Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Einstein Cuộc Đời Và Vũ Trụ (Walter Isaacson)

Cuốn sách khai thác và công bố những tư liệu mới nhất về Einstein, làm rõ những giai đoạn, sự kiện và vấn đề trong cuộc sống cá nhân của Einstein.

Cuốn sách cũng chỉ ra và làm rõ những chặng trên con đường khoa học của Einstein, cho thấy những suy tư và trăn trở của ông để đưa ra những lý thuyết vật lý làm thay đổi toàn bộ nền vật lý thế kỷ XX, cũng như cuộc tranh luận của ông với các nhà cơ học lượng tử.

Tác giả đã lột tả được cá tính, tư tưởng chính trị và những đặc điểm trong trí tuệ, nhân cách của Einstein một cách sinh động.

***

Nhận định Tìm mua: Einstein Cuộc Đời Và Vũ Trụ TiKi Lazada Shopee

"Với tài kể chuyện vô song, Isaacson đã làm nên kỳ tích là vừa giữ được tượng đài Einstein, vừa mang lại cho ông hơi thở sống động, giúp ta cảm thấy như thể ông đang bước đi giữa chúng ta. Đúng là một tác phẩm tuyệt vời." (Doris Kearns Goodwin, tác giả cuốn Team of Rivals [Đội của các đối thủ], No Ordinary Time [Không có thời gian thông thường], và là tác giả đoạt giải Pulitzer về lịch sử.)

"Isaacson đã làm được một việc xuất sắc là truyền tải được cả phần con người lẫn các chi tiết thú vị trong cuộc đời khoa học của Einstein. Đây không chỉ là một cuốn tiểu sử hấp dẫn, mà mỗi trang luôn mời chào ta đọc trang tiếp theo, mà còn là một tác phẩm tiêu biểu hàng đầu trong thể loại phi hư cấu." (Lawrence M. Krauss, Giáo sư vật lý theo chương trình Ambrose Swasey tại Đại học Case Western Reserve và là tác giả của cuốn Hiding in the Mirror [Trốn trong gương])

"Isaacson đã viết một cuốn tiểu sử chính xác, hấp dẫn và thú vị, trình bày thật khéo các văn liệu lịch sử và đưa đến nhiều hiểu biết mới mẻ về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Einstein" (Diana Kormos Buchwald, chủ biên cuốn Tuyển tập các bài nghiên cứu của Albert Einstein và là Giáo sư lịch sử tại Caltech)

***

Walter Isaacson sinh 20 tháng 5 năm 1952, là nhà văn, nhà báo người Mỹ. Ông là chủ tịch và giám đốc điều hành của Aspen Institute - một tổ chức nghiên cứu chính sách giáo dục trung lập có trụ sở tại Washington, D.C. và tại Cable News Network (CNN). Ông cũng là biên tập viên của Time.

Ông là tác giả của American Sketches (2009), Einstein: His Life and Universe (2007), Benjamin Franklin: An American Life (2003) and Kissinger: A Biography (1992) và là đồng tác giả với Evan Thomas, trong The Wise Men: Six Friends and the World They Made (1986).

Ngày 24 tháng 10 năm 2011, cuốn tiểu sử về Steve Jobs của ông đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới và phá vỡ mọi kỷ lục về doanh số bán hàng. Tháng 10 năm 2014, ông cho xuất bản cuốn sách The Innovators: How a Group of Inventors, Hackers, Geniuses, and Geeks Created the Digital Revolution. Cuốn sách này cũng đã nằm trong mục bestseller của New York Time.

Ông được bình chọn là một trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giớ do tạp chí Time bình chọn năm 2012.

***

Các nhân vật chính

Michele angelo besso (1873-1955): Bạn thân nhất của Einstein. Ông là một kỹ sư thú vị nhưng lại có tính lơ đãng. Ông gặp Einstein ở Zurich rồi sau đó theo bước Einstein về làm tại cơ quan cấp bằng sáng chế ở Bern. Ông là khán giả lắng nghe Einstein trình bày ý tưởng về thuyết tương đối hẹp năm 1905. Ông kết hôn với Anna Winteler, em gái của người bạn gái đầu tiên của Einstein.

NIELS BOHR (1885-1962): Nhà khoa học người Đan Mạch tiên phong về thuyết lượng tử. Tại các hội nghị ở Solvay và những cuộc hội họp sau đó của giới trí thức, ông thường phản bác được những tranh luận quyết liệt của Einstein đối với lối luận giải Copenhagen của ông về cơ học lượng tử.

MAX BORN (1882-1970): Nhà vật lý và toán học người Đức. Ông cùng Einstein trao đổi thư từ mật thiết và chia sẻ nhiều ý tưởng hay trong suốt 40 năm. Ông đã cố gắng thuyết phục Einstein tin vào cơ học lượng tử. Vợ ông, bà Hedwig, là người luôn cật vấn Einstein trong các vấn đề cá nhân.

HELEN DUKAS (1892-1982): Thư ký trung thành của Einstein. Bà đóng vai trò như thần khuyển Cerberus chuyên gác cửa bảo vệ Einstein, sống cùng nhà với ông từ năm 1928 cho đến khi ông qua đời. Sau này, bà trở thành người bảo vệ di sản và các bài nghiên cứu của ông.

ARTHUR STANLEY EDDINGTON (1882-1944): Nhà vật lý học thiên thể và là người ủng hộ thuyết tương đối, các quan sát về hiện tượng nhật thực của ông năm 1919 đã xác nhận mạnh mẽ những tiên đoán của Einstein về việc lực hấp dẫn bẻ cong ánh sáng.

