Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Tô Hoài)

Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội.

Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”.

Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ.

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu.

Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.

NGUYỄN VINH PHÚC

10.1999

***

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến Bỏi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Thi Iliad - Homer (Homer)
Tóm tắt trường ca "Iliad": Iliad là bản trường ca Hy lạp cổ nhất và có lẽ hay nhất trong văn học Tây phương. Qua chuỗi dài lịch sử đã tạo cảm hứng cho vô vàn tác phẩm nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc, thi ca cho đến tiểu thuyết, kịch nghệ, âm nhạc. Tác phẩm tất cả gồm hai mươi bốn khúc, khúc nào cũng lôi cuốn khiến người nghe ngây ngất, phần vì ý phần vì lời. Kể một giai đoạn ngắn năm mươi ngày trong năm thứ mười cuộc chiến tranh thành Troie, với câu chuyện xoay quanh về mối bất hòa giữa vị tướng kiệt xuất Achilleus của Hy Lạp và thống soái Agamemnon, cùng với nỗi phẫn nộ Achilleus cực chẳng đã phải mang trong lòng. Chiến trận rền vang, chàng lui về trại không tham dự, lực lượng Achaian vì thế suy yếu trầm trọng. Mãi tới lúc bạn chí thiết Patroklos tử trận, chàng mới rời trại ra chiến trường giao chiến và giết chết Hektor. Không những thế nhân giao chiến, mà cả thần linh cũng xung đột sâu sắc, và cuộc chiến vì thế trở nên kéo dài và vô cùng đẫm máu. Phần cuối trường ca kể về lễ hỏa táng Hektor. Tác phẩm là biểu tượng miêu tả số phận nhân loại hoàn toàn do định mệnh đưa đẩy.Đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại cũng được phản ánh một cách chân thực trong tác phẩm, trong đó có thể thấy quá trình diễn biến từ chế độ thị tộc đến sự hình thành thành bang của chế độ nô lệ, đồng thời ca ngợi các nhân vật anh hùng kiệt xuất của phía Hy Lạp như Achille, của phía Troie như Hektor. Kết hợp chuyện truyền khẩu với chuyện thần thoại để đúc kết, tác phẩm được các thi sĩ ca công ngâm vịnh, phô diễn trước quần chúng qua nhiều thế hệ trước khi được ghi lại thành văn vào thế kỷ VIII trước công nguyên. Mời các bạn đón đọc trường ca: "Iliad - Homer" Tìm mua: Sử Thi Iliad - Homer TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Thi Iliad - Homer PDF của tác giả Homer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Thi Iliad - Homer (Homer)
Tóm tắt trường ca "Iliad": Iliad là bản trường ca Hy lạp cổ nhất và có lẽ hay nhất trong văn học Tây phương. Qua chuỗi dài lịch sử đã tạo cảm hứng cho vô vàn tác phẩm nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc, thi ca cho đến tiểu thuyết, kịch nghệ, âm nhạc. Tác phẩm tất cả gồm hai mươi bốn khúc, khúc nào cũng lôi cuốn khiến người nghe ngây ngất, phần vì ý phần vì lời. Kể một giai đoạn ngắn năm mươi ngày trong năm thứ mười cuộc chiến tranh thành Troie, với câu chuyện xoay quanh về mối bất hòa giữa vị tướng kiệt xuất Achilleus của Hy Lạp và thống soái Agamemnon, cùng với nỗi phẫn nộ Achilleus cực chẳng đã phải mang trong lòng. Chiến trận rền vang, chàng lui về trại không tham dự, lực lượng Achaian vì thế suy yếu trầm trọng. Mãi tới lúc bạn chí thiết Patroklos tử trận, chàng mới rời trại ra chiến trường giao chiến và giết chết Hektor. Không những thế nhân giao chiến, mà cả thần linh cũng xung đột sâu sắc, và cuộc chiến vì thế trở nên kéo dài và vô cùng đẫm máu. Phần cuối trường ca kể về lễ hỏa táng Hektor. Tác phẩm là biểu tượng miêu tả số phận nhân loại hoàn toàn do định mệnh đưa đẩy.Đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại cũng được phản ánh một cách chân thực trong tác phẩm, trong đó có thể thấy quá trình diễn biến từ chế độ thị tộc đến sự hình thành thành bang của chế độ nô lệ, đồng thời ca ngợi các nhân vật anh hùng kiệt xuất của phía Hy Lạp như Achille, của phía Troie như Hektor. Kết hợp chuyện truyền khẩu với chuyện thần thoại để đúc kết, tác phẩm được các thi sĩ ca công ngâm vịnh, phô diễn trước quần chúng qua nhiều thế hệ trước khi được ghi lại thành văn vào thế kỷ VIII trước công nguyên. Mời các bạn đón đọc trường ca: "Iliad - Homer" Tìm mua: Sử Thi Iliad - Homer TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Thi Iliad - Homer PDF của tác giả Homer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Thi Odyssey - Homer (Homer)
