Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Cười Của Thánh Nhân (Nguyễn Duy Cần)

Cái cười của thánh nhân

Trào Lộng U Mặc Là Gì?

Cái Cười Của Thánh Nhân

Nguyễn Duy Cần

Phần Một Tìm mua: Cái Cười Của Thánh Nhân TiKi Lazada Shopee

Trào Lộng U Mặc Là Gì?

Một nhà văn tây phương có viết:

"Tình yêu là một vị thần bất tử,

U mặc là một lợi khí,

Cười là một sự bổ ích.

Không có ba cái đo,ù không đủ nói đến văn hóa toàn diện"

Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn... đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn... mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác... theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình... đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.

Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã "cười to" với câu nói bất hủ này: "Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!"

Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".

U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là "văn minh nhất" lịch sử!

Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân

Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.

Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...

Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.

Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...

Nền văn Trung Hoa với "bách gia chư tử" đã phát triển rất mạnh.

Người ta nhận thất rõ ràng có hai luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện: Phái cẩn nguyện (Lấy lễ, nhạc, trang nghiêm, cung kính và nghị luận tuyệt đối một chiều làm chủ yếu), và phái siêu thoát (lấy tự do phóng túng, trào lộng u mặc, nghị luận dọc ngang làm yếu chỉ).

Trong khi phái cẩn nguyện cúc cung tận tụy phó vua giúp nước, chăm chăm lấy sự "sát thân thành nhân", "lâm nguy bất cụ" làm lẽ sống, nhưng nhóm đồ đệ của Mặc Địch hay nhóm cân đai áo mão đồ đệ của Khổng Khâu, thì phái siêu thoát lại cười vang... cho bọn khép nép chầu chực ở sân rồng còn kém xa "loài heo tế", hoặc già như nhóm đồ đệ của Dương Chu, nhổ một sợi lông chân mà đổi lấy thiên hạ cũng không thèm, hoặc coi nhân nghĩa như giày dép rách, xem lễ là đầu mối của loạn ly trộm cướp...

Phái Nho gia có thuyết tôn quân nên bị nhà cầm quyền khai thác lợi dụng, nhân đó mà có bọn hủ nho xuất hiện, được nhóm vua chúa nâng đỡ đủ mọi phương tiện.

Nhưng, dù bị đàn hạc, bị bức bách đủ mọi hình thức, văn học u mặc chẳng nhưng không bị tiêu diệt lại còn càng ngày càng mạnh. Đúng như lời Lão Tử: "Tương dục phế chi, tất cố hưng chi". Cũng như văn trào lộng của nước Pháp ở thế kỷ mười tám sở dĩ được phát đạt một thời với những ngòi bút trào lộng bất hủ của Voltaire và Rousseau, phải chăng là "nhờ" nơi cái nhà ngục Bastille mà được vừa tế nhị, vừa rực rỡ! "Họa chung hữu phúc" là vậy!

Nguồn tư tưởng phóng khoáng của Đạo gia quá to rộng như đại dương, không sao đụng được trong những ao tù nhỏ hẹp, nó vượt khỏi thời gian không gian, ôm chầm vũ trụ, siêu thoát Âm Dương... không ai có thể lấy ngao mà lường biển. Cho nên tư tưởng Trung cổ về sau, dù đại thế của Nho gia được đề cao và chiếm địa vị độc tôn, cũng không làm sao ngăn trở nó được. Văn khí của u mặc hồn nhiên mạnh mẽ như giông to gió lớn, trước nó không một chướng ngại vật nào có thể đứng vững.

Huống chi người Trung Hoa trí thức nào cũng có hai tâm hồn: Bên ngoài là một ông Khổng, bên trong là một ông Lão. Nho Lão cùng ở trong một người mà không bao giờ nghịch nhau. Hạng trung lưu, không một người Đông phương nào, cả Trung Hoa, Nhật Bản hay

Việt Nam mà đọc lên bài "Quy khứ lai từ" của Đào Uyên Minh lại không biết thích thú, nhất là hạng người say mê trong con đường nhập thế. Ngày có làm, thì đêm phải có nghĩ, đó là định luật của thiên nhiên: "Nhật hạp nhật tịch vị chi biến". Văn học u mặc là "mở", văn học cẩn nguyện là "đóng", nghĩa là khép kính trong vòng tiểu ngã, trong các giáo điều luân lý tôn giáo, nguồn gốc sinh ra không biết bao nhiêu việc nhỏ nhen ích kỷ và giả dối.

