Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2 (Nguyên Phong)

Lời giới thiệu

CUỐN SÁCH CỦA NHỮNG CÁNH BƯỚM RUNG ĐỘNG

Tác phẩm Muôn Kiếp Nhân sinh tập 1 của tác giả Nguyên Phong xuất bản giữa tâm điểm của đại dịch đã thực sự tạo nên một hiện tượng xuất bản hiếm có ở Việt Nam. Cuốn sách đã khơi dậy những trực cảm tiềm ẩn của con người, làm thay đổi góc nhìn cuộc sống và thức tỉnh nhận thức của chúng ta giữa một thế giới đang ngày càng bất ổn và đầy biến động. Ngoài việc phát hành hơn 200.000 bản trong 6 tháng, chưa kể lượng phát hành Ebook và Audio Book qua Voiz- FM, First News còn nhận được hàng ngàn tin nhắn, email chuyển lời cảm ơn đến tác giả Nguyên Phong. Điều này chứng tỏ sức lan tỏa của cuốn sách đã tạo nên một hiện tượng trong văn hóa đọc của năm 2020.

Khởi duyên cuốn sách Muôn Kiếp Nhân Sinh là cuộc điện thoại lúc đêm khuya từ Việt Nam qua Mỹ vào cuối năm 2016. Khi cảm nhận thế giới xung quanh còn quá nhiều áp bức, bất công và điều ác đang diễn ra, tôi đã đề nghị tác giả

Nguyên Phong viết một cuốn sách về Nhân quả để cảnh báo và thức tỉnh con người (tác phẩm Hành Trình về Phương Đông do ông viết phóng tác gần năm mươi năm trước đã làm nhiều thế hệ người Việt Nam thay đổi tâm thức và được yêu thích cho đến giờ). Tìm mua: Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Lúc đó, tác giả Nguyên Phong đã kể tôi nghe về câu chuyện nhân quả và tiền kiếp đặc biệt kỳ lạ của Thomas - một doanh nhân thành đạt ở New York và cũng là người bạn tâm giao mà ông đã từng gặp ở Đại học Đài Bắc năm 2008. Sau cuộc điện thoại đêm khuya đó, ông đã lẳng lặng bay đến New York gặp Thomas và đề nghị được viết những câu chuyện lạ thường của Thomas thành sách.

Và bất ngờ - Thomas đã đồng ý.

Muôn Kiếp Nhân sinh đã ra đời một cách kỳ lạ như cuốn sách của nhân duyên và có một sứ mệnh đặc biệt. Tôi và nhiều độc giả Việt Nam đã thực sự lay động và đồng cảm sâu sắc với những lời chia sẻ tâm huyết của Thomas ở những trang sách cuối tập 1: “Tôi mong chúng ta - những cánh bướm bé nhỏ rung động mong manh - cũng có thể tạo nên những trận cuồng phong mãnh liệt để thức tỉnh mọi người".

Tiếp nối các kiếp sống kỳ lạ của Thomas ở nền văn minh Atlantis và Ai Cập hùng mạnh ở tập 1, Muôn Kiếp Nhân Sinh tập 2 là cuộc hành trình vô tiền khoáng hậu tiếp theo của Thomas trên chuyến tàu xuyên thời gian - không gian trải dài từ nước Mỹ đương đại, ngược về vùng sa mạc Lưỡng Hà Assyria cho đến Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ cổ đại qua những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế. Những ký ức về chiến binh kiêu hùng Achilles trong trận công thành

Troy huyền thoại và sự thức tỉnh bất ngờ của vị đại đệ bất bại khi chinh phục quốc gia huyền bí đã vẽ nên bức tranh kỳ vĩ về thân phận con người luôn phải xoay vần không ngừng trong bão tố Nhân quả của tham vọng, chiến tranh, hận thù và tình yêu trong suốt chiều dài lịch sử thế giới.

