Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)

Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ.

Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790.

Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim)
Năm 1949, khi tác giả còn sống, nhà xuất bản Vĩnh Sơn (Sài Gòn) đã xuất bản cuốn hồi ký này. Việc xuất bản cuốn hồi ký Một cơn gió bụi vào trung tuần tháng 4/2017 vừa qua đã cung cấp thêm cho bạn đọc những trang sử liệu giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mà Trần Trọng Kim là một nhân chứng lịch sử quan trọng. Cuốn hồi ký gồm 12 chương, mỗi chương kể về một giai đoạn cuộc đời tác giả với những sự kiện gắn kết với nhau và không tách rời bối cảnh lịch sử Việt Nam khi đó. Sử gia Trần Trọng Kim (1882 - 1953), bút hiệu Lệ Thần, quê xã Đan Phổ (nay là Xuân Phổ), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân là nhà giáo, tốt nghiệp Sư phạm ở Pháp (1911), về nước dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Trường Bưởi, nay là trường THPT Chu Văn An - Hà Nội). Trần Trọng Kim là Thủ tướng đầu tiên Nội các độc lập của Đế quốc Việt Nam.***Khi tôi về Sài gòn, trong lưng chỉ còn có 20 đồng bạc Ðông Dương. Ông Cousseau thấy vậy có đưa tiền, nhưng tôi không lấy. Sau tôi gặp những người quen biết có giúp đỡ ít nhiều để mua thuốc thang và may vá lặt vặt. Tôi đến nhờ ông cử Bùi Khải, ông vì tình anh em, tiếp đãi một cách thành thực và tử tế, các cháu đều hết lòng kính mến. Nhưng vì cả gia quyến bốn năm người đến ở đấy lâu ngày, ăn không ngồi rồi, nghĩ cũng khó coi. Con gái tôi biết tiếng Anh, có nhiều người muốn học, định đi thuê nhà để dạy học, nhưng không thuê được nhà. Sài gòn cũng như ở bên Tàu, cái nạn khan nhà thật là điêu đứng. Muốn thuê một cái nhà nhỏ, ít ra cũng phải trả tiền trà mất một vài vạn bạc, thì lấy tiền đâủ Sau hai vợ chồng con tôi gặp những người quen nói ở trên Nam Vang, bên Cao Miên, cơm gạo rẻ và dễ thuê nhà, chúng nó mới xin giấy lên Nam Vang. Lên ở nhà khách sạn được mấy ngày chẳng may con tôi bị bỏng suýt chết. Nhờ có những người quen biết trông nom giúp đỡ nên không việc gì. Nhà ở Nam Vang lại có phần khó thuê hơn ở Sài gòn, thành ra nhà vẫn chưa thuê được, con tôi phải về ở nhà ông Phạm Chí Tùng trong khi chờ đợi có nhà ở. Tìm mua: Một Cơn Gió Bụi TiKi Lazada Shopee Ông Phạm Chí Tùng là người rất hiền hậu, thấy con tôi lên ở nơi xa lạ, hết lòng giúp đỡ, coi như anh em trong nhà vậy. Con tôi đi Nam Vang chờ đến ba tháng, nhờ ông Pignon can thiệp mấy lần, hội đồng coi việc nhà cửa mới thuê cho được một căn nhà, mở lớp dạy học tiếng Anh, lần hồi cũng đủ ăn tiêu. Tôi ở Sài gòn, có cóp nhặt những sách của tôi, định tìm nhà xuất bản cho in lại. Lúc ấy tôi gặp ông Trần Văn Văn đến thăm tôi. Khi tôi ở Huế, ông có ra làm việc ở bộ kinh tế với ông Hồ Tá Khanh, cho nên đã quen từ trước. Ông thấy tôi ở trong cái hoàn cảnh rất eo hẹp, ông liền cho tôi vay một món tiền khá lớn và ông nhận việc tìm nhà xuất bản để in những sách của tôi. Trong lúc nguy nan, gặp được người bạn như ông Trần Văn Văn đến thăm tôi thật là ít có. Ấy cũng là một sự may mắn, nhờ trời dun dủi làm cho đỡ được bao nỗi đau buồn khổ não. Vào khoảng tháng chín năm 1947, thì cậu Bùi Nam, anh em nhà tôi ở Hà Nội vào Sài gòn thăm chúng tôi, biết rõ tin tức người nhà. Lúc ấy nhạc mẫu tôi đau nặng chưa biết thế nào, cậu Nam được tin vội vàng ra ngay, ra đến nơi buổi trưa, thì buổi chiều mẹ tôi mất. Tình mẹ con, nỗi đau đớn, nhà tôi rất sầu khổ. Cái sầu khổ lúc ấy lại có phần tăng thêm là vì phải khi loạn lạc, mình phiêu lưu ở đất khách quê người, không thấy được mặt mẹ trong phút cuối cùng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trần Trọng Kim":Phật GiáoPhật LụcViệt Nam Sử LượcMột Cơn Gió BụiNho GiáoSự Tích Khổng Phu TửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cơn Gió Bụi PDF của tác giả Trần Trọng Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân)... Hy vọng bộ sách sau khi tái bản sẽ giúp đông đảo tầng lớp độc giả thêm hiểu, tự hào và nâng niu kho tàng văn học nước nhà.***Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Tìm mua: Miếng Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ “lâm hành”. Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. “Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam.” Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Miếng Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền Lực Bà Rồng (Monique Brinson Demery)
"Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử Việt Nam vẫn sẽ thấy kinh ngạc với truờng hợp lạ kỳ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra dấu vết của Bà Rồng quyền lực, nguời đã thú nhận mình yếu đuối và cõi lòng tan nát nhưng không nhận trách nhiệm về vai trò của mình trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ." (Elizabeth Becker - Tác giả cuốn When the War Was Over: Cambodia and the Khmer Rouge) "Một cuốn sách thật sự ấn tượng! Demery đã thâu tóm sống động cuộc đời và thời đại của một trong những nhân vật lạ lùng nhất của Việt Nam. Với lối kể lôi cuốn, sự nghiên cứu tường tận tư liệu từ các nguồn tiếng Pháp, tiếng Việt, và tiếng Mỹ - bao gồm những bài phỏng vấn với bà Nhu - quyển sách của Demery giờ đây là tiêu chuẩn cho việc tìm hiểu về quyền hành văn hóa trong gia đình số một Việt Nam Cộng hòa." (Robert K. Brigham - Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế, Đại học Vassar) "Đây là câu chuyện mới nhất chưa được kể về chiến tranh Việt Nam - cuốn tiểu sử đầy cuốn hút, riêng tư với kết cục bi thảm của bà Ngô Đình Nhu, Đệ nhất Phu nhân không chính thức của Việt Nam Cộng hòa, người mà quyền lực chính trị và bản tính sắt đá đã mang lại cho mình danh hiệu Bà Rồng. Cuộc đời bà đã khép lại trong cảnh lưu đày và cô liêu vào năm 2011. Monique Demery đã dành mười năm tìm hiểu về nhân vật Bà Rồng khó lường này. Kết quả của sự cần mẫn đó là một quyển sách hay vừa đậm chất học thuật vừa có thể đọc say mê như một câu chuyện bí ẩn thú vị." (David Lam - Tác giả cuốn sách Vietnam Now: A Reporter Returns) "Để hiểu được một phụ nữ - "bí ẩn lớn nhất của tạo hóa" - đã là điều vô cùng khó. Hiểu và nhận xét, đánh giá đầy đủ, chính xác về một phụ nữ lừng lẫy như bà Ngô Đình Nhu, còn là việc khó hơn bội phần! Tôi không thể và không nên làm điều đó. Một cách ngắn gọn và chủ quan, tôi cảm thấy bà là một phụ nữ tài năng và mạnh mẽ hiếm có của Việt Nam trong thế kỷ 20. Sự chủ quan, kiêu ngạo, cùng một thể chế độc tài, gia đình trị, đã đưa bà và những người thân vào một số quyết định sai lầm, dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ giờ được nhiều người nhìn nhận lại là dù sao cũng tốt nhất ở miền Nam từ 1954 đến 1975. Tìm mua: Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền Lực Bà Rồng TiKi Lazada Shopee Nhận xét về cuốn sách này thì dễ hơn: Sách viết công phu, hấp dẫn, đầy ắp thông tin, tư liệu. Tác giả có cố gắng khách quan, dù không giấu đuợc ít nhiều thiện cảm với nhân vật. Bản dịch của Mai Sơn cũng giản dị, dễ đọc, một điều tuởng dễ mà không hề dễ..." (Nhà văn - Nhà báo Nguyễn Đông Thức).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền Lực Bà Rồng PDF của tác giả Monique Brinson Demery nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ly Hôn Tuổi Lên Mười (Delphine Minoui)
