Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Gen Vị Kỷ (Richard Dawkins)

Khởi đi từ việc phân tích dưới góc độ khoa học di truyền, viện sĩ Richard Dawkin giải mã động lực của tiến hoá và cho rằng ích kỷ chính là tập tính con người, thậm chí, là văn hoá của nhân loại.

Cuốn sách này nên được đọc như thể nó là một viễn tưởng khoa học. Nó được viết theo cách để lôi cuốn sự tưởng tượng. Nhưng nó không phải là một khoa học viễn tưởng: nó là khoa học.

Cho dù có sáo rỗng hay không thì cụm từ "lạ hơn cả viễn tưởng" vẫn diễn ra một cách chính xác cảm giác của tôi về sự thật. Chúng ta là những cỗ máy sống - những phương tiện rô-bốt được lập trình một cách mù quáng để bảo tồn các phân tử vị kỷ được gọi là các gen. Đây là một sự thật vẫm đầy ngạc nhiên đối với tôi...(Richard Dawkins)***

Thật dễ chịu khi nhận ra rằng tôi đã sống nửa đời mình với cuốn Gen vị kỷ, cho dù điều đó là tốt hay xấu. Nhiều năm qua, mỗi khi một trong bảy cuốn sách sau này của tôi ra đời, các nhà xuất bản đã tổ chức các chuyến đi để tôi quảng cáo sách. Bất kể đó là cuốn nào đi chăng nữa, độc giả đều phản hồi lại, với sự nhiệt tình hài lòng, sự khen ngợi lịch sự và những câu hỏi thông minh. Và sau đó họ lại xếp hàng để mua và yêu cầu tôi ký tặng cuốn… Gen vị kỷ. Điều này hơi quá cường điệu. Một vài trong số họ cũng mua những quyển sách mới và vợ tôi đã an ủi tôi bằng cách lập luận rằng những người mới biết đến một tác giả nào đó thường có xu hướng tìm lại quyển sách đầu tiên của anh ta, những người còn lại, khi đã đọc cuốn Gen vị kỷ, chắc hẳn họ sẽ tìm ra xu hướng của mình thông qua cuốn sách mới mà họ yêu thích nhất.

Tôi sẽ bận tâm nhiều hơn nếu tôi có thể thừa nhận rằng cuốn Gen vị kỷ đã trở nên rất lỗi thời. Đáng tiếc (theo một khía cạnh nào đó) là tôi không thể làm điều đó. Những chi tiết đã thay đổi và những ví dụ thực tế đã đâm chồi mạnh mẽ. Nhưng với một ngoại lệ mà tôi sẽ thảo luận trong giây lát, có một phần nhỏ của cuốn sách mà tôi phải nhanh chóng đính chính lại hoặc phải xin lỗi vì nó. Arthur Cain, giáo sư môn động vật học tại Liverpool, một trong những người thầy đầy cảm hứng của tôi tại Oxford những năm 60, đã mô tả cuốn Gen vị kỷ năm 1976 là một “cuốn sách của người trẻ tuổi”. Ông ấy đã chủ tâm trích dẫn một người bình luận trong Logic và sự thật ngôn ngữ của AJ. Ayer. Sự so sánh đó đã tâng bốc tôi lên, cho dù tôi biết rằng Ayer đã phải sửa lại rất nhiều trong cuốn sách đầu tiên của ông ấy và tôi cũng khó có thể bỏ qua điểm ngụ ý của Cain rằng tôi nên làm tương tự như vậy vào thời điểm thích hợp. Tìm mua: Gen Vị Kỷ TiKi Lazada Shopee