Văn học Trung Hoa, ngoài thứ văn học lăng miếu trong triều đình không kể, còn điều là thứ văn học rất đắc thế cho tư tưởng u mặc.

Văn học trong miếu, thực ra, chưa đáng kể là văn học, vì nền văn học có linh tính chân thật phải đi sâu vào tâm tư con người để khám phá và cởi mở những khác vọng thầm kính của nó mà ước lệ giả tạo của xã hội cấm đoán. Để hòa đồng với thiên nhiên phải tránh xa lối văn nhân tạo. Đó là đặc điểm đầu tiên của u mặc.

Ở Trung Hoa, nếu chỉ có nền văn học cẩn nguyện của Nho gia đạo thống mà thiếu nền văn học u mặc của Đạo gia, không biết văn học Trung Hoa sẽ cằn cõi khô khan đến bậc nào, tâm linh người Trung Hoa sẽ sầu khổ héo hắt đến chừng nào!

Nhận xét trên đây của nhà văn họ Lâm rất đúng, không riêng gì cho Trung Hoa mà cho tất cả mọi nền văn học trên khắp địa cầu. Nhà văn Chamfort có viết: "Triết lý hay nhất là hỗn hợp được sự vui đời mà trào lộng chua cay với sự khinh đời mà độ lượng khoan hòa"Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết Luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Cười Của Thánh Nhân PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê (Nguyễn Hiến Lê)
Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經; phát âm tiếng Trung: nghe (trợ giúp·chi tiết)) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại “nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!”, Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ “Đạo Đức Kinh” dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử. Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh. Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh. Đạo Đức Kinh có 2 bản dịch ra tiếng Việt phổ biến bởi Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần. Ngoài ra còn có một bản dịch song ngữ Anh-Việt của dịch giả Vũ Thế Ngọc, căn cứ trên cổ bản Mã Vương Đôi với câu mở đầu: “Đạo khả đạo dã phi hẳng đạo dã, danh khả danh dã phi hằng danh dã”. Tìm mua: Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền (Richard Wilhelm)
Bí mật của bông hoa vàng là một cuốn sách về thiền và thuật giả kim Trung Quốc được dịch bởi Richard Wilhelm và được nhận xét bởi Carl Jung. Nó ám chỉ một phép ẩn dụ mà mỗi người trong chúng ta bắt buộc phải thức tỉnh, để mở ý thức của chúng ta về phía Ánh sáng, một lối mở nguyên thủy được biểu tượng thông qua bông hoa vàng, một trung tâm quyền lực nơi mọi thứ lưu thông và vượt qua. Nói về công việc này là đề cập đến một trong những văn bản về tôn giáo Đạo giáo quan trọng nhất nhưng cũng là những văn bản gây tranh cãi nhất. Cuốn sách của Bí mật của bông hoa vàng là bản dịch "Tây hóa" của một trong những di sản tinh thần quan trọng nhất của châu Á. Vì vậy, và như đã xảy ra với Cuốn sách Tây Tạng của người chết, nó đã được tiến hành để đơn giản hóa nhiều chi tiết để biến nó thành thủ công trên yoga Trung Quốc mà thế giới phương Tây có thể hiểu một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là nhiều hơn nữa. Được biết, lời chứng đầu tiên của văn bản này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ bảy, trên một số bảng gỗ. Đó là một chuyên luận cổ của Trung Quốc về chủ nghĩa bí truyền được truyền miệng. Các nguyên