Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chữ Nôm: Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến - Đào Duy Anh

Chữ Nôm: Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến - Đào Duy Anh

Chữ Nôm là gì?

Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện cơ bản là phải biết chữ Hán, nhưng đó là điều kiện cần thiết chứ không phải điều kiện đầy đủ. Còn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nôm qua các đời, cùng với nguồn gốc của nó, và để nắm được những điều kiện trên thì lại cần nắm được một số quy luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt Nam và tiếng Hán Việt. Do đó chúng ta cần phải nhằm những mặt ấy mà nghiên cứu chữ Nôm.

Chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở thành, cũng như chữ Hán, một thứ cổ tự không được dùng trong đời sống hàng ngày nữa. Thứ cổ tự này không được dạy riêng cho nên hiện nay rất ít người biết đọc. Nhưng là chữ dân tộc, nó đã cùng với chữ Hán mang chứa một phần quan trọng văn hóa dân tộc của ta, mà hiện nay một mình Thư viện Khoa học Xã hội ở Hà Nội cũng còn giữ được đến 1186 quyển sách chữ Nôm. Trong công cuộc nghiên cứu văn hóa cổ của nước ta, nếu không biết chữ Nôm thì làm sao khai thác được cả cái vốn cổ chữ Nôm còn giữ được ở thư viện đấy và chắc là cũng còn rải rác trong dân gian?

Nghiên cứu chữ Nôm như thế nào?

Để nghiên cứu chữ Nôm một cách có hệ thống thì phải nói đến người Pháp A. Chéon là người đầu tiên. Ông soạn sách Cours de Chữ Nôm làm giáo trình dạy cho người Pháp học tiếng Việt Nam, nhưng hiện chúng tôi không có sách ấy (bản của Thư viện Khoa học Xã hội đã bị mất từ lâu, không thấy có trong số sách chúng ta tiếp quản của Viện Viễn Đông bác cổ). Kế đến các nhà học giả Trung Quốc Văn Hựu, tác giả bài "Luận về tổ chức của chữ Nôm và mối quan thiệp của nó với chữ Hán", đăng trong Yên kinh học báo kỳ 14, bài này đã được nhà học giả Nhật Bản Sơn Bản Đạt Lang giới thiệu trong Đông Dương học báo quyển 22, số 2, năm 1935. Sau nữa có nhà học giả Trung Quốc khác là Vương Lực, năm 1948 viết một bài nghiên cứu về tiếng Hán Việt, mục cuối cùng nghiên cứu về chữ Nôm đề là "Chữ Việt phỏng theo chữ Hán mà tạo thành". Hai tác phẩm sau đó chỉ nhằm giới thiệu chữ Nôm với người ngoại quốc nên chỉ là nghiên cứu về một vài khía cạnh, đặc biệt là cách cấu tạo của chữ Nôm thôi.

Người Việt Nam thì chưa ai nghiên cứu chữ Nôm được kỹ. Đại khái từ ông Nguyễn Văn Tố (năm 1930) đến ông Trần Văn Giáp (năm 1969), các nhà hoặc chỉ là nhân nghiên cứu văn học Việt Nam mà suy nghĩ về nguồn gốc chữ Nôm, hoặc chỉ mới là dẫn những tài liệu cũ mà trình bày những ý kiến khác nhau về vấn đề ấy.

Nhằm giúp đỡ các bạn thanh niên làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm mà khai thác cái kho tàng sách Nôm hiện có, chúng tôi dựa vào những yêu cầu trình bày trên kia mà soạn sách Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến với một chương cuối nói về cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc.

Chúng tôi lại thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm của ta.

Đây là một cố gắng đầu tiên trong công cuộc nghiên cứu chữ Nôm của tôi, tự cảm thấy còn nhiều thiếu sót, mong các nhà học giả, nhất là các nhà ngôn ngữ học, chỉ chính.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Gương Luân Lý - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1934)
Là một trí thức am tường cả hai nền văn hoá Đông - Tây, lại được làm nhiệm vụ của một nhân viên cao cấp trong Toà sứ, nên ông có điều kiện thuận lợi tiếp cận với nguồn tư liệu chính thống của Nhà nước Bảo hộ, đồng thời thường xuyên tiếp thu tư liệu điền dã ở các địa phương, được kế thừa, ảnh hưởng sâu sắc truyền thống thượng võ và văn hiến của quê hương, nên Nhật Nham sớm hội đủ tư chất để trở thành nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá. “Vị tiền” – Tập truyện dài xuất bản năm 1933 có thể được xem là tác phẩm, là đứa con tinh thần đầu tiên của ông cũng như của các tác giả văn xuôi Bắc Giang ở thế kỷ 20. Cũng năm 1933 ông lại cho xuất bản Trịnh gia Chính phả, một trong những cuốn phả đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ và được công bố rộng rãi. Gương Luân LýNXB Ngô Tử Hạ 1934Trịnh Như Tấu68 TrangFile PDF-SCAN
Hưng Yên Địa Chí - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1937)
Tỉnh Hưng Yên xưa nay đã có quyển sách địa dư nào chưa? Chưa thực sự có, Vì dù có thì cũng đơn giản về từng sự tích mà thôi, chứ chưa có bộ sách hoàn toàn nào xuất thế. Ông Trịnh Như Tấu hiện tòng sự tại tòa sứ Hưng Yên, là một người có học vấn uyên bác, thường lưu tâm khảo cứu. Ông có chí làm sách địa dư Hưng Yên, cho nên những giờ công hạ, ông đều dùng vào sự viết sách, và những ngày được nghỉ, ông thường đi du lịch mọi nơi, đã mấy năm, mới lập thành bản thảo, thật là có công với tỉnh Hưng Yên và có công với địa dư học nhiều lắm. Hưng Yên Địa ChíNXB Ngô Tử Hạ 1937Trịnh Như Tấu157 TrangFile PDF-SCAN
Hà Đông Tỉnh Địa Dư Chí - J. Rouan (NXB Trung Bắc Tân Văn 1925)
Giới thiệu về: Địa dư, chủng tộc, dân số, lịch sử trước và sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam của tỉnh Hà Đông; cách tổ chức và đường lối cai trị của thực dân Pháp; Tình hình kinh tế; phong cảnh đẹp, các truyện cổ tích của Hà Đông. Hà Đông Tỉnh Địa Dư ChíNXB Trung Bắc Tân Văn 1925J. Rouan109 TrangFile PDF-SCAN
Từ Hà Nội Đến Hồ Ba Bể - Trịnh Như Tấu (NXB Tri Tân 1943)
Chúng tôi, chuyên đi Ba Bể này, không ngoài cái đích "Đi cho biết đó biết đây". Câu chuyện thuật lại cuộc phiếm du để in móng chim hồng mà tôi biến các bạn đọc đây chỉ là mấy tấm ảnh kỷ niệm của người vụng chụp. Vậy xin các bạn lượng thứ trước khi thần du với chúng tôi. Từ Hà Nội Đến Hồ Ba BểNXB Tri Tân 1943Trịnh Như Tấu138 TrangFile PDF-SCAN