Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Giảng Lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo (C. W. Leadbeater)

Trong quyển sách nầy sưu tập những bài bình giảng của Ông C. W. Leadbeater hiện giờ là Giám Mục - và của tôi về ba tác phẩm nổi tiếng, khuôn khổ tuy nhỏ bé, nhưng nội dung thật quan trọng. Cả hai chúng tôi ước mong nó sẽ hữu ích cho những người chí nguyện và ngay cả những người đã vượt qua giai đoạn đó, vì người diễn giảng cao niên hơn thính giả và do kinh nghiệm, hiểu biết nhiều hơn về đời sống của người đệ tử.

Những cuộc đàm luận nầy chẳng phải chỉ diễn ra ở tại một chỗ mà thôi. Chúng tôi đã nói chuyện với các bạn chúng tôi trong nhiều lúc, và nhiều nơi khác nhau, nhất là ở Adyar, Luân Ðôn (London) và Sydney. Rất nhiều chú thích đã được thính giả ghi lại. Tất cả những lời ghi chú có giá trị đều được sưu tập, và sắp xếp thứ tự rồi tập trung lại sau khi loại bỏ những phần trùng hợp với nhau.

Rủi thay, vì chỉ còn có một số rất ít những chú giải thuộc phần I của quyển Tiếng Nói Vô Thinh, cho nên chúng tôi lấy những chú giải của một vị Thân hữu, bạn đồng nghiệp của chúng tôi, là Ông Ernest Wood đã dùng trong một khóa học ở Sydney. Những chú giải nầy nhập với những lời bình giảng của Giám Mục Leadbeater về đoạn đó. Không tìm lại được một ghi chú nào về những lời bình giảng của tôi, mặc dù tôi đã nói nhiều về quyển Tiếng Nói Vô Thinh song những lời diễn giảng đó không còn lưu lại. Tất cả những lời diễn giảng nầy đều chưa xuất bản, chỉ trừ vài bài diễn văn ngắn của Giám Mục Leadbeater nói với các sinh viên đã được chọn lựa về quyển Dưới Chơn Thầy. Một tác phẩm nhan đề "Những lời bình giảng Dưới Chơn Thầy" đã được xuất bản vài năm qua: Trong đó những lời chú thích của ông không được đúng như lời ông đã nói. Quyển nầy sẽ không in lại. Phần cốt yếu của quyển đó vẫn có trong quyển nầy, tất cả đều thu gọn lại rồi đem in. Cầu xin những trang sách nầy giúp cho vài huynh đệ trẻ tuổi của chúng ta hiểu biết rành rẽ những bài học vô giá nầy. Càng nghiên cứu, càng thực hành chúng nó thì càng nhận thức được nhiều hơn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "C. W. Leadbeater":Đời Sống Sau Khi ChếtBổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú VậtChân Sư Và Thánh ĐạoCõi Trời Chân PhúcNhãn ThôngNhững Vị Cứu Trợ Vô HìnhCõi Trung GiớiGiảng Lý Ánh Sáng Trên Đường ĐạoThông Thiên Học Khái Lược

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giảng Lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo PDF của tác giả C. W. Leadbeater nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Minh Triết Trong Đời Sống (Nguyên Phong)
Lời Giới Thiệu 1. Thần chết và đời sống 2. Tính nóng giận 3. Sự nóng giận 4. Quyền tức giận Tìm mua: Minh Triết Trong Đời Sống TiKi Lazada Shopee 5. Sự gắn bó 6. Nghịch cảnh 7. Mặc cảm tội lỗi 8. Tính nôn nóng 9. Ly nước đầy 10. Kiềm chế, bộc lộ và dứt bỏ 11. Tính do dự 12. Căn bệnh của trí não 13. Sự ganh tỵ 14. Số nhiều 15. Trong tinh thần Thiền định 16. Tư tưởng và hành động 17. Giải thoát 18. Chống đối và thử thách 19. Làm chủ tình dục 20. Lòng kiêu hãnh 21. Thượng đế duy nhất 22. Tự do ý chí 23. Gãi ngứa 24. Ân huệ 25. Phân biệt và phán đoán 26. Khoảng cách 27. Hãy đặt gánh nặng xuống 28. Giác ngộ 29. Tiến bộ tâm linh 30. Sống nghèo 31. Sự thức tỉnh 32. “Ngộ” một nửa? 33. Thiền định và đối tượng 34. Tấm lòng chai đá 35. Những chiếc “cúp” luân chuyển 36. Cầu nguyện 37. Cần có thầy hay không cần? 38. Một quan niệm về tình yêu 39. Thực tại chỉ nằm trong hiện tại 40. Thiền định và khoa học 41. Con đường tâm linh 42. Tám bậc thang của thiền 43. Bệnh tật:nguyên nhân và cách điều trị 44. Kinh nghiệm tâm linh 45. Thượng Đế: tự do vô biên 46. Tìm một hướng đi 47. Người giác ngộ 48. Ảnh hưởng của màu sắc 49. Hậu quả của ma túyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Minh Triết Trong Đời Sống PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoa Trôi Trên Sóng Nước (Nguyên Phong)