tắc, mật mã và trí tuệ của nó được thu thập bởi một thành viên của cái gọi là Tôn giáo Ánh sáng, người lãnh đạo là Lu Yan. Người ta cho rằng tất cả những phương pháp được mô tả đều quay trở lại với những ý tưởng đã xuất hiện ở Ba Tư và bắt nguồn từ truyền thống ẩn dật của Ai Cập. Đó là như chúng ta thấy, một cuốn sách siêu việt. Bây giờ, sự phức tạp của tôn giáo của họ là vô cùng lớn. Nói về quá trình giả kim mà qua đó chúng ta sẽ chiếu sáng nơi ở của ý thức tâm linh. Đối với điều này, chúng ta phải đặt sự chú ý của chúng ta vào một không gian linh thiêng bên trong, trong đóa hoa vàng vừa là nguồn gốc vừa là mục tiêu của chúng ta. Mặt khác, và mặc dù Wilhelm và Carl Jung, trên đường đi một số khái niệm, quản lý để cung cấp cho chúng tôi một công việc mà chúng tôi có thể bắt đầu những ý tưởng đó, theo triết lý đó. "Bông hoa vàng, là ánh sáng và ánh sáng của thiên đường là Đạo. Có "túi mầm", nơi tinh túy và sự sống vẫn là một đơn vị. Sự ra đời của quá trình giả kim diễn ra, khi bóng tối sinh ra Ánh sáng ". Tìm mua: Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền TiKi Lazada Shopee -Bí mật của bông hoa vàng- Bí mật của bông hoa vàng, một cuộc tìm kiếm bên trong Carl Jung kể trong hồi ký của mình rằng ông luôn cảm thấy hứng thú với triết học phương Đông. Đó là vào khoảng năm 1920 khi anh bắt đầu thử nghiệm Kinh Dịch, sâu sắc gần như không nhận ra điều đó trong trí tuệ tổ tiên, bằng ngôn ngữ tượng hình đó và trong những truyền thống phương Đông đã làm anh say đắm. Chính vào những năm đó, khi anh gặp Richard Wilhelm, một nhà tội lỗi học, nhà thần học và nhà truyền giáo nổi tiếng người Đức, chuyên về dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Trung sang tiếng Đức. Ý tưởng dịch cuốn sách của Bông hoa vàng Anh rời khỏi đó, sau cuộc gặp đầu tiên ở "Trường học trí tuệ" và sau đó là câu lạc bộ tâm lý học. Năm 1923, tác phẩm được đưa ra ánh sáng với lời mở đầu và bình luận của Jung. Năm 1931, Carl Baynes đã dịch nó sang tiếng Anh và sớm đi khắp thế giới để trở thành bằng cách nào đó, trong cuốn sách mà nhiều người đã ở đầu giường và nói về yoga Trung Quốc. Tuy nhiên, Có bí mật của bông hoa vàng một mình của yoga và thiền? Không hề. Tầm quan trọng của việc phát triển hoa vàng đặc biệt của chúng tôi Tiêu đề ban đầu của cuốn sách đã nói lên một cái gì đó như "Hướng dẫn phát triển bông hoa vàng". Để hiểu mục đích của cuốn sách này, trước tiên chúng ta phải biết hoa vàng là gì. Bông hoa vàng là một phép ẩn dụ, nhưng một phép ẩn dụ đề cập đến một loại giả kim thuật, để chuyển đổi nội bộ. Triết lý Đạo giáo khẳng định rằng có một năng lượng tâm linh vượt qua tất cả chúng ta. Một ánh sáng tượng trưng cho lương tâm của chúng ta. Để đánh thức ánh sáng hoặc bông hoa vàng của chúng ta, chúng ta phải thực hiện một loạt các bài thiền và bài tập mà trong văn bản gốc, họ gọi là giả kim thuật năng lượng. Những bài tập liên tục này sẽ cho phép chúng ta từng chút một, tập trung ánh sáng và định hình (làm nảy mầm) bông hoa vàng. Rất có thể là từ tầm nhìn phía tây của chúng ta, tất cả những nguyên tắc này được nêu ra trong bí mật của bông hoa vàng, dường như chúng ta có một cái gì đó