Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Các Học Thuyết Về Nhân Cách (Barry Smith)

Có lẽ, khoa học nghiên cứu về nhân cách và hành vi của con người là nghiên cứu thú vị nhất được thực hiện từ trước đến nay. Tại sao con người lại cư xử như thế? Tại sao bạn lại buồn chán, giận dữ, vui sướng hoặc lo âu? Những chuẩn mực về hành vi được thiết lập như thế nào và chúng thay đổi ra sao? Những kiểu hành vi kỳ quái được con người phát triển như thế nào và làm sao để xử lý chúng một cách hiệu quả?

Tâm lý nhân cách là một môn khoa học hấp dẫn, sẽ cung cấp các câu trả lời cho toàn bộ những vấn đề trên, và trong đó có một số vấn đề chúng ta sẽ được đáp ứng sớm hơn mong đợi. Kiến thức chúng ta về việc hình thành và phát triển nhân cách phần lớn dựa trên những học thuyết nhân cách trọng yếu, cũng như các công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra và mở rộng những học thuyết đó. Thông qua hệ thống học thuyết và công trình nghiên cứu - kể từ khi những quan điểm của Freud lần đầu tiên được công bố - chúng ta sẽ hiểu được nhiều hơn về nhân cách và hành vi con người.

Đối với việc nghiên cứu nhân cách, chúng tôi sẽ cung cấp một tầm nhìn thấu đáo về từng học thuyết trọng yếu, đồng thời so sánh cũng như hợp nhất các cách xử lý khác nhau. Chúng tôi chọn những học thuyết có ảnh hưởng đáng kể nhất trong lĩnh vực này và là học thuyết quan trọng nhất hiện nay, đối với hiểu biết của chúng ta về nhân cách, để thảo luận. Chúng tôi cố gắng viết về mỗi học thuyết với tầm nhìn vừa cơ bản vừa nâng cao. Việc lý giải không chỉ đơn thuần nhằm trình bày kiến thức về học thuyết nhân cách, mà cùng lúc chúng tôi còn cung cấp một tầm nhìn chính xác và toàn diện về các học thuyết, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu sâu hơn về học thuyết cũng như những phân nhánh của nó.

Bất kể học thuyết nào, nếu trình bày chi tiết mà không chú ý đến những chủ đề có liên quan sẽ trở thành những bài tập khô cứng, lạnh lùng. Vì thế, mỗi chương của học thuyết sẽ thảo luận về lịch sử bắt nguồn của nó và về thân thế sự nghiệp của các nhà lý luận trọng yếu, xem xét nghiên cứu kết hợp với học thuyết, cung cấp sự đánh giá về cách xử lý, phân tích các áp dụng liên quan và so sánh nó với những học thuyết khác. Ví dụ, chúng ta không chỉ thảo luận thuyết Freud mà còn học cách Freud áp dụng học thuyết của ông trong việc tìm ra nguyên nhân chứng loạn thần kinh và liệu pháp phân tâm học được sử dụng như thế nào. Hơn nữa, chúng ta sẽ so sánh thuyết Freud với những thuyết khác, cả về sự tương đồng cũng như khác biệt của những ý niệm chính. Chương cuối cùng sẽ đi xa hơn bằng cách so sánh tương quan toàn diện hơn nữa về những học thuyết khác nhau.

Tuy mỗi chương học thuyết được sắp xếp tương tự nhưng không giống nhau hoàn toàn, vì chúng tôi cố gắng đi theo một trình tự sắp xếp căn bản khi trình bày mỗi phương pháp giải quyết mà không dựa vào một sườn bài cứng nhắc. Để giúp bạn hiểu, đánh giá và so sánh các học thuyết, trong Chương 1 chúng tôi cung cấp một tập hợp các hướng dẫn cần thiết về những ý niệm chính và những định đề xuất hiện trong các cách xử lý khác nhau. Tìm mua: Các Học Thuyết Về Nhân Cách TiKi Lazada Shopee

