Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nhà Tự Nhiên Kinh Tế - Tại Sao Kinh Tế Học Có Thể Lý Giải Mọi Điều

Nhà Tự Nhiên Kinh Tế – Tại Sao Kinh Tế Học Có Thể Lý Giải Mọi Điều

Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như ngoài đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những “bí ẩn” lý thú trong cuộc sống.

Trong suốt nhiều năm qua, nhà kinh tế học Robert Frank đã luôn khuyến khích các sinh viên của mình tập dùng kinh tế học để lý giải những vấn đề lạ lùng có thể bắt gặp trong cuộc sống đời thường, từ thiết kế khác thường của một sản phẩm nào đó cho đến sự hấp dẫn phái tính. Trong cuốn sách này, ông chia sẻ với người đọc những câu hỏi thú vị nhất kèm theo nguyên lý kinh tế giúp giải đáp chúng; từ đó cho thấy vì sao rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống có động lực kinh tế mạnh mẽ. *** Vì sao những phím bấm của máy rút tiền ven đường cho người lái xe lại có ký tự Braille? Những người thường dùng máy này nhất là người lái xe, mà không có ai trong số họ là người khiếm thị cả. Theo Bill Tjoa, một sinh viên cũ của tôi, đằng nào thì công ty cũng phải tạo các phím bấm có ký tự chấm nổi cho những máy rút tiền dành cho người đi bộ, thế nên sản xuất hàng loạt máy giống nhau sẽ tiết kiệm hơn. Trong trường hợp ngược lại, công ty sẽ phải sản xuất máy theo hai mẫu khác nhau và đảm bảo mỗi máy được đặt đúng vị trí phù hợp. Nếu những chấm nổi trên phím gây khó chịu cho người bình thường thì chi phí tăng thêm này còn hợp lý, nhưng trên thực tế, khách hàng không hề phàn nàn gì.

Câu hỏi của Tjoa là tiêu đề của một trong hai bài viết ngắn mà cậu nộp cho phần bài tập “Nhà tự nhiên kinh tế” trong khóa học kinh tế cơ bản của tôi. Đề bài là: “Dùng một hay nhiều nguyên tắc đã thảo luận trong khóa học để đặt ra và giải đáp một câu hỏi lý thú về một mẫu sự kiện hay hành vi nào đó mà bạn từng chứng kiến”.

Tôi viết: “Các em chỉ được viết bài trong vòng 500 từ.

Rất nhiều bài viết xuất sắc khác thậm chí còn ngắn hơn thế nữa. Đừng có nhồi nhét vào bài viết đủ thứ thuật ngữ phức tạp. Hãy tưởng tượng rằng các em đang nói chuyện với một người thân nào đó chưa từng học kinh tế. Bài viết tốt là những bài thật rõ ràng dễ hiểu với những người như vậy, thế nên tất nhiên trong những bài đó sẽ hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ biểu thức đại số hay biểu đồ nào”.

Tương tự như câu hỏi của Bill Tjoa về vấn đề những phím bấm của máy rút tiền, những bài hay nhất luôn chứa đựng những yếu tố nghịch lý. Ví dụ như, một bài của sinh viên Jennifer Dulski vào năm 1997 mà tôi rất thích, trong bài đặt ra câu hỏi: “Vì sao các cô dâu tốn hàng đống tiền, có khi đến hàng nghìn bảng Anh, để mua những chiếc váy cưới mà họ sẽ không bao giờ mặc lại nữa, trong khi chú rể thường chỉ thuê những bộ cánh rẻ tiền dù rằng trong tương lai, họ có rất nhiều dịp để dùng lại bộ lễ phục này?”

Dulski lập luận rằng đa số các cô dâu đều mong muốn trở nên thật thời trang và khác biệt trong ngày cưới, vì vậy công ty cho thuê đồ cưới sẽ phải sắm rất nhiều mẫu áo khác nhau, mỗi cỡ khoảng 40 đến 50 mẫu. Thỉnh thoảng, có khi bốn hay năm năm mới có người thuê lại một bộ. Vì vậy, công ty phải tính phí thuê váy áo cao hơn giá mua để bù đắp chi phí. Khi đó mua áo mới còn rẻ hơn nên không ai buồn thuê áo cả. Ngược lại, chú rể sẵn lòng mặc những kiểu phổ thông nên công ty chỉ cần khoảng 2-3 bộ mỗi cỡ. Mỗi bộ được thuê nhiều lần trong năm, điều này giúp giá thuê rẻ hơn nhiều so với giá mua.

