Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (Thích Thanh Từ)

LỜI NÓI ĐẦU

Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác phẩm của các Thiền sư nằm trong hệ thống Thiền tông do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền xuống. Tập sách này do góp năm tác phẩm nhỏ chung lại.

Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục Tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền Viện Chân Không phiên dịch, chúng tôi xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách.

Tác phẩm thứ hai là Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của Thiền sư Tuệ Hải, đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Chúng tôi phiên dịch và đã xuất bản vào năm 1971, nhưng hiện đã hết, nay cho in vào đây cũng là một cách tái bản cho độc giả tiện việc nghiên cứu.

Tác phẩm thứ ba là Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ của Thạch Thành Kim hiệu Thiên Cơ đời Minh, Ngài là môn đệ dòng Thiền Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch, chưa xuất bản. Tìm mua: Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn TiKi Lazada Shopee

Tác phẩm thứ tư là Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Thiền sư Thiệu Cẩn hiệu Oánh Sơn dòng Tào Động ở Nhật Bản. Chúng tôi phiên dịch và đã cho in chung trong quyển Tham Thiền Yếu Chỉ xuất bản vào năm 1962, hiện đã hết.

Tác phẩm thứ năm là Tham Thiền Yếu Chỉ của Hòa thượng Hư Vân, một Thiền sư Trung Hoa gần chúng ta nhất. Trong tác phẩm này, Ngài dạy nghiêng về thoại đầu theo lối tu sau này của dòng Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch và đã cho xuất bản năm 1962, hiện đã hết. Để góp lại làm một tài liệu chung cho phương pháp tu đốn ngộ, chúng tôi cho in chung trong tập này.

Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền Đốn Ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông.Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quý ở chỗ lãnh hội, chớ không quý ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội.

Về phần lượng, quyển sách này chưa thấm vào đâu; song phần phẩm, nó thật đáng kể. Nếu là độc giả nghiền nát được văn tự, có thể con đường đốn ngộ không xa. Nếu là hành giả thì nương vào đây làm kim chỉ nam tiến bước, bảo sở không mong cũng sẽ đến.