Hãy cho phép tôi bắt đầu bằng vài ý nghĩ về tiêu đề cuốn sách. Năm 1975, qua sự giới thiệu của bạn tôi là Desmond Morris, tôi đã đưa một phần của cuốn sách hoàn thiện cho Tom Mascher, một người có tiếng trong giới xuất bản ở London, và chúng tôi đã cùng thảo luận trong căn phòng của ông ta ở Jonathan Cape. Ông ấy thích cuốn sách nhưng không thích tiêu đề. Ông ấy nói: “Vị kỷ là một từ ‘không đắt’. Tại sao không gọi nó là Gen bất tử? Bất tử là một từ ‘đắt’, và sự bất tử của thông tin di truyền là ý trọng tâm của cuốn sách, Gen bất tử cũng có sự hấp dẫn tương tự như Gen vị kỷ” (Tôi nghĩ, không ai trong chúng tôi để ý đến tiếng vang của tác phẩm Người khổng lồ vị kỷ của Oscar Wilde). Bây giờ tôi mới nghĩ rằng Mascher có thể đã đúng. Nhiều nhà phê bình, đặc biệt là những nhà phê bình lớn tiếng, được đào tạo về mặt lý thuyết như tôi được biết, chỉ thích đọc một quyển sách dựa vào tiêu đề của nó. Điều này rất đúng với những tác phẩm như Truyền thuyết về Benjamin Bunny hay Sự suy thoái và sụp đổ của đế chế La Mã, nhưng tôi có thể thấy chắc chắn rằng bản thân tiêu đề Gen vị kỷ không cần đến ghi chú của cuốn sách, có thể đủ để diễn tả nội dung của nó. Ngày nay, một nhà xuất bản Mỹ sẽ khăng khăng đòi có sự thuyết minh trong bất kỳ trường hợp nào.

Cách tốt nhất để giải thích tiêu đề này là tìm ra các điểm nhấn. Nếu bạn nhấn mạnh vào từ “vị kỷ”, bạn sẽ nghĩ rằng cuốn sách này viết về sự vị kỷ, trong khi đó, dù sao đi nữa, nó lại tập trung nhiều hơn vào tính vị tha. Từ cần phải được chú ý đến trong tiêu đề là “gen” và hãy để tôi giải thích tại sao. Tranh luận chủ yếu trong học thuyết Darwin có liên quan đến đơn vị mà nó thực chất đã chọn lọc: dạng thực thể nào đã tồn tại hoặc không tồn tại như một hệ quả của chọn lọc tự nhiên. Đơn vị đó, ít hay nhiều, cũng sẽ trở thành “ích kỷ” theo định nghĩa. Tính vị tha có thể được ưu tiên nhiều hơn ở một mức độ khác. Liệu chọn lọc tự nhiên có chọn lựa giữa các loài? Nếu vậy, chúng ta có thể kỳ vọng rằng các cá thể sinh vật sẽ hành xử một cách vị tha “vì cái tốt của loài”. Chúng có thể sẽ hạn chế tỷ lệ sinh để tránh việc tăng dân số quá mức, hoặc hạn chế hành vi săn bắt để bảo tồn nguồn thức ăn trong tương lai của loài. Đây là sự hiểu nhầm học thuyết Darwin được phổ biến rộng rãi, điều đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này.

Hay liệu chọn lọc tự nhiên, như tôi đã nhấn mạnh ở đây, có lựa chọn giữa các gen? Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các cá thể sinh vật hành xử một cách vị tha “vì cái tốt của các gen”, ví dụ như nuôi nấng và bảo vệ người trong dòng tộc có chung bản sao của các gen giống nhau. Đức hy sinh dòng tộc như vậy là cách duy nhất mà sự vị kỷ của gen có thể diễn giải bản thân nó thành tính vị tha của cá thể. Cuốn sách này giải thích việc này xảy ra như thế nào cùng với sự tương hỗ, một yếu tố chính sinh ra tính vị tha trong học thuyết Darwin. Giả định tôi đã từng viết lại cuốn sách này như một sự biến đổi muộn màng sang “nguyên lý vật cản” của Zahavi/Grafen. Tôi cũng sẽ dành một khoảng cho ý tưởng của Amotz Zahavi rằng sự hiến tặng mang tính vị tha có thể là một kiểu “cống tế” của dấu hiệu khống chế: hãy xem ta mạnh hơn ngươi như thế nào, ta có thể thoải mái hiến tặng cho ngươi!

