Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiếng Nói Vô Thinh (H. P. Blavatsky)

TỰA

Những trang sau đây trích ở “Kim huấn thư”, một trong những sách phát cho các sinh viên Thần bí học ở phương Đông. Tất cả sinh viên[1] đều phải học những giáo lý này, và nhiều nhà Thông Thiên Học đã chấp nhận những giáo huấn ấy. Vì tôi thuộc lòng rất nhiều giáo huấn đó, nên tôi phiên dịch dễ dàng.

Một điều mà ai cũng biết là ở Ấn Ðộ, những phương pháp để phát triển tâm linh của các vị Guru (đạo sư hay Sư Phụ) đều khác nhau, chẳng những vì lẽ các Ngài khác học phái - tất cả có sáu học phái [2] mà cũng vì lẽ mỗi Guru có một phương pháp riêng nên thường thường người giữ rất kín. Tuy nhiên, ở phía bên kia Hy mã lạp sơn, phương pháp của các Trường Huyền bí học không thay đổi, ngoại trừ khi nào vị Guru chỉ là một Lạt ma thường không biết gì hơn những kẻ thọ giáo.

Quyển sách mà tôi do theo để dịch đây thuộc về một bộ sách, trong đó tôi cũng rút lấy những đoạn của “Kinh Dzyan” dùng làm căn bản để viết bộ “Giáo lý bí truyền”. “Kim huấn thư” cũng chung một nguồn gốc với quyển Paramartha, theo truyền kỳ thì quyển này vốn của các vị Nàga hay là “Rắn” (danh hiệu của các vị đắc pháp hồi xưa) truyền lại cho vị Ðại La Hán Nagarjuna. Tuy nhiên, những châm ngôn và những ý tưởng cao siêu, đặc sắc của kinh này thường thấy dưới một hình thức khác trong kinh sách chữ Sanskrit, thí dụ trong quyển kinh luận về thần bí Jnaneshvari, nơi đây Krishna miêu tả cho Arjuna nghe trạng thái của một nhà Yogi hoàn toàn sáng suốt, hoặc trong ít quyển Upanishads. Ðó là một sự rất tự nhiên bởi hầu hết (nếu không phải là tất cả) những vị Ðại La Hán, những đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca, và nhất là những vị di cư sang Tây Tạng đều là người Ấn Ðộ và người Aryans chớ không phải người Mông Cổ. Kinh sách của một mình Ðức Aryasanga để lại cũng rất nhiều.

Nguyên bản của “Kim Huấn Thư” khắc trong những hình chữ nhật, mỏng, còn những bản sao thường khắc trên những đĩa tròn. Thường người ta cất những đĩa hay là bản sao đó trên bàn thờ của những đền chùa tùy thuộc những trung tâm có trường dạy “Thiền định” hay là Mahayana (Yogachàrya). Những bản đó viết nhiều cách khác nhau có khi bằng chữ Tây Tạng, nhưng phần nhiều là bằng chữ tượng hình. Tìm mua: Tiếng Nói Vô Thinh TiKi Lazada Shopee

Thứ tiếng của tăng lữ dùng (senzar) ngoài thứ văn tự riêng của nó, có thể viết ra bằng nhiều lối chữ bí mật, và theo lối tượng hình văn tự, hơn là theo lối âm tiết văn tự. Một phương pháp khác nữa (Tây Tạng gọi là lug) dùng cách viết bằng số và màu, mỗi số tương ứng với một chữ trong bản mẫu tự Tây Tạng (30 chữ đơn và 74 chữ kép) và toàn bộ hợp thành một bản mẫu tự bí mật. Khi người ta dùng chữ tượng hình thì có một cách nhất định để đọc bản văn, thí dụ như trong trường hợp này những biểu tượng và những dấu hiệu của Chiêm tinh học tức là 12 con thú trong Hoàng đạo, và bảy màu nguyên thủy, mỗi màu có ba hạng: lợt, nguyên thủy và đậm, dùng thế cho 33 chữ của bản mẫu tự đơn, cho tiếng, cho câu.

Ở đây 12 con thú lập lại năm lần, và cặp với ngũ hành và bảy màu, họp thành một bản mẫu tự đầy đủ, gồm có 60 chữ thánh và 12 dấu.