PAUL EHRENFEST (1880-1933): Nhà vật lý gốc Áo. Ông là người có tinh thần mãnh liệt nhưng dễ dao động. Ông gắn bó với Einstein trong chuyến đi tới Prague năm 1912, sau đó ông là giáo sư tại Leiden, và hay đón tiếp Einstein khi ông tới đó.

EDUARD EINSTEIN (1910-1965): Con trai thứ hai của Mileva Marić và Einstein. Thông minh và có khiếu mỹ thuật, Eduard say mê Freud3 và hy vọng trở thành một bác sỹ chuyên khoa tâm thần. Thế nhưng, khi chừng hai mươi tuổi, chứng tâm thần phân liệt khiến anh phải sống trong một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ trong phần lớn phần đời còn lại.

ELSA EINSTEIN (1876-1936): Người chị họ đời thứ nhất và cũng là người4 vợ thứ hai của Einstein. Hai người con riêng của bà, với một thương nhân ngành dệt may tên là Max Löwenthal, là Margot và Ilse Einstein. Bà và các con đổi họ theo họ thời con gái của bà là Einstein sau khi bà ly dị chồng năm 1908. Bà kết hôn với Einstein năm 1919. Thông minh hơn những gì bà cố tình tỏ ra, bà luôn biết cách cư xử với ông.

HANS ALBERT EINSTEIN (1904-1973): Con trai đầu của Mileva Marić và Einstein, mặc dù đây là một vai trò khó khăn nhưng anh đã đảm đương nó một cách khéo léo. Anh học chuyên ngành kỹ thuật tại trường Bách khoa Zurich. Năm 1927, anh kết hôn với Frieda Knecht (1895-1958). Họ có hai con trai là Bernard (sinh năm 1930) và Klaus (1932-1938). Họ nhận nuôi một người con gái tên là Evelyn (sinh năm 1941). Anh chuyển tới Hoa Kỳ năm 1938 và trở thành giáo sư chuyên ngành thủy lực tại Berkeley. Sau khi Frieda qua đời, anh đi bước nữa với Elizabeth Roboz (1904-1995) năm 1959. Bernard, cháu trai của Einstein, có năm người con, đây là những người chắt của Einstein mà người ta được biết.

HERMANN EINSTEIN (1847-1902): Cha của Einstein, xuất thân từ một gia đình người Do Thái ở vùng nông thôn Swabia. Ông cùng với người em trai là Jakob mở các công ty điện ở Munich rồi ở Ý, nhưng họ không mấy thành công.

ILSE EINSTEIN (1897-1934): Con gái của Elsa Einstein từ cuộc hôn nhân đầu tiên. Cô từng yêu vị bác sỹ thích phiêu lưu Georg Nicolai, nhưng lại kết hôn với nhà báo Rudolph Kayser vào năm 1924, sau này Rudolph viết một cuốn sách về Einstein với bút danh là Anton Reiser.

LIESERL EINSTEIN (1902-?): Con gái của Einstein và Mileva Marić trước khi họ kết hôn. Einstein có lẽ chưa bao giờ gặp cô bé. Cô bé có thể đã được để lại và cho làm con nuôi ở quê mẹ, vùng Novi Sad thuộc Serbia, hoặc cũng có thể đã qua đời vì bệnh ban đỏ vào cuối năm 1903.

MARGOT EINSTEIN (1899-1986): Con gái của Elsa Einstein từ cuộc hôn nhân đầu. Cô là một nhà điêu khắc nhút nhát. Cô lấy một người Nga tên là Dimitri Marianoff vào năm 1930 nhưng họ không có con. Về sau, Marianoff đã viết một cuốn sách về Einstein. Margot ly dị Marianoff năm 1937 và chuyển tới Princeton sống cùng Einstein. Cô sống ở số 112 phố Mercer cho đến khi qua đời.

MARIA “MAJA” EINSTEIN (1881-1951): Em gái ruột duy nhất của Einstein và cũng là người bạn tâm giao thân thiết nhất của ông. Bà lấy Paul Winteler nhưng họ không có con. Năm 1938, bà một mình rời Ý để tới Princeton sống với anh trai.

PAULINE KOCH EINSTEIN (1858-1920): Người mẹ cứng cỏi và có đầu óc thực tế của Einstein. Bà là con gái một thương nhân buôn ngũ cốc người Do Thái giàu có ở Württemberg. Bà kết hôn với Hermann Einstein năm 1876.

ABRAHAM FLEXNER (1866-1959): Nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Ông sáng lập Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton và tuyển Einstein về đó làm việc.

PHILIPP FRANK (1884-1966): Nhà vật lý người Áo. Ông kế nhiệm người bạn Einstein của mình tại Đại học Prague, Đức. Sau này, ông có viết một cuốn sách về Einstein.

MARCEL GROSSMANN (1878-1936): Người bạn cùng lớp siêng năng của Einstein tại trường Bách khoa Zurich. Ông chép bài môn toán cho Einstein, rồi sau đó giúp Einstein có được công việc tại Cục Cấp bằng Sáng chế. Là giáo sư về hình học họa hình tại trường Bách khoa, ông giúp Einstein về các kiến thức toán học cần thiết cho thuyết tương đối rộng.

FRITZ HABER (1868-1934): Nhà hóa học người Đức và cũng là người mở đường cho chiến tranh dùng khí độc. Ông đã giúp Einstein xin được việc ở Berlin và đứng ra hòa giải cho Einstein và Marić. Là một người Do Thái cải đạo sang Cơ đốc với mục đích trở thành một công dân tốt của nước Đức, ông đã thuyết giảng cho Einstein về những cái lợi của sự đồng hóa, cho đến khi Đức Quốc xã lên nắm quyền.

