Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Lành Bệnh (H. K. Challoner)

Trong phần kế đây chúng ta sẽ chỉ xem xét một vài cách trị bệnh của những người có khả năng cảm nhận khác thường, cho phép họ thấy hay cảm được triệu chứng mà phương pháp y khoa thông thường không khám phá ra được, hay những ai trị bệnh bằng từ điện và ai tin rằng họ được người đã khuất, người vô hình chỉ dẫn. Hai hình thức sau được gọi là trị bệnh tâm linh, và thường được thực hiện qua một người trung gian (người đồng - medium), hoặc mê hoặc tỉnh lúc trị bệnh. Hiển nhiên lối chữa trị ấy có hiệu quả hay không phải tùy thuộc phần lớn vào cái nhìn, sự hiểu biết và sáng suốt của người trị bệnh như lối trị bệnh thông thường, mà thêm vào đó nó cũng tùy thuộc vào mức nhậy cảm và tư cách của người trung gian.

Ngoài ra một điều phải luôn luôn kể tới là cho dù người trị bệnh vô hình theo lối này có lòng tận tụy, xả kỷ và hăng hái giúp bệnh nhân thế mấy, trừ phi họ có hiểu biết về kiến thức y khoa thông thường và được huấn luyện, họ cũng sẽ có thể phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong việc chẩn bệnh và áp dụng phương pháp như một y sĩ không lành nghề ở cõi trần. Bởi không phải hễ bạn qua đời, bước vào cảnh giới khác, là tự động bạn có được hiểu biết và khả năng mà bạn không có trong lúc còn trong xác thân dưới cõi trần, và đây là điểm thường ít được lưu ý.

Chuyện đáng tiếc là nhiều người đồng cốt do lòng nhiệt tâm muốn giúp đỡ thường cho những thực thể vào tự xưng là 'người trị bệnh' sử dụng họ. Nhưng trừ phi người trung gian có được thông nhãn (clairvoyance), được huấn luyện về tâm lý học, có hiểu biết đôi chút về triết học tức có khả năng trí tuệ để xét đoán, việc rõ ràng là họ không có phương tiện để kiểm chứng tư cách của thực thể sử dụng họ. Ta không thể tin tưởng rằng tất cả những người hướng dẫn vô hình nào nói rằng họ đến từ cõi cao là đúng như vậy. Nơi đó có thể cao so với cõi trần nhưng cũng chỉ là những cảnh thấp của cõi tình cảm, thế nên sự lầm tưởng ấy có thể gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân lành bệnh khi được chữa hết triệu chứng bệnh theo phương pháp tâm linh, nhưng như ta sẽ thấy về sau là có những yếu tố sâu xa can dự vào bất cứ việc thực sự lành bệnh, và lành bệnh lâu dài nào. Chữa bệnh bằng nhân điện (tức prana, xin đọc bài Điểm Sách số 42) có tính cách khác tuy nó cũng được truyền qua một người trung gian, và nhiều lối chữa bệnh tâm linh có thể được xem là chữa bằng nhân điện. Rất thường khi người chữa bệnh nhận được một dạng năng lực đặc biệt nào đó và chuyển qua cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp sự kích thích của sinh lực hay prana cho ra kết quả thật kỳ diệu, nhưng sự hữu hiệu thực sự của việc làm sinh động trở lại sức sống của tế bào lại cũng tùy thuộc vào hiểu biết riêng của người trị bệnh, mức kiểm soát lực mà họ sử dụng cộng với khả năng cảm nhận được nhu cầu thực sự của bệnh nhân để hướng dẫn và điều hòa lực tuôn cho thích hợp. Trừ phi họ có khả năng làm vậy, những phương pháp trị bệnh vừa nói có thể tỏ ra nguy hiểm, vì rõ ràng là việc tuôn một dòng lực mạnh mẽ về cả mặt hủy diệt hay sáng tạo tùy theo nhịp truyền lực vào một bướu hay chỗ loét, có thể kích thích chính bệnh mà họ muốn loại trừ.