Một cái dấu ghi ở đầu bản văn chỉ cho độc giả biết phải đánh vần theo lối Ấn Ðộ trong đó mỗi tiếng đều phỏng theo tiếng Sanskrit hay là phải đọc theo nguyên tắc chữ tượng hình của người Tầu. Tuy nhiên, cách dễ hơn hết là độc giả không dùng thứ ngôn ngữ nào hết hoặc dùng thứ ngôn ngữ nào tùy thích, bởi vì những dấu hiệu và những biểu tượng cũng giống như những số hay là hình Á rập, là sở hữu công cộng và quốc tế giữa những nhà thần bí đắc pháp và đệ tử của các

Ngài. Một trong những lối viết chữ Tầu cũng có một đặc tính như thế, bất kỳ ai có biết chữ đó đều đọc được dễ dàng, thí dụ một người Nhật có thể đọc theo tiếng Nhật một cách dễ dàng như người Tầu đọc theo tiếng Tầu vậy.

Kim huấn thư gồm có 90 quyển khái luận nhỏ và riêng biệt nhau, trong đó vài quyển đã có trước thời kỳ Phật giáo ra đời. Tôi học thuộc lòng 39 quyển từ nhiều năm qua. Muốn dịch mấy quyển kia tôi phải nhờ đến bút ký để rải rác trong vô số giấy tờ, và những bút ký thu thập chưa sắp xếp lại trong hai mươi năm chót, như thế công việc không phải dễ. Hơn nữa, tất cả không thể nào đem ra dịch hết cùng trao truyền cho một thế giới quá ích kỷ và quá mê trần, chưa chuẩn bị chút nào để xứng đáng thọ lãnh một luân lý cao siêu như thế. Bởi vì chỉ có người nào thành thật bền chí theo đuổi sự tự tri mới sẵn lòng để tai nghe những lời khuyên bảo có tính cách như thế.

Tuy nhiên, loại luân lý này đầy rẫy trong những sách văn học phương Ðông, nhất là trong kinh Upanishads, Ðức Krishna nói với Arjuna: “Hãy diệt lòng tham sống”. Tham vọng này chỉ dính liền với hình hài, là dụng cụ của cái Ta biểu hiện, chớ không phải của cái Ta “trường cửu, bất hoại, không giết mà cũng không bị giết” (kinh Katha Upanishads). Kinh Sutta Nipãta dạy: “Hãy diệt trừ cảm giác, vui, khổ, được, mất, thành, bại, coi cũng như nhau” và còn dạy thêm rằng: “Chỉ tìm nơi trú ẩn trong cái bất sinh, bất diệt thôi”. Krishna lập đi lập lại đủ cách: “Hãy tiêu diệt cảm nghĩ chia rẽ”: “Cái trí manas mà còn chạy theo những giác quan vẩn vơ, vô định thì sẽ làm cho Linh Hồn (Buddhi) dật dờ như chiếc thuyền bị gió nhồi trên lượn sóng” (Bhagavadgitã II. 70).

Bởi thế chúng tôi nghĩ, chỉ nên lựa chọn thật kỹ lấy một ít bài thích hợp nhất, cho một số ít người thật có tâm hồn thần bí trong Hội Thông Thiên Học, và các bài này chắc chắn đúng với nhu cầu của họ. Chỉ những kẻ đó mới ưa thích những lời này của Krishna-Christos, cái “Ta cao siêu”.

“Bực hiền giả không than thở cho người sống hoặc kẻ chết. Trong dĩ vãng tôi, anh, và những kẻ lập qui tắc cho người đời không khi nào là không tồn tại, và tất cả chúng ta sẽ tồn tại ở tương lai” (Bhagavadgitã II.27).

Trong bản dịch này, tôi cố gắng để bảo tồn vẻ đẹp của câu văn đầy thi vị và bút pháp có nhiều gợi ý của nguyên văn. Ðộc giả sẽ phán đoán xem sự cố gắng này đã thành công được đến đâu.