CONRAD HABICHT (1876-1958): Nhà toán học và nhà phát minh nghiệp dư. Ông là thành viên của bộ ba thảo luận có tên “Hội nghiên cứu Olympia” ở Bern và cũng là người nhận được hai bức thư nổi tiếng của Einstein năm 1905 báo trước về những bài nghiên cứu sắp tới.

WERNER HEISENBERG (1901-1976): Nhà vật lý người Đức. Là người tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử, ông đã đưa ra công thức cho nguyên lý bất định mà Einstein phản đối suốt nhiều năm liền.

DAVID HILBERT (1862-1943): Nhà toán học người Đức, chạy đua với Einstein nhằm tìm ra các phương trình toán học cho thuyết tương đối rộng năm 1915.

BANESH HOFFMANN (1906-1986): Nhà toán học và nhà vật lý cộng tác với Einstein ở Princeton, sau đó viết một cuốn sách về Einstein.

PHILIPP LENARD (1862-1947): Nhà vật lý người Đức gốc Hungary có các quan sát thí nghiệm về hiệu ứng quang điện được Einstein giải thích trong bài nghiên cứu về lượng tử ánh sáng năm 1905. Ông trở thành một người bài Do Thái, theo Đảng Quốc xã và ghét Einstein.

HENDRIK ANTOON LORENTZ (1853-1928): Nhà vật lý thiên tài và thông thái người Hà Lan, ông có các học thuyết mở đường cho thuyết tương đối hẹp của Einstein. Đối với Einstein, ông như một người cha.

MILEVA MARIć (1875-1948): Sinh viên vật lý người Serbia theo học tại trường Bách khoa Zurich. Bà là người vợ đầu tiên của Einstein và là mẹ của Hans Albert, Eduard và Lieserl. Là một người sôi nổi, có nghị lực nhưng cũng cả nghĩ và hay buồn, bà đã vượt qua nhiều trở ngại mà một nhà vật lý nữ trẻ tuổi, nhiều khát vọng phải đối mặt. Bà ly thân với Einstein năm 1914 và ly dị năm 1919.

ROBERT ANDREWS MILLIKAN (1868-1953): Nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ. Ông là người xác nhận định luật hiệu ứng quang điện của Einstein, và cũng là người mời Einstein làm học giả thỉnh giảng tại Caltech.

HERMANN MINKOWSKI (1846-1906): Thầy dạy toán cho Einstein tại trường Bách khoa Zurich. Ông xem Einstein là “kẻ lười biếng”, ông cũng chính là người xây dựng công thức toán học cho thuyết tương đối hẹp dưới dạng không-thời gian bốn chiều.

GEORG FRIEDRICH NICOLAI (1874-1964): Sinh ra tại Lewinstein. Ông là một bác sỹ theo chủ nghĩa hòa bình. Ông cũng là một người có máu phiêu lưu đầy sức hấp dẫn và có tài tán tỉnh. Ông là bạn và là bác sỹ của Elsa Einstein. Có lẽ ông cũng là người yêu của Ilse, con gái Elsa. Ông đã cùng Einstein viết một bài tổng luận về hòa bình năm 1915.

ABRAHAM PAIS (1918-2000): Nhà vật lý lý thuyết sinh ra tại Hà Lan. Ông trở thành đồng nghiệp của Einstein ở Princeton và là người viết tiểu sử khoa học cho Einstein.

MAX PLANCK (1858-1947): Nhà vật lý lý thuyết người Phổ. Ông là người bảo trợ của Einstein thời gian đầu và giúp đưa Einstein về Berlin làm việc. Bản năng bảo thủ của ông, cả trong cuộc sống và trong vật lý, khiến ông có quan điểm khác với Einstein, nhưng họ vẫn là những đồng nghiệp nhiệt tình và trung thành với nhau cho đến khi Đức Quốc xã nắm quyền.

ERWIN SCHRÖDINGER (1887-1961): Nhà vật lý lý thuyết người Áo. Ông là người tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử, ông đứng về phía Einstein và bày tỏ sự nghi ngại về bản chất của tính bất định và xác suất.

MAURICE SOLOVINE (1875-1958): Sinh viên triết người Romania ở Bern. Ông cùng Einstein và Habicht lập ra nhóm “Hội nghiên cứu Olympia”. Ông xuất bản các công trình của Einstein bằng tiếng Pháp và trao đổi thư từ trong suốt đời mình với Einstein.

LEÓ SZILÁRD (1898-1964): Nhà vật lý sinh ra tại Hungary. Ông là người có sức quyến rũ nhưng cũng có nét lập dị. Ông gặp Einstein ở Berlin, và được nhận bằng sáng chế cho chiếc máy làm lạnh chế tạo cùng Einstein. Nhận ra phản ứng dây chuyền của hạt nhân, năm 1939, ông cùng Einstein viết thư lên Tổng thống Franklin Roosevelt để cố thuyết phục Tổng thống chú ý đến khả năng chế tạo bom nguyên tử.

CHAIM WEIZMANN (1874-1952): Nhà hóa học sinh ra ở Nga. Ông di cư sang Anh và trở thành Chủ tịch của Tổ chức Phục quốc Do Thái Thế giới. Năm 1921, ông đưa Einstein tới Mỹ lần đầu và dùng Einstein để tạo sức hút cho chuyến gây quỹ. Ông là Tổng thống đầu tiên của Israel, và Einstein đã được mời kế nhiệm vị trí này khi Weizmann qua đời.