Quyển sách này là tập hợp những ví dụ tự nhiên kinh tế lý thú nhất mà tôi đã sưu tầm được trong suốt thời gian qua.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Trò Bịp Trên Phố Wall
Trò Bịp Trên Phố Wall“Đầy sống động và ấn tượ Đây là một trong số những cuốn sách hiếm hoi đã thâu tóm và nhận diện chính xác cả một thời kỳ Nếu bạn muốn hồi tượng lại thập niên 1980 sôi nổi, hãy đọc Trò bịp trên phố Wall.”(Fortune)Trò bịp trên phố Wall là hồi ký của Michael Lewis về bốn năm làm việc tại Hãng đầu tư Salomon Brothers, từ một thợ học việc non nớt đến một nhà buôn trái phiếu thành đạt, làm ra hàng triệu đô-la cho hãng và kiếm tiền từ cuộc đổ xô “tìm vàng” thời hiện đại.Cuốn sách ghi lại giai đoạn đỉnh điểm của những năm điên cuồng và đầy biến động đó – một cái nhìn hậu trường trong một thời kỳ khác thường và hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ. Bằng hiểu biết sâu rộng và những lý giải hài hước của người trong cuộc, Lewis miêu tả khoảng thời gian từ 1984 đến cuộc khủng hoảng 1987 như một thời kỳ mà lòng tham quá quắt và phương cách làm giàu vô nhân đạo chưa từng thấy thống trị thị trường.
Bán Khống
Bán Khống (Tái Bản 2018)Bán khống – Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall – cuốn sách kinh điển về quản trị đưa ra cái nhìn sâu sắc về vị thế của những ông lớn và những gã đầu cơ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khi tin tức vế sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào cuối năm 2008 được công bố, nó đã gây ra một cú sốc lớn đối với nền kinh tế Mỹ cũng như nhiều người dân, nhưng với những nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia phân tích tài chính, đó đã không còn là tin mới. Sự khủng hoảng thực sự đã diễn ra thầm lặng từ năm trước đó trong các thị trường ngách, nơi mặt trời không chiếu đến, nơi Ủy ban Chứng khoán & Hối đoái Mỹ không dám, hay không buồn rờ tới.  Đó là các thị trường phát sinh từ bất động sản, trái phiếu, nơi các gã lập dị  chế ra những loại cổ phiếu bền vững, kiếm lời từ sự khốn khổ của các tầng lớp dưới và trung bình của Mỹ, những người không trả nổi những khoản  nợ của họ. Những kẻ đủ thông minh để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì tê liệt trong hy vọng hoặc nỗi sợ hãi, và dù là trường hợp nào thì họ cũng đã không nói ra sự thật. Câu hỏi mấu chốt đặt ra là:Những kẻ nào đã biết được sự rủi ro tồn tại trong ảo tưởng về mức tăng không ngừng của giá bất động sản, những rủi ro tăng lên từng ngày bởi sự hình thành các trái phiếu nhân tạo với cơ sở lỏng lẻo là các tài sản thế chấp đáng ngờ?Những kẻ nào đã nhìn thấy trước hố đen này, và kiếm được hàng tỉ đô từ hiểu biết đó?Những phẩm chất nào khiến số ít này khăng khăng giữ lập trường, trong khi đồng nghiệp và bạn bè cười nhạo họ là những gã nhát cáy?Từ một nhúm những gã chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm ấy, Michael Lewis, tác giả cuốn sách từng đứng đầu trong danh sách New York Times Best-sellers, Trò bịp trên phố Wall, đã viết nên một câu chuyện hấp dẫn và khác thường, chẳng kém gì những tác phẩm trước đây của ông, Bán khống – Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall. Cuốn sách một lần nữa chứng minh rằng Michael Lewis là phóng viên thời sự tài năng và hài hước hàng đầu hiện nay khi có thể nói về một thảm họa kinh tế với giọng văn cực kì nhẹ nhàng. Câu chuyện “kinh thiên động địa” nơi phồn hoa nhất của thế giới qua cách miêu tả đầy nghệ thuật của Michael Lewis không chỉ đem đến cho bạn những kiến thức quý báu mà còn là một cuốn sách kinh doanh tuyệt vời để giải trí.
