Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mẹ Teresa - Trên Cả Tình Yêu (Thomas Moore)

Bất cứ ai, khi nhắc đến cái tên Teresa, mọi người trên hành tinh này đều nghĩ đến một biểu tượng của một người phụ nữ thánh thiện, cao cả và vĩ đại nhất trên thế gian này. Mẹ Teresa đã dành trọn đời mình cho những người bất hạnh trên đời, từ những trẻ em mồ côi sống vất vưởng lang thang, cho đến những người khổ đau, bệnh tật, cùng cực ở khắp nơi… Thế giới có thể nhắc về Mẹ Teresa như một phụ nữ vĩ đại với nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Nhưng điều khiến mẹ vĩ đại hơn cả, đó là sự giản dị và lòng nhân ái vô biên. Mẹ đã sống một cuộc đời cơ cực, vì như Mẹ nói, phải sống giữa người nghèo, nếm trải sự đói khổ cùng họ mới có thể thấu hiểu, và từ đó, mới có thể giúp xoa dịu nỗi đau của họ.

Khi còn là một nữ tu dòng Loreto, chính cảnh sống bi thảm của người nghèo đã làm sống dậy mãnh liệt trong lòng Mẹ ý nguyện được sống giữa họ, được chia sẻ và giúp đỡ họ - một ý nguyện đã được ấp ủ từ những ngày thơ ấu ở quê hương Anbani. Bí quyết sống của Mẹ thật giản dị: Mẹ cầu nguyện. Khi cầu nguyện, Mẹ bày tỏ tình yêu, niềm tin và lòng trông cậy mãnh liệt của mình với Thiên Chúa, bày tỏ khát vọng hiến trọn đời mình. Chính trái tim rộng mở, chính tình yêu ấy đã khiến Mẹ nhìn thấy Chúa Jesus trong hình hài của những người cùng khổ. Và Mẹ đã chân tình giúp đỡ những con người ấy, và chính điều đó lại quay lại nâng cao niềm tin của Mẹ. Trong suốt những câu chuyện của Mẹ Teresa, Mẹ đã lồng vào đó một đức tin sắt đá của một nữ tu công giáo. Dù vậy, đây không phải là một cuốn sách giảng về giáo lý, mà đơn giản chỉ là những câu chuyện về tình yêu nhân loại. Mẹ đã làm những việc ấy vì Mẹ yêu con người, cũng là một cách để Mẹ bày tỏ lòng kính yêu của mình với Chúa, như Mẹ hằng tâm niệm: “Tôi chỉ là cây bút chì nhỏ trong bàn tay Thiên Chúa”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mẹ Teresa - Trên Cả Tình Yêu PDF của tác giả Thomas Moore nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ (Nguyễn Văn Thọ)
Lời nói đầu Có nhiều bè bạn thấy chúng tôi cho xuất bản bộ Dịch Kinh Đại Toàn, khoảng 1500 trang, hỏi chúng tôi tại sao trên thị trường đã có nhiều bộ Kinh Dịch, còn ra thêm, và như vậy nó có những đặc điểm gì? Tôi thấy đó là một câu hỏi hữu lý, nên tôi sẽ trình bầy cùng quí vị tại sao tôi viết bộ Dịch Kinh Đại Toàn này. Tôi bắt đầu soạn thảo bộ Dịch Kinh này vào khoảng năm 1966. Tôi định bỏ ra 15 năm để hoàn tất nó, nhưng may thay sau hơn 7 năm miệt mài nghiên cứu, thì đã hoàn thành được. Khi ấy, tôi đi mua, hoặc đi mượn tất cả những sách Dịch bằng Hán Văn, Anh văn, Pháp văn và Việt văn hiện có lúc bấy giờ. Đọc qua những tác phẩm của cụ Từ Thanh, Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Ngô Tất Tố, Nguyễn Duy Tinh, v.v... tôi thấy lời văn thật là khó hiểu. Tìm mua: Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ TiKi Lazada Shopee Về Hán Văn, tôi may mắn có bộ Tuân Bổ Ngự Án Dịch Kinh Đại Toàn, xuất bản ngày 18 tháng 3 năm Khang Hi 54 tức 1715, do các vị khoa bảng xưa cho tôi. Quyển này mỗi quẻ đều có lời bình của Trình Tử, Chu Hi, Khang Hi và chư tử chứ không phải là tư tưởng của riêng ai. Về Anh văn, tôi có những bộ như của James Legge, Wilhelm / Baynes, R. G. H Siu, v.v... Tôi thấy những bộ trên không có gì đặc sắc. Về La Ngữ, tôi có đọc bộ của P. Regis, Yiking, antiquissimus Sinarum liber. Về Pháp văn, tôi có De Harlez, Le Yiking, texte primitif rétabli, trad. et commentaires. Philastre, P. L. F. Le