Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia (Michael E. Porter)

Cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đã cố gắng lý giải bản chất lợi thế cạnh tranh của các quốc gia khác nhau trong những ngành công nghiệp cụ thể bằng một lý thuyết đơn giản nhưng có khả năng áp dụng rộng rãi. Cuốn sách giới thiệu một khuôn khổ phân tích lợi thế cạnh tranh mới dựa trên sự vận động và tương tác của bốn nhân tố quyết định trong “hình thoi”, đó là: điều kiện các yếu tố sản xuất; các điều kiện cầu; các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Michael Porter cho rằng thành công hay hay thất bại của một quốc gia trong một ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vi của các nhân tố quyết định trong “hình thoi” và một quốc gia chỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nâng cấp được lợi thế để vượt qua những bất lợi về các nhân tố. Lợi thế cạnh tranh lâu dài chỉ có thể đạt được nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế cạnh tranh.

Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần chính. Trong phần I, tác giả tập trung trình bày nội dung của lý thuyết “hình thoi”, vai trò của từng nhân tố cũng như sự tương tác giữa chúng. Thành công của một số ngành công nghiệp điển hình tại Đức (ngành in), Ý (ngành gạch men gốm), Mỹ (ngành thiết bị kiểm tra bệnh nhân) và Nhật (ngành chế tạo robot) và một số ngành dịch vụ được soi rọi thông qua lăng kính của “hình thoi” trong phần II. Trong phần III, cuốn sách sử dụng mô hình “hình thoi” để phân tích thành công và thất bại của các quốc gia công nghiệp như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Hàn Quốc. Cuối cùng, trong phần IV, cuốn sách phân tích những hàm ý của lý thuyết đối với chiến lược của các công ty, chính sách của chính phủ và những thay đổi cần thiết mà các quốc gia tiên tiến phải tiến hành để duy trì và nâng cấp lợi thế cạnh tranh.

Mặc dù là một cuốn sách học thuật, “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” không đòi hỏi bạn đọc phải có kiến thức sâu rộng về kinh tế để có thể nắm bắt những ý tưởng chính trong sách. Dẫu vậy, cuốn sách đòi hỏi ở bạn đọc một chút kiên nhẫn. Bởi nội dung toàn bộ cuốn sách đều xoay quanh lý thuyết “hình thoi” với bốn nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh, có thể bạn đọc đôi khi sẽ có cảm giác cuốn sách quá dài, bị trùng lặp và lẽ ra có thể rút ngắn lại. Càng đọc, bạn đọc sẽ càng bị lôi cuốn bởi vô vàn những ví dụ minh họa cụ thể về thành công và thất bại của các ngành công nghiệp và các quốc gia, dưới góc nhìn hết sức rõ ràng, đơn giản và nhất quán của “hình thoi”. Các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, sinh viên các ngành kinh tế và những bạn đọc quan tâm khác sẽ tìm thấy ở cuốn sách này những bài học bổ ích và quan trọng hơn là một công cụ phân tích những lợi thế và bất lợi trong cạnh tranh hết sức đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt khi Việt Nam đã bước chân vào sân chơi cạnh tranh tòan cầu. Chẳng hạn, ở tầm vĩ mô, cuốn sách sẽ giúp trả lời những câu hỏi: Việt Nam có thể cạnh tranh trong những ngành nào? Làm thế nào để xây dựng lợi thế cạnh tranh trong một ngành nhất định? Ở cấp thấp hơn, cuốn sách cũng giải đáp những băn khoăn về lợi thế cạnh tranh của các địa phương và các doanh nghiệp cụ thể. Chẳng hạn, Hà Nội có lợi thế cạnh tranh trong ngành gì? Hay một công ty nên đặt cơ sở sản xuất ở đâu để có lợi thế cạnh tranh. Lựa chọn đúng những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho lợi thế cạnh tranh chính là con đường mỗi doanh nghiệp nói riêng và đất nước ta nói chung có thể vươn lên cạnh tranh trên trường quốc tế.