Không chỉ là những bài học sâu sắc về Nhân quả của Thomas, Muôn Kiếp Nhân sinh tập 2 còn vén bức màn bí ẩn và khám phá hành trình bất tận của những linh hồn qua các tầng cõi, trạm trung chuyển trong muôn vàn kiếp sống... Tất cả được đúc kết, xâu chuỗi lại một cách logic bằng góc nhìn hài hòa giữa tâm linh, khoa học, triết học và lịch sử các nền văn minh từ Đông sang Tây, từ cổ đại đến hiện đại.

Thông qua những cuộc trò chuyện đầy tính minh triết, tác phẩm Muôn Kiếp Nhân Sinh tập 2 cũng đưa ra cách chuyển hóa nghiệp quả, đồng thời cảnh báo về những hiểm họa, biến động lớn trong tương lai của nhân loại cũng như gửi gắm những thông điệp chữa lành. Đây sẽ là khởi đầu một kỷ nguyên mới với cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức và cũng là con đường minh triết nhất để thức tỉnh, cứu mỗi người, cứu lấy sự sống trái đất đang bên bờ của những khủng hoảng, hiểm họa khó lường.

Các nhà hiền triết đã chỉ rõ quá trình thức tỉnh bắt đầu từ chính mỗi người. Và đó sẽ không phải là hành trình vô vọng nếu chúng ta cùng thật sự ý thức được ý nghĩa sống và sứ mệnh của mình. Tương lai chúng ta có trở nên tốt đẹp hơn hay không là do năng lượng từ chính những suy nghĩ, hành động của chúng ta ngày hôm nay.

Khi tâm huyết viết Muôn Kiếp Nhân Sinh, tác giả Nguyên Phong mong muốn truyền tải những thông điệp thức tỉnh cùng những lời cảnh báo đầy trách nhiệm với một trái tim giàu lòng trắc ẩn, yêu thương để mọi người cùng nhận thức, chuyển đổi - như những cánh bướm rung động mãnh liệt lan tỏa đến với nhiều người. Bởi tận cùng của những rung động lan tỏa đó sẽ tạo ra sự chuyển đổi tâm thức để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi người và cho nhân loại.

Ngoài ra không còn bất kỳ lý do nào khác.

Bôn ba muôn nẻo nhân sinh.

Không ai mang theo được thứ gì khi rời xa thế giới này - trừ công và tội.

Chính bạn mới có thể chuyển hóa được nghiệp quả của mình - không phải bất kỳ một ai khác.

Nhân quả đừng đợi thấy mới tin. Nhân quả là bảng chỉ đường, giúp con người tìm về thiện lương.