GIA ĐÌNH WINTELER: Einstein trọ tại gia đình này khi học ở Aarau, Thụy Sĩ. Jost Winteler5 là thầy dạy lịch sử và tiếng Hy Lạp của Einstein. Bà Rosa, vợ Winteler, đối với Einstein cũng như người mẹ thứ hai. Trong số bảy người con của họ, Marie trở thành bạn gái đầu tiên của Einstein, Anna lấy bạn thân nhất của Einstein là Michele Besso, và Paul cưới em gái Maja của Einstein.

HEINRICH ZANGGER (1874-1957): Giáo sư triết học tại Đại học Zurich. Ông là bạn của cả Einstein lẫn Marić, và là người giúp hòa giải những mâu thuẫn cũng như đứng ra làm trung gian dàn xếp cho cuộc ly dị của họ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Einstein Cuộc Đời Và Vũ Trụ PDF của tác giả Walter Isaacson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lược Sử Thiên Văn Học (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
Quan niệm cũ của con người về vũ trụ và hệ Mặt Trời 1.1 Thần thoại Thuở xa xưa của con người, tất cả đều tỏ ra bí ẩn. Loài người lo sợ trước tất cả, từ những hiện tượng đơn giản như mưa, nắng, gió…đến các thiên tai như lũ lụt, mưa bão…. và cả những biện tượng kì lạ như nhật thực, nguyệt thực. Với hiểu biết hạn chế của mình, loài người khi đó không thể giải thích được các hiện tượng như vậy, thậm chí họ hoàn toàn bất lực trước những tai hoạ do thiên nhiên mang đến. Sống trong lo sợ, con người dần tin vào những nguyên nhân mang đến tai hoạ cho họ - những nguyên nhân được dựng lên nhờ chính trí tưởng tượng của họ. Cùng với thời gian, những câu truyện tưởng tượng được hệ thống lại và trở thành những cái mà ngày nay ta vẫn gọi là thần thoại. Thần thoại xuất hiện sớm ở các nước có nền văn minh phát triển sớm như Hi Lạp, ấn Độ, Trung Quốc. Hi Lạp là đất nước có thần thoại được xây dựng có hệ thống chặt chẽ nhất. Thần thoại Hy Lạp ghi lại rằng thuở xưa, khi toàn bộ các sinh vật còn chưa xuất hiện, cả vũ trụ chỉ là một vực thẳm đen tối tên là Chaos. Thế rồi từ Chaos mới sinh ra địa ngục, bóng tối, đêm đen, đất (Gaia) và tình yêu. Đất mẹ Gaia chính là nguồn gốc của tất cả các vị thần sau này. Tìm mua: Lược Sử Thiên Văn Học TiKi Lazada Shopee Thế giới thiên đình trong thần thoại Hy Lạp gồm có nhiều thần trong đó có 12 vị thần tối cao: 1-Zeus 2-Hades 3-Poseidon 4-Hera 5-Hestia 6-Demeter 7-Apollon 8-Artemix 9-Atena 10-Aphrodite 11-Ares 12-Hephaitos (Thần thoại Hi Lạp _ NXB Văn hoá- thông tin) -Theo thần thoại Ấn Độ, mọi sinh vật trong đó có loài người đều ra đời từ thần Mẹ. Cũng từ thần mẹ còn ra đời các thần cai quản các công việc, ngành nghề của loài người và cả yêu quái, ma quỷ. -Ở Trung Quốc, mọi hoạt động của con người và cả thiên tai, lũ lụt đều do thế giới thiên đình cai quản. Thiên đình, nơi ngự trị của ngọc hoàng và các thần linh, thiên binh, thiên tướng là nơi cao xa vĩnh cửu, nơi con người không bao giờ có thể đặt chân tới. Nhìn chung tổ chức thiên đình này được sao chép tương đối chính xác với mô hình triều đình của người Trung Hoa cổ. -Thần thoại Việt Nam có nhắc đến một câu chuyện kể lại nguyên nhân khai sinh ra Trái Đất và vũ trụ. Đó là truyện “Thần trụ trời”, truyện kể rằng thời xưa trời đất hoàn toàn chỉ là một mớ hỗn độn. Cho đến một ngày nọ, một vị thần xuất hiện, thần vươn tấm thân khổng lồ của mình đứng dậy, dùng 2 tay nâng bầu trời lên và lấy chân đạp đất tách ra khỏi trời. Khi trời đất đã phân chia, thần lấy đất đá xây thành một cái cột để chống trời. Đến khi trời đất đã ổn định, thần phá cột và ném đất đá đi khắp nơi tạo thành sông núi, biển cả. Nói chung, mỗi nơi, mỗi dân tộc có một cách giải thích riêng của mình. Mỗi cách giải thích đều phụ thuộc vào quan niệm và văn hoá của từng nơi và chịu ảnh hưởng của một sự khuôn mẫu hoá nào đó. 1.2 Kinh thánh và tôn giáo. Như trên đã nói, mỗi câu chuyện thần thoại ra đời đều xuất phát từ những lo lắng, khát vọng và tất nhiên là cả từ những ước mơ được nắm bắt tự nhiên của con người. Thần thoại phát triển cùng với sự phát triển của xã hội phong kiến loài người. Việc biến thần thoại trở thành một phương tiện quyền lực trở nên cần thiết đối với các nhà nước phong kiến, và từ đó các tôn giáo ra đời. Nói chính xác, tôn giáo chính là sự hệ thống hoá một cách hoàn chỉnh nhất các câu chuyện thần thoại, đưa nó vào cuộc sống xã hội với mục đích tối đa về quyền lực cho xã hội Kinh thánh có ghi rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người và toàn bộ vũ trụ trong 6 ngày. -Ngày thứ nhất Thượng Đế