Tiểu sử tác giả Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn. Bà đã tu theo Thần Đạo (Sinto), làm đồng cốt cho đền thờ Thánh Mẫu (Kami), và sau cùng chuyển qua tu thiền. Mặc dù siêng năng tu học nhưng bà vẫn không tiến bộ bao nhiêu cho đến khi gặp Thiền sư Yasutani (Bạch Vân lão sư). Dưới sự chỉ dẫn của vị này, bà đã kiến tánh (Kensho) và trở nên một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền tông Nhật Bản. Bà đã đào tạo nhiều thế hệ học trò và có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới tì kheo ni của Nhật ngày nay. Bà qua đời vào năm 1978. Cuốn hồi ký “Michi” (tạm dịch: Hoa trôi trên sóng nước) là cuốn sách nói về cuộc hành trình tìm đạo đầy gian khổ kéo dài hơn 40 năm của tác giả. Khi tạp chí Phật học Kyosho vừa khởi động loạt hồi ký này vào năm 1956, nó đã được các độc giả, nhất là độc giả phái nữ, say mê theo dõi. Lòng nhiệt thành và quyết tâm tìm đạo của bà là một tấm gương sáng cho tất cả những ai muốn bước chân vào cửa đạo. Ngoài ra, sự chứng đắc của bà đã đánh đổ quan niệm cổ hủ cho rằng chỉ có phái nam mới có thể thành công trên con đường tu học mà thôi. ---o0o--- Lời nói đầu Trong suốt bốn mươi năm tôi đã lang thang khắp Phù Tang tìm thầy học đạo. Tôi đã theo học với nhiều danh sư của các môn phái khác nhau nhưng không tìm được điều tôi muốn. Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó. Có lẽ các bạn tự hỏi tại sao một người sinh trưởng trong một quốc gia sùng mộ đạo Phật như Nhật Bản lại không biết đến điều này? Quả thật như thế, mặc dù vẫn đi chùa, tụng kinh, niệm Phật nhưng tôi như người ngủ mê, không ý thức một chút gì về con đường thoát khổ này. Giống như kẻ Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa, có hạt châu quí trong túi áo mà không biết, cứ cam chịu cuộc sống nghèo hèn, thì tôi cũng thế, cứ mê mải tìm kiếm hết thầy này đến thầy khác, hết lý thuyết này đến lý thuyết nọ. May thay tôi đã gặp được Tìm mua: Hoa Trôi Trên Sóng Nước TiKi Lazada Shopee Thiền sư Yasutani và được ngài hướng dẫn, nhờ đó tôi mới ý thức rằng cái khả năng giải thoát mọi sự đau khổ vốn vẫn sẵn có trong tôi mà tôi nào biết, cứ tìm kiếm mãi tận đâu đâu. Vì lẽ đó, tôi viết lại cuộc đời mấy chục năm gian nan tìm đạo này để mong những người vẫn còn đang mê mải tìm kiếm, hết thầy này đến thầy nọ, hết tông phái này đến lý thuyết kia, hãy mau chóng tỉnh ngộ, dừng lại, quay trở về với cái khả năng giải thoát sẵn có nơi mình. Tỳ kheo ni Satomi Myodo Tokyo, tháng 10 năm 1956 Người gửi bài: Diệu ThiệnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoa Trôi Trên Sóng Nước PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoa Trôi Trên Sóng Nước (Nguyên Phong)