- Nguyễn Văn Phước

Sáng lập First News - Trí ViệtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2 PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương (Nguyễn Duy Cần)
MỤC LỤC Lời nói đầu I. HƯ VÔ II. QUAN NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN NGHỆ III. ĐỂ THỰC HIỆN TÂM HƯ Tìm mua: Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương TiKi Lazada Shopee A. Phương pháp “dụng tâm nhược kính 用心若鏡” của Trang Tử B. Phương pháp “sống trong hiện tại” của Thiền và Krishnamurti PHỤ LỤC Tiếng nói của Hư Vô La voix du silence Lời bàn Vai trò của Ác thần SHIVA Hữu sinh ư vô Tư tưởng Hư Vô LỜI NÓI ĐẦU Nói về Đạo học Trung Hoa là nói đến cái học của Tam Huyền: Dịch, Lão và Trang. Sự liên lạc giữa ba cái học ấy thật là chặt chẽ, mà Dịch là đầu não:“Dịch quán quần kinh chỉ thủ” (易貫羣經之首). Lão học và Dịch học như một biểu một lý, cho nên ngày xưa Vương Bật đã dùng Dịch giải Lão, dùng Lão giải Dịch một cách hết sức đắc lực. Nói đến Dịch và Lão không thể nào không nói đến công dụng của nó trong cái đạo dưỡng sinh mà Y đạo là căn bản. Bởi vậy ngày xưa người ta gọi Lão học là cái học của Hoàng Lão. Hoàng là Hoàng đế Nội kinh, sách căn bản của Y đạo Trung Hoa. Bởi vậy mới có câu:“Y đạo thông Tiên đạo”, người xưa không một ai học Dịch, học Lão mà không học Y. Ngày nay có khác, người ta đã giao phần Y học cho một hạng người gọi là y sĩ chuyên chữa bệnh làm nghề. Ngày xưa Y đạo không phải là một nghề, mà thực sự nó là cái đạo dưỡng sinh, phòng bệnh hơn là trị bệnh. Lời xưa có nói:“Vi nhơn tử giả, bất khả dĩ bất tri Y”. Là người, không thể không biết đạo Y. Dịch là “thể” mà Lão và Y là “dụng”. Cho nên, bàn đến Đạo học mà bỏ qua đạo dưỡng sinh là thiếu sót. Lại nữa, nói đến Đạo học Đông phương không thể không nói đến Thiền học Trung Hoa, vì nó là tinh hoa của Phật giáo Đại thừa và Trang Lão. Nói đến xưa, cũng không thể không bàn đến nay. Nói đến Trang Tử ngày xưa cũng không thể bỏ sót Trang Tử ngày nay. Tôi muốn nói đến J. Krishnamurti. Với Krishnamurti, một cái học nhất nguyên của Đông phương đã bắt đầu phục sinh trong lòng Âu Mỹ, sau một thời bác loạn chưa từng thấy có trong lịch sử loài người. Chữ “bác” (剝) đây, chúng tôi nói đến quẻ Bác trong kinh Dịch: ngũ âm đang hiếp bức một hào dương cô độc đã sắp tàn lụi và lui vào bóng tối, tượng trưng một giai cấp thức giả già nua với những tâm trí chứa đầy thành kiến. Nhưng sau quẻ Bác là quẻ Phục: hào Dương ở quẻ Bác đã phục sinh ở hào sơ quẻ Phục[1]: người“cũ” có chết, mới phục sinh người“mới”. Nhơn loại sắp đi vào một cuộc phục sinh chưa từng thấy có từ xưa đến nay, mà có lẽ Tây phương sau nầy sẽ cầm đầu phong trào phục hưng nầy. Phàm Âm cực Dương sinh, văn minh vật chất thế giới ngày nay âm khí đã đến thời kỳ cực độ, điểm Dương trong lòng Âm tăm tối ấy đang lần lần phát huy lực lượng tiên thiên một cách ngấm ngầm và mãnh liệt. Bằng chứng, Thiền học đang bắt đầu phát sinh mạnh ở các nước Âu Mỹ: một số khá đông đại trí giả và thanh niên cấp tiến đã tỏ ra yêu chuộng Thiền học một cách say đắm thành thực. Có lẽ nhờ họ đã no nê chán mứa với nếp sống nhầy nhụa hưởng thụ vật chất trong một