Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)

Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau:

“Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ”

Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ.

Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau.

Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee

Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi.

Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp.

Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn.

Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo.

Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi.

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:

1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta

2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)

4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)

5. Tánh Không (John Blofeld)

6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)

7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Bures-sur-Yvette, 05.03.13

Hoang Phong

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Triết Lý Đại Đồng (Đạo Cao Đài)
Đức Hộ-Pháp nói: “Sở dĩ Đức CHÍ-TÔN chọn đất nước Việt-Nam này làm Thánh-Địa để Phổ-Độ chúng sanh kỳ ba, chỉ vì Việt Nam là nơi kết hợp được tinh hoa của tất cả các nguồn Văn minh trên thế giới, Việt Nam là nơi tổng hợp các ngành đạo đức: Nho, Lão, Thích và cũng là nơi gặp gỡ của hai nền văn minh Đông Tây”Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Lý Đại Đồng PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê (Nguyễn Hiến Lê)
Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經; phát âm tiếng Trung: nghe (trợ giúp·chi tiết)) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại “nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!”, Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ “Đạo Đức Kinh” dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử. Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh. Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh. Đạo Đức Kinh có 2 bản dịch ra tiếng Việt phổ biến bởi Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần. Ngoài ra còn có một bản dịch song ngữ Anh-Việt của dịch giả Vũ Thế Ngọc, căn cứ trên cổ bản Mã Vương Đôi với câu mở đầu: “Đạo khả đạo dã phi hẳng đạo dã, danh khả danh dã phi hằng danh dã”. Tìm mua: Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê (Nguyễn Hiến Lê)
Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經; phát âm tiếng Trung: nghe (trợ giúp·chi tiết)) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại “nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!”, Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ “Đạo Đức Kinh” dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử. Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh. Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh. Đạo Đức Kinh có 2 bản dịch ra tiếng Việt phổ biến bởi Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần. Ngoài ra còn có một bản dịch song ngữ Anh-Việt của dịch giả Vũ Thế Ngọc, căn cứ trên cổ bản Mã Vương Đôi với câu mở đầu: “Đạo khả đạo dã phi hẳng đạo dã, danh khả danh dã phi hằng danh dã”. Tìm mua: Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền (Richard Wilhelm)
Bí mật của bông hoa vàng là một cuốn sách về thiền và thuật giả kim Trung Quốc được dịch bởi Richard Wilhelm và được nhận xét bởi Carl Jung. Nó ám chỉ một phép ẩn dụ mà mỗi người trong chúng ta bắt buộc phải thức tỉnh, để mở ý thức của chúng ta về phía Ánh sáng, một lối mở nguyên thủy được biểu tượng thông qua bông hoa vàng, một trung tâm quyền lực nơi mọi thứ lưu thông và vượt qua. Nói về công việc này là đề cập đến một trong những văn bản về tôn giáo Đạo giáo quan trọng nhất nhưng cũng là những văn bản gây tranh cãi nhất. Cuốn sách của Bí mật của bông hoa vàng là bản dịch "Tây hóa" của một trong những di sản tinh thần quan trọng nhất của châu Á. Vì vậy, và như đã xảy ra với Cuốn sách Tây Tạng của người chết, nó đã được tiến hành để đơn giản hóa nhiều chi tiết để biến nó thành thủ công trên yoga Trung Quốc mà thế giới phương Tây có thể hiểu một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là nhiều hơn nữa. Được biết, lời chứng đầu tiên của văn bản này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ bảy, trên một số bảng gỗ. Đó là một chuyên luận cổ của Trung Quốc về chủ nghĩa bí truyền được truyền miệng. Các nguyên tắc, mật mã và trí tuệ của nó được thu thập bởi một thành viên của cái gọi là Tôn giáo Ánh sáng, người lãnh đạo là Lu Yan. Người ta cho rằng tất cả những phương pháp được mô tả đều quay trở lại với những ý tưởng đã xuất hiện ở Ba Tư và bắt nguồn từ truyền thống ẩn dật của Ai Cập. Đó là như chúng ta thấy, một cuốn sách siêu việt. Bây giờ, sự phức tạp của tôn giáo của họ là vô cùng lớn. Nói về quá trình giả kim mà qua đó chúng ta sẽ chiếu sáng nơi ở của ý thức tâm linh. Đối với điều này, chúng ta phải đặt sự chú ý của chúng ta vào một không gian linh thiêng bên trong, trong đóa hoa