Tiểu sử tác giả Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn. Bà đã tu theo Thần Đạo (Sinto), làm đồng cốt cho đền thờ Thánh Mẫu (Kami), và sau cùng chuyển qua tu thiền. Mặc dù siêng năng tu học nhưng bà vẫn không tiến bộ bao nhiêu cho đến khi gặp Thiền sư Yasutani (Bạch Vân lão sư). Dưới sự chỉ dẫn của vị này, bà đã kiến tánh (Kensho) và trở nên một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền tông Nhật Bản. Bà đã đào tạo nhiều thế hệ học trò và có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới tì kheo ni của Nhật ngày nay. Bà qua đời vào năm 1978. Cuốn hồi ký “Michi” (tạm dịch: Hoa trôi trên sóng nước) là cuốn sách nói về cuộc hành trình tìm đạo đầy gian khổ kéo dài hơn 40 năm của tác giả. Khi tạp chí Phật học Kyosho vừa khởi động loạt hồi ký này vào năm 1956, nó đã được các độc giả, nhất là độc giả phái nữ, say mê theo dõi. Lòng nhiệt thành và quyết tâm tìm đạo của bà là một tấm gương sáng cho tất cả những ai muốn bước chân vào cửa đạo. Ngoài ra, sự chứng đắc của bà đã đánh đổ quan niệm cổ hủ cho rằng chỉ có phái nam mới có thể thành công trên con đường tu học mà thôi. ---o0o--- Lời nói đầu Trong suốt bốn mươi năm tôi đã lang thang khắp Phù Tang tìm thầy học đạo. Tôi đã theo học với nhiều danh sư của các môn phái khác nhau nhưng không tìm được điều tôi muốn. Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó. Có lẽ các bạn tự hỏi tại sao một người sinh trưởng trong một quốc gia sùng mộ đạo Phật như Nhật Bản lại không biết đến điều này? Quả thật như thế, mặc dù vẫn đi chùa, tụng kinh, niệm Phật nhưng tôi như người ngủ mê, không ý thức một chút gì về con đường thoát khổ này. Giống như kẻ Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa, có hạt châu quí trong túi áo mà không biết, cứ cam chịu cuộc sống nghèo hèn, thì tôi cũng thế, cứ mê mải tìm kiếm hết thầy này đến thầy khác, hết lý thuyết này đến lý thuyết nọ. May thay tôi đã gặp được Tìm mua: Hoa Trôi Trên Sóng Nước TiKi Lazada Shopee Thiền sư Yasutani và được ngài hướng dẫn, nhờ đó tôi mới ý thức rằng cái khả năng giải thoát mọi sự đau khổ vốn vẫn sẵn có trong tôi mà tôi nào biết, cứ tìm kiếm mãi tận đâu đâu. Vì lẽ đó, tôi viết lại cuộc đời mấy chục năm gian nan tìm đạo này để mong những người vẫn còn đang mê mải tìm kiếm, hết thầy này đến thầy nọ, hết tông phái này đến lý thuyết kia, hãy mau chóng tỉnh ngộ, dừng lại, quay trở về với cái khả năng giải thoát sẵn có nơi mình. Tỳ kheo ni Satomi Myodo Tokyo, tháng 10 năm 1956 Người gửi bài: Diệu ThiệnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoa Trôi Trên Sóng Nước PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Mây Qua Xứ Tuyết (Nguyên Phong)
Mục Lục Phần 1 - Lời giới thiệu Phần 2 - Hoa sen trên Tuyết Phần 3 - Kỳ Duyên Nơi xứ tuyết Phần 4 - Đường mây rộng mở Tìm mua: Đường Mây Qua Xứ Tuyết TiKi Lazada Shopee Phần 5 - Khinh Công Phần 6 - Chết và táisinh Phần 7 - Tâm Và Thân Phần 8 - Bên rặng tuyết sơn Phần 9 - Văn hóa Tây tạng Phần 10 - Đường vào xứ tuyết Phần 11 - Cuộc du hành vào xứ Guge Phần 12 - Đường đến Poo Phần 13 - Đoạn kết Phần 1 - Lời giới thiệu Tại sao Tây Tạng lại có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với thế giới ngày nay như vậy? Phải chăng nó tượng trưng cho một cái gì huyền bí, khêu gợi trí tò mò hay một điều gì mơ hồ mà người ta chưa nhận thức được? Tôi tin rằng sự kiện xảy ra tại Tây Tạng có thể tiêu biểu cho số phận nhân loại hiện nay, một số phận đang bị giằng co giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và tiến bộ, giữa tín ngưỡng và khoa học, giữa kiến thức và tri thức, giữa những thoải mái tâm linh và áp lực vật chất. Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch của nhân loại khi những quốc gia không có một tham vọng chính trị nào, chỉ muốn yên thân sống tự do bỗng bị chà đạp và đặt dưới ách nô lệ của một nước khác dưới danh nghĩa “văn minh, tiến bộ”. Làm sao người ta có thể gọi là văn minh khi đời sống thực sự ở hiện tại phải chịu hy sinh cho một viễn ảnh mơ hồ ở tương lai? Làm sao người ta có thể gọi là tiến bộ khi đời sống thoải mái tự do với thiên nhiên bị thay thế bởi nếp sống chật hẹp, giả tạo đầy máy móc. Dưới danh nghĩa “tiến bộ”, quá khứ chỉ là những cái gì xấu xa, lỗi thời, không giá trị, bất toàn và thụ động. Nhưng khoa học và tiến bộ đã đem lại những gì cho con người ngoài chiến tranh, thù hận và bạo động...? Bị cắt đứt với quá khứ, con người trở nên hoang mang phiêu bạc, luôn luôn bất an nên phải tìm an ủi trong nếp sống tập đoàn, tìm hạnh phúc trong sự thỏa mãn nhu cầu và tham vọng. Phải chăng đó là một thảm kịch của nhân loại ngày nay? Tây Tạng là một xứ nằm ở vị trí hiểm trở, biệt lập với thế giới bên ngoài, nhờ thế nó duy trì được tinh hoa một nền văn minh cổ khác với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến. Không một ai đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự hùng vĩ, bao la của rặng Tuyết Sơn. Lịch sử này đã chứng minh như thế. Khi Lang Darma cướp ngôi vua, tiêu diệt Phật giáo bằng bạo lực thì Phật giáo không những phát triển tại Lhassa mà còn truyền bá khắp nước. Khi vó ngựa của Mông Cổ tràn vào đây thì không những tinh thần từ bi của Phật giáo đã đưa xứ này thoát khỏi ách cai trị mà còn cải hóa được cả triều Mông Cổ, và ít lâu sau Phật giáo đã trở thành quốc giáo của xứ này. Biết đâu thay vì biến Tây Tạng thành một quốc gia Cộng sản thì Trung cộng lại chẳng biến thành quốc gia sùng một Phật giáo vào thế kỷ 21? Điều chắc chắn rằng trong khi Trung cộng đang cố gắng đồng hóa Tây Tạng bằng bạo lực thì Tây Tạng lại bắt đầu tạo ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới. Dĩ nhiên, dù có dành lại độc lập hay không thì Tây Tạng được cũng không thể như xưa, những điều này không quan trọng bằng sự phát triển tinh thần va văn hóa Tây Tạng ra khắp nơi. Đây là một truyền thống sống động, phóng khoáng và bình đẳng, không câu chấp cứng nhắc vào các giáo điều nhưng luôn luôn thay đổi để thích nghi với các hoàn cảnh thời gian, không gian mà vẫn giữ đúng mục đích nguyên thủy (tùy duyên, bất biến). “The Way of the Whiet Clouds” (tạm dịch “Đường Mây Qua Xứ Tuyết”) là một tập sách ghi nhận những điều tôi chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Đối với người Tây Tạng, mây có nhiều ý nghĩa huyền bí. Nhìn vào các bức họa Tây Tạng (Thankas), gần như bức nào cũng thấy họ vẽ các đám mây màu sắc khác nhau. Mây tượng trưng cho sự sáng tạo vì nó có thể mang bất cứ hình thù gì. Mây trắng tượng trưng cho môi trường để sự sáng tạo có thể nẩy nở, phát sinh nhưng nó còn có nghĩa là đám mây Pháp (Dharma megha) mà từ đó chân lý được biểu lộ. Vì lý do đó, cuốn du ký này được mở đầu bằng một linh ảnh, một câu chuyện mà sư phụ tôi, Tomo Geshe Rinpochay đã kể lại cho các học trò. Lama Anagarika Govinda là người xứ Bolivia, giảng dạy triết học tại đại học Naples vào năm 1928-1930. Qua Tích Lan xuất gia với Đại đức Nyanantiloka Mahathera rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Ông là một học giả uyên thâm về Pali với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam tông. Ông còn là một thành viên trong ban quản trị hội Phật giáo thế giới. Năm 1947, ông qua Tây Tạng rồi có duyên được Lạt Ma Ngawang Kalzang (Tomo Geshe Rinpoche) nhận làm đệ tử. Ông đã du lịch khắp xứ này, tiếp xúc với nhiều tu sĩ, thăm viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký “The Way of the White Clounds”. Ông còn viết thêm nhiều sách biên khảo về Tây Tạng, đáng kể nhất là 2 cuốn “The Foundation of Tibetian Mysticism”. Ông qua đời năm 1985. Lama Anagarika Goavinda Ngày 5 tháng 7 năm 1966Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Mây Qua Xứ Tuyết PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.