THÍCH THANH TỪ

TU VIỆN CHÂN KHÔNG

Mùa An Cư 1974

THIỀN SƯ HUYỀN GIÁCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh (Samuel Huntington)
Chính trị thế giới đang bước vào một thời kỳ mới, và các học giả vội vã dội vào chúng ta những kiến giải về diện mạo tương lai của nó: sự cáo chung của lịch sử, sự phục hồi những cuộc cạnh tranh truyền thống giữa các nhà nước dân tộc, sự sa sút của nhà nước dân tộc trước sức ép của các khuynh hướng khác của chủ nghĩa phân lập bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu… Mỗi cách kiến giải này đều nắm bắt những khía cạnh riêng biệt của hiện thực đang hình thành. Nhưng tất cả chúng đều bó qua một khía cạnh cơ bản cốt yếu nhất của vấn đề. Tôi cho rằng nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa. Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ là giai đoạn diễn biến cuối cùng của các xung đột toàn cầu trên thế giới hiện đại. Trong một thế kỷ rưỡi sau sự ra đời của hệ thống quốc tế hiện đại với Hòa ước giữa các ông vua: các hoàng đế, quốc vương, các nhà quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến, những người ra sức mở rộng bộ máy quan liêu; tăng cường quân đội, củng cố sức mạnh kinh tế của mình, mà Cái chính là liên kết các vùng đất mới vào lãnh thổ của mình. Quá trình này đẻ ra các nhà nước dân tộc, và bắt đầu từ cuộc Ðại Cách mạng Pháp, các tuyến xung đột cơ bản kéo ra không hẳn là giữa những người cầm quyền, mà đúng hơn là giữa các dân tộc. Như R.R. Palmer đã nói năm 1793: „Những cuộc chiến tranh giữa các ông vua đã chấm dứt, và những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc đã bắt đầu.“ Cái mô hình này kéo dài suốt thế kỷ Tìm mua: Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh TiKi Lazada Shopee 19 cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Rồi do kết quả của cuộc cách mạng Nga và phản ứng chống lại nó, xung đột giữa các dân tộc nhường chỗ cho xung đột giữa các hệ tư tưởng. Các bên xung đột lúc đầu là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc xã và chế độ dân chủ tự do, rồi sau đó là chủ nghĩa cộng sản và chế độ dân chủ tự do. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, xung đột này thể hiện qua cuộc đọ sức giữa hai siêu cường, mà cả hai đều không phải là nhà nước dân tộc theo nghĩa cổ điển của Châu Âu. Mỗi siêu cường đều tự xác định mình bằng các phạm trù hệ tư tưởng. Xung đột giữa các ông hoàng, các nhà nước dân tộc và các hệ tư tưởng chủ yếu là xung đột trong nền văn minh phương Tây. William Lind gọi đó là „những cuộc nội chiến Phương Tây“. Ðây là bản chất của Chiến tranh lạnh cũng như của các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh hồi thế kỷ 17, 18 và 19. Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, giai đoạn Phương Tây của sự phát triển của chính trị quốc tế cũng kết thúc. Trọng tâm xung đột chuyển thành tác động qua lại giữa Phương Tây và các nền văn minh phi Phương Tây. Trong giai đoạn mới này, các dân tộc và các chính phủ của các nền văn minh Phi Phương Tây không còn đóng vai trò như là các đối tượng của lịch sử mục tiêu của chính sách thực dân Phương Tây nữa, mà cùng với Phương Tây, chúng bắt dầu khởi động và sáng tạo ra lịch sửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh PDF của tác giả Samuel Huntington nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Đã Dạy Những Gì (Walpola Rahula)
Mục lục BẢNG VIẾT TẮT (các kinh Pàli được trích dẫn) ÐỨC PHẬT Chương Một: THÁI ÐỘ TINH THẦN PHẬT GIÁO Chương Hai: TỨ DIỆU ÐẾ Chân lý thứ nhất: DUKKHA (Khổ) Tìm mua: Đức Phật Đã Dạy Những Gì TiKi Lazada Shopee Chương Ba: DIỆU ÐẾ THỨ HAI: TẬP (Samudaya): Nguyên nhân của khổ Chương Bốn: DIỆU ÐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha) Sự chấm dứt khổ Chương Năm: DIỆU ÐẾ THỨ TƯ: ÐẠO (Magga): Con Ðường Chương Sáu: VÔ NGÃ (ANATTA) Chương Bảy: QUÁN TƯỞNG Sự đào luyện tâm ý: Bhàvanà Chương Tám: PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY Phụ lục: KINH NIỆM XỨ Satipatthànasutta Lời giới thiệu Ðại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Ðại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Ðại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Ðại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Ðại đức qua