Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Yêu Muộn (Pearl S. Buck)

Hôm ấy lễ tứ tuần của bà Vũ. Trước bàn trang điểm, bà Vũ ngắm nghía trong gương khuôn mặt điềm tĩnh của mình, và so sánh với khuôn mặt cũng đã hiện ra ở gương này năm bà mười sáu tuổi.

… Ngày hôm đó, vì quen dậy sớm, nàng rời khỏi giường tân hôn từ sáng tinh mơ, khoác vội cái áo choàng mới, nàng đến ngồi trước bàn trang điểm này. Với một vẻ dịu dàng và thản nhiên, nàng ngắm nghía nét mặt mình trong gương.

“Lạ nhỉ! Vẻ mặt mình cũng chẳng khác gì hôm qua?” nàng tự bảo, trong buổi sáng đầu tiên ấy, sau ngày cưới của nàng.

Rồi nàng quan sát tỉ mỉ: vừng trán rộng, thấp, mà diềm tóc thiếu nữ đã chải lên từ đêm qua, đôi mắt hạnh đào, sống mũi dọc dừa, hai má trái xoan, chiếc cằm nhỏ và cái miệng xinh xinh tươi thắm, sáng hôm ấy rất thắm tươi.

Bỗng Giang, người nữ tì, vội vã bước vào, ấp úng: Tìm mua: Yêu Muộn TiKi Lazada Shopee

- Thưa cô…, à, thưa bà. Con không ngờ sáng nay bà dậy sớm thế.

Hai má của Giang bừng đỏ. Trái lại, trên đôi môi hồng thắm, hai má của bà chủ vẫn giữ nguyên màu trắng ngọc ngà thường ngày.

- Tôi thích dậy sớm, nàng trả lời một cách dịu dàng, bằng giọng nói mà đêm qua chồng nàng, chàng trai từ trước chưa bao giờ nàng biết đến, đã ví như tiếng chim ca.

… Đã hai mươi bốn năm qua, bây giờ Giang xem chừng đã đoán được ‎ý chủ. Đứng sau cái ghế gỗ nặng nề, chị đưa tay nhanh nhẹn chít tóc bà Vũ thành những lọn đen, cứng và láng. Công việc này quá quen thuộc, nên chị có thể vừa làm vừa nhìn khuôn mặt thanh tú của bà chủ trong gương, chị nói:

- Thưa bà, đã hai mươi bốn năm rồi mà vẻ mặt bà vẫn không thay đổi.

- Chị cũng nghĩ đến buổi sáng ấy à?

Bà âu yếm bắt gặp trong gương đôi mắt chị Giang đang nhìn mình. Sau hai mươi bốn năm làm bạn với người đầu bếp, chị đã trở nên xồ xề, nhưng bà Vũ thì vẫn mảnh mai hơn lúc nào hết.

Đột nhiên Giang cười lớn:

- Thưa bà, sáng hôm ấy con nhút nhát hơn bà nhiều. Ái dà! Con thẹn thùng làm sao! Thẹn thùng một cách vô cớ, vì cái việc giữa người nam và nữ là một điều rất tự nhiên phải không thưa bà? Thế mà lúc bấy giờ con lại xem là một điều kì cục…

Bà Vũ chỉ cười. Bà thường để cho Giang nói tự do. Nhưng khi bà không muốn nghe nữa, thì nụ cười đột nhiên tan biến ngay và bà giữ vẻ im lặng, Giang cũng im lặng theo. Chị giả vờ không vừa ý với hình dáng lọn tóc trong tay mình, chị tháo rời ra, rồi bối lại. Làm xong, chị Giang cài hai cái trâm bằng ngọc thạch vào búi tóc, rồi lấy dầu thơm tẩm vào tay và vuốt lên đầu bóng láng của bà Vũ.

Với giọng thanh tao, bà Vũ hỏi:

- Đôi bông tai ngọc của tôi đâu rồi?

Chị Giang reo lên:

- Con đoán hôm nay bà muốn mang đôi hoa tai ấy, nên con đã soạn sẵn rồi đấy ạ.