sáng tạo ra sự sáng và sự tối -Ngày thứ hai Thượng đế nặn ra toàn vũ trụ -Ngày thứ ba nặn ra Trái Đất -Ngày thứ tư nặn ra Mặt Trời và Mặt Trăng -Ngày thứ năm nặn ra các loài cây và động vật -Và ngày thứ sáu Thượng Đế nặn ra con người Tóm lại là toàn bộ vũ trụ đã được sáng tạo ra sau 6 ngày lao động của nghệ sĩ thiên tài - Thượng Đế. Nhìn chung, tất cả các câu chuyện thần thoại cũng như nội dung của kinh thánh nói trên đều tỏ ra thiếu sức thuyết phục. Nhưng với khả năng hiểu biết còn hạn hẹp thời đó, con người đã tạm bằng lòng với những cách giải thích đơn giản và dễ hiểu đó. Mặt khác do ảnh hưởng của xã hội phong kiến mà các bí ẩn của tự nhiên càng được dấu kín hơn nữa. Tuy nhiên khoa học thì buộc phải phát triển, sức mạnh của khoa học, của sự thật là không gì chống lại được. Những tư tưởng đầu tiên về vũ trụ duy vật bắt đầu được hình thành từ những thế kỉ 2, 3 trước Công Nguyên, mở đầu cho quá trình khám phá vũ trụ của con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Thiên Văn Học PDF của tác giả Đặng Vũ Tuấn Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vũ Trụ (Carl Sagan)
Mười ba câu chuyện tuyệt đẹp về Vũ trụ. Qua lời kể trữ tình của Carl Sagan, người đọc sẽ có dịp du hành trong vũ trụ, khám phá thế giới từ vĩ mô của những thiên hà to lớn đến thế giới vi mô của những con vi khuẩn nhỏ bé trên Trái đất, đi từ những nền văn minh xa xưa đến tương lai của thế giới, cho ta thấy mối gắn bó hữu cơ của từng sự việc nhỏ nhặt với vũ trụ bao la và nghe những giọng điệu nhiều bè của Vũ trụ. Vũ trụ đã chỉ là vũ trụ vô tri, hỗn độn, mà còn là một thế giới có trật tự, có tri giác, đầy nhân văn và xúc cảm. Cuốn sách của Carl Sagan, một nhà thiên văn học nổi tiếng đã bán được hơn 5 triệu bản trên toàn thế giới. Nhận định “Cuốn Vũ trụ giống như một khóa giảng đại học về khoa học mà bạn luôn muốn nghe nhưng không biết vị giáo sư nào có thể dạy. Sagan viết tuyệt vời. Với phong cách văn chương trữ tình, với sự bao quát gần như mọi mặt của tri thức loài người, Vũ trụ tài tình đến mức tưởng như không có thật.” (Cleveland Plain Dealer) Tìm mua: Vũ Trụ TiKi Lazada Shopee “Carl Sagan là một trong số những nhà khoa học xuất sắc nhất của thời đại chúng ta… Ông đã làm công việc viết lách cừ khôi khi đào sâu vào quá khứ, hiện tại và tương lai của khoa học, trong việc xử lý sự bao la gây choáng váng trí óc của cái vũ trụ mà trong đó chúng ta đang tồn tại.” (Associated Press) “Xuất sắc về quy mô và thách thức về những gợi ý. Cuốn sách tỏa ánh sáng lung linh với một cảm giác ngạc nhiên kỳ lạ… Tôi tin chắc rằng bất cứ ai cầm cuốn sách này lên đều bị hút chặt vào nó và cảm thấy thấp bé đi vì nó.” (Miami Herald)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trụ PDF của tác giả Carl Sagan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Pasteur Và Koch Cuộc Đọ Sức Của Những Người Khổng Lồ Trong Thế Giới Vi Sinh Vật (Annick Perrot)
Nếu Galilei, Kepler và Newton làm cuộc cách mạng khoa học vĩ đại vào thế giới các vì sao ở thế kỷ 17 thì đúng 200 năm sau. Pasteur và Koch làm cuộc cách mạng y khoa vào thế giới vi sinh vô cùng nhỏ mà tầm quan trọng của nó với nhân loại không hề nhỏ. Trong khi thế giới các vì sao chế ngự tâm tư của con người muốn hiểu biết cấu trúc của nó, vì thế giới vi sinh chế ngự mang sống và hành phúc của con người. Vi sinh, hay thế giới “âm binh” vô hình, từng gây ra những cuộc “giết người hàng loạt” khủng khiếp trong suốt lịch sử. con người chỉ biết bó tay, và giải thích bằng các quyền lực thần linh hay ma quỷ. Nhưng Pasteur và Koch đã đem lại ánh sáng vào thế giới “đen tối” này, cũng như Newton từng đưa ánh sáng của lý tính vào vũ trụ, giải phóng con người khỏi thế giới “bị quỷ ám”. Bệnh không phải do các lực lượng siêu nhiên gây ra mà do chính các vi trùng nhỏ bé. Ở đâu có bệnh, ở đó có mầm bệnh. Đó là “thuyết nhân quả” của khoa học mà hai ông chứng minh một lần nữa. Hai ông, cùng các đồng nghiệp và học trò, tiến hành một cuộc “thập tự chinh” đầy kịch tính để tước vũ khí của “thế giới âm binh” và bảo vệ thành công hạnh phúc của con người. Nhưng trong khi làm cuộc giải phòng cho nhân loại khỏi nỗi sợ hãi triền miên trước thế giới bệnh, thì hai ông lại mắc vào căn bệnh thời đại: căn bệnh của chủ nghĩa quốc gia cực đoan chế ngự con người, trong đó có cả tri thức, ở các quốc gia châu Âu thế kỷ 19 và 20. Albert Einstein gọi đó là “bệnh sởi”. Và căn bệnh đó cùng