Hãy để tôi nhắc lại và mở rộng lý lẽ của từ “vị kỷ” trong tiêu đề. Câu hỏi quan trọng ở đây là cấp bậc nào của sự sống sẽ trở thành “vị kỷ” thật sự, và chọn lọc tự nhiên tiến hành ở mức độ nào? Loài vị kỷ? Nhóm vị kỷ? Sinh vật vị kỷ? Hệ sinh thái vị kỷ? Hầu hết những cấp bậc này đều có thể được một hoặc nhiều tác giả biện luận và giả thiết một cách không chắc chắn, nhưng tất cả chúng đều sai. Người ta cho rằng thông điệp của Darwin sẽ được tóm lược rõ ràng như một cái gì đó vị kỷ, và rằng cái gì đó hóa ra lại là gen, nhân tố được lập luận thuyết phục trong cuốn sách này. Cho dù bạn có chấp nhận nó hay không thì đó cũng là cách giải thích cho tiêu đề của cuốn sách.

Tôi hy vọng có thể quan tâm đến những hiểu lầm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng mình cũng có những sai lầm tương tự. Đặc biệt có thể tìm thấy chúng ở Chương 1, điển hình là câu “Hãy cùng giảng dạy tính rộng lượng và lòng vị tha bởi vì chúng ta là những kẻ vị kỷ bẩm sinh”. Việc giảng dạy tính rộng lượng và lòng vị tha không có gì sai, nhưng “sự vị kỷ bẩm sinh” là một điều sai lầm. Điều này chưa được nhận ra cho đến năm 1978 khi tôi bắt đầu nghĩ một cách rõ ràng về sự khác biệt giữa “các phương tiện” (thường là các sinh vật và “các thể tự sao” ngự bên trong chúng (thực tế là các gen: toàn bộ vấn đề này được lý giải trong Chương 13, chương mới được thêm vào ấn bản thứ hai). Xin hãy quên câu nói sai lầm này cùng các câu tương tự khác, và hãy thay thế nó bằng một điều gì đó trong các dòng chữ của đoạn văn này.

Với những sai sót nguy hiểm trên, dễ thấy tiêu đề của cuốn sách có thể bị hiểu lầm như thế nào, và đây là một lý do tại sao mà tôi có lẽ nên sử dụng tiêu đề Gen bất tử. Tiêu đề Phương tiện vị tha là một khả năng khác. Có lẽ cái tên này sẽ là quá khó hiểu, nhưng trong tất cả các khía cạnh, nó giải quyết được sự tranh luận bề ngoài (điều gây băn khoăn kể từ Ernst Mayr đến sau này) giữa gen và sinh vật, hai đơn vị cạnh tranh với nhau trong chọn lọc tự nhiên. Ở đó, không hề có sự tranh chấp giữa chúng. Gen là đơn vị chọn lọc tự nhiên với nghĩa là thể tự sao. Sinh vật là đơn vị chọn lọc tự nhiên theo nghĩa là phương tiện. Cả hai đơn vị này đều quan trọng và không thể chê bai. Chúng đại diện cho hai thể loại hoàn toàn khác nhau và chúng ta sẽ bị nhầm lẫn một cách tuyệt vọng nếu không nhận ra được sự khác biệt.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gen Vị Kỷ PDF của tác giả Richard Dawkins nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Con Đường Thành Đạt Của Phụ Nữ Không Phải Ở Nơi Bạn Bắt Đầu Mà Là Ở Nơi Bạn Kết Thúc (Gillian Hennessy-Ortega)
Phòng họp lớn ở trung tâm Kansas City Convention đầy ắp người khi một phụ nữ ngả người lấy chiếc áo khoác da từ tay một người đàn ông. Khi cô ta khoác chiếc áo ấy lên người, bạn có thể thấy nó không chỉ là một chiếc áo khoác bằng da mà nó còn là chiếc áo thể hiện hình ảnh của lá cờ Mỹ. Quân đội Mỹ đã vừa đổ bộ lên Irắc và khi khán giả thấy chiếc áo khoác ấy thì tiếng nói chuyện huyên náo và mọi đôi mắt đều tập trung vào người mặc chiếc áo khoác đó khi cô ấy bắt đầu phát biểu. Cô ấy đề cập đến những bước khởi đầu khiêm tốn của mình ở Ireland và những sự phấn đấu trong quá khứ của cô. Cô ấy cho biết khi đến Mỹ trong túi cô chỉ vỏn vẹn có tờ giấy bạc trị giá hơn 20 đô la. Sau đó cô nói đến câu chuyện về một cô gái Ireland với những bước khởi đầu nghèo hèn đã vượt qua được nghịch cảnh và đạt được sự thành công vượt bực ở xứ lạ quê người ra sao khiến người ta phải cảm động. Một bài nói chuyện hết sức truyền cảm, nhưng buổi tối ấy chưa kết thúc ở đó. Cô ấy mời bất cứ khán giả nào có chồng, con trai hoặc thân nhân phục vụ trong quân đội Mỹ đứng lên. Từng người một, đến hàng trăm