Chị ta mở một cái hộp nhỏ bọc lụa hoa, lấy đôi bông và thận trọng cài vào hai trái tai xinh xắn của bà chủ. Hai mươi bốn năm về trước, người chồng trẻ trung của bà bước vào phòng này đúng vào lúc chị Giang vừa bận cho bà một cái áo hồng đoạn ngắn, rộng tay, trên cái xiêm gấm đen mà thân trước cũng như thân sau đều có thêu hoa và chim. Chính tay chàng đã cầm cái hộp hoa tai này. Đôi mắt đẹp của chàng mơ màng thỏa mãn. Là người còn giữ nền nếp xưa, nên chàng không nói chuyện với vợ trước mặt đầy tớ, chàng trao chiếc hộp cho chị Giang và bảo:

- Đeo vào tai cho bà.

Giang xuýt xoa trước vẻ đẹp không tì vết của viên ngọc, lúc chị mở hộp đưa ra trước mặt bà chủ. Tân nương ngước mắt nhìn chồng, rồi cúi xuống e lệ duyên dáng, nhỏ nhẹ nói:

- Cám ơn.

Trong khi người tỳ nữ mang hoa tai cho vợ, chàng chăm chú nhìn nàng khẽ gật đầu. Trong gương, nàng nhìn thấy nét mặt cương quyết và kiêu hãnh của chàng thanh niên.

Chàng thở ra khoan khoái. Bốn mắt gặp nhau trong gương và cả hai đều thầm nhận là người yêu mình đẹp.

- Chị đi pha mấy tách trà nóng đem đây, chàng đột ngột bảo Giang.

Như đêm qua, bây giờ chỉ có hai người, chàng cúi mình đặt hai tay lên vai vợ, nhìn vẻ mặt nàng phản chiếu trong gương, và nói:

- Nếu em xấu xí thì anh đã giết chết từ đêm qua rồi. Anh rất ghê tởm những người đàn bà xấu xí.

Dưới sức nặng của hai bàn tay chồng đè xuống vai, nàng ngồi yên, mỉm cười êm ái đáp:

- Thì đuổi em về cũng đủ rồi chứ sao lại giết đi?

Sáng hôm ấy tâm hồn nàng xao xuyến một cách lạ. “Không biết trí thông minh của chàng có ngang với vẻ đẹp của chàng không?” nàng nhủ thầm. Đòi hỏi như vậy có lẽ hơi quá đáng, nhưng, nếu chính chàng được như thế thì quý biết bao!

Câu chuyện trên xảy ra đã hai mươi bốn năm rồi. Hôm ấy Giang đeo hoa tai vào cho chủ, chị ngắm nghía nói:

- Bây giờ màu ngọc hợp với sắc da của bà hơn bao giờ hết. Không có bà nào đã bốn mươi tuổi mà được như thế này. Con không lấy làm lạ khi thấy ông chủ chỉ quý mến có một mình bà.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Pearl S. Buck":Ảo VọngCành Hoa E ẤpGió Đông, Gió TâyNạn Nhân Buổi Gia ThờiNhững Người Đàn Bà Trong Gia Đình KennedyTrangYêu Muộn