Lần xuất bản này, chúng tôi cũng đi theo cách bố trí cơ bản ở bản gốc nhưng hoàn thiện hơn khi viết lại theo chiều hướng mở rộng, nâng cấp và thêm vào một số điểm mới. Để giúp bạn điểm lại những gì đã học, chúng tôi hỗ trợ cho bạn những câu hỏi dùng để thảo luận. Chúng tôi hy vọng rằng chúng sẽ kích thích và giúp bạn tăng khả năng tư duy.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Các Học Thuyết Về Nhân Cách PDF của tác giả Barry Smith nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Suy Niệm Mỗi Ngày (Lev Tolstoy)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH 1. Lev Tolstoy trình bày cuốn sách này như một “Lịch suy niệm”. Mỗi ngày có một chủ đề. Thí dụ: + Ngày 1/1: Đức tin. + Ngày 2/1: Linh hồn. Tìm mua: Suy Niệm Mỗi Ngày TiKi Lazada Shopee + Ngày 3/1: Một linh hồn trong tất cả. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết năm. Ý của Tolstoy là muốn người đọc theo thứ tự ấy để suy niệm mỗi ngày. 2. Chúng tôi thấy rằng, nhìn chung cách trình bày đó dường như không còn phù hợp với con người trong thời đại bận rộn hiện nay. Do vậy, xin được mạn phép tác giả trình bày lại, bằng cách đánh số. Thí dụ: 1/ Đức tin; 2/ Linh hồn; 3/ Một linh hồn trong tất cả. Và cứ tiếp tục cho đến con số sau cùng. Như vậy, sẽ gọn gàng hơn. Và bạn đọc có tự do, muốn suy niệm về vấn đề nào trước cũng được, không cần theo một thứ tự nào cả. 3. Tất cả những in nghiêng trong bản dịch và những cước chú đều là của người dịch bản tiếng Việt. 4. Những cước chú nói trên cũng chỉ là một vài ghi nhận chủ quan của người dịch trong khi tiếp xúc với tác phẩm. Thay vì giữ lại cho riêng mình, người dịch muốn gửi đến bạn đọc như một chia sẻ thân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 5. Chúng tôi có chua thêm một số từ tiếng Anh để bạn đọc dễ bề tham khảo. 6. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và những bậc cao minh góp ý, để bản dịch được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Xin chân thành cảm ơn. Đà Lạt, mùa Giáng sinh 20/12/2014 Đỗ Tư NghĩaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lev Tolstoy":Suy Niệm Mỗi NgàyAnna KareninaBản Sonata KreutzerCái Chết Của Ivan IlichChúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói NgayKiến Và Chim Bồ CâuPhục SinhSau Đêm Vũ HộiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Suy Niệm Mỗi Ngày PDF của tác giả Lev Tolstoy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Suy Niệm Mỗi Ngày (Lev Tolstoy)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH 1. Lev Tolstoy trình bày cuốn sách này như một “Lịch suy niệm”. Mỗi ngày có một chủ đề. Thí dụ: + Ngày 1/1: Đức tin. + Ngày 2/1: Linh hồn. Tìm mua: Suy Niệm Mỗi Ngày TiKi Lazada Shopee + Ngày 3/1: Một linh hồn trong tất cả. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết năm. Ý của Tolstoy là muốn người đọc theo thứ tự ấy để suy niệm mỗi ngày. 2. Chúng tôi thấy rằng, nhìn chung cách trình bày đó dường như không còn phù hợp với con người trong thời đại bận rộn hiện nay. Do vậy, xin được mạn phép tác giả trình bày lại, bằng cách đánh số. Thí dụ: 1/ Đức tin; 2/ Linh hồn; 3/ Một linh hồn trong tất cả. Và cứ tiếp tục cho đến con số sau cùng. Như vậy, sẽ gọn gàng hơn. Và bạn đọc có tự do, muốn suy niệm về vấn đề nào trước cũng được, không cần theo một thứ tự nào cả. 3. Tất cả những in nghiêng trong bản dịch và những cước chú đều là của người dịch bản tiếng Việt. 4. Những cước chú nói trên cũng chỉ là một vài ghi nhận chủ quan của người dịch trong khi tiếp xúc với tác phẩm. Thay vì giữ lại cho riêng mình, người dịch muốn gửi đến bạn đọc như một chia sẻ thân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 5. Chúng tôi có chua thêm một số từ tiếng Anh để bạn đọc dễ bề tham khảo. 6. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và những bậc cao minh góp ý, để bản dịch được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Xin chân thành cảm ơn. Đà Lạt, mùa Giáng sinh 20/12/2014 Đỗ Tư NghĩaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lev Tolstoy":Suy Niệm Mỗi NgàyAnna KareninaBản Sonata KreutzerCái Chết Của Ivan IlichChúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói NgayKiến Và Chim Bồ CâuPhục SinhSau Đêm Vũ HộiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Suy Niệm Mỗi Ngày PDF của tác giả Lev Tolstoy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Và Phân Tâm Học (Như Hạnh)
TỰA Sách này là kết quả của một cuộc hội thảo về Thiền và Tâm phân học, dưới sự bảo trợ của Ban tâm phân học của Trường Y khoa, Autonomous National University, Mexico, vào thượng tuần tháng tám, 1957, ở Cuernavaca, Mexico. Bất cứ một tâm lý gia nào, cho dù cách đây hai mươi năm, hẳn đã hết sức ngạc nhiên - hay bất mãn - thấy các đồng liêu của mình đi lưu tâm đến một hệ thống tôn giáo “thần bí” như Thiền tông. Ông hẳn đã lại còn ngạc nhiên hơn nữa thấy rằng đa số những người hiện diện không phải chỉ “lưu tâm” đến mà còn quan tâm sâu xa, và rằng một tuần lễ gần gũi giáo sư Suzuki và những tư tưởng của ông, ít nhất cũng, có thể nói là đã gây một ảnh hưởng phấn khích và hăng say đối với họ. Lý do của sự thay đổi này nằm trong những yếu tố được bàn luận sau đây trong sách, nhất là trong bài của tôi. Tóm tắt những yếu tố, ta có thể tìm thấy chúng trong sự phát triển của lý thuyết tâm phân học, trong những thay đổi đã xảy ra trong không khí trí thức và tâm linh của thế giới Tây phương, và trong văn nghiệp của giáo sư Suzuki, mà bằng những sách vở, những thuyết giảng và nhân cách của ông, đã khiến thế giới Tây phương làm quen với Thiền. Hẳn nhiên là tất cả mọi người tham dự hội thảo đều có quen thuộc đôi chút với những tác phẩm của giáo sư Suzuki, cũng như nhiều vị độc giả của sách này cũng có thể vậy. Điều dị biệt giữa những bài thuyết giảng được in ở đây của ông với những tác phẩm khác của ông là những bài này đặc biệt đối trị với những vấn đề tâm lý học như vô thức, và bản ngã, và hơn nữa chúng được đọc trước một nhóm nhỏ gồm những nhà tâm phân và những nhà tâm lý học mà giáo sư Suzuki đã biết đến những thắc mắc và ưu tư của họ suốt những cuộc bàn luận và đàm thoại của trọn một tuần gần gũi. Do đó, tôi tin rằng, những giảng thuyết này có giá trị đặc biệt đối với những nhà tâm phân và những nhà tâm lý và cho nhiều người suy tư, quan tâm đến những vấn đề của con người, bởi vì trong khi chúng không được làm cho “dễ đọc” chúng lại dẫn dắt độc giả hiểu được Thiền đến một mức độ mà họ có thể tự tiếp tục được. Tìm mua: Thiền Và Phân Tâm Học TiKi Lazada Shopee Hai phần kia của sách chắc không cần phải bình luận gì. Tôi chỉ phải nhắc lại rằng trong khi bài của giáo sư Suzuki và bài của ông De Martino hầu như là nguyên văn các bài giảng thuyết của họ (trong bài của giáo sư Suzuki chỉ có sự thay đổi từ hình thức trực tiếp của một bài “diễn giảng” thành hình thức của một bài viết), bài của tôi đã được duyệt lại hoàn toàn, cả về chiều dài lẫn nội dung. Lý do chính cho việc duyệt lại này nằm chính trong cuộc hội thảo. Trong khi tôi quen thuộc với văn học Thiền, cái tính chất phấn chấn của cuộc hội thảo và cái tư tưởng sau đó đã khiến tôi khoáng trương và duyệt lại những ý tưởng của mình một cách đáng kể. Điều này không phải chỉ nói đến kiến thức của tôi về Thiền, mà cả đến một số quan niệm nào đó tâm phân học, chẳng hạn các vấn đề như những gì đã cấu tạo nên vô thức, nên sự chuyển hoán vô thức thành ý thức, và nên mục tiêu của liệu pháp tâm phân. ERICH FROMMĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Và Phân Tâm Học PDF của tác giả Như Hạnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.