người đã đứng lên cho biết họ có người nhà phục vụ trong quân đội. Trong một lúc dường như người ta đứng bất động khi một bài hát bắt đầu phát ra từ những chiếc loa phóng thanh ở trung tâm ấy. Đó là bài “Tự hào là một người Mỹ” của Lee Greenwood. Không đến ba phút sau, ở trong khán phòng không còn đôi mắt nào không rướm nước mắt. Câu chuyện hấp dẫn của chính cô kết hợp với sự nhiệt tình của cô về đất nước ấy đã tạo cho cô cơ hội để sống, nó chính là một bằng chứng hùng hồn nhất về khả năng tiềm tàng ở trong tất cả mọi người chúng ta đều có thể vượt lên nghịch cảnh và sống một cuộc sống sung túc. Đó là lời giới thiệu của tôi về Gillian Hennessy-Ortega, một câu chuyện về một cô gái Ireland nhỏ bé mới đầu nghèo hèn đã trở nên rất đỗi giàu có, cô đã đến đất Mỹ và trở nên yêu thương quê hương xứ sở mới của mình thật dạt dào. Tất cả những gì đã xảy ra ở khán phòng đó chính là “Gillian”. Sau khi viết cuốn More Than a Pink Cadillac (Hơn một Chiếc Cadillac tốt nhất), tôi được mời đi tham quan nhiều nơi ở Bắc Mỹ và nói về cuốn sách ấy. Khi tôi đi hết chỗ này tới chỗ khác ở Mỹ, Canada và được đi tham quan cùng với nhiều nhân viên tư vấn trong số một triệu Nhân Viên Tư Vấn Sắc Đẹp Độc Lập (Independent Beauty Consultant) làm việc với cô ấy, tôi đã nghe được nhiều câu chuyện về “Gillian.” Đó là lý do tại sao khi được cho cơ hội đọc bản thảo của cuốn sách đầu tay của cô ấy, tôi không những muốn đọc toàn bộ bản thảo mà còn muốn những người khác cũng đọc được cuốn sách này. Khi đọc cuốn sách ấy, tôi thấy nhiều ý tưởng cuốn hút và đem lại khả năng cho bất cứ ai muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc muốn thay đổi tương lai của họ. Điều đáng nói là nếu tôi tìm được một thứ ở trong số những người thật sự thành đạt đều có, thì đó chính là nghịch cảnh đầy cam go mà hầu hết người ta đều phải vượt qua để thành công. Tìm mua: Con Đường Thành Đạt Của Phụ Nữ Không Phải Ở Nơi Bạn Bắt Đầu Mà Là Ở Nơi Bạn Kết Thúc TiKi Lazada Shopee Một trong những điều quan trọng mà Gillian trình bày trong cuốn sách này sẽ chỉ rõ sự thành công của cá nhân không theo một công thức hoặc đạt đến một mục tiêu nhất định nào cả. Cô ấy đưa ra cảnh ngộ thật thích hợp cho việc gắn bó cuộc sống bằng khả năng tự làm chủ lấy bản thân, sự xuất sắc cá nhân và thái độ đạo đức. Tôi tin cô ấy đúng: Sự thành đạt không đòi hỏi phải xử lý gì nhiều về cách tiến hành công việc hơn là phải ứng xử bằng tính cách của cá nhân. Gillian bắt đầu cuốn sách với phần tóm lược về cuộc đời của chính mình và những nghịch cảnh cô đã phải đối diện khi còn là một thiếu nữ ở Ireland. Ở các chương kế tiếp, cô ta viết về những vấn đề cơ bản liên quan đến tính cách và cá nhân mà chúng tạo nền tảng cho sự thành đạt cá nhân. Cô ta minh họa mỗi ý tưởng bằng một câu chuyện về người nào đó mà cô quen biết trong lực lượng kinh doanh độc lập của công ty Mary Kay, nhân vật đã cố gắng đạt được phẩm chất đó. Cô ấy cũng giải thích ở hầu hết mọi chương các ưu tiên hàng đầu của Mary Kay là “nhất Thượng đế, nhì gia đình và ba công việc” là phương tiện để đem lại sự thành công của những cá nhân này như thế nào. Tôi tin là bạn thấy cuốn sách này sẽ làm cho mình có hứng thú tìm kiếm sự xuất sắc trong cuộc sống của chính bạn. Nếu vào lúc nào đó trong cuộc sống của bạn khi bạn cần có cảm hứng hoặc phương hướng, thì tôi đề nghị bạn đọc cuốn sách này. Thực sự bạn cũng nên đọc nó nếu bạn dễ dàng bị thối chí, nếu bạn cảm thấy mình bị sa lầy ở một nghề nghiệp làm cho mình không mấy tiến bộ hoặc không thể thăng tiến được. Đây là cuốn sách nói về việc vượt lên khỏi nghịch cảnh và trở thành một người kiệt xuất. Nó không chỉ là một cuốn sách có thể áp dụng cho những người ở trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi tin những nguyên tắc này sẽ giúp ích cho bạn, bất kể sự lựa chọn cho tương lai của bạn ở đâu. Tôi hy vọng cũng giống như tôi, bạn sẽ thấy cuốn sách này thật thú vị.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Thành Đạt Của Phụ Nữ Không Phải Ở Nơi Bạn Bắt Đầu Mà Là Ở Nơi Bạn Kết Thúc PDF của tác giả Gillian Hennessy-Ortega nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)