Lại còn ảnh hưởng tâm lý cần được xét tới. Phần lớn người bệnh ở trong tình trạng xuống tinh thần, tiêu cực và sợ hãi khi tới gặp người chữa bệnh. Một năng lực quá liều có thể vào phút đó khiến họ cho là khỏi bệnh và làm họ thấy hân hoan quá mức, nhưng trừ phi lực ấy được phân phối một cách khôn ngoan, phản ứng thất vọng xẩy ra về sau sẽ lại mạnh thêm và tình trạng chung vì vậy bị ảnh hưởng. Việc chữa bệnh theo phương pháp dùng sinh lực prana, dựa trên sự kiện là cơ thể có những phần tương ứng bằng vật chất thanh nhẹ, mà không một dụng cụ thông thường nào có thể ghi nhận được sự hiện diện của chúng. Thể sinh lực (thể phách) tác động như là trung gian truyền và phân phối sinh lực, thế nên nếu có rối loạn ngay bên trong thể này khiến cho một số đường lực không đi tới được phần thể xác đối ứng thì cơ thể không nhận được lượng sinh lực mà nó cần, với kết quả là người ta kiệt lực hay mắc bệnh. Tìm mua: Con Đường Lành Bệnh TiKi Lazada Shopee

Trong trường hợp này người trị bệnh có thông nhãn sẽ tìm cách chữa lại những đường lực nào bị phân tán, bị vỡ, và hướng chúng trở lại vào những trung tâm nào trong cơ thể không được sinh lực nuôi dưỡng đúng cách. Đôi khi việc này được thực hiện bằng cách xoa bóp thể sinh lực ngay bên trên phần bị đau, và là phương pháp giải quyết ngầm chứng bệnh theo cách thức người đời chưa nhìn nhận, về cái nguồn có thể có của sự xáo trộn (xin đọc thêm bài Điểm Sách). Nhưng ngay cả khi việc trị bệnh ở mức sâu hơn thông thường, ta vẫn còn làm việc với hậu quả thay vì với nguyên nhân căn bản, và dựa vào khả năng phán đoán của người chữa bệnh để tìm xem nhu cầu thực sực của bệnh nhân là gì, và trên hết thẩy điều gì cần phải cho người bệnh và cho bao nhiêu.

Trên thực tế tất cả những phương pháp này kể luôn cả y khoa thông thường, nếu nhìn theo quan điểm bên trong thì vẫn là làm giảm hay làm mất đi triệu chứng, và ít khi có thể trị cái nguyên nhân tiên khởi sinh ra tất cả những rối loạn cho chuyện. Thêm vào đó, triệu chứng được tạm thời biến mất đi trong kiếp này mà thôi, và đó là mấu chốt của vấn đề. Chỉ nhờ hiểu biết về luật Nhân Quả người ta mới xác định được phương pháp chữa trị hữu hiệu mà luôn cả việc bệnh có thể được chữa trong kiếp này không, nói khác đi, liệu bệnh nhân có sẵn sàng để được chữa hay không. Hình thức trị bệnh này là cách chữa bệnh căn bản, diệt trừ được cái nguyên nhân đích thực, nhưng rõ ràng là có rất ít người đạt tới trình độ có thể chữa bệnh theo lối ấy.

Người ta có thể phản đối và nói rằng có hằng triệu người đã được chữa lành đó sao, ngay cả chữa được hết bệnh ung thư, nhưng đó chỉ là một phần của việc con người học để khám phá cách chữa cho mình hết mọi khuynh hướng mắc bệnh. Trong lúc này ta chưa biết ai đã sẵn sàng và ai chưa để bệnh về thể chất, tình cảm và trí tuệ được chữa, dầu vậy với hiểu biết về y khoa rồi tâm lý càng lúc càng nhiều, cộng thêm với hiểu biết về tâm linh sẽ có về sau, khi đó những phép chữa trị đích thực và dứt hẳn sẽ có được.

Phép chữa trị mà cuốn sách này ghi lại được một Vị trình bầy, ngài thấy được sâu hơn các nguyên nhân đằng sau của bệnh tật, và sách mô tả nỗ lực của ngài nhằm chỉ cho bệnh nhân cách thức để có được sự lành bệnh hẳn và lâu dài. Bệnh nhân này đã mắc bệnh từ hồi còn nhỏ, bởi trong gia đình có di truyền về sức khỏe kém, cô có khuynh hướng đau yếu cộng thêm với lối giáo dục và thái độ của người xung quanh. Mối liên hệ trong gia đình có xung đột khiến tình cảm bị căng thẳng, và nỗi mong ước được thuơng yêu không được thỏa mãn khiến cô tăng thêm tham vọng có sẵn, và ước muốn thành công được người biết đến. Khi cô trưởng thành những xung đột tình cảm này gợi nên sự cay đắng và tức giận, nhưng hơn cả vậy là tâm trạng bất an và sợ hãi.