rất xa và thậm chí là người lạ. Tuy nhiên, hãy chờ một lát, trong những gì thu hút sự chú ý của Carl Jung. Trong sắc thái đó với tư cách là một bác sĩ tâm thần và tiên phong trong tâm lý học phân tích, ông đã quyến rũ ông trong suốt phần lớn cuộc đời: bông hoa vàng buộc chúng ta phải gạt bỏ tâm trí của mình và bị xã hội chiếm giữ, để đạt đến một tâm trí cao hơn, tự do hơn, sáng tạo hơn và thậm chí là thiên thể. Ánh sáng luôn luôn lọc trong các xoáy của chúng ta. Lương tâm của chúng ta tràn ra xung quanh chúng ta trong mọi thứ chúng ta muốn, trong những gì chúng ta mơ ước hoặc trong những gì xung quanh chúng ta. Chúng ta phải tập trung tâm trí vào bên trong để cho phép bông hoa vàng nảy mầm và đánh thức ý thức. Bình tĩnh để mở rộng trái tim Tại thời điểm này, nhiều độc giả của chúng tôi sẽ hỏi một câu hỏi rõ ràng hơn. Tôi nên thực hiện loại giả kim / thiền nào để đạt được ánh sáng đó được mô tả trong Bí mật của bông hoa vàng? Câu trả lời nằm ở một thứ dường như có thể đơn giản nhưng đòi hỏi sự cống hiến, thực hành và ý chí tuyệt vời: chúng ta phải học cách làm dịu tâm trí để mở rộng trái tim. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình là ai. Có lẽ, sau câu hỏi đó và gần như không nhận ra nó, chúng ta sẽ hình dung ra khuôn mặt của mình. Tuy nhiên,, những gì định nghĩa những gì chúng ta không phải là cơ thể của chúng ta: chúng là những suy nghĩ. Và rất có thể, là họ nói quá nhiều, nói với chúng tôi những lời nói dối và khiến chúng tôi tin những điều không có thật. Vì vậy, điều tốt nhất là im lặng họ. Để làm dịu tin đồn về ý nghĩ đó, chúng ta sẽ tập thở sâu, để từng chút một, nội thất của chúng ta sẽ im lặng. Đây là điều chúng tôi sẽ không đạt được trong một ngày hoặc một tuần. Làm dịu tâm trí cần có thời gian. Khi chúng ta đạt đến sự im lặng bên trong, sự phản ánh sẽ đến. Và ngay lập tức, chúng tôi sẽ liên lạc với tinh thần của trái tim mình, với bệ đỡ nơi lương tâm được đặt và làm việc thường xuyên với ai. Bí mật của bông hoa vàng dựa trên việc thực hành thiền định một cách thường xuyên. Tại một số điểm, khi công việc cẩn thận đó lần lượt loại bỏ tất cả các lớp đã bị mắc kẹt và điều hòa tâm trí của chúng ta, chúng ta sẽ hình dung ra một mạn đà la. Một hình chứa biểu tượng giả kim phát sáng đó sẽ giải phóng hoàn toàn chúng ta: bông hoa vàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền PDF của tác giả Richard Wilhelm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền (Richard Wilhelm)
Bí mật của bông hoa vàng là một cuốn sách về thiền và thuật giả kim Trung Quốc được dịch bởi Richard Wilhelm và được nhận xét bởi Carl Jung. Nó ám chỉ một phép ẩn dụ mà mỗi người trong chúng ta bắt buộc phải thức tỉnh, để mở ý thức của chúng ta về phía Ánh sáng, một lối mở nguyên thủy được biểu tượng thông qua bông hoa vàng, một trung tâm quyền lực nơi mọi thứ lưu thông và vượt qua. Nói về công việc này là đề cập đến một trong những văn bản về tôn giáo Đạo giáo quan trọng nhất nhưng cũng là những văn bản gây tranh cãi nhất. Cuốn sách của Bí mật của bông hoa vàng là bản dịch "Tây hóa" của một trong những di sản tinh thần quan trọng nhất của châu Á. Vì vậy, và như đã