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Yêu Muộn PDF của tác giả Pearl S. Buck nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tuyển Tập Truyện Ngắn Thạch Lam (Thạch Lam)
Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, tại ấp Thái Hà, Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Nǎm 1932, ông tham gia ban biên tập tuần báo "Phong hoá", sau đó tham gia thành lập tổ chức "Tự lực vǎn đoàn", nhưng khác với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, ông có khuynh hướng tiến gần tới chủ nghĩa hiện thực và tình cảm nghiêng hoàn toàn vể người nghèo khổ, thông cảm chân thành với các cảnh ngộ éo le. Nhiều sáng tác của Thạch Lam có xu hướng tiến bộ tiêu biểu cho vǎn xuôi lãng mạn trong thời kỳ mặt trận dân chủ... Tập sách này giới thiệu với bạn đọc các tác phẩm tiêu biểu của ông. - Hoa ngày tết - Bắt đầu - Bên kia sông - Bóng người xưa - Buổi sớm - Cái chân què - Cô áo lụa hồng - Cô hàng xén - Cuốn sách bỏ quên - Đêm trăng sáng - Đói - Đứa con - Đưa con đầu lòng - Dưới bóng hoàng lan - Duyên số - Gió lạnh đầu mùa - Hai đứa trẻ - Hai lần chết - Kẻ bại trận - Một cơn giận - Một đời người - Nắng trong vườn - Người bạn cũ - Người bạn trẻ - Người đầm - Người lính cũ - Nhà mẹ Lê - Những ngày mới - Sợi tóc - Tiếng chim kêu - Tiếng sáo - Tình xưa - Tối ba mươi - Trong bóng tối buổi chiều - Trở về Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Thạch Lam PDF của tác giả Thạch Lam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sương Mù Tháng Giêng (Uông Triều)
Xoay quanh những mối quan hệ nhiều bất trắc của vương triều nhà Trần ở giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông, tác giả đã xây dựng nên không khí một thời đại hào hùng của nước Đại Việt. Những nhân vật lịch sử như Trần Khánh Dư, công chúa Thiên Thụy, vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông hay Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo hiện lên với tâm tư, tình cảm của những con người cụ thể, họ mang những nỗi niềm của dòng tộc mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, và thậm chí cả những sân si dục vọng của con người thông thường. Vì nguyên tắc đạo đức và rường mối triều chính, nhà vua phải trừng trị kẻ thông dâm với công chúa, nhưng vì xã tắc, nhà vua vẫn để tướng tài Trần Khánh Dư được sống để sau đó lập công chống giặc. Vì sự hưng vong của quốc gia, Hưng Đạo vương phải bỏ qua hiềm khích đời trước để phụng sự hai vua đánh thắng giặc hai lần. Cuốn tiểu thuyết đan xen giữa giọng điệu hào sảng của sử thi với những trang viết phản ánh nội tâm con người cá nhân, để kể về một thời đại con người vẫn chưa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn khổ Nho giáo cứng nhắc, thời nước Việt vẫn là của những người khảng khái, lẫm liệt mà đầy đam mê, khao khát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sương Mù Tháng Giêng PDF của tác giả Uông Triều nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Cướp Bến Bỏi (Tô Hoài)
Kẻ cướp bến Bỏi lấy bối cảnh cuộc nổi dậy của Cao Bá Quát và các nghĩa quân chống triều đình nhà Nguyễn vào năm 1854 bị thất bại, Tự Đức đã tiến hành cuộc trả thù hết sức dã man đối với tộc họ Cao, để là nền cho tác phẩm này, Tô Hoài đã kể cho chúng ta cuộc sống thật của vùng nông thôn Việt Nam dưới thời phong kiến. Những người dân chài ven sông tuy nghèo khó, đói khát trăm bề nhưng đầy nghĩa khí và thắm tình nghĩa thầy trò, tình bạn thủy chung trong lúc khó khăn. Sau khi không còn chủ tướng Cao Bá Quát, một số nghĩa quân tập họp lại để tìm kế trả thù cho thầy, một số người khác tổ chức các vụ trộm cướp.Tuy nhiên, họ chỉ cướp của các phú hộ, của bọn quan lại giàu có lại để chia cho người nghèo. Điển hình trong số này là Cõi-kẻ cướp vùng bến Bỏi trong