Gia đình cô không có khuynh hướng tôn giáo, và không dạy con nhiều về đạo đức, quan niệm chung trong nhà là thủ lợi càng nhiều càng tốt trong đời, bất kể những gì khác. Dầu vậy có những điều khác bù lại mà chính yếu là phần trí tuệ phát triển tốt đẹp, thấy được bản tính của mình và có khả năng sửa sai. Cô cũng có niềm tin là phải có câu trả lời cho thắc mắc của mình về mục đích của sự sống, và nguyên do cho bệnh tình cùng số mạng không may của cô, là không có tình yêu hay cơ hội nhiều hơn để biểu lộ khả năng sáng tạo vốn không thỏa mãn với điều tầm thường. Cô chấp nhận thuyết luân hồi nhưng không hiểu sâu hay áp dụng được nó vào trường hợp của cô. Trong nhiều năm cô đi hết y sĩ này rồi chuyên gia khác ở Anh và ngoại quốc để chữa bệnh, và khi không có kết quả cô quay sang những phương pháp khác thường, phép chữa trị tâm linh với hy vọng không thành là nó sẽ giúp được cô có đôi chút hạnh phúc.

Tuyệt vọng khôn cùng, cô tha thiết kêu cầu xin được khỏi nỗi đau đớn mà luôn cả được chỉ dẫn tại sao cô luôn luôn gặp chuyện không may, cùng giúp cô chấp nhận hoàn cảnh của mình để con người chịu đựng được cơn đau càng lúc càng nhiều, nhưng trên hết thẩy là được chỉ dạy cách kiểm soát áp lực của nỗi sợ hãi đen tối. Sau chót có vẻ như tình cờ cô được tiếp xúc với tôi vốn có chút kinh nghiệm về việc được ảnh hưởng (overshadowed) để viết và vẽ. Tôi dùng chữ 'được ảnh hưởng - overshadowed ' là vì tôi không mê thiếp trong lúc viết hay vẽ, và tôi luôn luôn có thể ngưng bất cứ lúc nào mình muốn. Tôi không có khả năng siêu nhiên nào mà tôi cũng không quan tâm đến những hiện tượng tâm linh, ngược lại là khác, nhưng ban đầu lúc được ảnh hưởng, khả năng tự động ký - automatic writing - phát triển mỗi ngày thêm hơn. Mới đầu tay tôi được hướng dẫn rồi chỉ trong thời gian ngắn cả tay và trí điều hòa với nhau. Chữ và ý tưởng tuôn mạnh mẽ vào trí tôi có lẽ theo cách thức thần giao cách cảm nào đó. Phương pháp này cũng áp dụng cho việc vẽ hình (xin đọc quyển Regents of the Seven Spheres cùng tác giả), tuy ở đây hình ảnh và mầu sắc tụ trong trí trước khi tay chuyển di để vẽ ra hình.

Vì vậy khi tôi được ảnh hưởng để giúp bệnh nhân này, tay tôi được hướng dẫn không chút khó khăn đến bất cứ nơi nào trên cơ thể theo lối chữa trị mà tôi gọi là thoa bóp sinh lực. Khi nào có lời chỉ dẫn thì nó được làm trước để bệnh nhân thấy thoải mái, ở trong tâm trạng bình tĩnh để đón nhận và có sự tin tưởng, nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng không hề có sự thôi miên trong bất cứ lúc nào. Tôi đang xoa bóp bệnh nhân theo lối thông thường với mục đích làm giảm cơn đau nhức dữ dội, thì đột nhiên tôi ý thức được một làn rung động quen thuộc mà đã từ lâu rồi tôi không nhận. Vị mà tôi gọi là Chân Sư chỉ nói ngắn ngủi, ngài bảo rằng ngài tới để đáp lại lời kêu cầu của cô không phải để chữa lành, nhưng để cô có được hiểu biết nhiều hơn về nguyên do cơn bệnh dai dẳng cả đời của mình, với bao sự tìm tòi, học hỏi đã không thể giải đáp. Có những lý do đặc biệt tại sao cô lại được giúp đỡ như vậy, và nếu cô phó thác cho ngài, ngài sẽ giải thích về sau.