Yiking ou Livre de Changements de la dynastie des Tscheou traduit pour la première fois du Chinois en Francais. Tôi cũng đã đọc Bộ Dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, xuất bản gần đây ở hải ngoại. Sách trình bầy sáng sủa. Tiếc rằng cụ đã bỏ đi Thập Dực, và như cụ nói, Cụ đã hoàn thành bộ sách này trong vòng có 2 năm, và chỉ soạn lại bộ Dịch của cụ Phan bội Châu mà thôi. Tất cả đều không có gì làm tôi phải say sưa, bái phục. Gần đây, có vô số sách Dịch bằng Anh văn, nhưng toàn thiên về bói toán. Theo tôi, Kinh Dịch không phải sách bói toán, vì Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Trình Tử, Chu Hi không hề bói toán. Tôi không bói toán. Trong Hệ Từ Thượng chỉ bàn qua về phép bói Dịch bằng cỏ Thi, và trong Ngũ Hành bàn qua về luật Tương sinh, Tương khắc, để quí vị nào thích bói toán, địa lý nghiên cứu thêm, chứ không biết gì về cách bói gieo tiền theo Dã Hạc, và Bốc Dịch chính tông, hay cách bói Mai Hoa Dịch số của Thiệu Khang Tiết. Nhiều người đi vào Dịch, cũng là muốn học bói toán. Họ có biết đâu rằng bói toán là một năng khiếu do Trời ban. Muốn bói hay, phải có giác quan thứ sáu, (quí vị nào thích nghiên cứu về bói toán, thì xin đọc phần Ngũ Hành, nơi quyển I, và nơi quyển III Hệ từ Thượng Chương 9). Nay, bên Trung Quốc cho in ra nhiều sách Dịch, như bộ Chu Dịch Đại Tự Điển, dày 1546 trang, hay bộ Bạch Thư Chu Dịch, một bộ Dịch đã được khai quật lên từ một ngôi mộ nhà Hán, ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, tháng 12, năm 1973. Bộ này viết trên lụa trắng, vì thế gọi là Bạch Thư, và đã được Trương Lập Văn nghiên cứu và dịch ra Bạch thoại. Có người khuyên tôi mua, nhưng tôi không bao giờ đi vào con đường Sách uẩn, Hành quái, không bao giờ đi vào con đường quái dị để cầu danh, nên tôi đã không mua. Tôi quen nhiều vị khoa bảng, và ngỏ ý xin thụ giáo các Cụ về Dịch Lý. Nhưng cụ nào cũng nói không biết gì về Dịch Lý, vì không học Dịch khi đi thi, và các Cụ đề nghị vào tủ sách các Cụ thấy cái gì hay thì cụ biếu, chứ đừng hỏi về Dịch. Cụ Phó Bảng Nguyễn Hà Hoàng (Điện Bàn - Quảng Nam), cho tôi một phần bộ Tuân bổ Ngự Án. Cụ cử Lương Trọng Hối (Quế Sơn - Quảng Nam) cho tôi bộ Kinh Dịch của Lai Trí Đức. Nên, tôi đi vào Kinh Dịch, qua Đạo Nho, bằng đường lối riêng tư của tôi, như tôi sẽ trình bầy sau đây. Tôi vào đạo Khổng từ năm 1956, qua sách vở hiện có, chứ không hề nhờ cậy vào ai. Và tôi đã học nơi Khổng Giáo nhiều điều hay ho, mới lạ. Đặc biệt là biết được con người vừa có Thiên Tâm, vừa có Nhân Tâm. Thiên Tâm thời muôn đời công chính, quang minh, chính đại, thuần túy, chí thiện. Còn Nhân Tâm thời đầy tư tà, nhân dục.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)
Lời giới thiệu Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation). Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ. Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể khởi đầu cho suôn sẻ. Tôi nghĩ, chỉ những ai thật sự thực hành theo những lời chỉ dẫn ở đây mới có thể nói là tôi đã thành công hay thất bại. Và chỉ có những ai thực hành đều đặn và tinh tiến mới có thể phê bình những nỗ lực của chúng tôi. Tôi nghĩ, không có bất cứ một quyển sách nào có thể trình bày được hết tất cả những vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Cuối cùng rồi chúng ta cũng cần phải tìm đến một vị thầy có khả năng. Nhưng trong lúc này, đây là những quy luật nền tảng và căn bản Chính niệm - Thực tập Thiền quán mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong những trang