Mục lục:

Lời giới thiệu Tìm mua: Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia TiKi Lazada Shopee

Lời nói đầu

Lời người dịch

1. Sự cần thiết có một mô hình mới

Phần I. Cơ sở lý thuyết

2. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những ngành công nghiệp tòan cầu

3. Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia

4. Sự vận động tương tác của lợi thế quốc gia

Phần II. Các ngành công nghiệp

5. Bốn nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh quốc gia

6. Lợi thế cạnh tranh quốc gia trong các ngành dịch vụ

Phần III. Các quốc gia

7. Các hình mẫu lợi thế cạnh tranh quốc gia: Những người chiến thắng trong thời kỳ đầu hậu chiến

8. Những quốc gia nổi lên trong những năm 1970 và 1980

9. Sự chuyển dịch lợi thế quốc gia

10. Sự phát triển sức cạnh tranh của các nền kinh tế quốc dân

Phần IV. Những hàm ý và áp dụng lý thuyết

11. Chiến lược công ty

12. Chính sách của chính phủ

13. Chương trình hành động của các quốc gia

Lời bạt

Phụ lục A: Phương pháp lập biểu đồ tổ hợp

Phụ lục B: Số liệu bổ sung về các hình mẫu thương mại quốc gia

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia PDF của tác giả Michael E. Porter nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh (Thiệu Vũ)
Tôi gặp Thiệu Vũ lần đầu tiên vào cuối năm 2007. Không thể không thừa nhận một điều rằng, Thiệu Vũ là một nhà nghiên cứu luôn cầu tiến và có tinh thần phấn đấu ít ai sánh kịp. Trong khoảng thời gian gần bốn năm, việc tìm tòi và nghiên cứu của Thiệu Vũ đã trải qua mấy lần lột xác, từ nghiên cứu “thuật” quản lý ban đầu đến tư tưởng quản lý phương Tây và cuối cùng Thiệu Vũ đã chọn đi theo con đường nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong khoảng thời gian này, với nghị lực và tốc độ kinh người, Thiệu Vũ đã cho ra đời mấy chục tác phẩm chuyên ngành nghiên cứu, thể hiện sức sáng tác đến khó tin. Khi rất nhiều người vẫn còn đang say sưa trò chuyện về khái niệm “Sức mạnh quản lý và điều hành” do Thiệu Vũ đưa ra năm 2008, Thiệu Vũ đã sớm đi vào nghiên cứu vấn đề mới. Dường như, qua sự cố gắng của bản thân mình, Thiệu Vũ mong muốn các nhà quản lý doanh nghiệp trở thành người “quân tử”. Tất nhiên sau khi đọc xong Luận Ngữ ứng dụng trong kinh doanh và Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, từ trong sâu thẳm trái tim mình, tác giả hy vọng không chỉ người quản lý mà mỗi một nhân viên đều có thể trở thành quân tử. Nếu quả thực là như vậy thì xã hội của chúng ta sẽ tốt đẹp biết nhường nào!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh PDF của tác giả Thiệu Vũ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh (Thiệu Vũ)
Tôi gặp Thiệu Vũ lần đầu tiên vào cuối năm 2007. Không thể không thừa nhận một điều rằng, Thiệu Vũ là một nhà nghiên cứu luôn cầu tiến và có tinh thần phấn đấu ít ai sánh kịp. Trong khoảng thời gian gần bốn năm, việc tìm tòi và nghiên cứu của Thiệu Vũ đã trải qua mấy lần lột xác, từ nghiên cứu “thuật” quản lý ban đầu đến tư tưởng quản lý phương Tây và cuối cùng Thiệu Vũ đã chọn đi theo con đường nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong khoảng thời gian này, với nghị lực và tốc độ kinh người, Thiệu Vũ đã cho ra đời mấy chục tác phẩm chuyên ngành nghiên cứu, thể hiện sức sáng tác đến khó tin. Khi rất nhiều người vẫn còn đang say sưa trò chuyện về khái niệm “Sức mạnh quản lý và điều hành” do Thiệu Vũ đưa ra năm 2008, Thiệu Vũ đã sớm đi vào nghiên cứu vấn đề mới. Dường như, qua sự cố gắng của bản thân mình, Thiệu Vũ mong muốn các nhà quản lý doanh nghiệp trở thành người “quân tử”. Tất nhiên sau khi đọc xong Luận Ngữ ứng dụng trong kinh doanh và Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, từ trong sâu thẳm trái tim mình, tác giả hy vọng không chỉ người quản lý mà mỗi một nhân viên đều có thể trở thành quân tử. Nếu quả thực là như vậy thì xã hội của chúng ta sẽ tốt đẹp biết nhường nào!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh PDF của tác giả Thiệu Vũ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nói Vậy Mà Không Phải Vậy (Robert J. Samuelson)