liad và Odyssey của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một. Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ… Iliad và Odyssey là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ. Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn Bên cạnh đó, Iliad và Odyssey còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên Tìm mua: Sử Thi Odyssey - Homer TiKi Lazada Shopee Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ. Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odyssey. Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người. Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này. Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo. Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệm hữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ. Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc… Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch Với tâm thế đúng mực, chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều điều hữu ích từ những tác phẩm cổ điển. Vì suy cho cùng, việc mắc kẹt hoàn toàn trong hiện tại hoặc luôn ngoái đầu hoài vọng về quá khứ chỉ dẫn ta vướng vào hết sự vô tri này đến sự vô tri khác. Dịch giả Đỗ Khánh Hoan nguyên giáo sư và trưởng ban Anh văn, Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Saigon (1964-1979). Trước kia, khi còn ở trong nước, ngoài việc giảng dạy văn chương, văn học Anh Mỹ, ông thường chuyển dịch danh tác văn chương hai xứ này. Từ ngày ra nước ngoài, định cư ở Canada, ông dành thì giờ tìm hiểu văn nghệ xứ tuyết rừng phong, giới thiệu một số cây bút sáng giá, chuyển ngữ nhiều truyện ngắn giá trị. Thêm vào đó, qua tìm hiểu văn học châu Mỹ Latinh, từ 1983 đến nay, ông giới thiệu cây bút đặc sắc. Ông đã xuất bản Văn học Brasil (1997) và dự tính xuất bản bộ Văn học Châu Mỹ Latinh. Hai cuốn sử thi Iliad, Odyssey được GS Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ trọn vẹn từ tiếng Hy Lạp. Mời các bạn đón đọc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Thi Odyssey - Homer PDF của tác giả Homer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Văn Hóa Nam Bộ (Trần Thuận)
Đặc trưng nổi bật trong văn hóa Nam bộ là sự cộng cư và giao thoa văn hóa giữa các tộc người. Do đặc tính của vùng “đất mới”, quá trình khai phá và tạo dựng diễn ra trong bối cảnh có sự chung tay của nhiều lớp cư dân, của nhiều tộc người, cà cư dân bản địa lẫn di dân từ mọi miền đến đây. Trong bức tranh Nam bộ từ thế kỷ XVII - XVIII, và cả sau này, mỗi tộc người có mặt ở đây, cho dù có khác nhau về văn hóa truyền thống và tôn giáo… nhưng họ vẫn thể hiện được nhiều nét tương đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội… Nam bộ vài nét lịch sử - văn hóa gồm 3 tập là công trình nghiên cứu của phó giáo sư Tiến sĩ sử học Trần Thuận. Tập 3 sẽ đề cập đến những vấn đề sau: Cuộc nhân duyên giữa công nữ Ngọc Vạn với quốc vương Chân Lạp; Đặc điểm lịch sử vùng đất Bình Dương thời khai phá (thế kỷ XVII - XVIII); Bức tranh văn hóa Nam bộ dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII); Chính sách của triều Nguyễn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Nam bộ; Vùng đất Ba Giồng trong cuộc chiến giữa chúa Nguyễn với Tây Sơn ở Gia Định (1776 - 1788); Thương cảng Sài Gòn trong đời sống xã hội Nam kỳ thời thuộc Pháp; Lụa phương Nam; Tục thí giàn ở Nam bộ- Giá trị nhân văn và đôi điều trăn trở; Sài Gòn nửa đầu thế kỷ XIX qua ghi chép của người phương Tây; Sài Gòn trước lúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nướcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Hóa Nam Bộ PDF của tác giả Trần Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.