Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khải Huyền, Linh Hứng Và Quan Sát (Annie Besant)

Những người nghiêm túc tiến hành việc nghiên cứu

Thông Thiên Học ắt không thỏa mãn với việc chỉ đọc kho tài liệu Thông Thiên Học đồ sộ được trút vào thế giới qua hàng thế kỷ trong quá khứ và tiếp tục tuôn đổ vào đó thời nay.

Thêm nữa, nếu họ có bất kỳ năng lực bẩm sinh nào để khảo cứu như vậy, thì họ nên chuẩn bị phát triển năng lực giúp mình có thể tự thân kiểm chứng điều mà những người khác bảo cho mình biết. Nhưng trong mọi trường hợp, thì ta nên nghiên cứu lý thuyết nhiều trước khi chuyển sang thực hành, và trong hầu hết mọi trường hợp thì ta không thể phát triển những giác quan tinh vi trong giới hạn của kiếp lâm phàm hiện nay, mặc dù ta có thể đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển như thế trong kiếp tới. Vì thế cho nên, việc nghiên cứu lý thuyết phải tạo thành một bộ phận lớn trong việc rèn luyện mọi học viên Thông Thiên Học, và thái độ của y đối với việc nghiên cứu như thế là một vấn đề có tầm quan trọng ghê gớm. Y cần phân biệt giữa những quyển sách mà mình đọc để cho thái độ của mình thích hợp với loại hình sách ấy; y phải tìm hiểu xem Khải huyền có nghĩa là gì, Linh hứng có nghĩa ra sao, phải phân biệt kho tài liệu Khải huyền với kho tài liệu Linh hứng và cả hai phải được ghi nhận qua sự Quan sát.

Một số kinh điển được coi là có thẩm quyền ẩn đằng sau mọi tôn giáo lớn. Vì thể cho nên Ấn giáo có kinh Phệ đà. Từ ngữ này có nghĩa là tri thức và tri thức này vốn chân thực đời đời. Đó là tri thức của Thượng Đế Ngôi Lời, tri thức của Đấng Chúa tể một vũ trụ, tri thức về điều hằng hữu chứ không phải về điều trình hiện, tri thức về các thực tại chứ không phải về các hiện tượng. Điều này hằng hữu nơi Thượng Đế Ngôi Lời, nó là một bộ phận của Ngài. Dưới dạng biểu lộ được Khải huyền để trợ giúp con người, nó trở thành kinh Phệ đà và dưới dạng đó, nó trải qua nhiều giai đoạn, cho đến khi cuối cùng phần nguyên bản còn lại chẳng được bao nhiêu.

Mọi trường phái triết học Ấn độ đều công nhận thẩm quyền tối cao của kinh Phệ đà, nhưng sau khi công nhận về mặt Hình thức ấy thì trí năng được phép tự do tùy ý để điều tra, phán đoán. Mặc dù Ấn độ giáo cứng ngắc về chính sách cai quản xã hội, song nó luôn luôn để cho trí năng con người được tự do; trong triết học, siêu hình học, nó luôn luôn ngộ ra được rằng nên mưu tìm chân lý và không trừng phạt sự sai lầm; sự sai lầm đã bị trừng phạt đúng mức rồi qua sự kiện đó là sai lầm, theo định luật thiên nhiên nó gây ra bất hạnh. Tìm mua: Khải Huyền, Linh Hứng Và Quan Sát TiKi Lazada Shopee

Ngay cả ngày nay sự tự do cổ truyền ấy vẫn được duy trì, và người ta có thể suy nghĩ, viết lách tùy ý miễn là y tuân theo việc thực hành những tập tục xã hội của giai cấp mình.

Người Ấn độ chia toàn thể tri thức ra thành hai loại hình - loại tối cao và loại thấp. Y xếp mọi thánh kinh vào loại thấp - tiếp theo đó là huấn lệnh của một Áo nghĩa thư [1] cùng với mọi kho tài liệu khác, mọi khoa học, mọi giáo huấn; y chỉ xếp vào loại tối cao tri thức về “Đấng mà nhờ có Ngài ta biết được mọi điều khác”. Thế là ta có được phần tổng kết của Ấn giáo.

Một khi ta đã đạt được tri thức tối cao và đã trải nghiệm sự giác ngộ thì mọi thánh kinh đều trở nên vô ích. Điều này được khẳng định rành mạch và táo bạo trong một đoạn văn nơi Chí Tôn Ca: “Mọi kinh Phệ đà đều hữu ích cho một người Bà la môn giác ngộ, giống như một cái bình ở nơi có nước phủ lên trên” [2]. Người ta có cần cái bình chứa chăng khi nước có ở khắp mọi nơi? Con người có cần kinh điển chăng khi y đã giác ngộ? Sự khải huyền vô ích đối với người nào mà Chơn ngã đã được khai thị.