Trong khi ngài sẵn lòng thực hiện tất cả những gì con người làm được và cho phép làm để giúp cô, chuyện cốt yếu là cô cần thỏa thuận theo sát những chỉ dẫn của ngài, và làm trọn phần của cô trong tiến trình để cuối cùng có thể mang cô tới sức khỏe và hạnh phúc mà cô chưa hề biết. Cô phải chuẩn bị để chấp nhận tạm thời nhiều tư tưởng xa lạ không phải chỉ về chính cô mà còn về thế giới mà cô là một phần, và thực tâm tìm cách áp dụng chúng. Ngài yêu cầu cô nhìn kỹ lòng mình xem có thể thực tâm chấp nhận các điều kiện này chăng, bởi chúng khó khăn và ngài không hứa hẹn con đường dễ dàng. Cô phải chuẩn bị đối đầu với nhiều nỗi thất vọng, cản trở, cũng như một vài sự thực không dễ chịu về con người cô. Khi nào ngài thấy rằng thái độ cô đúng đắn và là cách duy nhất để có thể được chữa trị theo lối nghiêm nhặt như vậy thì ngài sẽ trở lại.

Phản ứng của cô dĩ nhiên là sự háo hức mong chờ cao độ. Trong quá khứ mỗi lần theo một lối chữa trị mới cô luôn luôn tràn trề hy vọng để rồi lại chấm dứt bằng sự thất vọng, nhưng bây giờ có vẻ như cuối cùng nếu không được lành bệnh thì ít nhất cô cũng giảm được phần lớn sự đau đớn và sợ hãi. Đời sống sẽ thay đổi, sẽ có nhiều cơ hội mở ra, ai đã bị bệnh tật làm nản lòng, có tham vọng bị thui chột, và trọn cuộc đời phải vật lộn với số mạng, ai chưa hề biết hạnh phúc thực sự là gì hẳn sẽ hiểu được tâm trạng của cô. Hơn thế nữa, cô có óc sáng tạo và hằng ao ước có khả năng nhiều hơn để diễn tả, và bây giờ chắc chắn nó tìm được cách để giải tỏa.

Dầu vậy, cũng có lúc cô có phản ứng không tránh được, trước kia cô đã đi chữa nhiều nơi với những kẻ xưng mình là được hướng dẫn từ thế giới vô hình, hứa hẹn mọi điều cô ao ước, nhưng đã làm cô vỡ mộng, trở nên nghi kỵ và thường khi đau nặng hơn. Thế nên cô chờ đợi băn khoăn, hy vọng pha lẫn nghi ngờ, và ở chính phút này chúng tôi ghi lại lời chỉ dẫn của việc trị bệnh. Tôi sẽ không nói thêm về con người của vị Chân Sư, tôi không có thông nhãn nên không thể thấy là ai hiện diện, tuy nhiên như đã nói tôi luôn luôn cảm nhận được việc ngài đến bằng làn rung động hết sức rõ ràng, có sự thay đổi trong không khí và có sự đáp ứng khắp cả con người của tôi. Những trạng thái này đối với tôi là chuyện khá thông thường, nhưng lại không thể nào mô tả cho ai chưa có kinh nghiệm giống vậy, đối với tôi nó giống như chạm phải sợi dây điện sống động.

Có vẻ nhưnguồn đích thực của sự giúp đỡ như vậy và nguồn cảm hứng không phải là chuyện quan trọng lớn lao. Việc quan trọng là nó có nét chân thật, có sự rung động đầy tình thuơng và sáng suốt không sao lầm lẫn được mà tôi đã cảm thấy, và chót hết lời chỉ dẫn có hoàn toàn phù hợp với lời dạy của những đấng cao cả trong lịch sử chăng. Về điểm đó tôi phải nhường cho độc giả sách này tự xét đoán.

Trở lại với cách trị bệnh, những lời dạy không ghi lại theo sát gần như nguyên văn, may mắn là bệnh nhân có trí nhớ rất khá và thêm vào đó cô tập trung trí não cao độ trong lúc lắng nghe, tôi cũng có thể nhớ lại đủ để cả hai chúng tôi viết ngay được ra giấy sau khi việc chữa trị vừa xong. Bởi, như vị Thầy có nói trong lần chữa trị sau cùng, là việc sử dụng năng lực cần thiết để trị bệnh theo cách này khó thể cho phép được thực hiện chỉ vì lợi ích của một cá nhân mà thôi, mà phải được truyền ra cho khối công chúng rộng lớn.