đã từng giết chết hàng chục triệu người trên hành tinh, bằng những cuộc chiến tranh con người chống lại con người với quy mô chưa từng thấy, gây đau thương còn hơn cả thế giới âm binh. Cuốn sách này mô tả cả hai: Bệnh do vi trùng, và bệnh tinh thần cho chủ nghĩa quốc gia gây ra đã tiêm nhiễm vào hai người khổng lồ Pasteur và Koch. Chúng ta thương hai ông hơn là phê phán - và hết sức cám ơn để hôm nay có được cuộc sống yên bình hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pasteur Và Koch Cuộc Đọ Sức Của Những Người Khổng Lồ Trong Thế Giới Vi Sinh Vật PDF của tác giả Annick Perrot nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Xuân Vắng Lặng (Rachel Carson)
Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng nếu phải tìm một tác phẩm để so sánh với Mùa Xuân Vắng Lặng về sức ảnh hưởng của nó lên thế giới khoa học kỹ thuật này, thì đó chỉ có thể là Nguồn gốc các loài (The Origin of Species) của Charles Darwin. Được đăng thành nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962 đến nay, Mùa Xuân Vắng Lặng đã bán được hơn hai triệu bản. Rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu tổng hợp DDT gây ra, và bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống. Cuốn sách ra đời không những gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này. Ngoài lệnh cấm bán DDT trên toàn nước Mỹ vài năm sau đó, cuốn sách còn là khởi nguồn của Đạo luật Nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia, và dẫn đến sự ra đời của Ngày Trái Đất. "Rachel Carson để lại cho chúng ta một di sản không chỉ có thể bao quát được cuộc sống tương lai, nhiệt huyết cả đời của bà, mà còn giữ vững được tinh thần của nhiều thế hệ. Bà bắt chúng ta đối mặt với sự tàn phá của hóa chất lên toàn cầu và kêu gọi chúng ta điều chỉnh lại tham vọng của bản thân - một thái độ mang tính cách mạng - để duy trì sự sống cho chính mình." Linda Lear Tìm mua: Mùa Xuân Vắng Lặng TiKi Lazada Shopee "Xét tổng thể, Rachel Carson đã thành công trong việc làm chúng ta khiếp sợ bị thế giới tự nhiên ruồng bỏ. Tác phẩm của bà gợi lên nỗi oán giận, sự tổn thương và tính phản kháng. Đó là Túp lều của bác Tom ở thế kỷ 20." - Walter Sullivan, "Books of the Times”, New York Times, 1962. *** "Mùa xuân vắng lặng" là một trong những cuốn sách về lịch sử tự nhiên giàu sức nặng nhất, nhen nhóm lên phong trào bảo vệ môi trường trên khắp thế giới. Cuốn sách Mùa xuân vắng lặng của nhà sinh học, tác giả Rachel Carson, là lời cảnh tỉnh cho con người trước hiểm họa ô nhiễm hóa chất và nâng cao nhận thức xã hội về mối nguy hại từ thuốc trừ sâu. Từ giữa những năm 1940, Rachel Carson đã bắt đầu quan tâm đến thuốc bảo vệ thực vật. Các loại thuốc này được dùng lần đầu trong Thế chiến thứ hai để kiểm soát những loại côn trùng lan truyền bệnh sốt rét, nhưng đến thập niên 1950, chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.Năm 1958, Carson được một người bạn gợi ý điều tra về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể là DDT, một trong những loại thuốc trừ sâu mạnh nhất từng được sản xuất - đang giết chết chim chóc ở khu vực Cape Cod. Bà đã không ngần ngại bắt tay vào cuộc nghiên cứu. Trong quá trình viết, bà liên hệ với nhiều nhà khoa học để làm rõ tác hại của DDT để đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Cách DDT thâm nhập vào chuỗi thức ăn và tích tụ trong mỡ động vật, bao gồm cả con người, sẽ gây ra các tổn hại di truyền và bệnh tật như ung thư. Các loài chim gánh hậu quả nặng nề, đặc biệt là đại bàng đầu trắng, biểu tượng của nước Mỹ, vì thuốc DDT làm vỏ trứng trở nên mỏng hơn. Tựa đề Mùa xuân vắng lặng xuất phát từ những mô tả về viễn cảnh khi mọi loài chim hót trong mùa xuân đều biến mất vì DDT. Đó là một ẩn dụ về cách con người có thể hủy hoại môi trường. Ngay khi được xuất bản, Mùa xuân vắng lặng đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ tại Mỹ mà còn trên khắp thế giới. Rachel Carson đã thay đổi nhận thức của con người bằng cách đưa ra những phát hiện với sức thuyết phục cao. Điều này cũng tác động tới chính trị, xã hội, khi thời điểm đó, Mỹ cho phép sử dụng tràn lan các hóa chất độc hại mà chưa hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường sống tự nhiên. Sau khi Mùa xuân vắng lặng được in, các công ty hóa chất tại Mỹ biện hộ cho công dụng của DDT, cho rằng nếu không có loại thuốc này thì nhiều người sẽ chết vì bệnh sốt rét. Nhưng