“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế. Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến. Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại. Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này. Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào. Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy. Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử… Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó. Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan. Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v… Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này. “Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330). Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức. Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350). Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi. Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn? Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được. Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế. Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ: “Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356) Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó. Và không phải là những biểu lộ trữ tình. Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai. Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên. Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác. Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ. Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó. Tuy nhiên không chỉ là như vậy. Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.” Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”). Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình. “Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362). Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ. Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay. Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế. Nguyễn Chí HoanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống (Adam Khoo)
Adam Khoo là một doanh nhân, tác giả sách bán chạy nhất và là một trong những chuyên gia đào tạo xuất sắc. Trở thành triệu phú tay trắng làm nên vào năm 26 tuổi, Adam sở hữu và quản lý nhiều công việc kinh doanh với tổng thu nhập hàng năm hơn 30 triệu đô. Anh là Chủ tịch của công ty Adam Khoo Learning Technologies Group, một trong những công ty lớn nhất châu Á về giáo dục và đào tạo. Adam cũng là tác giả của mười một quyển sách bán chạy nhất khác bao gồm,“I Am Gifted, So Are You!”, (ấn bản tiếng Việt - “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”), “How to Multiply Your Child’s Intelligence”, “Master Your Mind, Design Your Destiny” (ấn bản tiếng Việt - “Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh”, “Secrets of Self-made Millionaires” (ấn bản tiếng Việt - “Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú”) và “Nurturing the Winner & Genius in Your Child” (ấn bản tiếng Việt - “Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi”). Những quyển sách của anh liên tục nằm trong danh mục sách bán chạy nhất toàn quốc và đã được dịch sang sáu thứ tiếng. Adam tốt nghiệp bằng danh dự ngành Quản trị kinh doanh ở trường Đại Học Quốc Gia Singapore (National University of Singapore - NUS). Thời sinh viên, anh đứng trong