thứ văn minh lý trí đến tột độ, và chính đó là nguyên do thuận lợi giúp họ nhận thấy rõ ràng hơn giá trị tinh thần của Đạo học Đông phương. H.M. Lassalle quả quyết rằng:“Thiền là món quà quý nhất Đông phương tặng Tây phương”. Sách vở về Lão Trang hay Thiền bên Âu Mỹ in ra bao nhiêu, bán hết bấy nhiêu. Quyển The Importance of living của Lâm Ngữ Đường là sách bán chạy nhất luôn trong 11 tháng và đã được dịch ra 14 thứ tiếng. Đó là quyển sách nói về nếp sống của nhóm người theo khuynh hướng tự nhiên của Trang Lão. Đông phương, trái lại, có lẽ vì quá bận rộn về những cuộc cách mạng liên miên về chánh trị, về những nhu cầu phát triển kỹ thuật để đáp ứng với đà tiến bộ vật chất của Âu Mỹ, nhất là họ chưa nếm đủ mùi vị đê mê ma túy của thứ văn minh thụ hưởng của Tây phương nên họ chưa nhận thấy rõ tánh cách phi nhân của nền văn minh hào nháng rực rỡ bên ngoài mà khô khan cằn cỗi bên trong nầy, cuộc phục sinh khó bề thực hiện được một cách mạnh mẽ như bên Âu Mỹ ngày nay. Luật QUÂN BÌNH của tạo hóa bao giờ cũng chi phối tất cả mọi cuộc thăng trầm trong sự vật. Tuy nhiên, sự hướng về Đông phương của Tây phương ngày nay không có nghĩa là khuyên người Mỹ thành người Ấn, người Tây Âu thành người Trung Hoa, mà trái lại: đôi bên phải cố giữ cái nếp sống độc đáo của mình. Thích ứng không có nghĩa là “đồng” mà có nghĩa là “hòa”. Nói như kinh DỊCH, tuy sự vật tương sinh, tương hóa mà cũng tự sinh, tự hóa[2]. Và bởi thế mới có Thiền Ấn độ, Thiền Trung hoa, Thiền Nhật bản, Thiền Việt nam, Thiền Công giáo (ZEN chrétien) sau nầy… Giả sử có một tín đồ Công giáo đến thụ giáo một Thiền sư Đông phương, Thiền sư sẽ không bao giờ khuyến dụ anh bỏ đạo của anh, mà chỉ hỏi quan niệm của anh về Jésus như thế nào, và phận sự của Thiền sư chỉ giúp anh quan niệm một cách chính xác hơn về Jésus mà thôi. Jésus, Thích ca, Lão Tử chỉ là Một. Vấn đề chánh là Giác ngộ, mà Thiền là Giác ngộ. Như trước đây đã nói: Hào Dương còn lại ở quẻ Bác, là thứ Dương đã quá già, sắp mất (chết) để được phục sinh vào thời quẻ Phục. Cho nên, con người “mới” có được phục sinh hay không, con người “cũ” phải chết đi. Con người “cũ” nói đây, là con người nhị nguyên, con người kết tinh của quá khứ, con người của sách vở, của xã hội, của nhơn-vi tạo thành, con người của truyền thống lâu đời không biến cải, chính là “con người cũ” mà trong sách Evangile selon Saint Jean gọi là “le vieil homme”:“Kẻ nào không sống lại, không thể thấy được Nước của Chúa” (En vérité, je te le dis: si un homme ne nait de nouveau, il ne peut voir le Royaume de Dieu).[3] “Nước của Chúa” đây, là ám chỉ ĐẠO. Quyển sách nầy đề cập đến “con người mới” ấy, và bạn đọc, nếu thấy còn bỡ ngỡ khi mới vào ngưỡng cửa Đạo học Đông phương, nên đọc thêm những quyển Nhập môn Triết học Đông phương, Trang Tử Tinh hoa, Lão Tử Tinh hoa, Phật học Tinh hoa, vì đây là phần tinh hoa của những bộ sách tinh hoa kia.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết LuậnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tây Tạng Và Giọt Hoa Trong Nắng (Văn Cầm Hải)