Vào thời kỳ đầu của Phật giáo, kinh Phệ đà đã được trọng vọng bởi vì như Tiến sĩ Rhys Davids có nói: “Đức Phật sinh đời được nuôi dưỡng, sinh hoạt rồi từ trần trên cương vị là tín đồ Ấn giáo” [3]. Nhưng tính cách tự do trí thức đối với Phật tử bao hàm trong lời khuyên minh triết của bậc Đạo sư:

“Con đừng tin vào một điều gì được nói ra chỉ vì người ta đã nói ra nó, đừng tin vào truyền thuyết vì chúng đã được truyền thừa từ thời xưa; đừng tin vào lời đồn đại như thế, đừng tin vào các tác phẩm do các thánh hiền viết ra chỉ vì các thánh hiền đã viết ra chúng... Cũng đừng tin vào thẩm quyền chỉ vì của các bậc đạo sư hoặc sư phụ của chính con. Nhưng ta phải tin khi lý trí và lương tâm của chính ta đã chứng thực cho điều được viết ra, được nói ra hoặc giáo lý. Đó là vì ta đã dạy con: đừng tin chỉ vì các con đã nghe thấy nó, nhưng khi con tin bằng chính ý thức của mình thì hãy mạnh dạn hành động theo đó” [4]. Đối với Phật tử thì ngay cả sự Khải huyền cũng phải được thử thách bằng lý trí và ý thức; ắt phải có một sự đáp ứng với nó từ bên trong, nhân chứng bên trong là Chơn ngã, trước khi ta có thể chấp nhận nó là thẩm quyền.