top 1% những sinh viên dẫn đầu trường và được nhận vào chương trình Phát Triển Tài Năng (Talent Development Program), một chương trình đào tạo những sinh viên tài năng của trường. Trong hơn 18 năm qua, anh đã đào tạo hơn 550.000 học sinh sinh viên, giáo viên, chuyên gia, nhân viên và chủ doanh nghiệp về việc phát triển tiềm năng cá nhân và đạt thành quả xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Thành công và thành tích đạt được của anh thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong khu vực như The Straits Times, The Business Times, The New Paper, Lianhe Zaobao, Channel News Asia, Channel U, Channel 8, Newsradio 938, The Hindu, The Malaysian Sun, The Star và thậm chí trên cả Đài truyền hình Quốc gia Brazil. Năm 2007, tạp chí “The Executive Magazine” đã xếp hạng Adam Khoo là một trong 25 người giàu nhất Singapore dưới tuổi 40. Tìm mua: Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống TiKi Lazada Shopee *** Nhiều người nghĩ rằng người trưởng thành nghĩa là một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó là định nghĩa cổ điển về mặt sinh học. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu một người có nhiều tuổi nhưng vẫn sống dựa vào người khác, vẫn không nỗ lực tự phấn đấu, vẫn ỷ lại, chây lười, ăn bám,... thì liệu có khác gì một đứa trẻ. Một người như thế không thể được coi là một người có kinh nghiệm sống và càng không thể được coi là một người trưởng thành, mà chỉ đáng được gọi là một đứa trẻ có nhiều tuổi. Kinh nghiệm sống và sự trưởng thành không phụ thuộc vào việc bạn đã sống bao lâu, mà phụ thuộc vào việc bao nhiêu năm qua bạn đã và đang sống như thế nào. Người trưởng thành là người: - Muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận,... - Muốn hoàn thành tốt công việc của mình để có một sự nghiệp rạng rỡ. - Muốn biến những khó khăn thách thức thành cơ hội giúp mình thành công hơn. - Muốn giữ vững vị thế và lợi thế cạnh tranh trong một thời đại mà sự cạnh tranh đang trở nên ngày một quyết liệt hơn. - Muốn liên tục xây dựng và phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của mình để ngẩng cao đầu mà sống. - Muốn vượt lên trên bản thân và làm chủ những cảm xúc bên trong một cách hiệu quả. - Muốn tạo ra vận may cho chính mình thay vì cầu mong vận may đến với mình. - Muốn gặt hái những kết quả đột phá trong nhiều khía cạnh của cuộc sống như: gia đình, sự nghiệp, địa vị xã hội, các mối quan hệ,... - Muốn có một cuộc sống không chỉ thành công mà còn hạnh phúc trọn vẹn. Nếu bạn mong muốn những thứ đó, chắc chắn bạn đã là một người trưởng thành cho dù bạn đang ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí là một học sinh đi nữa, bởi vì thật sự có rất ít người đã biết mong muốn như trên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn thế nữa, một người trưởng thành không chỉ mong muốn, mà còn hành động. Hơn ai hết, những người trưởng thành hiểu rằng mong muốn suông thì rốt cuộc cũng chỉ là những giấc mơ mãi không thành hiện thực. Những người trưởng thành hành động và biết cách xem cuộc sống này như một trò chơi thú vị. Trong trò chơi ấy, có những người tham gia để thắng và cũng có rất nhiều người dường như "bị buộc phải tham gia", cho nên họ chỉ tham gia để "không bị thua". Nếu bạn là một trong số ít những người muốn chơi để thắng thì quyển sách Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống sẽ mang đến cho bạn những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Bạn sẽ phát hiện ra rằng, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống - để xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu. Chỉ cần bạn tìm hiểu và áp dụng chiến lược của những người trưởng thành như bạn nhưng đã thành công tột bậc trong cuộc sống. Nếu bạn mong muốn nhiều điều và khao khát chiến thắng, đã đến lúc phải hành động! Hãy để Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường vươn lên.