xảy ra với Cuốn sách Tây Tạng của người chết, nó đã được tiến hành để đơn giản hóa nhiều chi tiết để biến nó thành thủ công trên yoga Trung Quốc mà thế giới phương Tây có thể hiểu một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là nhiều hơn nữa. Được biết, lời chứng đầu tiên của văn bản này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ bảy, trên một số bảng gỗ. Đó là một chuyên luận cổ của Trung Quốc về chủ nghĩa bí truyền được truyền miệng. Các nguyên tắc, mật mã và trí tuệ của nó được thu thập bởi một thành viên của cái gọi là Tôn giáo Ánh sáng, người lãnh đạo là Lu Yan. Người ta cho rằng tất cả những phương pháp được mô tả đều quay trở lại với những ý tưởng đã xuất hiện ở Ba Tư và bắt nguồn từ truyền thống ẩn dật của Ai Cập. Đó là như chúng ta thấy, một cuốn sách siêu việt. Bây giờ, sự phức tạp của tôn giáo của họ là vô cùng lớn. Nói về quá trình giả kim mà qua đó chúng ta sẽ chiếu sáng nơi ở của ý thức tâm linh. Đối với điều này, chúng ta phải đặt sự chú ý của chúng ta vào một không gian linh thiêng bên trong, trong đóa hoa vàng vừa là nguồn gốc vừa là mục tiêu của chúng ta. Mặt khác, và mặc dù Wilhelm và Carl Jung, trên đường đi một số khái niệm, quản lý để cung cấp cho chúng tôi một công việc mà chúng tôi có thể bắt đầu những ý tưởng đó, theo triết lý đó. "Bông hoa vàng, là ánh sáng và ánh sáng của thiên đường là Đạo. Có "túi mầm", nơi tinh túy và sự sống vẫn là một đơn vị. Sự ra đời của quá trình giả kim diễn ra, khi bóng tối sinh ra Ánh sáng ". Tìm mua: Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền TiKi Lazada Shopee -Bí mật của bông hoa vàng- Bí mật của bông hoa vàng, một cuộc tìm kiếm bên trong Carl Jung kể trong hồi ký của mình rằng ông luôn cảm thấy hứng thú với triết học phương Đông. Đó là vào khoảng năm 1920 khi anh bắt đầu thử nghiệm Kinh Dịch, sâu sắc gần như không nhận ra điều đó trong trí tuệ tổ tiên, bằng ngôn ngữ tượng hình đó và trong những truyền thống phương Đông đã làm anh say đắm. Chính vào những năm đó, khi anh gặp Richard Wilhelm, một nhà tội lỗi học, nhà thần học và nhà truyền giáo nổi tiếng người Đức, chuyên về dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Trung sang tiếng Đức. Ý tưởng dịch cuốn sách của Bông hoa vàng Anh rời khỏi đó, sau cuộc gặp đầu tiên ở "Trường học trí tuệ" và sau đó là câu lạc bộ tâm lý học. Năm 1923, tác phẩm được đưa ra ánh sáng với lời mở đầu và bình luận của Jung. Năm 1931, Carl Baynes đã dịch nó sang tiếng Anh và sớm đi khắp thế giới để trở thành bằng cách nào đó, trong cuốn sách mà nhiều người đã ở đầu giường và nói về yoga Trung Quốc. Tuy nhiên, Có bí mật của bông hoa vàng một mình của yoga và thiền? Không hề. Tầm quan trọng của việc phát triển hoa vàng đặc biệt của chúng tôi Tiêu đề ban đầu của cuốn sách đã nói lên một cái gì đó như "Hướng dẫn phát triển bông hoa vàng". Để hiểu mục đích của cuốn sách này, trước tiên chúng ta phải biết hoa vàng là gì. Bông hoa vàng là một phép ẩn dụ, nhưng một phép ẩn dụ đề cập đến một loại giả kim thuật, để chuyển đổi nội bộ. Triết lý Đạo giáo khẳng định rằng có một năng lượng tâm linh vượt qua tất cả chúng ta. Một ánh sáng tượng trưng cho lương