Samuelson đã vẽ nên một bức tranh lớn về đất nước của ông xoay quanh bốn chủ đề lớn là văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, từ một góc nhìn rất khác so với những gì mà ông gọi là “quan niệm phổ biến” (conventional wisdom) - những gì mà số đông vẫn tin là đúng, được biện minh bằng các lập luận thông thường, theo “quán tính” của tư duy và được củng cố bởi giới truyền thông và báo chí. Người ta thường nói “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thật vậy, chỉ cần thông tin bị cắt xén, che giấu một phần (chứ chưa cần bị xuyên tạc, thổi phồng hay nói giảm, nói tránh) thì hậu quả đã là: bên tiếp nhận thông tin có định hướng tư duy sai lầm, dẫn đến những quan điểm, nhận định sai lầm. Là một người làm báo, hơn ai hết Samuelson hiểu rõ và phê phán gay gắt những hành vi này, cho dù là vô tình hay cố ý. Quan trọng hơn, tác giả muốn gửi đi một dấu hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của lối tư duy một chiều, theo lối mòn và / hoặc hùa theo số đông. Mà không chỉ giới hạn trong báo giới và độc giả của nó, tư duy đa chiều cộng với thái độ hoài nghi tích cực, khả năng phản biện, thách thức luôn luôn là những “điều kiện cần” cho năng lực cải tiến và sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó mới thực sự là động lực của các tiến bộ xã hội. Đã có bao giờ bạn muốn “nghĩ khác” so với những thành viên trong gia đình hay trong các nhóm xã hội của bạn chưa? Hoặc bạn cho rằng bản thân mình cũng cần xem xét một vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau? Tác phẩm này mang đến cho bạn nhiều cảm hứng và các gợi ý chỉ dẫn để bạn làm điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nói Vậy Mà Không Phải Vậy PDF của tác giả Robert J. Samuelson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nói Vậy Mà Không Phải Vậy (Robert J. Samuelson)
Samuelson đã vẽ nên một bức tranh lớn về đất nước của ông xoay quanh bốn chủ đề lớn là văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, từ một góc nhìn rất khác so với những gì mà ông gọi là “quan niệm phổ biến” (conventional wisdom) - những gì mà số đông vẫn tin là đúng, được biện minh bằng các lập luận thông thường, theo “quán tính” của tư duy và được củng cố bởi giới truyền thông và báo chí. Người ta thường nói “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thật vậy, chỉ cần thông tin bị cắt xén, che giấu một phần (chứ chưa cần bị xuyên tạc, thổi phồng hay nói giảm, nói tránh) thì hậu quả đã là: bên tiếp nhận thông tin có định hướng tư duy sai lầm, dẫn đến những quan điểm, nhận định sai lầm. Là một người làm báo, hơn ai hết Samuelson hiểu rõ và phê phán gay gắt những hành vi này, cho dù là vô tình hay cố ý. Quan trọng hơn, tác giả muốn gửi đi một dấu hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của lối tư duy một chiều, theo lối mòn và / hoặc hùa theo số đông. Mà không chỉ giới hạn trong báo giới và độc giả của nó, tư duy đa chiều cộng với thái độ hoài nghi tích cực, khả năng phản biện, thách thức luôn luôn là những “điều kiện cần” cho năng lực cải tiến và sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó mới thực sự là động lực của các tiến bộ xã hội. Đã có bao giờ bạn muốn “nghĩ khác” so với những thành viên trong gia đình hay trong các nhóm xã hội của bạn chưa? Hoặc bạn cho rằng bản thân mình cũng cần xem xét một vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau? Tác phẩm này mang đến cho bạn nhiều cảm hứng và các gợi ý chỉ dẫn để bạn làm điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nói Vậy Mà Không Phải Vậy PDF của tác giả Robert J. Samuelson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.