những luận điểm đầy thuyết phục của Carson đã khiến Tổng thống Kennedy phải mở cuộc điều tra quy mô lớn. Đến năm 1972, Mỹ đã ban lệnh cấm sử dụng DDT cho các loại hoa màu, nhiều quốc gia sau đó đã làm theo, tiêu biểu như Anh năm 1984. Năm 2001, Công ước Stockholm đã cấm dùng DDT trong nông nghiệp trên toàn thế giới. Nhờ có Mùa xuân vắng lặng, Mỹ đã soạn thảo ra Đạo luật Nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia và dẫn đến sự ra đời của ngày Trái Đất. Trước khi xuất bản thành sách vào tháng 9/1962, tác phẩm của Rachel Carson được đăng nhiều kỳ trên tờ New Yorker. Đến nay, cuốn sách đã bán được hơn 2 triệu bản trên khắp thế giới. Năm 2006, Mùa xuân vắng lặng được vinh danh là một trong 25 cuốn sách khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại cho tạp chí Discover bình chọn. Tác phẩm cũng được liệt kê trong Những cuốn sách thay đổi lịch sử, viết về 80 tác phẩm góp phần thay đổi thế giới. Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng có thể coi Mùa xuân vắng lặng là cuốn sách có sức ảnh hưởng to lớn nhất lên thế giới khoa học kỹ thuật, chỉ sau Nguồn gốc các loài của Charles Darwin. *** Lời Giới Thiệu“Thỉnh thoảng, một cuốn sách xuất hiện và thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại”, là phát biểu của Thượng nghị sĩ gruening trong một phiên điều trần ở Thượng viện Mỹ về tác hại môi trường của thuốc diệt sinh vật gây hại (pesticide). Ông đang nói về cuốn sách kinh điển Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring), mà tác giả của nó, bà rachel Carson, đang chờ điều trần trước tiểu ủy ban của Thượng viện. Trước đó, Mùa xuân vắng lặngđược đăng nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962. Từ đó đến nay, cuốn sách đã bán hơn hai triệu bản. Cuốn sách ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại. Không lâu sau đó, vào tháng Sáu năm 1963, Carson xuất hiện trước Thượng viện để điều trần. Bà không chỉ nhấn mạnh những tác hại về môi trường của thuốc diệt sinh vật gây hại như đã vạch ra trong sách, mà còn đề xuất những thay đổi cần thiết về mặt chính sách. Mùa xuân vắng lặng không chỉ khởi xướng nên phong trào môi trường mạnh mẽ, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này. Ngoài lệnh cấm bán thuốc trừ sâu tổng hợp DDT trên toàn nước Mỹ vài năm sau đó, cuốn sách của Carson còn là khởi nguồn của Đạo luật nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia, dẫn đến sự ra đời của ngày Trái Đất, và đặc biệt là Cơ quan Bảo vệ Môi trường do Tổng thống nixon thành lập năm 1970. Cần biết rằng nước Mỹ thời hậu chiến có bối cảnh xã hội và chính trị khác hẳn hiện nay. Vấn đề môi trường lúc ấy không nằm trong bất cứ ưu tiên chính trị nào của những người cầm quyền. Nước Mỹ sau Thế chiến thứ hai trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế và thịnh vượng kéo dài. Tuy vậy, cuộc chiến tranh lạnh căng thẳng làm nước Mỹ gánh chịu một áp lực nặng nề. liên bang Xô viết đã bắt kịp Mỹ về sức mạnh nguyên tử và tạm vượt lên trong cuộc chạy đua vũ trụ. Để bảo vệ vị trí đầu tàu về kinh tế và an ninh quốc phòng, Mỹ đặc biệt ưu ái khoa học - kỹ thuật. Ở nước Mỹ thời hậu chiến, khoa học là Thượng đế. Nền công nghiệp hóa chất được hưởng rõ rệt nhất những thành quả kỹ thuật thời hậu chiến, cũng như nhận được thiện cảm của xã hội. Các nhà hóa học xuất hiện trước đám đông như những vị thánh trong áo choàng trắng, mẫn cán làm việc đem lại lợi ích cho cộng đồng. Công nghiệp hóa chất được xem là tác nhân trực tiếp của phát triển kinh tế và thịnh vượng quốc gia. Là sản phẩm tiêu biểu của nền công nghiệp hóa chất, thuốc trừ sâu tổng hợp DDT giúp quét sạch côn trùng gây hại trong nông nghiệp và các loại bệnh dịch từ côn trùng, như bom nguyên tử Mỹ quét sạch kẻ thù của nước Mỹ, làm cân bằng cán cân quyền lực giữa con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do DDT gây ra. Không chỉ từ Mùa xuân vắng lặng, mà từ năm 1945 Carson đã cảnh báo độc giả trênReader’s Digest khi trưng ra nhiều chứng cứ về ô nhiễm môi trường gây ra bởi DDT, chất hóa học tổng hợp mới. Năm 1957, Carson tin rằng những hóa chất này thực sự có thể gây tổn thương cho toàn bộ hệ sinh thái. Khoa học - kỹ thuật đã đi trên một quỹ đạo nhanh hơn trách nhiệm luân lý của con người. Mùa xuân vắng lặng là sản phẩm từ khắc khoải và bất an của Carson. Cuốn sách đã bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống. Những năm 