H. P. BDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "H. P. Blavatsky":Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 1Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 2Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 3Tiếng Nói Vô ThinhChìa Khóa Minh Triết Thiêng LiêngThiên Nhiên Huyền BíBí Quyết Thông Thiên Học

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiếng Nói Vô Thinh PDF của tác giả H. P. Blavatsky nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sự Thật Vĩ Đại (Nguyễn Ngọc Thuận)
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1.NHỮNG CÂU HỎI LỚN CỦA NHÂN LOẠI 4 2.VŨ TRỤ, THƯỢNG ĐẾ VÀ CON NGƯỜI 10 3.LINH HỒN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN 33 Tìm mua: Sự Thật Vĩ Đại TiKi Lazada Shopee 4.ĐỊNH MỆNH VÀ LUẬT NHÂN QUẢ 53 5.CÁC HIỆN TƯỢNG HUYỀN BÍ 786 6.PHÁN XÉT CUỐI CÙNG 94 7.PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ TƯƠNG LAI 101 8. KẾT LUẬN 115 NÓI VỀ TÁC GIẢ 118 LỜI MỞ ĐẦU Thông thường, khi chúng ta may mắn gặt hái được thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc thì rất hiếm khi chúng ta quan tâm đến các vấn đề tâm linh như Thánh Thần hay Thượng Đế. Nhưng một khi chúng ta gặp bế tắc trong sự nghiệp hay trong tình yêu thì phần lớn chúng ta sẽ tìm đến các đấng linh thiêng để cầu xin sự giúp đỡ. Tại sao chúng ta lại làm như vậy? vì chúng ta không còn cách nào khác. Nói cho cùng khi đến với các đấng linh thiêng, chúng ta cũng chỉ vì lợi ích bản thân. Nhưng trên thực tế, những điều chúng ta kỳ vọng từ các Đấng linh thiêng có được đáp lại hay không vẫn còn là một sự tranh luận. Hơn nữa chúng ta vẫn chưa xác định được các đấng Thánh Thần và Thượng Đế là có thật hay không, cho nên đức tin của chúng ta càng mơ hồ hơn. Nhưng nếu chúng ta cho rằng Thượng Đế và các Đấng Thánh Thần là có thật thì mối quan hệ giữa các Đấng đó với chúng ta là như thế nào? và liệu Họ có sẵn sàng giúp chúng ta hay không? Trường hợp giúp thì Họ thực hiện việc làm đó bằng cách nào? Bản thân tôi đã từng trải qua khá nhiều thăng trầm trong cuộc đời, tôi cũng đã từng cầu xin các Đấng linh thiêng giúp đỡ mỗi khi gặp bế tắc. Để rồi từ trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra rằng các đấng linh thiêng là có thật nhưng họ cũng có những qui tắc riêng của họ trong việc đáp lại lời cầu xin của con người. Cho nên dù tôi có dâng lên họ một đức tin vô cùng thành tâm thì cũng rất khó làm thay đổi ý định của họ. Vì vậy, tôi đã hết sức cố gắng tìm ra sự thật về những qui tắc của họ và chứng minh mọi điều dựa trên cơ sở khoa học để làm nền tảng cho niềm tin của mình. Tôi rất mong các bạn cùng tôi đồng hành trên con đường tìm kiếm sự thật trong cuốn sách này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thật Vĩ Đại PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Thật Tối Hậu (Nguyễn Ngọc Thuận)
