêu tin tức về những người Mỹ khác bị phục kích và mất tích ở khu này đã làm tôi hoảng sợ" Richard Dudman thấp giọng như không còn nghe rõ. Ông còn là người cao tuổi nhất trong số ba "tù binh" mới. Chính vì vậy, cùng lúc đó, ông cảm thấy có trách nhiệm trấn an hai người đồng nghiệp. “Vâng, nếu còn sống chúng tôi sẽ có một thiên phóng sự tuyệt vời”. Nhưng, ám ảnh về cái chết vẫn không rời qua những buổi hỏi cung bất chợt do những du kích Khmer đỏ thực hiện dưới “con mắt" đen ngòm của AK. Rồi một ngày, cả ba bị ném lên phía sau một chiếc xe tải. “Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đi qua những đường mòn rợp bóng cây, vào vùng giải phóngvới những cổng chào sặc sỡ, có cả ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh.” Trí nhớ của Richard Dudman dường như chưa bao giờ có tuổi. Đến giữa làng, họ bị bịt mắt dẫn đi theo lối ngoằn ngoèo, giữa hàng ngàn người phẫn uất với tiếng chửi mắng, và hình như, có người đã nhổ vào mặt họ. “Bọn chúng là điệp viên CIA " giọng người Việt nói đầy giận dữ. ''Không, chúng tôi là nhà báo quốc tế." Michael cố gắng thanh minh bằng vốn tiếng Việt sẵn có. Một cú đấm bất ngờ làm Michael khuỵu xuống. Rồi đến lượt Richard. Cuối cùng, họ nghe một giọng khác, nhẹ nhàng hơn: “Hãy cho họ uống nước” Và nói với hai nhà báo bị nghi ngờ: "Các anh không nên nói láo." Người này là một trung úy còn rất trẻ. Ông hỏi những câu ngắn gọn, nhưng rõ ràng và hứa sẽ trả tự do nếu cuộc điểu tra chứng minh họ là nhà báo, chứ không phải là gián điệp CIA giả dạng. Những hồi tưởng vẫn tiếp diễn bởi những khám phá bất ngờ. ''Chúng tôi di chuyển vào ban đêm, khi thì bằng xe hơi, khi thì xe đạp và phần lớn là cuốc bộ. Ban ngày dừng lại ngủ trong lều của nông dân” Richard nói. Những người đồng hành đã trở thành thân thiện từ lúc nào không hay. Đến ngày thứ 40 - Richard đếm từng ngày như một cách giết thời gian, bỗng người sĩ quan cao to hôm nào xuất hiện với đôi mắt và nụ cười nhân hậu. Ông nói: ''Tôi đã được lệnh thả các anh.” Đó là ngày 15-6-1970. Nhiệm vụ hoàn thành Vào năm 1972, chính nhà báo Dudman được chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời đến Hà Nội. Sau đó, ông đã viết nhiều bài tường thuật trực tiếp từ Hà Nội kêu gọi dân chúng Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tàn bạo mà Mỹ gây ra tại Việt Nam. Và từ ấy, ông ước mong được biết tên tuổi của người đã trả tự do cho ông và viết lại "thiên phóng sự tuyệt vời" như một phần thưởng vô giá của tình người mà ông từng nhận được. Ánh sáng hy vọng lóe lên vào tháng 12-1993, 18 năm sau, có người bạn của Richard Dudman là Tim Kinh gọi điện cho vợ ông báo tin: trên tờ Newsweek có bài báo nhắc tới ông. Chính ký giả David Hackworth của Newsweek đã pha đèn vào sương mù ký ức, khi ông trích lời một tướng Việt Cộng về hưu rằng, vào năm 1970, ông và các đồng chí của ông đã thả ba nhà báo Mỹ bị tình nghi là gián điệp vì "Họ ăn quá nhiều. Một trong ba người đã ăn gấp 10 lần khẩu phần của chúng tôi " Tướng về hưu Bảy Cao nói với Hackworth. Nhưng nỗ lực tiếp theo từ Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giúp Richard tìm ra địa chỉ tướng Bảy Cao, giúp ông làm xong công việc mà, nói như người Việt Nam, ông đã có thể an lòng nhắm mắt. Còn với Richard: “Chưa nói được tiếng cám ơn đó thì vẫn chưa trọn đạo làm người". Khi Richard thăm nhà Bảy Cao, có lần giữa câu chuyện hàn huyên, ông hỏi phòng vệ sinh, tướng Bảy Cao tự nhiên dẫn ông ra con kênh nghiêng bóng dừa trước căn nhà lộng gió. "Ồ, có lẽ, phòng vệ sinh nhà anh lớn nhất thế giới” Richard cười. Anh Bảy tỉnh bơ: “Anh đùa cũng như tôi, khi nói với Hackworth rằng các anh ăn quá nhiều, không chịu nổi, phải thả”. Bảy Cao cho biết cú đấm mà Richard nhận là vi phạm chính sách, nên người tung ra cú đấm phải bị kỷ luật: anh ấy đã bị giáng chức từ trung úy xuống trung sĩ. Bảy Cao ngậm ngùi: “Tôi bắt anh ấy đến xin lỗi các anh, nhưng không may anh ấy đã hy sinh vài ngày sau đó khi quân ngụy tấn công vào ngôi nhà nơi đã giữ các anh.” Richard nghĩ rằng cách mà Bảy Cao lý giải chiến thắng của Việt Nam cũng đơn giản: "Lúc đầu người ta nghĩ các anh là điệp viên, là kẻ thù, nên họ manh động. Nhiều ngườì trong số du kích có gia đình hoặc thân nhân bị lính ngụy hay Mỹ tàn sát. Hãy hiểu sự phẫn nộ của họ". Từ lâu, Richard vẫn mơ hồ rằng việc thả