Ðại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Ðại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Ðại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Ðại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản. Nói một cách khác, không có Đại thừa hay Tiểu thừa, không có Nam tông hay Bắc tông. Sở dĩ có phân chia tông phái là vì sự diễn biến của lịch sử và sự truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, quốc độ khác nhau và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn bản chung cho tất cả truyền thống. Quyển sách này là một sự cố gắng của tác giả để giới thiệu những giáo lý căn bản ấy và những ai muốn tìm hiểu đạo Phật cũng cần phải hiểu biết ít nhất số giáo lý căn bản ấy. Riêng đối với Phật tử Việt Nam một số lớn được học ngay vào kinh điển Ðại thừa, lại cần phải hiểu giáo lý căn bản này để soi sáng lại sự hiểu biết của mình và để tìm lại sự liên tục của quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo. Riêng đối với sinh viên Ðại học Vạn Hạnh, tài liệu của tập sách này cần được xem là tài liệu căn bản và tối thiểu để xây dựng nền tảng Phật học của mình. Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu Mỹ, một giới trí thức có một bối cảnh khoa học và văn minh Cơ đốc giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển này phần lớn nhờ ở điểm này. Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển PÀli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và bắt chước. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, và vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của đức Phật bị bóp méo, rạn nứt rất nhiều. Ðể bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày, một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành. Dịch giả quyển sách này là cô Trí Hải, một tên quá quen thuộc với giới học giả với tài dịch thuật và sự hiểu biết giáo lý căn bản của cô để cần phải giới thiệu dài dòng về cô. Tên của cô cũng đủ bảo đảm cho giá trị dịch thuật của tập sách này rồi. Saigon, ngày 9-1-1966 Tỳ-kheo Thích Minh Châu Viện trưởng Viện Ðại Học Vạn HạnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Đã Dạy Những Gì PDF của tác giả Walpola Rahula nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Đã Dạy Những Gì (Walpola Rahula)
Mục lục BẢNG VIẾT TẮT (các kinh Pàli được trích dẫn) ÐỨC PHẬT Chương Một: THÁI ÐỘ TINH THẦN PHẬT GIÁO Chương Hai: TỨ DIỆU ÐẾ Chân lý thứ nhất: DUKKHA (Khổ) Tìm mua: Đức Phật Đã Dạy Những Gì TiKi Lazada Shopee Chương Ba: DIỆU ÐẾ THỨ HAI: TẬP (Samudaya): Nguyên nhân của khổ Chương Bốn: DIỆU ÐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha) Sự chấm dứt khổ Chương Năm: DIỆU ÐẾ THỨ TƯ: ÐẠO (Magga): Con Ðường Chương Sáu: VÔ NGÃ (ANATTA) Chương Bảy: QUÁN TƯỞNG Sự đào luyện tâm ý: Bhàvanà Chương Tám: PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY Phụ lục: KINH NIỆM XỨ Satipatthànasutta Lời giới thiệu Ðại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Ðại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Ðại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Ðại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Ðại đức qua Ðại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Ðại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Ðại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Ðại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản. Nói một cách khác, không có Đại thừa hay Tiểu thừa, không có Nam tông hay Bắc tông. Sở dĩ có phân chia tông phái là vì sự diễn biến của lịch sử và sự truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, quốc độ khác nhau và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn bản chung cho tất cả truyền thống. Quyển sách này là một sự cố gắng của tác giả để giới thiệu những giáo lý căn bản ấy và những ai muốn tìm hiểu đạo Phật cũng cần phải hiểu biết ít nhất số giáo lý căn bản ấy. Riêng đối với Phật tử Việt Nam một số lớn được học ngay vào kinh điển Ðại thừa, lại cần phải hiểu giáo lý căn bản này để soi sáng lại sự hiểu biết của mình và để tìm lại sự liên tục của quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo. Riêng đối với sinh viên Ðại học Vạn Hạnh, tài liệu của tập sách này cần được xem là tài liệu căn bản và tối thiểu để xây dựng nền tảng Phật học của mình. Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu Mỹ, một giới trí thức có một bối cảnh khoa học và văn minh Cơ đốc giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển này phần lớn nhờ ở điểm này. Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển PÀli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và bắt chước. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, và vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của đức Phật bị bóp méo, rạn nứt rất nhiều. Ðể bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày, một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành. Dịch giả quyển sách này là cô Trí Hải, một tên quá quen thuộc với giới học giả với tài dịch thuật và sự hiểu biết giáo lý căn bản của cô để cần phải giới thiệu dài dòng về cô. Tên của cô cũng đủ bảo đảm cho giá trị dịch thuật của tập sách này rồi. Saigon, ngày 9-1-1966 Tỳ-kheo Thích Minh Châu Viện trưởng Viện Ðại Học Vạn HạnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Đã Dạy Những Gì PDF của tác giả Walpola Rahula nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phiêu Lưu Ngoài Thân Thể (William Buhlman)
MỤC LỤC Lời nói đầu. v Phần 1 Thám hiểm các bí ẩn..1 Chương 1 Hành trình đầu tiên..3 Chương 2 Gặp gỡ xuất vía...26 Tìm mua: Phiêu Lưu Ngoài Thân Thể TiKi Lazada Shopee Phần 2 Giải quyết những bí ẩn lớn nhất.105 Chương 3 Biên giới mới.55 Cấu trúc đa chiều của vũ trụ..113 Khái niệm về các vũ trụ song song..113 Bằng chứng lịch sử hỗ trợ cho vũ trụ đa chiều...117 Đường h ầm n ăng lượng..118 Cách nhìn m ới đáng l ưu ý v ề v ũ tr ụ...123 L ập s ơ đồ v ũ tr ụ vô hình..127 Các ki ểu môi trường n ăng lượng.130 Gi ải quy ết nh ững bí ẩn l ớn nh ất c ủa chúng ta...136 Hi ện tượng tâm lí...137 Độ cong không-th ời gian.137 Màng n ăng lượng...138 V ũ tr ụ n ở r ộng..141 L ỗ đen.144 Hi ệu ứng đường h ầnm.147 V ật lí lượng t ử và huy ền h ọ c..148 Tính liên t ục c ủa tâm th ứ c..157 Ti ến hoá c ủa tâm th ứ c..161 Ti ến hoá tương lai..169 Ước m ơ c ủa Einstein...174 Biên gi ới m ới c ủa khoa h ọ c...176 Chương 4 Ch ất lượng bi ến đổi... 179 Ch ất lượng bi ến đổi c ủa ch ứng nghi ệm xu ất vía... 181 Nh ững người khuy ết t ật.. 189 L ợi ích c ủa thám hi ểm xu ất vía. 192 Ni ềm vui c ủa thám hi ểm xu ất vía. 194 Chương 5 Phát tri ển kh ả n ăng t ự nhiên c ủa b ạ n. 197 Xem xét l ại các khái ni ệm c ủa ta v ề th ực t ại... 198 Cam k ết và m ục tiêu.. 102 M ục tiêu vi ết ra... 203 Lo s ợ và gi ới h ạ n... 204 Ni ềm tin.. 207 Hu ấn luy ện và truy ền th ụ v ật lí. 207 Các thành ph ần c ủa ch ứng nghi ệm xu ất vía... 211 B ốn bước t ới thành công. 213 Nh ận bi ết và đáp ứng v ới tr ạng thái rung động.. 215 Tr ạng thái ngái ng ủ... 220 Kĩ thu ật chu ẩn bị. 223 Tách ra... 227 Các phương pháp tách. 228 Hành động. 232 Chương Kĩ thu ật thám hi ể m.. 235 Ch ọn kĩ thu ật c ủa b ạ n.. 236 Quán tưởng.. 237 Tưởng tượng... 239 Làm d ễ dàng quán tưởng... 243 Kĩ thu ật m ục tiêu. 244 Kĩ thu ật gương. 125 Chuy ển gi ấc m ơ.. 249 Kh ẳng định... 257 Quán tưởng v ới kh ẳng định... 260 Kĩ thu ật sáng s ớ m.. 261 Thôi miên... 267 T ự thôi miên. 269 V ăn b ản t ự thôi miên xu ất vía... 270 Âm thanh... 277 Kĩ thu ật t ần s ố âm.. 277 Kĩ thu ật âm thanh... 278 L ặp l ại (kĩ thu ật nghi l ễ)... 279 Các k ết qu ả thường được báo cáo l ại... 282 Tổng quan kĩ thuật..286 Cơ sở của thám hiểm xuất vía..286 Chương 7 Làm chủ chứng nghiệm..289 Chế ngự năng lượng-ý nghĩ...300 Thích ứng với môi trường phi vật lí..302 Người hướng dẫn...305 Sự sáng tỏ.307 Kĩ thuật sáng tỏ...308 Giảm và kiểm soát nỗi sợ.309 Cơn hoảng hốt.311 Kĩ thuật giảm nỗi sợ...312 Quán tưởng khinh khí cầu...313 Tổng quan về kiểm soát...315 Chương 8 Thám hiểm cao cấp..319 Thám hiểm vũ trụ.321 Chuyển động liên chiều có kiểm soát.324 Nâng tần số bên trong của chúng ta...324 Khuếch đại trạng thái rung động...327 Nâng cao trí nhớ..329 Thám hiểm theo nhóm và theo đôi..329 Kĩ thuật đôi bạn...330 Tăng tốc sự thay đổi tâm lí và tự hoàn thiện...335 Chữa lành cao cấp.343 Tăng tốc sự trưởng thành tâm linh của ta.346 Kĩ thuật tâm linh cao cấp..347 Chứng nghiệm và thám hiểm xuất vía...349 Các câu hỏi về cuộc sống chúng ta.353 Câu hỏi và bình luận...….. 359 Kết luận..369 Thuật ngữ..371 Điều tra xuất vía. 381Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phiêu Lưu Ngoài Thân Thể PDF của tác giả William Buhlman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.