MỤC LỤC. Lời mở đầu&Thôngđiệp..4 Phần I: Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và sự thật. ……..9 1 -Có bao nhiêu Ba Ngôi?.10 2 -Tâm linh là gì?...11 Tìm mua: Sự Thật Tối Hậu TiKi Lazada Shopee 3 -Tại sao gọi là Ông Trời?..12 4 -Con Người, Loài Người, Nhân loại có ý nghĩa gì?.12 5 -Đạo đức là gì?...13 6 -Bản ngã, chân ngã, vô ngã là gì?.15 7 -Tính không là gì?..16 8 -Vô vi có ý nghĩa gì?.18 9 -Siêu ý thức là gì?...….22 10 -Giác Ngộ và Thức tỉnh là gì?..24 11 -Chiều kích 1D...4D- 5D...12D có liên quan gì đến ý thức và quá trình tiến của Loài Người?...…...34 12 -Những cuộc chiến trên Nước Trời thực sự có hay không?...36 13 -Đức Chúa Guêsu cứu chuộc Loài người như thế nào?..39 14 -Người Lemuria và lục địa Atlantis thực sự ở đâu?...41 15 -Tư tưởng tạo nên sức mạnh gì?..42 Phần II: Thông Điệp -Thượng Đế và Vũ Trụ. I -Nguyên Thần Thượng Đế là cái gì?...…...49 II -Vũ trụ duy nhất hay nhiều hơn một?.55 III -Đại gia đình Thượng Đế có bao nhiêu Người?.56 IV -Tại sao các Thiên Thần rời Nước Trời?.63 V -Các Thiên Thần rời Nước Trời tìm kiếm điều gì?...68 VI -Làm thế nào các Thiên Thần có thể trải nghiệm được những gì mà Họ đã ước muốn trước khi rời Nước Trời?...72 Phần III: Thượng Đế và những sự kiện liên quan đến Nhân loại I -Lòng từ bi và bác ái giúp con người trải nghiệm được gì?.76 II -Theo đuổi tâm linh có ích lợi gì?.86 III -Khải Huyền có liên quan gì đến lịch sử Loài người?.96 IV -Ý nghĩa con số 666 liên quan gì đến lịch sử Loài người?..107 V -Con người nên làm gì, để được cứu rỗi trong thời gian tới? …….. 109 VI -Các tên gọi và ý nghĩa của thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2334. 1 -Thời kỳ tiền phán xét...….119 2 -Thời kỳ tiền hội Long hoa...119 3 -Thời kỳ tiếp nhận ánh sáng.119 4 -Thời kỳ ân điển.…...121 5 -Thời kỳ hữu vi...126 6 -Thời kỳ bảo bình..128 7 -Thanh toán bù trừ...131 VII- Những điều liên quan trong thời đại mới..132 PHẦN KẾT;Bước cuối trên hành trình hội nhập với Tổng thể. I -Thời gian là gì? Sức ảnh hưởng của thời gian đối với con người như thế nào?...156 II -Con người nên hành động thế nào để có được sự thức tỉnh?...163 III -Sau khi giác ngộ, thức tỉnh con người nên hành động như thế nào?...171 Đôi Lời Cảm Tạ..…...198Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thật Tối Hậu PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Thật Tối Hậu (Nguyễn Ngọc Thuận)
MỤC LỤC. Lời mở đầu&Thôngđiệp..4 Phần I: Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và sự thật. ……..9 1 -Có bao nhiêu Ba Ngôi?.10 2 -Tâm linh là gì?...11 Tìm mua: Sự Thật Tối Hậu TiKi Lazada Shopee 3 -Tại sao gọi là Ông Trời?..12 4 -Con Người, Loài Người, Nhân loại có ý nghĩa gì?.12 5 -Đạo đức là gì?...13 6 -Bản ngã, chân ngã, vô ngã là gì?.15 7 -Tính không là gì?..16 8 -Vô vi có ý nghĩa gì?.18 9 -Siêu ý thức là gì?...….22 10 -Giác Ngộ và Thức tỉnh là gì?..24 11 -Chiều kích 1D...4D- 5D...12D có liên quan gì đến ý thức và quá trình tiến của Loài Người?...…...34 12 -Những cuộc chiến trên Nước Trời thực sự có hay không?...36 13 -Đức Chúa Guêsu cứu chuộc Loài người như thế nào?..39 14 -Người Lemuria và lục địa Atlantis thực sự ở đâu?...41 15 -Tư tưởng tạo nên sức mạnh gì?..42 Phần II: Thông Điệp -Thượng Đế và Vũ Trụ. I -Nguyên Thần Thượng Đế là cái gì?...…...49 II -Vũ trụ duy nhất hay nhiều hơn một?.55 III -Đại gia đình Thượng Đế có bao nhiêu Người?.56 IV -Tại sao các Thiên Thần rời Nước Trời?.63 V -Các Thiên Thần rời Nước Trời tìm kiếm điều gì?...68 VI -Làm thế nào các Thiên Thần có thể trải nghiệm được những gì mà Họ đã ước muốn trước khi rời Nước Trời?...72 Phần III: Thượng Đế và những sự kiện liên quan đến Nhân loại I -Lòng từ bi và bác ái giúp con người trải nghiệm được gì?.76 II -Theo đuổi tâm linh có ích lợi gì?.86 III -Khải Huyền có liên quan gì đến lịch sử Loài người?.96 IV -Ý nghĩa con số 666 liên quan gì đến lịch sử Loài người?..107 V -Con người nên làm gì, để được cứu rỗi trong thời gian tới? …….. 