Điều không tránh được là độc giả sẽ tìm thấy trong sách một số tư tưởng được lập lại đôi lần, có khi là chữ, là câu mà cũng có khi là vài khía cạnh của lời chỉ dạy, ý tưởng và phương pháp tập luyện. Sự việc xẩy ra với dụng ý là trong khi chỉ có vài nguyên tắc căn bản làm nồng cốt cho trọn những buổi nói chuyện, tính cách phổ quát của chúng khiến chúng có thể được áp dụng vào khía cạnh này hay kia của mọi hoàn cảnh trong đời người bình thường. Nhưng bởi nhiều ý tưởng tỏ ra mới mẻ đối với bệnh nhân, và lúc ban đầu cô thấy khó hiểu và khó áp dụng nên điều cần thiết là giải thích chúng trong nhiều trường hợp, cùng chứng tỏ sự liên hệ của chúng trong lời giải đáp cho mọi cảnh ngộ và vấn đề ở đời.

Một lý do khác của việc lập lại là ngài cố gắng gây ấn tượng mạnh mẽ về các nguyên lý này cho cô, để trong tương lai cô có thể gần như tự động nhớ lại chúng, hầu khám phá được sự liên hệ của chúng đối với bất cứ vấn đề hay hoàn cảnh nào mà cô gặp phải. Đương nhiên là trong lúc chữa trị, vị Thầy ở trong vị thế xác định được tâm trạng của bệnh nhân, và quan sát được ngày này sang ngày kia có tiến bộ đích thực nào đã đạt được. Ngài thấy được sự trì chống nào vẫn còn hoạt động trong tiềm thức, và phần nào của chân lý đã bị cố ý loại bỏ vì nó không phù hợp với quan niệm sẵn có hay với ước vọng của cô.

Ngài cũng biết khi nào một điểm trọng yếu đã được thông hiểu, không phải chỉ hiểu bằng trí tuệ mà cả ở mức thâm sâu hơn để thành một phần vĩnh viễn trong con người của cô, thành khí cụ để cô có thể sử dụng cho bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai, thí dụ như giữa trí tuệ và tình cảm. Ngài có thể lập lại nhiều lần những khái niệm khó hiểu, trình bầy nó bằng nhiều cách hay bằng những biểu tượng, dụ ngôn khác nhau cho thích ứng với nhu cầu đặc biệt của cô. Lẽ đương nhiên nhiều bài nói chuyện là nhằm để làm sáng tỏ những vấn đề riêng của cô và tôi đưa vài chuyện như vậy vào sách này, vì cho là nó có thể giúp độc giả trong khó khăn riêng của họ. Bởi cho dù không ai gặp hai vấn đề y hệt như nhau, nhưng lời lẽ nói với một cá nhân trong lúc lo buồn thường khi gợi nên đáp ứng nơi một người khác trong khối đông nhân loại.

Đi tới rốt ráo thì mỗi người phải tự tìm thấy trong bất cứ hình thức chỉ dạy nào lời hướng dẫn ứng với tình trạng riêng của mình và phải tìm trong tâm những nguyên do sinh ra vấn đề của họ. Họ cũng phải học cách nhận biết nhu cầu của mình, tức lối chữa cho họ hết bệnh, nhờ vào việc càng lúc càng thông hiểu cái chân lý chung. Nếu phần dưới đây giúp được một người làm được việc đó, thì lời kêu cầu được soi sáng do đau khổ sinh ra sẽ thực hiện được mục đích sâu xa, hơn là chỉ thuần cho một cá nhân.