Mục lục 1. Lời nói đầu 2. Sợi lông nách của hành tinh xanh 3. Những con ong mật Như Lai 4. Tây Tạng - Giọt hoa trong nắng Tìm mua: Tây Tạng Và Giọt Hoa Trong Nắng TiKi Lazada Shopee 5. Bí ẩn trong đôi mắt thiên định ánh sáng 6. Phép giải thoát trên thi hài người chết 7. Vị âm công và tục điểu táng 8. Vũ công không gian trong nhà thổ Lhasa 9. Người đàn bà Tsangfu 10. Dặm đường thần chú 11. Tiếng hát bất tử trên Himalaya 12. Huyền Trân công chúa trên đất Tây Tạng 13. Tây Tạng trong con mắt thứ ba của tôi Lời nói đầu Tôi xin cảm ơn Hữu Thu và Seraphin Trần Đình Quyền, nếu không dành cho tôi sự tận tuỵ giúp đỡ với tấm lòng nhẹ nhàng của các anh, tôi không thể đặt chân lên Tây Tạng. Tôi gửi đến người anh em Seraphin Nguyễn Gia Long, Trần Thức, Pan Phùng Phu, Nguyễn Văn Cao, Trần Trung Hỷ, nguời hiền Nguyễn Thiên Hương, Nguyễn Trinh Sơn và những người bạn lòng biết ơn vì sự chia sẻ trong những ngày nhớ về Tây Tạng. Và dĩ nhiên, Cao Quan Hong, không đi hoang cùng anh, tôi khó lòng thấy được Tây Tạng trong con mắt thứ ba của mình. Cuối cùng, xin một lời kinh cảm tạ những vị thầy, những linh hồn gia đình mà từng chữ trong tập sách này quán tưởng đến. Văn Cầm HảiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tây Tạng Và Giọt Hoa Trong Nắng PDF của tác giả Văn Cầm Hải nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sổ Tay Của Krishnamurti (Jiddu Krishnamurti)
Lời tựa Vào tháng 6-1961 Krishnamurti bắt đầu thực hiện ghi chép hàng ngày về những nhận biết và những trạng thái ý thức của ông. Ngoại trừ mười bốn ngày viết liên tục, ông tiếp tục quyển này trong bảy tháng. Ông viết rõ ràng bằng bút chì, và hầu như không tẩy xóa. Bảy mươi bảy trang đầu của tập viết tay này được viết trong một quyển sổ nhỏ; từ đó đến khi chấm dứt (trang 323 của tập viết tay) một quyển sổ trang rời lớn hơn được sử dụng. Tập viết này khởi đầu đột ngột và kết thúc đột ngột. Chính Krishnamurti không thể nói được điều gì đã thúc giục ông bắt đầu viết. Ông chưa bao giờ ghi chép hàng ngày như thế trước kia cũng như sau này. Bản viết tay này được lược bỏ rất ít. Lỗi chính tả của Krishnamurti đã được sửa lại, một ít dấu chấm câu được thêm vào để làm rõ ràng câu văn; một vài chữ viết tắt, như ký hiệu & ông luôn dùng, đã được viết ra đầy đủ; vài chú thích và một ít từ ngữ trong ngoặc [] được thêm vào cho rõ nghĩa. Trong mọi chi tiết khác bản viết tay này được trình bày ở đây chính xác như khi ông viết. Một chú thích được thêm vào để giải thích một trong những từ ngữ đã sử dụng trong tập viết tay - “cái tiến trình”. Vào năm 1922, lúc 28 tuổi Krishnamurti trải qua một cảm nghiệm tinh thần đã thay đổi sống của ông và được tiếp tục bởi nhiều năm bị đau buốt lạnh và hầu như liên tục ở trong đầu cũng như xương sống. Sổ tay chỉ rõ “cái tiến trình”, từ ngữ ông dùng để chỉ đau buốt bí mật này, vẫn tiếp diễn liên tục gần bốn mươi lăm năm sau, mặc dù trong một tình trạng êm dịu hơn. Tìm mua: Sổ Tay Của Krishnamurti TiKi Lazada Shopee “Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”, “cái bao la”. Không khi nào ông dùng thuốc giảm đau để điều trị “cái tiến trình”. Ông không bao giờ uống rượu hoặc bất cứ loại thuốc nào. Ông không bao giờ hút thuốc lá và trong