Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hoa Vông Vang - Đỗ Tốn (NXB Đời Nay 1969)

Ngày ấy Đỗ là một chàng trai mười tám, lòng đang tưng bừng mới nở, trông ai cũng đẹp. Suốt ngày vui cười, sẵn sàng yêu đương, chàng thấy tương lai toàn mầu rực rỡ. Đang đầy tin tưởng, một hôm chàng gặp Phượng Trinh, một nữ học sinh tóc còn cặp sau gáy. Tuy không biết nàng bao nhiêu tuổi nhưng Đỗ cứ cho là mười sáu; và chàng nhủ thầm: "Chỉ mười sáu mới có thể có được đôi mắt sáng thế".

Hoa Vông Vang

NXB Đời Nay 1969

Đỗ Tốn

178 Trang

File DPF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

THANG ÂM NGŨ CUNG TRONG ÂM NHẠC HUẾ
Âm nhạc Huế từ lâu vốn rất phong phú bởi nó được sản sinh từ một vùng đất trước đây là của Chiêm Thành (Chăm) được người Việt miền ngoài tiếp nhận. Người Việt vào đây mang theo âm nhạc từ bao đời của họ, đến vùng đất mới họ nghe được âm nhạc của người bản địa (vẫn là cư dân đa số), từ đó có sự giao lưu, hòa nhập, tiếp thu và có sự tiếp biến trong cảm quan âm nhạc của người Huế. Thật ra âm nhạc Chiêm Thành bước đầu hòa nhập vào suối nguồn nhạc Đại Việt từ thời Lý khi vua Lý Thái Tông cho múa hát khúc Tây Thiên và vua Lý Cao Tông cho soạn khúc Chiêm Thành âm. Có thể đây chưa hẳn là bằng chứng về ảnh hưởng của nhạc Chiêm Thành trên nhạc Đại Việt nhưng điều đó có thể khẳng định từ thời điểm này chúng ta đã nghe và biết đến nhạc Chiêm Thành. Sau này khi hai châu Ô, châu Rí đã thuộc về Đại Việt, một phần âm nhạc Chiêm Thành đã ở lại với vùng đất này. Từ đó sự giao lưu trong sinh hoạt với phần âm nhạc bản địa đã để lại dấu ấn là điệu Nam hơi ai trong âm nhạc Huế.
CỔ VĂN TRUNG QUỐC - NGUYỄN HIẾN LÊ
Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê nói về cuốn Cổ văn Trung Quốc như sau: Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê nói về cuốn Cổ văn Trung Quốc như sau:“Bộ đó tôi dịch kĩ cho nên khá mệt. Phải thuận, sát và giữ đúng thể văn trong nguyên bản. Phải chú thích nhiều.Các nhà cựu học trong nhóm Nam Phong đã dịch được mươi bài Cổ văn Trung Quốc nhưng không nhà nào chỉ cho ta biết cái hay ở đâu. Bộ Cổ văn bình chú có in thêm ít lời “Bình” sơ sài của cổ nhân. Tôi nghĩ cần phải phân tích cái hay thì thanh niên tân học mới hiểu được, cho nên việc đó tôi làm khá công phu. Đọc các bài Bá Di liệt truyện của Tư Mã Thiên, Lan Đình tập tự của Vương Hi Chi, Xuân dạ yến đào lí viên tự của Lí Bạch, A Phòng cung phú của Đỗ Mục, Tuý Ông đình kí của Âu Dương Tu, Hỉ Vũ đình kí của Tô Thức, Kí Âu Dương xá nhân thư của Tăng Củng… độc giả sẽ thấy tôi đã đem tinh thần mới để xét nghệ thuật của cổ nhân, việc đó chưa ai làm, và những độc giả nào lớn tuổi, biết chữ Hán, đọc kĩ sách của tôi đều nhận đó là một cống hiến đáng kể trong văn học nước nhà. Tôi mừng rằng đã làm cho một số cựu sinh viên Văn khoa đại học Sài Gòn hiểu được và thích cổ văn Trung Quốc. Trong bài Tựa, tôi đã nói đọc nó, có lợi nhiều về luyện văn: “Nghị luận thì chặt chẽ mà đột ngột, tự sự thì giản lược mà linh hoạt, miêu tả tài hoa mà gợi hình, lời văn thì hàm súc và cảm động”.Tôi mừng rằng đã làm cho một số cựu sinh viên Văn khoa đại học Sài Gòn hiểu được và thích cổ văn Trung Quốc. Trong bài tựa, tôi đã nói đọc nó, có lợi nhiều về luyện văn: “Nghị luận thì chặt chẽ mà đột ngột, tự sự thì giản lược mà linh hoạt, miêu tả tài hoa mà gợi hình, lời văn thì hàm súc và cảm động.Còn cái lợi về tinh thần thì “mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng như người mới tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì chúng ta cứ phải lật bộ Cổ văn ra chứ không tìm được trong các tác phẩm hiện đại nào cả”. Vì tâm hồn của cổ nhân thanh tao mà khoáng đạt hơn chúng ta nhiều.