Cho phần kết luận tôi muốn nhấn mạnh nếu không nhờ vào lòng can đảm, và hơn nữa là thái độ tiếp nhận và lòng tin mà bệnh nhân chứng tỏ thì phần năng lực cần thiết cho những chữa trị này chắc chắn không thể có được. Vì thế tôi muốn thay mặt cho những ai hưởng được lợi ích nhờ cuốn sách này, ngỏ lời cảm tạ lòng rộng rãi của cô đã cho phép xuất bản việc hết sức riêng tư, và cũng xin cảm tạ sự hợp tác và trợ giúp vô giá của cô trong suốt lúc viết sách này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Lành Bệnh PDF của tác giả H. K. Challoner nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ra Đời, Vào Đạo (Nguyễn Văn Thọ)
Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua: 1. Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh. 2. Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên. Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội. Nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh. Tìm mua: Ra Đời, Vào Đạo TiKi Lazada Shopee Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến: Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy: «Âm Dương thuận nghịch bất đồng đồ.» 陰 陽 順 逆 不 同 途 (Âm Dương xuôi ngược khác đường nhau). Chương 33 Trung Dung viết: «Thơ rằng: Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa, Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt. Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước, Sau dần dần mới sáng rực mãi lên. Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn, Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm...» Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo công truyền, của các «NGOẠI ĐẠO» này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị «viễn cách chỉ huy» (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời... mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo. Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô thực. Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là con người ấu trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ. Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các giáo hội. Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu nhiên của con người. Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self- realization, hay God- realization (thực hiện tự tánh, thực hiện thiên chúa) v. v... Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - một Nội Giáo duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không. Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận. Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra được Nội Giáo này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy. Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái. Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo. Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhauDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ra Đời, Vào Đạo PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quan Niệm Tam Tài Với Con Người (Nguyễn Văn Thọ)
Dưới nhan đề này, tôi sẽ dùng quan niệm Tam Tài để tìm hiểu về con người và đề phân loại các Ðạo giáo. Bàn về con người tuy là một vấn đề hết sức thông thường, quen thuộc, nhưng không bao giờ vô ích. Soplocles xưa đã nói: «Dầu trong vũ trụ này có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất đi chăng nữa, thì cũng chẳng có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng hơn con người.» [1] Nhưng nếu con người đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất, thì con người cũng là cái gì khó hiểu nhất từ xưa đến nay. Từ bao thế hệ nay, chúng ta am hiểu về con người, nhưng cho đến nay, con người vẫn còn là một vấn đề khó hiểu. Thật đúng như câu ca dao: Sông kia còn có kẻ đo, Lòng người, ai dễ mà dò sâu nông. Tìm mua: Quan Niệm Tam Tài Với Con Người TiKi Lazada Shopee Chúng ta thực ra chẳng ai dám nói là đã biết rõ mình. Ta thấy mặt mũi người khác, bóng dáng người khác, nhưng mà oái oăm thay, mặt mũi ta, bóng dáng ta, ta phải mượn gương, mượn nước, mượn máy ảnh, mới nhìn ra được. Như thế tức là, ngay con người phiến diện của ta đã hết sức xa lạ với ta rồi. Chúng ta dùng nó hằng ngày, mà thực ra chẳng biết nó hính thù ra sao, hoạt động ra sao. Ðọc câu ca dao sau đây sẽ rõ: Ðàn ông năm, bảy lá