khoảng ba mươi năm cuối đời ông không uống nhiều trà hoặc cà phê. Mặc dù là người ăn chay suốt đời, ông luôn quan tâm đặc biệt để bảo đảm một chế độ ăn uống ổn định và đầy đủ dinh dưỡng. Theo suy nghĩ của ông, khổ hạnh cũng phá hủy sống tôn giáo giống như sự buông thả quá trớn. Thật ra ông chăm sóc “cái cơ thể” (ông luôn phân biệt rõ cái cơ thể và cái tôi) giống như một sĩ quan kỵ binh chăm sóc con ngựa của ông ấy. Ông không bao giờ bị động kinh hoặc bất kỳ căn bệnh về cơ thể nào khác mà mọi người nói là nguyên nhân dẫn đến những ảo tưởng và hiện tượng tinh thần khác lạ; ông cũng không thực hành bất kỳ “hệ thống” nào của thiền định. Chúng tôi phải trình bày tất cả điều này để độc giả không lầm tưởng rằng những trạng thái ý thức của Krishnamurti được kích thích, hoặc đã từng được kích thích, bởi thuốc men hoặc ăn chay. Trong tập ghi chép hằng ngày duy nhất này, chúng ta hiểu rõ cái gì có lẽ được gọi là nguồn suối tuôn trào lời giảng của K. Toàn bộ tinh túy của lời giảng đều ở đây, nảy sinh từ nguồn suối tự nhiên của nó. Đúng như chính ông viết trong những trang giấy này rằng “mỗi lần đều có cái gì đó ‘mới mẻ’ trong phước lành này, một chất lượng ‘mới’, một hương thơm ‘mới’, nhưng vẫn vậy nó không thay đổi”, vì vậy lời giảng khởi nguồn từ đó không bao giờ hoàn toàn giống nhau dẫu rằng được lặp lại thường xuyên. Trong cùng một cách, cây cối, núi non, sông ngòi, những đám mây, ánh mặt trời, chim chóc và những bông hoa mà ông diễn tả l ặp đi lặp lại mãi mãi “mới mẻ” vì chúng được nhìn ngắm mỗi lần bằng hai mắt không bao giờ quen thuộc với chúng; mỗi một ngày chúng là một cảm thấy hoàn toàn mới mẻ cho ông, và vì vậy chúng cũng như thế cho chúng ta. Ngày 18 tháng 6 năm 1961, ngày Krishnamurti bắt đầu ghi chép, ông ở New York cùng những người bạn trên đường West 87th. Ông đã đi bằng máy bay đến NewYork vào ngày 14 tháng 6 từ London nơi ông đã ở lại khoảng sáu tuần lễ và có mười hai nói chuyện. Trước khi đến London ông đã ở Rome và Florence, và, trước đó, trong ba tháng đầu năm, ở Ấn Độ, nói chuyện tại New Delhi và Bombay. M.LDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Của Krishnamurti PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sổ Tay Của Krishnamurti (Jiddu Krishnamurti)
Lời tựa Vào tháng 6-1961 Krishnamurti bắt đầu thực hiện ghi chép hàng ngày về những nhận biết và những trạng thái ý thức của ông. Ngoại trừ mười bốn ngày viết liên tục, ông tiếp tục quyển này trong bảy tháng. Ông viết rõ ràng bằng bút chì, và hầu như không tẩy xóa. Bảy mươi bảy trang đầu của tập viết tay này được viết trong một quyển sổ nhỏ; từ đó đến khi chấm dứt (trang 323 của tập viết tay) một quyển sổ trang rời lớn hơn được sử dụng. Tập viết này khởi đầu đột ngột và kết thúc đột ngột. Chính Krishnamurti không thể nói được điều gì đã thúc giục ông bắt đầu viết. Ông chưa bao giờ ghi chép hàng ngày như thế trước kia cũng như sau này. Bản viết tay này được lược bỏ rất ít. Lỗi chính tả của Krishnamurti đã được sửa lại, một ít dấu chấm câu được thêm vào để làm rõ ràng câu văn; một vài chữ viết tắt, như ký hiệu & ông luôn dùng, đã được viết ra đầy đủ; vài chú thích