tâm của chúng ta. Để đánh thức ánh sáng hoặc bông hoa vàng của chúng ta, chúng ta phải thực hiện một loạt các bài thiền và bài tập mà trong văn bản gốc, họ gọi là giả kim thuật năng lượng. Những bài tập liên tục này sẽ cho phép chúng ta từng chút một, tập trung ánh sáng và định hình (làm nảy mầm) bông hoa vàng. Rất có thể là từ tầm nhìn phía tây của chúng ta, tất cả những nguyên tắc này được nêu ra trong bí mật của bông hoa vàng, dường như chúng ta có một cái gì đó rất xa và thậm chí là người lạ. Tuy nhiên, hãy chờ một lát, trong những gì thu hút sự chú ý của Carl Jung. Trong sắc thái đó với tư cách là một bác sĩ tâm thần và tiên phong trong tâm lý học phân tích, ông đã quyến rũ ông trong suốt phần lớn cuộc đời: bông hoa vàng buộc chúng ta phải gạt bỏ tâm trí của mình và bị xã hội chiếm giữ, để đạt đến một tâm trí cao hơn, tự do hơn, sáng tạo hơn và thậm chí là thiên thể. Ánh sáng luôn luôn lọc trong các xoáy của chúng ta. Lương tâm của chúng ta tràn ra xung quanh chúng ta trong mọi thứ chúng ta muốn, trong những gì chúng ta mơ ước hoặc trong những gì xung quanh chúng ta. Chúng ta phải tập trung tâm trí vào bên trong để cho phép bông hoa vàng nảy mầm và đánh thức ý thức. Bình tĩnh để mở rộng trái tim Tại thời điểm này, nhiều độc giả của chúng tôi sẽ hỏi một câu hỏi rõ ràng hơn. Tôi nên thực hiện loại giả kim / thiền nào để đạt được ánh sáng đó được mô tả trong Bí mật của bông hoa vàng? Câu trả lời nằm ở một thứ dường như có thể đơn giản nhưng đòi hỏi sự cống hiến, thực hành và ý chí tuyệt vời: chúng ta phải học cách làm dịu tâm trí để mở rộng trái tim. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình là ai. Có lẽ, sau câu hỏi đó và gần như không nhận ra nó, chúng ta sẽ hình dung ra khuôn mặt của mình. Tuy nhiên,, những gì định nghĩa những gì chúng ta không phải là cơ thể của chúng ta: chúng là những suy nghĩ. Và rất có thể, là họ nói quá nhiều, nói với chúng tôi những lời nói dối và khiến chúng tôi tin những điều không có thật. Vì vậy, điều tốt nhất là im lặng họ. Để làm dịu tin đồn về ý nghĩ đó, chúng ta sẽ tập thở sâu, để từng chút một, nội thất của chúng ta sẽ im lặng. Đây là điều chúng tôi sẽ không đạt được trong một ngày hoặc một tuần. Làm dịu tâm trí cần có thời gian. Khi chúng ta đạt đến sự im lặng bên trong, sự phản ánh sẽ đến. Và ngay lập tức, chúng tôi sẽ liên lạc với tinh thần của trái tim mình, với bệ đỡ nơi lương tâm được đặt và làm việc thường xuyên với ai. Bí mật của bông hoa vàng dựa trên việc thực hành thiền định một cách thường xuyên. Tại một số điểm, khi công việc cẩn thận đó lần lượt loại bỏ tất cả các lớp đã bị mắc kẹt và điều hòa tâm trí của chúng ta, chúng ta sẽ hình dung ra một mạn đà la. Một hình chứa biểu tượng giả kim phát sáng đó sẽ giải phóng hoàn toàn chúng ta: bông hoa vàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền PDF của tác giả Richard Wilhelm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tín Ngưỡng - Quán Thế Âm Bồ Tát Tại Việt Nam (Kiêm Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tín Ngưỡng - Quán Thế Âm Bồ Tát Tại Việt Nam PDF của tác giả Kiêm Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.