gan, Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người! Ðến như óc, chất trí não, tâm tư chúng ta, thì ta lại càng mù tịt. Cho đến cuối thế kỷ 20, người ta vẫn tưởng rằng, chúng ta yêu bằng tim - bằng con tim thịt nằm trong lồng ngực - vì thấy nó hồi hộp, khi ta rung động, cảm xúc. Nhưng bây giờ thấy trong các bệnh viện, người ta thay tim rầm rầm, thay bằng tim thật, tim giả, thay van tim, mới vỡ lẽ ra rằng mình đã lầm. Gần đây, triết học Âu Châu còn khám phá ra rằng dưới lớp ý thức, còn có vô thức - hoặc là tiềm thức, hoặc là Vô thức đại đồng. Khám phá mới mẻ này thật ra chỉ mới mẻ cho Âu Châu, chứ Á Châu, từ mấy ngàn năm nay đã bàn hoài về vấn đề này, dưới những danh từ khác như: Ðại Ngã, Tiểu Ngã; Chân Tâm, Vọng Tâm; Nguyên Thần, Thức Thần;Thiên địa chi tính, khí chất chi tính, v.v. Tóm lại, ta quả thật là một con người xa lạ đối với ta. Hằng ngày, ta sống kề cận với ta, với tâm tư ta, mà ta chẳng biết tâm tư ta ra sao. Hằng ngày, ta khoe ta thế này, ta thế nọ, nhưng đến khi hỏi ta là ai, ta là gì, thì ta đành chịu không biết trả lời ra làm sao. Chính vì thế, khi đem quan niệm Tam Tài, để soi rọi vào vấn đề con người, tôi thấy mình đã không làm một chuyện vô ích. Ðó chính là một cách suy tư, tìm hiểu về mình. Mà có chịu suy tư, tìm hiểu về mình, mới có thể biết mình, biết Trời.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quan Niệm Tam Tài Với Con Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nê Hoàn - Nhâm - Đốc (Nguyễn Văn Thọ)
1. Nê Hoàn Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung là Thượng Đơn Điền. Huyệt của nó là Bá Hội, ở giữa đỉnh đầu. Vận Chu Thiên Hỏa Hầu từ Đốc Mạch lên đến Nê Hoàn. Sau lại từ Nê Hoàn đưa xuống qua mạch Nhâm, để thu kết quả Hoàn Tinh Bổ Não. Huỳnh Đình kinh viết: Nê Hoàn bách tiết giai hữu Thần. Hay: Nê Hoàn phu Nhân đương trung lập. Tìm mua: Nê Hoàn - Nhâm - Đốc TiKi Lazada Shopee Hay: Nê Hoàn cửu Chân giai hữu phòng. Trần Anh Nhi viết: «Tuy trong người chỗ nào cũng là Thần, nhưng Thần trong Nê Hoàn là Thần đứng đầu. Toàn bộ Nê Hoàn có 4 phương chính, 4 phương phụ và Trung Ương, Tổng Cộng là 9 vị, trong đó tất cả đều có Thần. Nhưng nơi trung ương ngang dọc có 1 tấc, là Tổng hợp Chư Thần, cho nên tu luyện Đạo gia không phải tìm cầu nơi đâu. Chỉ cần để tâm đến vị Thần nơi Trung Ương đó, sẽ được thọ vô cùng.» Vị thần nơi trung ương đó không có tán cư chỗ nào khác, mà ở ngay trong Não Bộ. Trong quyển Đạo Khu, Bình Đô Thiên có viết: «Trong Đan Điền, có một chỗ vuông 1 tấc, gọi là Huyền Đan chi cung, là Não Tinh Nê Hoàn chi hồn cung. Mà Óc là 1 đểm linh trong con người, là nơi cư ngụ của Chúng Thần, là nơi phát sinh Tân Dịch, là ngọc thất của Hồn Tinh.» Nếu biết dùng cái Viên Mãn, Hư Không (Viên Hư) trong đó mà tưới tắm, thì Vạn Huyệt trong người sẽ hẳn hoi, trăm khiếu trong người sẽ thông suốt. Công Đức sẽ sánh Trời Đất, cho nên gọi Nê Hoàn. Nê Hoàn là thượng thần trong thân hình con người. Nê Hoàn ngày nay có thể có vị trí ở Tuyến Tùng Quả. Tuyến này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển con người, đến sức mạnh, đến sự thông minh nơi con người. [1] Xưa nay tôi đã viết rất nhiều về Nê Hoàn trong các bộ Kinh Dịch, Trung Dung và Huỳnh Đình Kinh của tôi. Tôi không cho rằng Tuyến Tùng Quả là Nê Hoàn Cung, vì Tuyến Tùng Quả ngày nay người ta mới biết sơ sơ đó là Con Mắt thứ Ba. Tôi cho Nê Hoàn Cung là Não Thất Ba (Third Ventricle), vì vị trí nó ở Trung Ương; vì khoa học hiện nay ít người bàn đến nó; vì trong đó không thấy có gì, tức là Không theo các đạo giáo. Xin đọc Trung Dung Tân Khảo chương 6 của tôi. Trong quyển I, Dịch Kinh Đại Toàn của tôi có vẽ Nê Hoàn Cung với 8 cung khác. (Xem tr. 362) và trích 1 câu trong Đại Đỗng Chân Kinh: Đầu hữu Cửu Cung, Trung hữu Nê Hoàn. (Std, tr. 384)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nê Hoàn - Nhâm - Đốc PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ (Nguyễn Văn Thọ)