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Adam Khoo":Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận MệnhTôi Tài Giỏi Bạn Cũng ThếBí Quyết Tay Trắng Thành Triệu PhúBí Quyết Tay Trắng Trở Thành Triệu PhúChiến Thắng Trò Chơi Cuộc SốngCon Cái Chúng Ta Đều GiỏiBí Quyết Thành Công Dành Cho Tuổi TeenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống PDF của tác giả Adam Khoo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chicken Soup For The Soul - Tập 14: Quà Tặng Từ Trái Tim (Jack Canfield)
“Cuộc đời là một câu chuyện. Mục đích của mỗi một đời người là sống sao cho câu chuyện về họ trở thành nguồn cảm hứng và mang lại những cảm xúc mạnh mẽ cho người khác. Những câu chuyện có một sức mạnh kỳ diệu. Chúng cho phép ta nhìn lại bản thân mình trong mối tương quan với những người xung quanh. Chúng như những tấm gương phản ánh hành động của chính chúng ta thông qua hành động của người khác. Chúng giúp chúng ta nhận ra tài năng và phẩm chất của chính mình và đóng vai trò là người nhắc nhở trung thành để chúng ta có cách cư xử phù hợp. Những câu chuyện khuyến khích ta và giúp ta thực hiện những gì cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Chúng kích thích trí tưởng tượng của ta và lập ra các kế hoạch hành động. Cuộc đời là bộ sưu tập đa dạng những điều con người nói và hành động. Khi ta nghe những thông tin chính xác dựa trên các dữ liệu cụ thể, chúng ta không nhớ những thông tin mà chúng ta nghe một câu chuyện, chúng ta sẽ diễn giải rằng: “Nếu việc đó có thể xảy ra với họ thì một ngày nào đó nó cũng có thể xảy ra với mình”. Việc đọc một câu chuyện truyền cảm hứng sẽ đem lại cho ta niềm hy vọng về con người. Nó cho ta biết rằng những giấc mơ có thể trở thành hiện thực. Tôi đã tuyển chọn từng câu chuyện một trong tập sách này như một món quà đặc biệt dành tặng các bạn. Chúng tôi - những người cầm bút trên thế giới, dù nổi tiếng hoặc vô danh - đang cùng nhau tạo nên sự khác biệt. (Dan Clark)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jack Canfield":Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp DẫnChia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 1Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 2Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 3Thiên Nhiên Liều Thuốc Nhiệm MàuCha - Điểm Tựa Đời ConNhững Nguyên Tắc Thành CôngChicken Soup For The Soul - Tập 6: Dành Cho Những Con Người Vượt Lên Số PhậnChicken Soup For The Soul - Tập 8: Những Tâm Hồn Cao ThượngChicken Soup For The Soul - Tập 11: Vượt Qua Thử Thách Đầu ĐờiChicken Soup For The Soul - Tập 13: Sống Với Ước MơChicken Soup For The Soul - Tập 15: Quà Tặng Tâm Hồn Dành Cho Tình YêuChicken Soup For The Soul - Tập 1: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 3: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 5: Dành Cho Những Tâm Hồn Không Bao Giờ Gục NgãChicken Soup For The Soul - Tập 7: Dành Cho Học Sinh Sinh ViênChicken Soup For The Soul - Tập 9: Vòng Tay Của MẹChicken Soup For The Soul - Tập 10: Dành Cho Những Tâm Hồn Bất HạnhChicken Soup For The Soul - Tập 12: Tìm Lại Giá Trị Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 14: Quà Tặng Từ Trái TimDám Thành CôngChicken Soup For The Soul - Tập 4: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 2: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngSức Mạnh Của Tập TrungĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chicken Soup For The Soul - Tập 14: Quà Tặng Từ Trái Tim PDF của tác giả Jack Canfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.