kế, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập. Có nhiều phương pháp thiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền thống tôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm, hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền vipassana trong truyền thống Phật giáo Nam tông mà thôi. Vipassana thường được dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống. Tìm mua: Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Một đạo Phật toàn vẹn thật ra khác rất xa các tôn giáo thần học mà đa số chúng ta thường biết. Nó là một cánh cửa dẫn ta bước thẳng vào cảnh giới tâm linh hoặc siêu hình mà không cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của bất cứ một vị thần linh hoặc một trung gian nào khác. Mùi vị của đạo Phật có tính chất gần với môn tâm lý học thực nghiệm hơn là cái mà ta gọi là tôn giáo. Trong đạo Phật, con đường tu tập là một sự quán chiếu thực tại không ngừng nghỉ, luôn luôn xem xét tỉ mỉ mọi tiến trình của tri giác. Mục đích là để lọc bỏ đi những gì sai lầm và giả dối, vén lên tấm màn che phủ thực tại, để ta có thể trực tiếp tiếp xúc được với tự tính của mọi sự vật chung quanh mình. Và Ven. Henepola Gunaratana 7 pháp môn thiền quán vipassana này là một phương cách cổ truyền và mầu nhiệm, giúp ta có thể thực hiện được việc ấy. Phật giáo Nam tông, Theravada, đã cung hiến cho chúng ta một phương pháp khai phá nội tâm rất hiệu quả, thật ra nó còn giúp ta tiếp xúc được với ngay chính gốc rễ tâm thức của mình nữa. Và truyền thống này là kết quả tự nhiên của hơn 2.500 năm phát triển trong những nền văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của vùng Nam Á và Đông Nam Á. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố gắng tách biệt ra những gì là trang sức với những gì là nền tảng thật sự, để trao cho bạn một sự thật cốt lõi nhất. Đối với những bạn nào thích về nghi lễ, có thể tìm đọc thêm về truyền thống Phật giáo Nam tông trong những quyển sách khác, chắc chắn bạn sẽ tìm được một gia tài phong phú đầy những nghi thức, cúng lễ, rất đẹp và đầy ý nghĩa. Và những bạn nào có khuynh hướng thực tiễn có thể chỉ cần chọn phương pháp thực hành thiền tập, và có thể đem áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vấn đề chính ở đây là sự thực hành. Điểm khác biệt giữa thiền quán, vipassana, và những loại thiền khác rất là quan trọng. Chúng ta cần phải hiểu cho thật rõ điều này. Trong đạo Phật có hai loại thiền (meditation) khác nhau. Chúng khác nhau về phương pháp thực hành, về cách hoạt động, và về những trạng thái tâm thức. Hai loại thiền ấy là thiền quán (vipassana) và thiền định (samatha). Thiền quán, vipassana, còn được dịch là thiền Minh sát, có nghĩa là một ý thức, một cái thấy rõ ràng và chính xác về những gì đang xảy ra. Thiền định, samatha, còn được dịch là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ, có nghĩa là dừng lại. Đây là một trạng thái khi tâm ta tập trung vào một đối tượng duy nhất nào đó, dừng lại, và không đi ra ngoài đối tượng ấy. Khi làm được như vậy, một trạng thái an vui sẽ lan tỏa khắp thân tâm hành giả. Một trạng thái tĩnh lặng rất sâu sắc mà ta phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được. Và đa số thì những phương pháp thiền của chúng ta đều được dựa trên yếu tố định này. Theo phương pháp này thì hành giả tập trung tâm ý mình vào một đối tượng duy nhất nào đó, như là một lời cầu nguyện, một bài kinh, một ngọn nến, hoặc là một linh ảnh... và loại bỏ tất cả những tư tưởng, nhận thức khác ra khỏi tâm thức của mình. Kết quả là hành giả sẽ cảm thấy một sự hỷ lạc rất lớn, nhưng nó chỉ có mặt cho đến khi ta xả thiền. Cảm giác ấy rất là nhiệm mầu, tốt đẹp, nhiều ý nghĩa, và lôi cuốn, nhưng nó cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)