Trên Đỉnh Phố Wall
Trên Đỉnh Phố WallPeter Lynch là nhà quản lý tài chính số 1 ở Mỹ. Quan điểm của ông là: Tất cả các nhà đầu tư trung bình đều có thể trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ và họ có thể chọn được những cổ phiếu hời nhất không kém gì các chuyên gia đầu tư trên Phố Wall chỉ bằng việc thực hiện một cuộc điều tra nhỏ.Trong cuốn sách, Lynch đề cập đến cách thức mà ông đã đạt được thành tích đầu tư vĩ đại của mình khi là cựu giám đốc xuất sắc của quỹ đầu tư hàng tỷ đô-la Magellan. Viết cùng Joghn Rothchild, Trên đỉnh Phố Wall đưa ra những chỉ dẫn dễ dàng áp dụng để có thể lựa chọn được những danh mục từ việc đánh giá các báo cáo tài chính của công ty và nhận ra những con số thực sự có giá trị. Ông giải thích và đưa ra những chỉ dẫn để đầu tư theo chu kỳ, hay thay đổi hoàn toàn danh mục đầu tư để theo đuổi những công ty đang phát triển nhanh.Lynch khẳng định rằng, nếu bạn không bị chi phối bởi sự thất thường của thị trường sự ham muốn tức thời về lợi nhuận, bạn sẽ được đền đáp bởi danh mục đầu tư của mình, (sau khoảng từ 5 đến 15 năm). Lời khuyên này đã được chứng minh là sống mãi với thời gian và đã biến Trên đỉnh Phố Wall trở thành tác phẩm bán chạy số 1 ở Mỹ. Và cho đến bây giờ, cuốn sách kinh điển này vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó.
Những Ông Trùm Tài Chính
Những Ông Trùm Tài ChínhNhững Ông Trùm Tài Chính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại.Mọi người đều cho rằng cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 là kết quả của rất nhiều biến cố vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân cũng như chính phủ.Tuy nhiên, Liaquat Ahamed đã chỉ ra rằng quyền lực tập trung trong tay một số chủ ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Hậu quả của nó kéo dài trong nhiều thập kỷ và là tiền đề của Chiến tranh Thế giới thứ Hai.Quãng thời gian khủng hoảng đó đã gợi lên nhiều cảm hứng trong các bài báo. Lords of Finance – Những ông trùm tài chính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại.Những lời khen dành cho tác phẩm:“Ahamed có lẽ đã không biết rằng tác phẩm của mình ra đời đúng lúc như thế nào. Không giống như hầu hết các tác phẩm viết về nguyên nhân của cuộc Đại Khủng hoảng 1929, Lords of Finance được đông đảo độc giả đón nhận bởi tình tiết lịch sử có thực nhưng vẫn mang đậm tính văn chương” – Niall Ferguson, Financial Times“Tác phẩm là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nhóm các Giám đốc Ngân hàng Trung ương, nó không chỉ khơi dậy niềm hứng khởi, trí tò mò của độc giả mà còn rất thức thời” – The EconomistVề Tác Giả:Liaquat Ahamed từng là nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tại Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C, đồng thời là  giám đốc điều hành của hãng quản lý đầu tư cá nhân Fischer Francis Trees and Watts.Hiện tại ông là cố vấn cho một số quỹ bảo hiểm, chẳng hạn như Rock Creek Group và Rohatyn Group. Ông cũng là giám đốc của hãng bảo hiểm Aspen, và là thành viên Hội đồng Quản trị của hãng Brookings. Ông tốt nghiệp khoa kinh tế trường Đại học Harvard và Cambridge.