Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN (1875) - TRƯƠNG VĨNH KÝ

Năm 1875, hơn nửa thế kỷ sau khi Nguyễn Du mất, Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã xuất bản quyển “Kim, Vân, Kiều truyện” quốc ngữ. Đây là quyển truyện Kiều chuyển từ chữ Nôm (nho, nhu) sang “quốc ngữ” đầu tiên trong văn học Việt Nam. Không thấy ông Ký nói đã chuyển ngữ Kiều từ bản in nào. Trong lời tựa bằng tiếng Pháp, ông Ký chỉ ghi, đây là truyện thơ mà “mọi người đều thuộc lòng, bất kể là trẻ già hay trai gái”. Mọi người là những ai? Thuộc giai tầng nào? Chắc rằng, không phải là những người thuộc tầng lớp ăn trên ngồi chốc trong xã hội thời bấy giờ.

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Ái Tình Muôn Mặt 2 Tập - (NXB Lê Cường 1941) - Lê Văn Trương
Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906-1964) đã tạo được một "hình tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê". Nhân vật người hùng của ông "lúc thì là một công tử ăn chơi váng trời, lúc thì là một tay doanh nghiệp đáng ngồi ngang với Bạch Thái Bưởi, lúc thì là một người chồng rất mực, "một người cha" gương mẫu, là đấng trượng phu", nhưng sau cùng, " luôn luôn là tình lang lý tưởng, phàm giai nhân nào cũng mơ ước". Chất người hùng trong nhân vật của Lê Văn Trương "không chỉ để oanh liệt trong những tình huống hiểm nghèo mà còn cao thượng, quân tử trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình yêu". Ái Tình Muôn Mặt 2 TậpNXB Lê Cường 1941Lê Văn TrươngFile PDF-SCAN
Bài Hịch Con Quạ (1883) - Trương Vĩnh Ký [PDF]
Bài Hịch Con Quạ (1883) - Trương Vĩnh Ký [PDF] | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Bốn mùa - Lịch thiên nhiên Mikhail Prisvin
Mikhail Mikhailôvich Prisvin (1873-1954), nhà văn Liên Xô nổi tiếng, sinh tại thị trấn Eletxơ cổ kính của nước Nga. Ông đã sống nửa đời người trong điều kiện của nước Nga Sa hoàng cũ. Những tác phẩm đầu tay của ông thuộc vào thời kỳ này - ông bắt đầu viết từ năm 1906. Nhưng thời kỳ hưng thịnh sức sáng tác của nhà văn đã diễn ra trong những năm chính quyền xô-viết, trong một nước đang được cuộc cách mạng tái sinh. Prisvin đã dành trên hai mươi năm hoạt động sáng tác của ông vào việc nghiên cứu, mô tả và ca ngợi thiên nhiên. Là một người biết rất rõ về phong cảnh miền bắc nước Nga, Prisvin đã viết nhiều sách, và mỗi cuốn dường như là bài ca hùng tráng về đất đai Nga thân yêu của ông. Cả Lịch thiên nhiên, cả Nước nhỏ giọt trong rừng, cả Kho mặt trời, Nhân sâm, Bốn mùa, Rừng thông cao vút, và cả những sách khác của nhà văn đều như thế cả. Những tác phẩm của Prisvin được xuất bản hàng triệu bản, cho đến nay đã và đang được nổi tiếng rất rộng rãi. Bạn đọc của Prisvin rất đông đảo và đa dạng. Những người thuộc các nghề nghiệp, các khuynh hướng, các trạc tuổi khác nhau đã đánh giá Prisvin là một nhà thơ chân chính của đất nước mình.Trong cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc Việt-nam hai tác phẩm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Prisvin - Bốn mùa và Lịch thiên nhiên. Hai tác phẩm ấy là một loạt chuyện kể về thiên nhiên Nga, không có một chủ đề nhất định. Đúng hơn đó là những nét phác họa diễn đạt rất hình ảnh, những bức tranh truyền cảm, có khi là những cảnh rất nhỏ - chỉ trong vài câu, - những quan sát trực tiếp của nhà vật hậu học nghiệp dư, của nhà tự nhiên. Mùa xuân, Mùa hè, Mùa thu, Mùa đông - nhà văn đã gọi tên các chương trong hai tác phẩm của mình như thế....<Trích Lời nhà xuất bản>
Chiêu Hồn (NXB Đông Phương 1942) - Nguyễn Du
Tư tưởng trí thức của chúng ta ngày nay không còn cốt cách như những người xưa mà cảm hứng làm nên thi phủ trong lúc đọc thơ Nguyễn Du, nhưng sau hơn một thế kỷ với những tâm hồn mới mẻ và những khát khao cố hữu về thơ, chúng ta đến gần nhà thi sĩ của thời đại cổ điển với sự rung cảm thẩm mỹ hiện đại. Cùng một lúc thưởng thức cái nghệ thuật điêu luyện, tài tình của thi sĩ, chúng ta muốn tìm hiểu cái linh hồn thật của Nguyễn Du. Chiêu HồnNXB Đông Phương 1942Nguyễn Du60 TrangFile PDF-SCAN