109 VI -Các tên gọi và ý nghĩa của thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2334. 1 -Thời kỳ tiền phán xét...….119 2 -Thời kỳ tiền hội Long hoa...119 3 -Thời kỳ tiếp nhận ánh sáng.119 4 -Thời kỳ ân điển.…...121 5 -Thời kỳ hữu vi...126 6 -Thời kỳ bảo bình..128 7 -Thanh toán bù trừ...131 VII- Những điều liên quan trong thời đại mới..132 PHẦN KẾT;Bước cuối trên hành trình hội nhập với Tổng thể. I -Thời gian là gì? Sức ảnh hưởng của thời gian đối với con người như thế nào?...156 II -Con người nên hành động thế nào để có được sự thức tỉnh?...163 III -Sau khi giác ngộ, thức tỉnh con người nên hành động như thế nào?...171 Đôi Lời Cảm Tạ..…...198Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thật Tối Hậu PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Chết Và Sau Khi Chết (Lama Thubten Yeshe)
BÀI GIẢNG THỨ NHẤT Tối nay tôi sẽ trình bày vắn tắt quan điểm của Phật giáo về đời sống thực của con người, về sự chết và trong khi chết. Phật giáo dậy rằng con người có một giá trị rất cao, đáng tôn qúi, đặc biệt ở sự thông minh tuyệt vời và trí tuệ siêu đẳng. Theo quan điểm của Phật giáo, tiến trình phát triển của con người thì khác xa với các loài khác như thú vật, rau cỏ; mỗi một người đều có một tiểu sử rất dài, có một tiến trình phát triển hầu như bất tận, đặc biệt là phần tâm thức của mỗi cá nhân. Trong Phật giáo chúng tôi quan niệm rằng bản tính tự nhiên của tâm thức (Tâm bản nhiên) con người thì hoàn toàn trong sáng và thanh tịnh. Chúng tôi cũng quan niệm rằng tâm thức của con người mới chính là nguyên tử năng của con người chứ không phải cái thân xác thịt xương máu huyết này. Tìm mua: Sống Chết Và Sau Khi Chết TiKi Lazada Shopee Đồng thời chúng tôi cũng xác nhận rằng con người có đời sống hạnh phúc hay đau khổ tất cả đều tùy thuộc vào thái độ của tâm thức của riêng từng cá nhân: nếu anh (chị) nghĩ đời anh khổ, anh sẽ khổ. Tất cả những phiền toái, tất cả những vấn đề của con người đều do tâm của con người sáng tạo ra — không phải Thượng Đế, không phải Phật. Từ quan điểm đó, chúng ta biết con người có khả năng tạo ra những phiền phức cho đời sống thì chính con người cũng có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn của đời sống. Thực là sai lầm khi nghĩ rằng, ” Những vấn đề của tôi quá vĩ đại, bao la như bầu trời, rộng lớn như không gian, hầu như tất cả đều là phiền phức, rắc rối, dù cho có phá hủy cả mặt trời, cả mặt trăng thì cũng không hủy hết được những vấn đề của tôi! ” Thật là sai lầm. Thật là u mê! Tất cả chúng ta nên nhìn nhận rằng chúng ta phải có trách nhiệm giải quyết tất cả những vấn đề của chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về tất cả những hành động từ thân, khẩu và ý của chúng ta. Chúng ta không thể đổ, không thể trút lên đầu người khác. Hầu như tất cả những vấn đề của con người đều do trí thông minh mà ra, bởi vì chúng ta có quá nhiều liên hệ với sự thông minh và những lý lẽ. Dĩ nhiên, cũng có rất nhiều vấn đề đến từ trí tuệ, nhưng hầu như cội nguồn của tất cả những vấn đề