Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8 (Thủy Liên Tử)

Lá rụng về cội.

Chúng sinh muôn đời như thế.

Chúng ta sinh tồn nơi thế gian hữu tình hữu hoại, mỗi người đều có thời gian hạn định của riêng mình. Không ai có thể biết chắc được rằng bản thân mình có thể dùng hết thời gian hạn định ấy cho đến khi răng long đầu bạc, hay ngày mai ta còn thở hay không vì các nguyên do không mong muốn. Việc tìm kiếm ý nghĩa của kiếp sinh hữu hoại vô thường này vẫn luôn là đề mục cho chúng ta chiêm nghiệm và thực hành mỗi ngày, trong từng sát na ý niệm.

Thế sự vô thường, sinh tồn giữa đời hư ảo thì thân bất do kỷ.

Chúng ta vẫn phải sống và làm việc, sinh hoạt mỗi ngày với những điều không thể như ý mình. Tìm mua: Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8 TiKi Lazada Shopee

Cuộc sống không như ý mình, mình không hoan hỷ là bình thường, nhưng là tự làm mình phiền não vậy.

Thôi thì để lại những gì không như ý ra ngoài tâm trí mình, để thân tâm có thể chấp nhận những điều không thể như ý được, tự nhiên chúng ta dễ sống an lạc vậy.

Dù sao, Tạo Hóa có an bài cho tất thảy mọi sự.

Tam Giới Toàn Thư đã bước được một chặng đường dài hơi, quý vị đang xem quyển 8 rồi.Tác giả không mong gì hơn ngoài việc có thể chia sẻ phần nào đó những điều tự mình đã từng kinh qua, chiêm nghiệm đối với thế giới xung quanh, nhất là với những sự linh diệu thuộc thế giới tâm linh huyền bí.

Khi xem sách, quý độc giả có thể hiểu hơn các lý sự vận hành trong vũ trụ này với kiếp sinh của mình, từ đó thân tâm an lạc hơn, dễ sống đời thuận tự nhiên hợp lẽ Đạo Trời. Được như vậy thật là điều hạnh phúc vô cùng đối với tác giả cùng nhóm biên tập nên bộ sách Tam Giới Toàn Thư.

Mến chúc quý độc giả được thân tâm thường an lạc, tinh tấn từng ngày. Thanh tịnh trần gian chẳng nặng lòng Để hồn hòa điệu với non sông Trăm năm để bước vui mùi Đạo Xuân hết thu tàn tự tại không...

Thủy Liên Tử

Tháng 3, năm 2021Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thủy Liên Tử":Tam Giới Toàn Thư - Quyển 1Tam Giới Toàn Thư - Quyển 2Tam Giới Toàn Thư - Quyển 3Tam Giới Toàn Thư - Quyển 4Tam Giới Toàn Thư - Quyển 5Tam Giới Toàn Thư - Quyển 6Tam Giới Toàn Thư - Quyển 7Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8Tam Giới Toàn Thư - Quyển 9Tam Giới Toàn Thư - Quyển 10Huyền Thoại Kim Quang SứQuái Đàm Mạn LụcTam Độc Ký

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8 PDF của tác giả Thủy Liên Tử nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Âm Chất Giải Âm (NXB Hà Nội 1922) - Mạc Đình Tư
“Đức Xuyên Hoà Trai Đỗ Dữ 德川和齋杜嶼 soạn và viết tiểu dẫn. Sách Âm chất 隂郅 tức Âm chất văn chú 隂郅文註 do Lê Quý Đôn 黎貴惇tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dữ do gợi ý của một người bạn, nhận thấy sách của họ Lê soạn chú đã kỹ càng, bèn căn cứ vào sách ấy mà diễn giải ra quốc âm cho dễ phổ biến. Sách gồm: Phần Tiểu dẫn, tiếp sau là phần trích Âm chất chính văn [隂郅正文], nói là dẫn lời Đế quân và phần giải âm tương ứng. Chẳng hạn lời Đế quân nói: Ta vào đời thứ 17, hiện thân làm sĩ đại phu, chưa từng bạo ngược với dân, cứu người hoạn nạn, giúp kẻ nguy cấp, thương người cô đơn goá bụa, bao dung kẻ lỗi lầm, rộng thi hành âm chất, trên hợp với trời xanh. Nếu mọi người có thể giữ tâm được như ta, thì thiên tâm sẽ ban phúc cho ngươi. Họ Đậu cứu giúp người mà sau vin bẻ năm cành cây quế (5 con đều đỗ Tiến sĩ), người cứu giúp đàn kiến mà sau đỗ Trạng nguyên, người chôn rắn mà sau làm Tể tướng. Muốn rộng phúc điền phải bằng vào tâm địa, luôn luôn thi hành phương tiện, mọi điều công đức. Sau phần trích nguyên văn chữ Hán đến phần giải âm, tức là diễn dịch ra chữ Nôm của Đỗ Dữ 杜嶼và lời bình của Vũ Vĩnh 武永.” (Thọ, pp. 18-21).Âm Chất Giải ÂmNXB Hà Nội 1922Mạc Đình Tư84 TrangFile PDF-SCAN
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1936)
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2NXB Sài Gòn 1936Đoàn Trung Còn164 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Đức Kinh - Nguyễn Kim Muôn (NXB Bảo Tồn 1933)
Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là Đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa. (Ta gọi tiếng “trâu” để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng “trâu” không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng “bò” để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là “bò”. Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu). Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất). Đạo Đức KinhNXB Bảo Tồn 1933Nguyễn Kim Muôn78 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Khả Đạo (NXB Bảo Tồn 1935) - Nguyễn Kim Muôn
Kính cáo cùng độc giả được rõ: Những sách con này, tức thị là những bài trả lời cho các báo chương về các cuộc điều tra về nhà chùa Long Vân Tự, củng là bài đối đáp lại với những cuộc phản đối của các giáo lý. Nhưng có mộ điều, cúi xin đọc giả hãy lưu ý: Ở ngoài muốn nhà tu hành, bằng muốn trả lời lại, là chẳng được nói ngoài giáo lý là một, phải ngó mình là người tu là hai, nên chi tuy nói Đông mà tôi đã trả lời Tây (ấy là chư Độc giả sẽ cho như vậy), thế mà, hể sau khi đọc qua từ cuốn số 1 dỉ chi cho tới cùng, nếu cái giáo lý của tôi luận trong những sách con đó là phải, thì ngó lại những cuộc điều tra, cùng những bài phản đối kia. Đạo Khả ĐạoNXB Bảo Tồn 1935Nguyễn Kim Muôn29 TrangFile PDF-SCAN