lốt người bán đầu, người “có tài bơi lội như con dái cá, leo tường chẳng khác gì con nhái bén, khóa nào cũng móc được, mở êm ru…”. Tuy nhiên, sức dân nghèo cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc làm sao chống lại được súng gươm triều đình, lực lượng nghĩa quân ngày một sút giảm, người bị bắt, người bị chết thảm thương như Trắc-bạn nối khố của Cõi. Một ngày, Cõi bị quân của lãnh Quang bắt vì vi phạm lệnh cấm bán dầu nhưng Cõi lại được bác Cả và anh em bến Bỏi cứu thóat. Trở về chùa Xiển trong tình trạng hai chân mất gân do bị lãnh Quang tra tấn, Cõi không còn sức để tiếp tục làm “quân cướp tốt bụng” vùng sông nước, nhưng đứa con trai đã đủ sức thay cha làm việc nghĩa, còn Cõi ở lại làm ông sãi chùa Xiển … “Phải khi mùa hanh hao, gió bấc thổi đêm ngày liên hồi kỳ trận, trời đất mù mịt trên sông Cái, thoạt trông sang chẳng thấy Bà Móc, chợ Cầu Cháy đâu, cả đất Kẻ Chợ vùi vào làn cát đỏ rực. Song để ý kỹ, dần dần nhìn ra những cái nan, cái thúng, người với gồng gánh sang ngang và đôi chốc, một cái mảng, một chiếc thuyền đại tạt vào ăn bến chợ Ống Nước, bọn người neo lái phải vừa chèo vừa hò ơi ới để lấy đường nước giữa làn cát mờ mờ táp vào mặt. Tưởng như gió cát triền miên, đò giang cách trở thế, chẳng mấy ai qua lại, thế nhưng mọi đồn thổi thì chỉ một nhát, bên này sông, bên kia sông đã dậy lên. Cái tin ông giáo thụ Cao bị hại ở Kệ đưa về đến Dâu Chùa hầu như ai cũng biết. Dĩ nhiên bởi có người ở các xóm trong bãi dâu này bấy lâu đã đi theo ông. Ai cũng còn mong ngóng tin tức người khác nữa. Nhưng cái hung tin ông giáo thụ bị chém chết, lại nói rõ bị đội Quang đã khét tiếng ác ở Sơn Tây chém ngã ngựa giữa trận thì đích rồi. Có người làng khi vỡ trận chạy từ trên ấy về đã kể được mắt thấy rõ ràng.Có một người bụng nóng như lửa đốt, ấy là cái nhà Cõi ở làng bên. Cõi đã cắp sách cắp tráp hầu thày từ hồi ông giáo thụ còn ngồi bảo học ở làng nhà. Rồi thày vào Kinh làm quan, chẳng biết phạm thượng phải tù tội thế nào, đến khi thày về phủ Quốc làm giáo thụ, nhưng làng nước cứ gọi tôn lên chức huấn đạo. Thày về làng ai cũng một điều thưa bẩm quan huấn. Thày lại gọi Cõi lên theo. Tháng ba ngày tám, rồi những khi chưa đến kỳ hạn tải dầu xuôi, Cõi lại lên phủ Quốc. Thôi thì cắp sách hay cắp tráp, mài mực hay cầm cờ, cầm súng vẫn một dạ vậy. Một ngày nên nghĩa, vả chăng, Cõi cũng được đứng hàng môn sinh, đồng môn học trò thày. Hàng năm, đồng môn thuộc ngày kỵ hai cố sinh ra thày, hay khi cơm mới và tết nhất, thày ở nhà trong làng, thày ra ngoài đình Ngang hay trên hồ Tây, Cõi cũng được dự. Gia cảnh thày thanh bạch, nhưng một nhà có đông đủ học trò bố, học trò con, đồng môn đơn đồng môn kép, thật phúc đức hiếm thấy. Tìm mua: Kẻ Cướp Bến Bỏi TiKi Lazada Shopee Ngày thày Cao về phủ Quốc rồi nổi quân, Cõi theo ngay. Cái gánh dầu kiếm ăn độ nhật để nhà cho mụ Cõi. Ra đi, chỉ nói: “Này nhà nó, thày nhắn việc nước như lửa cháy, ta phải đi đây”. Mụ vợ vùng vằng, lẩm bẩm: cháy thiên hạ chứ cháy đâu nhà mình mà mua việc. Chẳng biết Cõi có nghe tường câu than vãn ấy không, nhưng Cõi đã đi buột ra ngoài cổng rồi. Vợ Cõi gánh dầu đi bán các xóm, hết lại sang đong bên bến Bà Móc. Bần cùng mới phải lấy xỉ thế, chẳng được mấy lời lãi…”.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Cướp Bến Bỏi PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Cướp Bến Bỏi (Tô Hoài)