Trong các tín ngưỡng Ki Tô giáo và Hồi giáo - cả hai chủ yếu chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo - bản chất thẩm quyền của sự Khải huyền được đẩy mạnh hơn mức bất kỳ tín ngưỡng nào trước kia. Thời nay, cái ách thánh kinh được Khải huyền đã bị giảm nhẹ rất nhiều đối với Ki Tô giáo do sự tăng trưởng của óc phê phán và do sự khảo cứu của các học giả. Học viên Ki Tô giáo hiện đại cũng chẳng bị ngăn cản bởi sự Khải huyền của mình nhiều hơn bao nhiêu so với tín đồ Ấn giáo. Người ta chỉ cần ngả nón tỏ vẻ tôn kính theo qui ước, thế rồi học viên được tự do đi theo đường lối của mình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khải Huyền, Linh Hứng Và Quan Sát PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Khảo Cứu Tâm Thức (Annie Besant)
Lời nói đầu Dụng ý của sách này là giúp cho các đạo sinh nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển của tâm thức, đưa ra các gợi ý có thể giúp ích cho nhà nghiên cứu. Sách này không có kỳ vọng là một giải thích tỉ mỉ đầy đủ, mà đúng hơn, theo như tựa đề phụ của nó, chỉ là một đóng góp thêm cho khoa Tâm Lý Học mà thôi. Trong tầm tay tôi có biết bao tài liệu cần thiết cho bất cứ một giải thích tỉ mỉ đầy đủ nào dành cho một khoa học có tầm quan trọng lớn lao bàn về việc khai mở tâm thức. Các tài liệu này từ từ được tích lũy trong tay của các đạo sinh thành tâm và cần mẫn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nỗ lực nào để sắp xếp và hệ thống hóa các tài liệu đó thành một tổng thể có mạch lạc cả. Trong quyển sách nhỏ này, tôi chỉ sắp xếp một phần nhỏ các tài liệu đó với hy vọng rằng bây giờ nó có thể hữu ích đối với một số người làm việc cần cù trong lĩnh vực rộng lớn này của Công Cuộc Tiến Hóa Tâm Thức, và trong tương lai, có thể dùng như là một viên đá trong việc xây dựng hoàn hảo hơn. Cần có được một đại kiến trúc sư để dựng nên đền đài tri thức đó, và cần có được các tay thợ hồ kiệt xuất tài ba để điều khiển việc xây dựng. Hiện giờ, chúng ta chỉ đủ sức để làm công việc tập sự và chuẩn bị các hòn đá chưa được gọt dũa để cho những tay thợ thành thạo hơn nhiều sử dụng. Tìm mua: Khảo Cứu Tâm Thức TiKi Lazada Shopee Annie BesantDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khảo Cứu Tâm Thức PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luân Xa Và Các Trường Năng Lượng Của Con Người (Shafica Karagulla)
Mục Lục Mục Lục.. 3 Lời nói đầu... 5 Lời cảm ơn... 7 Giới thiệu.. 8 Tìm mua: Luân Xa Và Các Trường Năng Lượng Của Con Người TiKi Lazada Shopee 1. Một cái nhìn mới về Bản chất con người.. 13 I. Bình Minh của Một Tâm thức mới.. 13 II. Phá vỡ Rào cản của các Giác quan. 15 2. Các Trường và các Luân xa.. 20 III. Ba Trường Năng Lượng của Phàm Ngã.. 20 IV. Kết cấu và Chức năng của thể Dĩ Thái. 22 V. Vai trò của Luân Xa... 24 Luân xa đỉnh đầu... 28 Luân xa Trán... 29 Luân xa Cuống họng... 29 Luân xa tim... 30 Luân xa Tùng thái dương.. 30 Luân xa Lá lách.. 31 Luân xa Xương cùng... 31 Luân Xa Gốc. 32 Các luân xa phụ.. 32 Hệ Luân Xa... 32 VI. Thể Cảm dục và các Xúc cảm... 33 Các Luân Xa Cảm dục... 37 Luân xa Đỉnh đầu.. 38 Luân xa Cuống họng... 38 Luân xa Tim.. 38 Luân xa Tùng Thái dương. 38 Luân xa Gốc (Gốc cột sống). 39 Cột sống và Não bộ Cảm dục.. 39 VII. Các cấp độ cao hơn của Tâm thức... 40 Tác dụng của sự hình dung.. 42 Các luân xa Thể Trí.. 44 Thể Nguyên Nhân. 44 3. Nhãn thông như một công cụ chuẩn đoán.. 46 VIII. Cơ sở của Nghiên cứu bằng nhãn thông. 46 IX. Việc sử dụng thông nhãn trong nghiên cứu. 52 Những cơ chế của nhận thức bằng nhãn thông. 54Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luân Xa Và Các Trường Năng Lượng Của Con Người PDF của tác giả Shafica Karagulla nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luân Xa Và Các Trường Năng Lượng Của Con Người (Shafica Karagulla)