vàng vừa là nguồn gốc vừa là mục tiêu của chúng ta. Mặt khác, và mặc dù Wilhelm và Carl Jung, trên đường đi một số khái niệm, quản lý để cung cấp cho chúng tôi một công việc mà chúng tôi có thể bắt đầu những ý tưởng đó, theo triết lý đó. "Bông hoa vàng, là ánh sáng và ánh sáng của thiên đường là Đạo. Có "túi mầm", nơi tinh túy và sự sống vẫn là một đơn vị. Sự ra đời của quá trình giả kim diễn ra, khi bóng tối sinh ra Ánh sáng ". Tìm mua: Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền TiKi Lazada Shopee -Bí mật của bông hoa vàng- Bí mật của bông hoa vàng, một cuộc tìm kiếm bên trong Carl Jung kể trong hồi ký của mình rằng ông luôn cảm thấy hứng thú với triết học phương Đông. Đó là vào khoảng năm 1920 khi anh bắt đầu thử nghiệm Kinh Dịch, sâu sắc gần như không nhận ra điều đó trong trí tuệ tổ tiên, bằng ngôn ngữ tượng hình đó và trong những truyền thống phương Đông đã làm anh say đắm. Chính vào những năm đó, khi anh gặp Richard Wilhelm, một nhà tội lỗi học, nhà thần học và nhà truyền giáo nổi tiếng người Đức, chuyên về dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Trung sang tiếng Đức. Ý tưởng dịch cuốn sách của Bông hoa vàng Anh rời khỏi đó, sau cuộc gặp đầu tiên ở "Trường học trí tuệ" và sau đó là câu lạc bộ tâm lý học. Năm 1923, tác phẩm được đưa ra ánh sáng với lời mở đầu và bình luận của Jung. Năm 1931, Carl Baynes đã dịch nó sang tiếng Anh và sớm đi khắp thế giới để trở thành bằng cách nào đó, trong cuốn sách mà nhiều người đã ở đầu giường và nói về yoga Trung Quốc. Tuy nhiên, Có bí mật của bông hoa vàng một mình của yoga và thiền? Không hề. Tầm quan trọng của việc phát triển hoa vàng đặc biệt của chúng tôi Tiêu đề ban đầu của cuốn sách đã nói lên một cái gì đó như "Hướng dẫn phát triển bông hoa vàng". Để hiểu mục đích của cuốn sách này, trước tiên chúng ta phải biết hoa vàng là gì. Bông hoa vàng là một phép ẩn dụ, nhưng một phép ẩn dụ đề cập đến một loại giả kim thuật, để chuyển đổi nội bộ. Triết lý Đạo giáo khẳng định rằng có một năng lượng tâm linh vượt qua tất cả chúng ta. Một ánh sáng tượng trưng cho lương tâm của chúng ta. Để đánh thức ánh sáng hoặc bông hoa vàng của chúng ta, chúng ta phải thực hiện một loạt các bài thiền và bài tập mà trong văn bản gốc, họ gọi là giả kim thuật năng lượng. Những bài tập liên tục này sẽ cho phép chúng ta từng chút một, tập trung ánh sáng và định hình (làm nảy mầm) bông hoa vàng. Rất có thể là từ tầm nhìn phía tây của chúng ta, tất cả những nguyên tắc này được nêu ra trong bí mật của bông hoa vàng, dường như chúng ta có một cái gì đó rất xa và thậm chí là người lạ. Tuy nhiên, hãy chờ một lát, trong những gì thu hút sự chú ý của Carl Jung. Trong sắc thái đó với tư cách là một bác sĩ tâm thần và tiên phong trong tâm lý học phân tích, ông đã quyến rũ ông trong suốt phần lớn cuộc đời: bông hoa vàng buộc chúng ta phải gạt bỏ tâm trí của mình và bị xã hội chiếm giữ, để đạt đến một tâm trí cao hơn, tự do hơn, sáng tạo hơn và thậm chí là thiên thể. Ánh sáng luôn luôn lọc trong các xoáy của chúng ta. Lương tâm của chúng ta tràn ra xung quanh chúng ta trong mọi thứ chúng ta muốn, trong những gì chúng ta mơ ước hoặc trong những gì xung quanh chúng ta. Chúng ta phải tập trung tâm trí vào bên trong để cho phép bông hoa vàng nảy mầm và đánh thức ý thức. Bình tĩnh để mở rộng trái tim Tại thời điểm này, nhiều độc giả của chúng tôi sẽ hỏi một câu hỏi rõ ràng hơn. Tôi nên thực hiện loại giả kim / thiền nào để đạt được ánh sáng đó được mô tả trong Bí mật của bông hoa vàng? Câu trả lời nằm ở một thứ dường như có thể đơn giản nhưng đòi hỏi sự cống hiến, thực hành và ý chí tuyệt vời: chúng ta phải học cách làm dịu tâm trí để mở rộng trái tim. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình là ai. Có lẽ, sau câu hỏi đó và gần như không nhận ra nó, chúng ta sẽ hình dung ra khuôn mặt của mình. Tuy nhiên,, những gì định nghĩa những gì chúng ta không phải là cơ thể của chúng ta: chúng là những suy nghĩ. Và rất có thể, là họ nói quá nhiều, nói với chúng tôi những lời nói dối và khiến chúng tôi tin những điều không có thật. Vì vậy, điều tốt nhất là im lặng họ. Để làm dịu tin đồn về ý nghĩ đó, chúng ta sẽ tập thở sâu, để từng chút một, nội thất của chúng ta sẽ im lặng. Đây là điều chúng tôi sẽ không đạt được trong một ngày hoặc một tuần. Làm dịu tâm trí cần có thời gian. Khi chúng ta đạt đến sự im lặng bên trong, sự phản ánh sẽ đến. Và ngay lập tức, chúng tôi sẽ liên lạc với tinh thần của trái tim mình, với bệ đỡ nơi lương tâm được đặt và làm việc thường xuyên với ai. Bí mật của bông hoa vàng dựa trên việc thực hành thiền định một cách thường xuyên. Tại một số điểm, khi công việc cẩn thận đó lần lượt loại bỏ tất cả các lớp đã bị mắc kẹt và điều hòa tâm trí của chúng ta, chúng ta sẽ hình dung ra một mạn đà la. Một hình chứa biểu tượng giả kim phát sáng đó sẽ giải phóng hoàn toàn chúng ta: bông hoa vàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền PDF của tác giả Richard Wilhelm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.