trong đời sống của chúng ta như sự giận dữ, sự bạo động đều từ trí thông minh mà ra. Chúng ta đã thông minh hóa sự kiện nên chúng ta đã có những vấn đề. Khi sinh ra, khi còn là một đứa trẻ nhỏ, chúng ta đã chẳng có một vấn đề chính trị nào, phải không quý vị? Hãy suy nghĩ cho kỹ đi. Trong tâm khảm của một đứa trẻ chẳng có một tí chính trị nào. Khi còn là một đứa trẻ nhỏ, chúng ta chẳng có một chút gì là rắc rối kinh tế, chẳng có một chút gì là khó khăn xã hội, bởi vì chúng ta chưa sẵn sàng, bởi vì chúng ta chưa trưởng thành để có những xung khắc của cái tôi, để thông minh hóa những sự kiện. Và khi chúng ta còn là trẻ thơ chúng ta không có những sự xung đột tôn giáo hay kỳ thị chủng tộc trong tâm của chúng ta. Khi chúng ta còn nhỏ chúng ta không có những vấn đề thông minh này; bắt đầu lớn là bắt đầu thông minh hóa, bắt đầu thông minh hóa, thông minh hóa: “Ai đây?” “Tôi là ai?” “Làm sao tôi nhận ra tôi?” “Cái gì là khuôn mẫu của đời sống?” Cái tôi của chúng ta muốn có một phương pháp, một đường lối để khám phá, để nhận biết mình; phải có một cái gì để bám vào, để chiếm hữu. Chúng ta không còn tự nhiên. Chúng ta đã không còn hồn nhiên. Đó là lý do tại sao chúng ta hoàn toàn là nhân tạo, hoàn toàn do chúng ta làm ra, nên chúng ta có nhiều lầm lẫn, nên chúng ta không bao giờ hài lòng, không bao giờ thỏa mãn, không bao giờ thoải mái. Chúng ta có thể nhìn thấy một cách rất rõ hầu như tất cả những vấn đề trong thế giới tân tiến văn minh ngày nay đều bắt nguồn từ những sự tương quan mâu thuẫn, từ những sự liên hệ đối nghịch nhau mà ra. Đàn ông có vấn đề với đàn bà, đàn bà có vấn đề với đàn ông. Người có vấn đề với người. Tất cả những vấn đề này đều đến từ sự thông minh của chúng ta, chúng ta chơi những trò chơi thông minh với nhau, những vấn đề này không phải từ trí tuệ, không phải từ trực giác, không phải từ tiên thiên tri thức. Chúng ta đã sáng tạo, chúng ta đã xây dựng lên những sự kiện bằng những quan niệm thông minh của chúng ta, ” Đây là đối tượng tuyệt hảo cho tôi, tôi phải có, tôi phải chiếm lấy, nếu không có nó, nếu không chiếm được nó, thà là tôi chết còn hơn! Những cái kia không phải, chỉ có cái này mới thực là của tôi! ” Vấn đề là chúng ta đã sử dụng trí thông minh một cách không tự nhiên, quá ư là u mê, chúng ta không thực chút nào. Chúng ta chưa hề chạm được sự thật. Bởi vì chúng ta mù quáng, khi diễn tả một trái táo, chúng ta nói, ” Oâi chao, quả táo này tốt quá, thật là tuyệt, màu sắc tươi rói, thơm phức, tôi thích nó quá.” Chúng ta đã diễn tả sự vật theo chiều hướng xúc cảm của chúng ta, theo chiều hướng bệnh hoạn của một cái tâm tràn đầy ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta đã gán cái vọng tưởng tốt đẹp ngon lành trên quả táo để rồi nó làm chúng ta thất vọng, để rồi nó làm chúng ta bất mãn khi chúng ta biết được sự thật, nó chua quá, nó chát qúa. Cái lý do mà chúng ta bất mãn với đối tượng ‘qủa táo’ này là chúng ta đã có sự liên hệ với cái tâm vọng tưởng của chúng ta về quả táo, chúng ta đã tưởng nó tốt, chúng ta đã không thật, chúng ta đã không biết sự thật là quả táo đang như thế nào.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Chết Và Sau Khi Chết PDF của tác giả Lama Thubten Yeshe nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.