Kẻ cướp bến Bỏi lấy bối cảnh cuộc nổi dậy của Cao Bá Quát và các nghĩa quân chống triều đình nhà Nguyễn vào năm 1854 bị thất bại, Tự Đức đã tiến hành cuộc trả thù hết sức dã man đối với tộc họ Cao, để là nền cho tác phẩm này, Tô Hoài đã kể cho chúng ta cuộc sống thật của vùng nông thôn Việt Nam dưới thời phong kiến. Những người dân chài ven sông tuy nghèo khó, đói khát trăm bề nhưng đầy nghĩa khí và thắm tình nghĩa thầy trò, tình bạn thủy chung trong lúc khó khăn. Sau khi không còn chủ tướng Cao Bá Quát, một số nghĩa quân tập họp lại để tìm kế trả thù cho thầy, một số người khác tổ chức các vụ trộm cướp.Tuy nhiên, họ chỉ cướp của các phú hộ, của bọn quan lại giàu có lại để chia cho người nghèo. Điển hình trong số này là Cõi-kẻ cướp vùng bến Bỏi trong lốt người bán đầu, người “có tài bơi lội như con dái cá, leo tường chẳng khác gì con nhái bén, khóa nào cũng móc được, mở êm ru…”. Tuy nhiên, sức dân nghèo cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc làm sao chống lại được súng gươm triều đình, lực lượng nghĩa quân ngày một sút giảm, người bị bắt, người bị chết thảm thương như Trắc-bạn nối khố của Cõi. Một ngày, Cõi bị quân của lãnh Quang bắt vì vi phạm lệnh cấm bán dầu nhưng Cõi lại được bác Cả và anh em bến Bỏi cứu thóat. Trở về chùa Xiển trong tình trạng hai chân mất gân do bị lãnh Quang tra tấn, Cõi không còn sức để tiếp tục làm “quân cướp tốt bụng” vùng sông nước, nhưng đứa con trai đã đủ sức thay cha làm việc nghĩa, còn Cõi ở lại làm ông sãi chùa Xiển … “Phải khi mùa hanh hao, gió bấc thổi đêm ngày liên hồi kỳ trận, trời đất mù mịt trên sông Cái, thoạt trông sang chẳng thấy Bà Móc, chợ Cầu Cháy đâu, cả đất Kẻ Chợ vùi vào làn cát đỏ rực. Song để ý kỹ, dần dần nhìn ra những cái nan, cái thúng, người với gồng gánh sang ngang và đôi chốc, một cái mảng, một chiếc thuyền đại tạt vào ăn bến chợ Ống Nước, bọn người neo lái phải vừa chèo vừa hò ơi ới để lấy đường nước giữa làn cát mờ mờ táp vào mặt. Tưởng như gió cát triền miên, đò giang cách trở thế, chẳng mấy ai qua lại, thế nhưng mọi đồn thổi thì chỉ một nhát, bên này sông, bên kia sông đã dậy lên. Cái tin ông giáo thụ Cao bị hại ở Kệ đưa về đến Dâu Chùa hầu như ai cũng biết. Dĩ nhiên bởi có người ở các xóm trong bãi dâu này bấy lâu đã đi theo ông. Ai cũng còn mong ngóng tin tức người khác nữa. Nhưng cái hung tin ông giáo thụ bị chém chết, lại nói rõ bị đội Quang đã khét tiếng ác ở Sơn Tây chém ngã ngựa giữa trận thì đích rồi. Có người làng khi vỡ trận chạy từ trên ấy về đã kể được mắt thấy rõ ràng.Có một người bụng nóng như lửa đốt, ấy là cái nhà Cõi ở làng bên. Cõi đã cắp sách cắp tráp hầu thày từ hồi ông giáo thụ còn ngồi bảo học ở làng nhà. Rồi thày vào Kinh làm quan, chẳng biết phạm thượng phải tù tội thế nào, đến khi thày về phủ Quốc làm giáo thụ, nhưng làng nước cứ gọi tôn lên chức huấn đạo. Thày về làng ai cũng một điều thưa bẩm quan huấn. Thày lại gọi Cõi lên theo. Tháng ba ngày tám, rồi những khi chưa đến kỳ hạn tải dầu xuôi, Cõi lại lên phủ Quốc. Thôi thì cắp sách hay cắp tráp, mài mực hay cầm cờ, cầm súng vẫn một dạ vậy. Một ngày nên nghĩa, vả chăng, Cõi cũng được đứng hàng môn sinh, đồng môn học trò thày. Hàng năm, đồng môn thuộc ngày kỵ hai cố sinh ra thày, hay khi cơm mới và tết nhất, thày ở nhà trong làng, thày ra ngoài đình Ngang hay trên hồ Tây, Cõi cũng được dự. Gia cảnh thày thanh bạch, nhưng một nhà có đông đủ học trò bố, học trò con, đồng môn đơn đồng môn kép, thật phúc đức hiếm thấy. Tìm mua: Kẻ Cướp Bến Bỏi TiKi Lazada Shopee Ngày thày Cao về phủ Quốc rồi nổi quân, Cõi theo ngay. Cái gánh dầu kiếm ăn độ nhật để nhà cho mụ Cõi. Ra đi, chỉ nói: “Này nhà nó, thày nhắn việc nước như lửa cháy, ta phải đi đây”. Mụ vợ vùng vằng, lẩm bẩm: cháy thiên hạ chứ cháy đâu nhà mình mà mua việc. Chẳng biết Cõi có nghe tường câu than vãn ấy không, nhưng Cõi đã đi buột ra ngoài cổng rồi. Vợ Cõi gánh dầu đi bán các xóm, hết lại sang đong bên bến Bà Móc. Bần cùng mới phải lấy xỉ thế, chẳng được mấy lời lãi…”.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Cướp Bến Bỏi PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.