và một ít từ ngữ trong ngoặc [] được thêm vào cho rõ nghĩa. Trong mọi chi tiết khác bản viết tay này được trình bày ở đây chính xác như khi ông viết. Một chú thích được thêm vào để giải thích một trong những từ ngữ đã sử dụng trong tập viết tay - “cái tiến trình”. Vào năm 1922, lúc 28 tuổi Krishnamurti trải qua một cảm nghiệm tinh thần đã thay đổi sống của ông và được tiếp tục bởi nhiều năm bị đau buốt lạnh và hầu như liên tục ở trong đầu cũng như xương sống. Sổ tay chỉ rõ “cái tiến trình”, từ ngữ ông dùng để chỉ đau buốt bí mật này, vẫn tiếp diễn liên tục gần bốn mươi lăm năm sau, mặc dù trong một tình trạng êm dịu hơn. Tìm mua: Sổ Tay Của Krishnamurti TiKi Lazada Shopee “Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”, “cái bao la”. Không khi nào ông dùng thuốc giảm đau để điều trị “cái tiến trình”. Ông không bao giờ uống rượu hoặc bất cứ loại thuốc nào. Ông không bao giờ hút thuốc lá và trong khoảng ba mươi năm cuối đời ông không uống nhiều trà hoặc cà phê. Mặc dù là người ăn chay suốt đời, ông luôn quan tâm đặc biệt để bảo đảm một chế độ ăn uống ổn định và đầy đủ dinh dưỡng. Theo suy nghĩ của ông, khổ hạnh cũng phá hủy sống tôn giáo giống như sự buông thả quá trớn. Thật ra ông chăm sóc “cái cơ thể” (ông luôn phân biệt rõ cái cơ thể và cái tôi) giống như một sĩ quan kỵ binh chăm sóc con ngựa của ông ấy. Ông không bao giờ bị động kinh hoặc bất kỳ căn bệnh về cơ thể nào khác mà mọi người nói là nguyên nhân dẫn đến những ảo tưởng và hiện tượng tinh thần khác lạ; ông cũng không thực hành bất kỳ “hệ thống” nào của thiền định. Chúng tôi phải trình bày tất cả điều này để độc giả không lầm tưởng rằng những trạng thái ý thức của Krishnamurti được kích thích, hoặc đã từng được kích thích, bởi thuốc men hoặc ăn chay. Trong tập ghi chép hằng ngày duy nhất này, chúng ta hiểu rõ cái gì có lẽ được gọi là nguồn suối tuôn trào lời giảng của K. Toàn bộ tinh túy của lời giảng đều ở đây, nảy sinh từ nguồn suối tự nhiên của nó. Đúng như chính ông viết trong những trang giấy này rằng “mỗi lần đều có cái gì đó ‘mới mẻ’ trong phước lành này, một chất lượng ‘mới’, một hương thơm ‘mới’, nhưng vẫn vậy nó không thay đổi”, vì vậy lời giảng khởi nguồn từ đó không bao giờ hoàn toàn giống nhau dẫu rằng được lặp lại thường xuyên. Trong cùng một cách, cây cối, núi non, sông ngòi, những đám mây, ánh mặt trời, chim chóc và những bông hoa mà ông diễn tả l ặp đi lặp lại mãi mãi “mới mẻ” vì chúng được nhìn ngắm mỗi lần bằng hai mắt không bao giờ quen thuộc với chúng; mỗi một ngày chúng là một cảm thấy hoàn toàn mới mẻ cho ông, và vì vậy chúng cũng như thế cho chúng ta. Ngày 18 tháng 6 năm 1961, ngày Krishnamurti bắt đầu ghi chép, ông ở New York cùng những người bạn trên đường West 87th. Ông đã đi bằng máy bay đến NewYork vào ngày 14 tháng 6 từ London nơi ông đã ở lại khoảng sáu tuần lễ và có mười hai nói chuyện. Trước khi đến London ông đã ở Rome và Florence, và, trước đó, trong ba tháng đầu năm, ở Ấn Độ, nói chuyện tại New Delhi và Bombay. M.LDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Của Krishnamurti PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.