ông là do sự can thiệp quốc tế nào đó, nhưng tướng Bảy Cao đã tiết lộ: "Chúng tôi phải điện cho Hà Nội xin phép được trả tự do cho các anh. Tất nhiên Hà Nội đồng ý vì nhà báo không phải kẻ thù. Chính sách đó cũng sáng ngời như chính nghĩa của chúng tôi” Bảy Cao nói, giọng vẫn khỏe khoắn như ngày nào. Nhưng Richard hiểu rằng ông may mắn biết bao, bởi vì làm sao có thể trách được sự ngộ nhận của chiến tranh. Năm 2000, nhân kỷ niệm 25 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Richard Dudman đã thực hiện được ước mơ cao hơn: đưa bà Helen Dudman - vợ ông đến Việt Nam để cùng nói lời cám ơn, bởi chính bà mới là người “thọ ơn" nhiều nhất. Hạnh phúc lớn nhất của bà là người chồng mất tích trong vùng chiến sự, bỗng trở về nhà. Năm nay, 2005, kỷ niệm ba mươi năm giải phóng, chúng tôi muốn giới thiệu cuốn sách của Richard Dudman, sau khi được trả tự do. Tất nhiên, dưới mắt một nhà báo Mỹ đang bị bắt giữ, những nhận xét lúc đó "không dễ dàng", nhưng cuối cùng, tính nhân bản và vị tha giữa người với người luôn được chiếu sáng, không phải từ một phía, mà từ nhiều phía khác nhau, thậm chí phía đối địch. Trần Ngọc Châu Mời các bạn đón đọc 40 Ngày Sống Với Đối Phương của tác giả Richard Dudman.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 40 Ngày Sống Với Đối Phương PDF của tác giả Richard Dudman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi (Quỳnh Dao)
Ngày 9 tháng 4 năm 1988, tôi bay từ Đài Loan đến Bắc Kinh, mở đầu chuyến thăm cố quốc đầu tiên của tôi, sau 39 năm trời xa cách. Qua chuyến đi này, tôi đã viết một cuốn sách lấy tên là “Tình quê hương không bao giờ dứt”, tưởng đã nói đủ cảm xúc và những gì đã trải qua trong cuộc hành trình này, nên tôi không nhắc lại. Thời gian ở Bắc Kinh, có nhiều bạn bè và độc giả đến thăm tôi, mang theo các tác phẩm Quỳnh Dao và các bài viết về Quỳnh Dao do các nhà xuất bản ở đây ấn hành. Tôi vồ lấy đọc mới biết rằng những gì hơn nửa đời người tôi đã làm, đã trải, đều được sách vở báo chí ở đây nhắc đến, trong đó có nhiều vụ việc mà ngay chính bản thân tôi cũng không biết nữa. Tôi cứ đọc và càng đọc càng thấy mình xao xuyến, xúc động. Thì ra, ở đất liền, tôi có biết bao người bạn tốt, hằng quan tâm, theo dõi bước đi của mình. Tôi nghĩ, sau khi trở lại Đài Loan, thế nào tôi cũng viết một cuốn sách nói thật về cuộc đời mình để gởi sớm đến bạn đọc. Nguyện vọng này luôn đeo bám tôi, sau khi tôi đã về nhà, nhưng viết thế nào cho đúng là tôi trong đời thật, quả hết sức khó! Người trong gương là tôi mà không phải tôi; dưới con mắt người đời là tôi mà cũng không phải tôi, sau này số phận rong ruổi thế nào, tôi nào biết được, còn trước mắt, với tôi, vẫn là cuộc thăm dò, tìm kiếm, thử nghiệm vô tận... Thôi thì, điều có thể nói ra được là tất cả những gì đã đi qua đời mình vậy! Đời tôi đã đi qua như thế nào? Thật lạ lùng, dẫu bụi thời gian che phủ, trước mắt tôi lúc nào cũng hiện ra rõ mồn một biết bao giông tố bão bùng, biết bao cuộc tan hợp đẫm đầy nước mắt, tình yêu và lòng căm giận, khổ đau và cái chết rập rình suốt những năm tháng dài lưu lạc. Đã là con người, ai cũng có niềm vui và nỗi buồn, tôi cũng vậy, nhưng lại ở mức độ hết sức đậm đặc. Có thể nói quá khứ đời tôi là dòng hợp lưu của mồ hôi và nước mắt, cuồng vọng và nỗi đau, đoàn tụ và ly biệt, cô đơn và giẫy dụa, mâu thuẫn và day dứt, lỗi lầm và ân hận... Cứ vậy, tôi nhớ lại và sắp xếp mọi chuyện và ngỡ rằng đều là chuyện trong mơ, không phải của chính bản thân mình. Dù sao công việc cũng đã xong, tôi xin gởi đến bạn đọc - những người bạn lúc nào cũng dành cho tôi sự quan tâm và lòng yêu mến chân tình. Mời các bạn đón đọc Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi của tác giả Quỳnh Dao. Tìm mua: Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Quỳnh Dao":Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời TôiMùa Thu Lá BayÁi Quả Tình HoaCánh Chim Bạt GióDòng Sông Ly BiệtĐừng Quên Đêm NayGiấc Mộng Sau RèmHãy Hiểu Tình EmHoàn Châu Cát CátHỏi Áng Mây ChiềuHương Cỏ DạiMây Trắng Vẫn BayMùa Thu Quen NhauThủy Vân GianTình BuồnTình LoạnTrời Xanh Đổ LệHư Ảo Một Cuộc TìnhChớp Bể Mưa NguồnBuổi Sáng Bóng Tối Cô ĐơnKhói Lam Cuộc TìnhTrăm Mối Tơ LòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi PDF của tác giả Quỳnh Dao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.