Hôm nay nhân ngày lễ khai mạc niên khóa Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật, tôi rất hân hạnh được cha Khoa trưởng ủy nhiệm cho thuyết trình cùng quý vị về một đề tài rất cũ nhưng lại rất mới, đó là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ. Trước khi vào đề, xin quý vị hãy chia vui cùng chúng tôi khi thấy Viện Đại Học Minh Đức nói chung và phân khoa Triết học nói riêng càng ngày càng phát triển. Riêng khoa Triết học này đã hoàn toàn thay đổi bộ diện. Từ một phân khoa Triết học nó đã triển dương thành một Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật. Từ một cơ sở khiêm tốn ở đường Chi Lăng, Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật đã di chuyển về địa điểm hiện thời với những phòng ốc khang trang, với một ban giám đốc tăng cường, với một ban giáo sư chọn lựa cùng nhiều ban học mới. Đà phát triển nay đã trực tiếp biểu dương được ý chí cương quyết và lòng tha thiết muốn vươn lên, muốn tiến tới của Cha Khoa Trưởng cũng như của Ban Giám Đốc. Nó cũng còn biểu dương được ý nguyện của trường là tích cực góp phần xây dựng quốc gia, đào tạo nhân tài cho đất nước. Tìm mua: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ TiKi Lazada Shopee Chắc quý vị cũng đã nhận được rằng với hai chữ Minh Đức, Viện Đại Học Minh Đức đã cố nói lên cái quyết tâm muốn phục hồi những giá trị tinh thần của tiền nhân, muốn hòa hài Á Đạo, lẫn Âu thuật, ngõ hầu tạo nên những con người toàn diện, những nhân tài chân chính, đích thực cho quốc gia. Cũng vì muốn tạo nên những con người toàn diện, nên ngoài chương trình nhân văn triết học, nghệ thuật chọn lựa, Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật Minh Đức sẽ còn đem võ thuật vào Đại Học đường. Chủ đích là mỗi sinh viên khi tốt nghiệp sẽ thành một võ sư thực thụ nữa. Nhưng ngoài vấn đề trí dục, thể dục, Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật chúng tôi còn tha thiết đến vấn đề đức dục, còn tha thiết đề cao đến giá trị tinh thần, đề cao tinh thần nhân loại. Chúng tôi cố tâm đào tạo cho sinh viên trở thành những người tài đức song toàn. Chúng tôi quan niệm rằng đại học không phải chỉ là nơi để truyền thụ văn chương, kỹ thuật, triết lý suông, mà chính còn phải là môi trường để tạo nên những con người toàn diện, biết sống xứng đáng của danh hiệu con người, biết trọng nhân cách, danh dự, biết kính trên, nhường dưới, biết xả kỷ vị tha, biết hy sinh cho đại nghĩa. Chính vì thế trong bài thuyết trình của tôi nhưng cũng là của trường này, chúng tôi muốn chọn đề tài: Lễ, Nghiã, Liêm, Sỉ. Đề cập đến Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ ngày hôm nay, trong giờ phút long trọng của buổi lễ khai trường này, tức là muốn dùng chiêu bài Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để đặt nặng vấn đề đức dục, vấn đề giá trị tinh thần, tình tương thân, tương kính và tình đoàn kết để phuc vụ cho xứ sở, phụng vụ cho tương lai. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến vấn đề Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ nhất là thấy từ ít lâu nay, do ảnh hưởng chiến tranh tàn phá, cũng như do ảnh hưởng nếp sống vật chất văn minh, người Việt Nam chúng ta đã mục kích nhiều cảnh băng đọa tinh thần, những nếp sống phù du sốc nổi, những thái độ buông thả quá trớn, không có đếm xỉa gì đến đạo lý cương thường. Nay là thời hậu chiến, là thời chúng ta phải sửa sang lại tất cả những tàn phá về phương diện vật chất lẫn tinh thần đó. Những tàn phá về vật chất có thể được sửa chữa bằng tiền bạc, nhưng những tàn phá về tinh thần thì chỉ có thể sửa chữa được bằng công trình cổ súy và phục hưng lại nền đạo lý cổ truyền, khuyến khích mọi người phải tu tỉnh phải sống theo cương thường, phải tiết độ, phải cần cù lao tác. Hầu chuyện cùng quý vị và anh em sinh viên hôm nay về Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ chúng tôi cũng còn có mục đích là tiếp tay với cụ Trọng Nghĩa, một vị thượng khách của trường, hiện có mặt nơi đây, một vị lão thành khả kính đã gần 80 tuổi đầu mà từ nhiều năm nay đã tốn công, tốn của để hô hào trên mặt báo chương cũng như trên các đài truyền thanh, truyền hình để quảng bá sâu rrộng vào trong quần chúng 4 chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ ngõ hầu vãn hồi nhân tâm, thế đạo. Vì thế mà mấy năm nay, chúng ta thường thấy trên mặt các báo Chính luận, Hòa bình, Sóng thần, Tiền tuyến, những khẩu hiệu: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.-Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ còn, Việt Nam còn v.v…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.