Mục Lục Mục Lục.. 3 Lời nói đầu... 5 Lời cảm ơn... 7 Giới thiệu.. 8 Tìm mua: Luân Xa Và Các Trường Năng Lượng Của Con Người TiKi Lazada Shopee 1. Một cái nhìn mới về Bản chất con người.. 13 I. Bình Minh của Một Tâm thức mới.. 13 II. Phá vỡ Rào cản của các Giác quan. 15 2. Các Trường và các Luân xa.. 20 III. Ba Trường Năng Lượng của Phàm Ngã.. 20 IV. Kết cấu và Chức năng của thể Dĩ Thái. 22 V. Vai trò của Luân Xa... 24 Luân xa đỉnh đầu... 28 Luân xa Trán... 29 Luân xa Cuống họng... 29 Luân xa tim... 30 Luân xa Tùng thái dương.. 30 Luân xa Lá lách.. 31 Luân xa Xương cùng... 31 Luân Xa Gốc. 32 Các luân xa phụ.. 32 Hệ Luân Xa... 32 VI. Thể Cảm dục và các Xúc cảm... 33 Các Luân Xa Cảm dục... 37 Luân xa Đỉnh đầu.. 38 Luân xa Cuống họng... 38 Luân xa Tim.. 38 Luân xa Tùng Thái dương. 38 Luân xa Gốc (Gốc cột sống). 39 Cột sống và Não bộ Cảm dục.. 39 VII. Các cấp độ cao hơn của Tâm thức... 40 Tác dụng của sự hình dung.. 42 Các luân xa Thể Trí.. 44 Thể Nguyên Nhân. 44 3. Nhãn thông như một công cụ chuẩn đoán.. 46 VIII. Cơ sở của Nghiên cứu bằng nhãn thông. 46 IX. Việc sử dụng thông nhãn trong nghiên cứu. 52 Những cơ chế của nhận thức bằng nhãn thông. 54Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luân Xa Và Các Trường Năng Lượng Của Con Người PDF của tác giả Shafica Karagulla nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ (Trân Châu)
ĐỊNH NGHĨA ĐIỂM ĐẠO - INITIATION DEFINED Đây là chương thứ hai trong quyển Điểm đạo trong Nhân Loại và Thái dương hệ, trong đó Đức DK viết về những khái niệm tổng quát của Điểm đạo. Ngài cũng đính chính một số điểm sai lầm thường gặp trong đề tài này. Sau đây là các điểm mà bạn cần lưu ý khi đọc: 1.Ngài định nghĩa các từ cơ bản trong sách của Ngài: điểm đạo, minh triết, kiến thức, sự thông hiểu. 2.Trong khi giải thích về điểm đạo, Ngài cũng đồng thời giải rõ các từ Phòng Vô Minh (Hall of Ignorance), Phòng Học Tập (Hall of Learning), và Phòng Minh Triết (Hall of Wisdom) mà bà Blavatsky đã dùng trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh của mình. Tìm mua: Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ TiKi Lazada Shopee Trước khi được Đức DK giải rõ trong quyển sách này (và trong quyển A Treatise on Cosmic Fire), ít ai trong hội Thông Thiên Học hiểu được chính xác những từ này khi đọc quyển sách của bà Blavatsky. Cũng xin nói thêm là quyển Tiếng Nói Vô Thinh cũng chính là tác phẩm của đức DK trong một kiếp trước của Ngài (khi Ngài là nhà sư Arya Asanga—Vô Trước của Phật Giáo). Các bạn thấy giáo lý của Thánh đoàn có sự phổ biến tuần tự nối tiếp nhau, theo kế hoạch, không có gì là ngẫu nhiên và tình cờ. 3.Trong phần nói về các khía cạnh của việc điểm đạo, Đức DK nói một cách bóng bẩy và ẩn dụ, ta cần suy gẫm và tìm hiểu thêm để có thể hiểu hết những gì Ngài nói. 4.Về phương diện nghi lễ của việc điểm đạo, Ngài nói qua nơi chốn hành lễ điểm đạo và đính chính những sai lầm mà người học đạo thường mắc phải. Ví dụ Ngài nói rằng lễ điểm đạo diễn ra trên ba phân cảnh cao của cõi trí, và trên ba cảnh giới cao hơn nữa, tùy theo mỗi cuộc điểm đạo. Ông C.W. Leadbeater có mắc sai lầm này, và trong quyển Chân sư và Thánh đạo, Ông cho rằng lễ điểm đạo diễn ra trên cõi trung giới. Ngài giải thích điều này như sau: Người ta đã nói rằng hai cuộc điểm đạo đầu tiên xảy ra trên cảnh giới cảm dục nhưng điều này không đúng, và lời tuyên bố này đã gây ngộ nhận. Hai cuộc điểm đạo này được cảm nhận sâu đậm đối với các thể: cảm dục, thể xác và hạ trí, và ảnh hưởng đến sự chủ trị các thể này. Vì rằng hiệu quả chính yếu được cảm thấy trong các thể này, và vì lực sinh động của nó cũng như sức kích thích của hai cuộc điểm đạo đầu tiên được biểu lộ nhiều nhất là trong thể cảm dục, nên điểm đạo đồ có thể tưởng rằng chúng diễn ra trên các cảnh giới tương ứng. Nhưng chúng ta cần phải luôn luôn nhớ rằng các cuộc điểm đạo chính yếu đều được tiếp nhận trong thể nguyên nhân hoặc—tách rời khỏi thể này—trên cảnh giới bồ-đề hay niết-bàn. Như vậy chính Chân Nhân chứ không phải phàm ngã được điểm đạo. Do đó, khi đã được điểm đạo trong một kiếp nào đó rồi thì những kiếp sau con người vẫn là một điểm đạo đồ của cấp bậc đó, tuy rằng y có thể không nhớ lại việc điểm đạo trong các kiếp trước. 5.Đức DK có nhắc đến các cuộc điểm đạo Vũ trụ (Cosmic Initiation) mà Ngài có triển khai sau này trong các quyển sách tiếp theo. Các bạn sẽ gặp lại Cosmic Initiation khi học về các Hành Tinh Thượng đế trong Cosmic Fire. Bài viết nêu những khái niệm căn bản về Điểm đạo, tuy không phải là dễ hiểu lắm. Tuy nhiên, các bạn chỉ cần hiểu những khái niệm căn bản trước, những điều tế vi, thâm sâu sẽ được hiểu rõ sau khi ta đi sâu vào giáo lý của Đức DK. Các bạn cũng lưu ý, dịch giả Trân Châu dùng từ ĐĐCG là viết tắt của Đại Đoàn Chưởng Giáo để dịch chữ Hierarchy, Huyền Giai, Thánh Đoàn. Các dịch giả Thông Thiên Học trước đây dịch là Quần Tiên Hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ PDF của tác giả Trân Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.