1930, loài kiến lửa xuất xứ từ Argentina du nhập vào miền nam nước Mỹ qua các tàu chở hàng. Kiến lửa thợ thỉnh thoảng tấn công hạt giống bắp và các cây trồng khác, cũng như các tổ kiến ảnh hưởng đến máy móc nông trại. Tuy chưa đạt đến tầm cỡ phá hoại như các sinh vật gây hại khác như bọ cánh cứng hay bướm đêm Bắc Mỹ, nhưng cũng vừa đủ để Bộ nông nghiệp Mỹ vào cuộc, với sự hỗ trợ nhiệt tình của các công ty hóa chất. Năm 1958, hàng triệu mẫu[1] được xịt trải thảm với thuốc trừ sâu dieldrin và heptachlor. Theo Carson trong Mùa xuân vắng lặng, sinh vật tự nhiên và vật nuôi tiếp xúc trực tiếp với chất độc hoặc gián tiếp qua nguồn nước nhiễm độc đều bắt đầu có triệu chứng rối loạn thần kinh dẫn đến tử vong. Dân số các loài chim cũng giảm rõ rệt. ảnh hưởng lên con người chưa bao giờ được điều tra, và sự thiệt hại của thế giới côn trùng - những loài cần thiết cho sự vận hành lành mạnh của toàn hệ sinh thái - hầu như cũng không được ghi nhận. Tóm lại, mức độ thiệt hại về môi trường sau vụ này là đáng sợ. Ngoài việc phân tích những câu chuyện thực tế như trên, Mùa xuân vắng lặng được viết dễ hiểu và dễ tiếp cận. Sách mô tả các loại thuốc trừ sâu phosphorus hữu cơ và clo hữu cơ đã làm thay đổi chu kỳ tế bào của cây cối, động vật, và ngay cả con người như thế nào. Tác giả cũng khéo léo so sánh hóa chất độc hại với chất thải phóng xạ, một chủ đề khá cấp thiết với đại chúng lúc bấy giờ. Tác hại của cả hai với sự sống, theo Carson, là không khác nhau nhiều đặc biệt về khía cạnh gây biến đổi gene. Carson lý luận rằng cơ thể con người không là bất khả xâm phạm, do đó có thể bị thấm nhiễm những hóa chất độc hại từ môi trường. Mức độ hấp thụ chất độc là không thể kiểm soát, và các nhà khoa học không thể dự đoán chính xác những ảnh hưởng lâu dài của quá trình tích tụ hóa chất trong tế bào, hoặc tác hại của hỗn hợp hóa chất này lên sức khỏe con người. Bà phản bác lập thuyết của phe công nghiệp hóa chất rằng cơ thể con người luôn có một ngưỡng cho những chất độc này, và cơ thể người luôn tồn tại khả năng thích ứng để vô hiệu hóa các độc chất hóa học. Phần nội dung gây tranh cãi nhất của sách đưa ra bằng chứng rằng một số bệnh ung thư khởi nguồn từ việc cơ thể người tiếp xúc với chất diệt sinh vật gây hại. Carson tin rằng sức khỏe cơ thể người sẽ phóng chiếu sức khỏe của môi trường chung quanh. Quan niệm này đã và đang thay đổi cách đối xử của con người đối với tự nhiên, với khoa học, và với những kỹ thuật đã gây ra sự nhiễm độc. Mặc dù cộng đồng khoa học không ghi nhận khía cạnh này ngay tức thời, thì ý tưởng của Carson về sinh thái học của cơ thể con người tiếp tục được xem là đóng góp to lớn và lâu bền nhất. Rachel Carson luôn khẳng định rằng cuốn sách không hướng đến loại trừ tất cả chất diệt sinh vật gây hại, mà chỉ để chấn chỉnh việc sử dụng tràn lan, thiếu cân nhắc loại chất hóa học này của chính phủ Mỹ. Tuy vậy, cuốn sách Mùa xuân vắng lặng và phong trào môi trường mà nó khởi xướng đã đụng chạm mạnh đến quyền lợi của nhiều người. Kết quả là Carson phải đối mặt với phản biện và chỉ trích cá nhân nặng nề từ phe công nghiệp hóa chất. Tình hình còn tệ hơn khi bà còn phải đối mặt với căn bệnh ung thư vú cùng thời gian đó. rachel Carson qua đời năm 1964, chưa đến hai năm sau khi cuốn sách được xuất bản. Mùa xuân vắng lặng đánh dấu một thời khắc quan trọng trong lịch sử Mỹ về vấn đề môi trường, cũng như tác phẩm Túp lều của bác Tom của Harriet Beecher Stowe đối với vấn nạn nô lệ. Những dẫn chứng và lập luận trong sách là bài học trường tồn cho lịch sử. Trường hợp Mùa xuân vắng lặng và rachel Carson không hẳn chỉ là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về môi trường, mà còn là một phong trào dân sự hiệu quả. Ở đó, hệ thống vận hành chặt chẽ của chủ nghĩa tư bản giữa chính phủ và ngành công nghiệp đã bị chấn động và lung lay. Theo nghĩa đó, Mùa xuân vắng lặng vẫn còn nguyên giá trị xã hội của hơn năm mươi năm trước, khi tiếp tục làm kim chỉ nam liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn tự nhiên, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển loay hoay với chính sách về môi trường. Dù đã hết sức thận trọng nhưng do nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề chuyên môn nên sẽ khó tránh những sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Xuân Vắng Lặng PDF của tác giả Rachel Carson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.