Đọc những bài Nhạc Dương lâu kí, Thương Lương đình kí… ta muốn quên tất cả mọi vật, thế sự, cảm xúc triền miên; những bài Tuý Ông đình kí, Hỉ Vũ đình kí khiến ta muốn nhảy múa với tác giả, vui cái vui thanh cao của tác giả; hai bài Xích Bích phú tiền và hậu làm cho ta lây cái tinh thần của Lão Trang, lâng lâng như muốn “mọc cánh”. Và mới tháng trước, tôi đã mượn câu “Tích nhật chi sở vô, kim nhật hữu chi, bất vi quá; tích nhật chi sở hữu, kim nhật vô chi, bất vi bất túc”[1] của Lưu Cơ trong bài Tư Mã Quí Chủ luận bốc để an ủi gia đình một bạn mấy năm nay sa sút, phải bán lần đồ đạc mà sống, như hàng ức, hàng triệu gia đình khác. Tôi viết cuốn đó khi buồn về quân Mỹ đổ vào miền Nam nên gởi tâm sự trong lời của Hàn Dũ “bất bình tắc minh”[2] mà tôi in ở trang đầu, và trong phần trên bài Tựa chép đời một ông nghè cuối Lê chán thời cuộc tìm một nơi hẻo lánh để dạy học ở gần làng tôi”.Cụ còn bảo:“Sau này mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng của người mới tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì cứ phải lật bộ cổ văn ra chứ không tìm được trong một tác phẩm hiện đại nào cả. Tới bây giờ tôi vẫn cho những bài Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, Hỉ Vũ đình kí của Tô Đông Pha, Tuý Ông đình kí của Âu Dương Tu, Lan Đình tập tự của Vương Hi Chi, Nhạc Dương lâu kí của Phạm Trọng Yêm… là những viên ngọc nhỏ trong văn học Trung Quốc”.
VIỆT NAM VĂN PHẠM - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM
Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. Những mẹo luật ấy môt đằng phải theo lý cho thuận, một đằng phải lấy những lối, những cách của tiền-nhân đã dùng quen, và sự thông dụng của người trong nước mà làm mẫu mực. Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. Những mẹo luật ấy môt đằng phải theo lý cho thuận, một đằng phải lấy những lối, những cách của tiền-nhân đã dùng quen, và sự thông dụng của người trong nước mà làm mẫu mực.(Các giáo sĩ đạo Thiên-chúa sang truyền giáo đã dùng chữ cái La tinh để phiên âm, đặt ra chữ Quốc ngữ, là một thứ chứ lúc bấy giờ dùng rất phổ thông trong nước)Chữ quốc ngữ có 12 nguyên âm và 25 phụ âm (khác với Phan Khôi): b, c, ch, d, đ, g(h), gi, h, k, kh, l, m, n, ng(h), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.
GIA TÀI NGƯỜI MẸ - DƯƠNG NGHIỄM MẬU
Bóng tối đã bắt đầu ùa vào cửa sổ, khung cửa mờ nhạt lẫn vào phía trong, đồ vật nhòa đi như sắp biến dạng. Tôi không hiểu vì sao giờ này mà chưa có đứa nào nó lên phòng, phải rồi, thằng Nhược nó đã nói từ hôm nào là nó đi dự đám cưới một người bạn. Còn cái Nhẫn, hôm nay nó lại đi học về muộn thôi. Nhưng tôi thấy vui là được yên tĩnh một lúc. Dù bóng tối có đen đặc thêm nữa tôi cũng vẫn có thể biết chắc mọi đồ vật ở chỗ nào trong căn nhà này, căn nhà yêu dấu tôi đã sống được bao nhiêu năm êm ấm với hạnh phúc, cũng như buồn khổ và xa cách. Nhưng dù sao những ngày cuối đời mình tôi lại còn được sống ở đây, và chết ở đây. Đó chẳng phải là một hạnh phúc lớn hay sao. Chính căn phòng này. Chiếc giường vẫn còn kê ở góc, chiếc bàn con nơi cửa sổ ngó ra khoảng sân có hàng rào dâm bụt, hàng cây dạ lan hương vẫn nằm sát tường tỏa mùi hương thơm mát. Chiếc ghế dựa bằng mây lớn ở mé bên kia có chiếc băng nhỏ để sát tường nơi tôi vẫn ngồi. Tất cả đã được sắp xếp trở lại như hồi tôi sống với mối tình đầu đắm đuối. Đã hơn ba mươi năm trời nay... Tôi là đứa con ngoan trong một gia đình nền nếp, ngoan hơn tất cả các anh chị, thầy tôi vẫn gọi tôi là “con gái rượu”, mẹ tôi nói con út sẽ là đứa mẹ tôi được nhờ cậy lúc về già và là đứa con sẽ được nhiều sung sướng. Nhưng không, tôi là đứa con cha mẹ không được nhờ, tôi đã cướp công tất cả, cho nên những lúc nghĩ lại tôi chỉ còn biết khóc. Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Những đứa con tôi đã trưởng thành, có đứa đã chết... Nuôi chúng, chịu đựng chúng tôi mới thấy mình bất hiếu, nhưng cha mẹ đã chẳng còn cho tôi phụng dưỡng. Tôi nói điều này ra cho các con tôi nghe – chắc có đứa sẽ cho là tôi muốn dạy khéo chúng để chúng thương tôi – điều mà tôi chẳng nghĩ. Thương yêu hay giận ghét làm sao tôi muốn hay không được. Tôi cố làm hết hồn bổn phận của mình, làm theo lòng mình không đòi hỏi gì.