Lời giới thiệu Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation). Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ. Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể khởi đầu cho suôn sẻ. Tôi nghĩ, chỉ những ai thật sự thực hành theo những lời chỉ dẫn ở đây mới có thể nói là tôi đã thành công hay thất bại. Và chỉ có những ai thực hành đều đặn và tinh tiến mới có thể phê bình những nỗ lực của chúng tôi. Tôi nghĩ, không có bất cứ một quyển sách nào có thể trình bày được hết tất cả những vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Cuối cùng rồi chúng ta cũng cần phải tìm đến một vị thầy có khả năng. Nhưng trong lúc này, đây là những quy luật nền tảng và căn bản Chính niệm - Thực tập Thiền quán mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong những trang kế, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập. Có nhiều phương pháp thiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền thống tôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm, hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền vipassana trong truyền thống Phật giáo Nam tông mà thôi. Vipassana thường được dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống. Tìm mua: Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Một đạo Phật toàn vẹn thật ra khác rất xa các tôn giáo thần học mà đa số chúng ta thường biết. Nó là một cánh cửa dẫn ta bước thẳng vào cảnh giới tâm linh hoặc siêu hình mà không cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của bất cứ một vị thần linh hoặc một trung gian nào khác. Mùi vị của đạo Phật có tính chất gần với môn tâm lý học thực nghiệm hơn là cái mà ta gọi là tôn giáo. Trong đạo Phật, con đường tu tập là một sự quán chiếu thực tại không ngừng nghỉ, luôn luôn xem xét tỉ mỉ mọi tiến trình của tri giác. Mục đích là để lọc bỏ đi những gì sai lầm và giả dối, vén lên tấm màn che phủ thực tại, để ta có thể trực tiếp tiếp xúc được với tự tính của mọi sự vật chung quanh mình. Và Ven. Henepola Gunaratana 7 pháp môn thiền quán vipassana này là một phương cách cổ truyền và mầu nhiệm, giúp ta có thể thực hiện được việc ấy. Phật giáo Nam tông, Theravada, đã cung hiến cho chúng ta một phương pháp khai phá nội tâm rất hiệu quả, thật ra nó còn giúp ta tiếp xúc được với ngay chính gốc rễ tâm thức của mình nữa. Và truyền thống này là kết quả tự nhiên của hơn 2.500 năm phát triển trong những nền văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của vùng Nam Á và Đông Nam Á. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố gắng tách biệt ra những gì là trang sức với những gì là nền tảng thật sự, để trao cho bạn một sự thật cốt lõi nhất. Đối với những bạn nào thích về nghi lễ, có thể tìm đọc thêm về truyền thống Phật giáo Nam tông trong những quyển sách khác, chắc chắn bạn sẽ tìm được một gia tài phong phú đầy những nghi thức, cúng lễ, rất đẹp và đầy ý nghĩa. Và những bạn nào có khuynh hướng thực tiễn có thể chỉ cần chọn phương pháp thực hành thiền tập, và có thể đem áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vấn đề chính ở đây là sự thực hành. Điểm khác biệt giữa thiền quán, vipassana, và những loại thiền khác rất là quan trọng. Chúng ta cần phải hiểu cho thật rõ điều này. Trong đạo Phật có hai loại thiền (meditation) khác nhau. Chúng khác nhau về phương pháp thực hành, về