"Em tên là Nojoud, và là người Yémen. Bị bố mẹ ép gả cho một người đàn ông nhiều gấp ba lần tuổi mình, em đã bị lạm dụng tình dục và bị đánh đập. Ba tháng sau đám cưới, em trốn khỏi nhà, đến tòa án và xin được ly hôn..." Gây chấn động thế giới, câu chuyện có thật về vụ ly hôn ở tuổi lên mười của cô bé Nojoud là sự kiện hy hữu tại Yémen, nơi phân nửa các bé gái kết hôn dưới tuổi mười lăm mà không được ai biết đến. Trải qua quãng đường dài đầy nhọc nhằn, cam go để tìm tới công lý, trong nỗi lo sợ bị đe dọa và trong tâm trạng đau đớn vì phải tố cáo cả người thân, rốt cuộc Nojoud cũng gặp được những người có trái tim quả cảm. Cô được giúp đỡ để lên tiếng, và sau cô là nhiều cô bé Yémen đồng cảnh ngộ cũng được lên tiếng, phá tan im lặng và những cấm kỵ tàn nhẫn, tìm lại cho mình con đường sống tự do. Trở thành một biểu tượng với câu chuyện tự thuật xúc động có một không hai đó, Nojoud còn là một trong 10 gương mặt của năm 2008 do tạp chí Glamour bầu chọn.***Nojoud Ali (phiên âm tiếng Anh Nujood Ali) sinh năm 1998, được coi là gương mặt điển hình của cuộc chiến chống lại tình trạng cưỡng hôn ở Yémen. Năm 10 tuổi, cô bé đã giành phần thắng trong một vụ ly hôn mang tính lịch sử. Delphine Minoui sinh năm 1974, là một nhà báo người Pháp nổi tiếng và chuyên gia về khu vực Trung Đông. Cô là đặc phái viên tại khu vực này của kênh truyền hình France Inter và kênh phát thanh France Info, đồng thời là cộng tác viên thường xuyên của báo Le Figaro. Tìm mua: Ly Hôn Tuổi Lên Mười TiKi Lazada Shopee Năm 2006, Minoui được trao giải Albert Londres cho một loạt các bài báo của cô về Iraq và Iran.***Ngày xửa ngày xưa có một xứ sở thần tiên với bao truyền thuyết cũng lạ thường như những ngôi nhà mang hình dáng mẩu bánh mì, những ngôi nhà được trang trí bằng các đường nét tinh xảo như những vệt đường trên que kem. Một xứ sở nằm ở cực Nam bán đảo Ả rập, nơi tiếp giáp với biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Một xứ sở với ngàn năm lịch sử, với những tòa tháp nhỏ bằng đất trên đỉnh những ngọn núi uốn nếp. Một xứ sở với mùi hương trầm dìu dịu phảng phất ở mỗi chỗ rẽ vào những con hẻm nhỏ lát gạch. Xứ sở đó mang tên Yemen. Nhưng, từ rất lâu rồi, người lớn đã quyết định gọi xứ sở đó bằng biệt danh Ả rập hạnh phúc - Arabia Felix. Bởi vì Yemen là xứ sở khiến chúng ta phải mơ ước. Đó là vương quốc của hoàng hậu SAba, một phụ nữ xinh đẹp và vững vàng đến khó tin, người đã đốt cháy trái tim hoàng đế Salomon, người mà ta vẫn có thể thấy dấu ấn trong những cuốn sách thiêng như Kinh Thánh và kinh Coran. Đó là một xứ sở huyền bí, nơi đàn ông không bao giờ ra ngoài mà không mang theo con dao khoằm vốn luôn được móc một cách đầy tự hào vào thắt lưng họ, và nơi phụ nữ giấu vẻ đẹp của mình đằng sau những tấm mạng dày màu đen. Đó là một vùng đất nằm trên con đường thương mại cổ, con đường từng có rất nhiều đoàn thương gia buôn bán hương liệu, quế và vải vóc đi qua. Hành trình của họ kéo dài hàng tuần, có khi hàng tháng. Dù trời mưa hay trời gió, họ cũng không bao giờ dừng lại. Người ta thường kể rằng những người chịu đựng kém nhất không bao giờ trở về quê hương được. Để họa nên đất nước Yemen, ta phải tưởng tượng ra một vùng đất lớn hơn ba nước Hy Lạp, Nepal và Syrie gộp lại một chút, vùng đất ấy vươn mình chạm tới vịnh Aden. Ở đó, trong biển nước đầy sóng gió, những tên cướp biển, suốt các cuộc hành trình dài dằng dặc, luôn rình rập tàu chở hàng quá cảnh giữa Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu... Trải qua nhiều thế kỷ, biết bao kẻ xâm lăng đã không cưỡng lại được ham muốn chiếm cứ mảnh đất xinh đẹp này. Người Ethiopia từng đổ bộ lên đây với những cây cung và những mũi tên nhưng họ nhanh chóng bị đánh đuổi. Tiếp đó là những người Perses mày rậm, họ đến đây đào đắp kênh rạch, dựng lên pháo đài và tuyển mộ một số bộ tộc để đánh đuổi những kẻ xâm lược khác. Rồi người Bồ Đào Nha tới thử vận may ở đây bằng cách lập ra các hãng buôn. Sau đó, người Ottoman tiếp tục đổ bộ và chiếm cứ xứ sở này trong vòng hơn một trăm năm. Sau này, người Anh da trắng đến ở miền Nam còn người Thổ Nhĩ Kỳ định cư ở miền Bắc. Khi người Anh ra đi, đến lượt mình, người Nga máu lạnh lại quan tâm đến miền Nam. Như một chiếc bánh bị những đứa trẻ quá háu ăn tranh giành, xứ sở này dần dần bị chia cắt làm đôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ly Hôn Tuổi Lên Mười PDF của tác giả Delphine Minoui nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.