cách hoạt động, và về những trạng thái tâm thức. Hai loại thiền ấy là thiền quán (vipassana) và thiền định (samatha). Thiền quán, vipassana, còn được dịch là thiền Minh sát, có nghĩa là một ý thức, một cái thấy rõ ràng và chính xác về những gì đang xảy ra. Thiền định, samatha, còn được dịch là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ, có nghĩa là dừng lại. Đây là một trạng thái khi tâm ta tập trung vào một đối tượng duy nhất nào đó, dừng lại, và không đi ra ngoài đối tượng ấy. Khi làm được như vậy, một trạng thái an vui sẽ lan tỏa khắp thân tâm hành giả. Một trạng thái tĩnh lặng rất sâu sắc mà ta phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được. Và đa số thì những phương pháp thiền của chúng ta đều được dựa trên yếu tố định này. Theo phương pháp này thì hành giả tập trung tâm ý mình vào một đối tượng duy nhất nào đó, như là một lời cầu nguyện, một bài kinh, một ngọn nến, hoặc là một linh ảnh... và loại bỏ tất cả những tư tưởng, nhận thức khác ra khỏi tâm thức của mình. Kết quả là hành giả sẽ cảm thấy một sự hỷ lạc rất lớn, nhưng nó chỉ có mặt cho đến khi ta xả thiền. Cảm giác ấy rất là nhiệm mầu, tốt đẹp, nhiều ý nghĩa, và lôi cuốn, nhưng nó cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Bản Thiền Minh Sát (Mahasi Sayadaw)
Vắng Lặng và Minh Sát Chúng ta thiền về những gì? Làm thế nào để phát triển tuệ minh sát? Đó là những câu hỏi quan trọng. Có hai pháp hành thiền: hành thiền để làm cho tâm trở nên vắng lặng và hành thiền để khai triển tuệ minh sát. Thiền về mười đề mục dùng vật chế ra ( kasina) để chú niệm, chỉ đưa đến tâm vắng lặng. Thiền về mười đề mục ô trược ( asubha, như mười loại tử thi), cũng chỉ đưa đến vắng lặng, không đến minh sát. Mười đề mục suy niệm như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới v.v..., cũng chỉ có thể phát triển vắng lặng, không khai triển minh sát. Niệm về ba mươi hai phần của thân như tóc, móng tay móng chân, răng v.v... cũng không phải minh sát mà chỉ phát triển trạng thái vắng lặng. Niệm hơi thở cũng phát triển vắng lặng. Nhưng hành giả có thể dùng pháp niệm hơi thở để triển khai minh sát. Sách Thanh Tịnh Đạo (Vissudhi m agga), xếp pháp nầy vào hạng t hiền Vắng Lặng, vậy chúng ta cũng xem nó là như vậy. Tìm mua: Căn Bản Thiền Minh Sát TiKi Lazada Shopee Có pháp suy niệm về bốn phẩm hạnh từ, bi, hỷ, xả gọi là tứ vô lượng tâm, và bốn pháp dẫn đến Thiền (Jhā na) Sắc Giới và Vô SắcGiới. Rồi có pháp suy niệm về tánh cách ghê tởm của vật thực. Những đề mục ấy là của t hiền Vắng Lặng. Khi hành giả thực hành quán niệm các nguyên t ố hợp thành cơ thể vật chất thì pháp nầy được gọi là phân tích tứ đại. Mặc dầu là t hiền Vắng Lặng, pháp nầy cũng giúp khai triển tuệ minh sát. Tất cả bốn mươi đề mục hành thiền kể trên là để phát triển tâm định ( vì lẽ ấy pháp hành nầy cũng được gọi là thiền“Định”, đối với thiền Minh Sát, gọi là thiền“Tuệ”, hay thiền “Chỉ” đối với thiền “Quán”. Ở đây dùng danh từ t hiền Vắng Lặng, trực tiếp phiên dịch phạn ngữ Samatha, có nghĩa yên tĩnh, vắng lặng, đồng nghĩa với samādhi - định, cittekaggatā - nhất điểm tâm, và avikkhepa - tâm không chao động). Chỉ có pháp niệm hơi thở và pháp phân tích tứ đại liên quan đến t hiền Minh Sát. Còn lại, những pháp kia không dẫn đến tuệ minh sát. Người đã thực hành những pháp ấy muốn thành đạt tuệ minh sát còn phải gia công thực hành thêm nữaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Bản Thiền Minh Sát PDF của tác giả Mahasi Sayadaw nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.