Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Khám Phá Luật Hấp Dẫn Để Mở Khóa Thành Công (Orison Swett Marden)
GIỚI THIỆU VỀ “BỘ SƯU TẬP TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN” Chào mừng các bạn đến với một cuốn sách nữa nằm trong Bộ sưu tập Trí tuệ vượt thời gian - bộ sách kỹ năng sống bao gồm những cuốn sách hư cấu và các đầu sách với những câu chuyện người thực việc thực về nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển bản thân, triết học, thần học, tâm lý học và khoa học. Trong suốt hàng nghìn năm qua, cuộc sống không ngừng dạy cho chúng ta những bài học tương tự như vậy; qua chiến tranh và hòa bình, qua đói khổ và giàu sang; qua những câu chuyện về hy vọng và tuyệt vọng, ở những bi kịch và thất bại nhưng luôn khép lại bằng chiến thắng và thành công. Những bài học ấy vô cùng giản đơn, cũng như chính những giá trị nền tảng tạo nên chúng vậy, đó là: Lòng Can đảm, Tính Kiên trì, Niềm tin, Tình yêu, Sự Chân thành, Có Mục đích, Tính Quả quyết, Kiểm soát tốt, Lòng Nhân ái, Hạnh phúc… Một trong số những bài học cần nhớ là chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của những suy nghĩ cũng như lối tư duy của chúng ta. Suy nghĩ không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn có xu hướng trở thành hiện thực. Kinh Thánh có viết: “Ta tư duy thế nào, cuộc sống sẽ như vậy”. Tình yêu hấp dẫn tình yêu. Nỗi sợ hãi, sự thù hằn và lo lắng chỉ mang đến nhiều sợ hãi, thù hằn và lo lắng hơn mà thôi. Hiển nhiên, tư duy tích cực và thái độ thành tín sẽ mang đến cho chúng ta những điều tốt đẹp. Vô số nhà hiền triết ở nhiều độ tuổi khác nhau đã cố gắng truyền tải những thông điệp và những bài học quý giá qua nhiều phương cách khác nhau. Từ Pythagoras tới Plato, từ Dante tới da Vinci và Goethe, từ Bacon tới Shakespeare, từ Emerson tới Mulford, từ Joan D’Arc tới Helen Keller, từ Franklin tới Lincoln. Tuy nhiên, đa số chúng ta chưa thực sự chú tâm đến những lời nhắn nhủ của họ, và lặp đi lặp lại sai lầm. Tìm mua: Khám Phá Luật Hấp Dẫn Để Mở Khóa Thành Công TiKi Lazada Shopee Chúng tôi hân hạnh mang đến cho quý độc giả bộ sách Bộ sưu tập Trí tuệ vượt thời gian, cho tất cả những ai mong muốn dành tri thức của cuộc đời mình để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Ban đầu, những cuốn sách trong bộ sưu tập này đơn thuần là những đóng góp của các tác giả thuộc trào lưu Tư duy mới nhằm khuyến khích mọi người tự phát triển bản thân và hình thành tư duy tích cực từ hơn một thế kỷ trước. Tuy nhiên sau đó không lâu, nhờ những cuốn sách như The Secret (tạm dịch: Điều bí mật), bộ sưu tập ngày càng được nhiều người biết đến và trở nên rất phổ biến trong thiên niên kỷ mới. Đề cập đến những tên tuổi nổi bật gắn liền với bộ sách trong suốt hàng trăm năm qua, có thể kể đến Napoleon Hill, Dale Carnegie, Charles F. Haanel, William Walker Atkinson, Orison Swett Marden, Wallace Wattles, Bruce Maclelland, Christian D. Larson, Ernest Holmes, Ralph Waldo Trine, Elizabeth Towne, Henry Wood, Florence Scovell Shinn, Charles Fillmore và nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng tri thức và trí tuệ được lưu giữ và truyền tải dưới nhiều dạng khác nhau, theo nhiều phương thức khác nhau. Bởi thế, chúng tôi đã tìm kiếm những tác giả, tác phẩm nổi bật trong thế kỷ XX, cũng như bổ sung vào bộ sưu tập công trình nghiên cứu của những triết gia hàng đầu như Émile Coué, Isador Coriat, Alfred Adler hay Carl Jung; tác phẩm của các tác giả triết học và thần học phương Tây như Annie Besant, William Judge, Charles Leadbeater; A. P. Sinnett hay Stewart Edward White; các tác phẩm của những triết gia hiện đại nổi tiếng như Bertrand Russell và Alfred North Whitehead; những nhà khoa học vĩ đại như Charles Galton Darwin, Arthur Stanley Eddington và J. W. Dunne; những doanh nhân và những người tiên phong trong ngành công nghiệp như Henry Ford, Andrew Carnegie và Charles Schwab hay như John Maynard Keynes - nhà kinh tế học xuất sắc góp phần định hình tương lai của chúng ta. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng, từ thuở hồng hoang của nhân loại, chúng ta chưa bao giờ ngừng yêu những câu chuyện kể. Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta lưu truyền Tri thức và Trí tuệ từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng những câu chuyện ngụ ngôn với những biểu tượng và những câu thành ngữ. Ngày nay, mặc dù chúng ta có rất nhiều cách để truyền tải thông tin, nhưng chúng ta vẫn bị cuốn hút bởi những câu chuyện hay, chúng ta hòa mình vào thế giới của các nhân vật, thấu hiểu nỗi đau và bi kịch của họ, cùng họ tận hưởng hương vị của chiến thắng và thành công, như thể những điều đó thực sự tồn tại, như thể cuộc đời họ chính là cuộc đời chúng ta vậy. Và đó chính là cách chúng ta rút ra được bài học cho bản thân. Bởi vậy, chúng tôi sưu tầm và bổ sung vào bộ sưu tập của mình những tác phẩm văn học bất hủ giúp khơi nguồn cảm hứng và đánh thức những ước mơ, gắn liền với những tên tuổi lớn như Ernest Hemingway, William Faulkner, H. G. Wells, George Orwell, Edgar Rice Burroughs, Aldous Huxley, C. S. Lewis, Charles Williams, E. P. Oppenheim, E. M. Delafield, Louisa May Alcott, Mark Twain, J. M. Barrie, Rafael Sabatini, H. Rider Haggard, và rất nhiều tác giả khác. Trong số hàng nghìn kiệt tác văn học, các tác giả đã có cái nhìn đa chiều về cuộc sống cũng như sự thành công từ đó thấu hiểu bản chất của những khái niệm tưởng chừng rất trừu tượng ấy, chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng để mang đến cho độc giả bộ sưu tập những cuốn sách hay nhất giúp bạn phát triển tư duy và hoàn thiện bản thân. Những cuốn sách hay giống như những ngọn hải đăng không bao giờ ngừng chiếu sáng, chỉ đường cho những người thực sự sẵn sàng và chuyên chú đang lênh đênh trên hải trình kiếm tìm những giá trị đích thực của cuộc sống. - Mauricio Chaves MesénĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khám Phá Luật Hấp Dẫn Để Mở Khóa Thành Công PDF của tác giả Orison Swett Marden nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp (Og Mandino)
Bạn làm gì để có thể thu được lợi ích lớn nhất từ tất cả mười bảy Quy tắc sống này? Rất dễ dàng. Bạn chỉ cần nhớ rằng tất cả mọi người chúng ta đều mang bên mình rất nhiều những thói quen xấu khác nhau, chính những thói quen xấu này đã và đang hạn chế cơ hội thành công trong đời sống mỗi người chúng ta. Mỗi quy tắc mà bạn sẽ được học ở đây sẽ giúp bạn tống khứ được từng thói quen xấu và thay vào đó bằng một thói quen tốt. Đó chính là bí quyết đề có được một cuộc đời tươi đẹp hơn. Mỗi ngày bạn chỉ nên tập trung vào một quy tắc được trình bày ở đây mà thôi. Tất cả mọi quy tắc được trình bày ở đây đều rất ngắn gọn. Sự trường thọ không phải là điều kiện thiết yếu để có được giá trị hoặc chân lý. Bạn hãy đọc từng quy tắc này vào buổi sáng, bạn hãy theo những chỉ dẫn của nó trong suốt ngày hôm đó, bạn đánh dấu vào nó và sau đó bạn tiếp tục với quy tắc tiếp theo vào buổi sáng hôm sau. Trước khi bạn hoàn tất mười bảy quy tắc được trình bày ở đây, có thể bạn sẽ muốn quay trở lại để khảo sát từng quy tắc. Rất tuyệt vời. Kế hoạch ở đây rất đơn giản, nhưng tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính bạn. Bạn hãy kiên tâm và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng đại đa số những thói quen xấu của bạn - những thói quen đã và đang níu kéo chân bạn - đang dần dần được thay thế bằng những thói quen tốt, những thói quen có thể thay đổi được đời bạn. Sau đó bạn sẽ phải làm gì? Bạn hãy chia sẻ những gì bạn đã học được với mọi người, cũng giống như bản thân tôi đã chia sẻ cùng bạn. Chỉ khi đó bạn mới có thể hiểu được hết ý nghĩa thực sự của sự thành công và của một đời sống tốt đẹp. Tìm mua: Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp TiKi Lazada Shopee —Og MandinoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp PDF của tác giả Og Mandino nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp (Og Mandino)
Bạn làm gì để có thể thu được lợi ích lớn nhất từ tất cả mười bảy Quy tắc sống này? Rất dễ dàng. Bạn chỉ cần nhớ rằng tất cả mọi người chúng ta đều mang bên mình rất nhiều những thói quen xấu khác nhau, chính những thói quen xấu này đã và đang hạn chế cơ hội thành công trong đời sống mỗi người chúng ta. Mỗi quy tắc mà bạn sẽ được học ở đây sẽ giúp bạn tống khứ được từng thói quen xấu và thay vào đó bằng một thói quen tốt. Đó chính là bí quyết đề có được một cuộc đời tươi đẹp hơn. Mỗi ngày bạn chỉ nên tập trung vào một quy tắc được trình bày ở đây mà thôi. Tất cả mọi quy tắc được trình bày ở đây đều rất ngắn gọn. Sự trường thọ không phải là điều kiện thiết yếu để có được giá trị hoặc chân lý. Bạn hãy đọc từng quy tắc này vào buổi sáng, bạn hãy theo những chỉ dẫn của nó trong suốt ngày hôm đó, bạn đánh dấu vào nó và sau đó bạn tiếp tục với quy tắc tiếp theo vào buổi sáng hôm sau. Trước khi bạn hoàn tất mười bảy quy tắc được trình bày ở đây, có thể bạn sẽ muốn quay trở lại để khảo sát từng quy tắc. Rất tuyệt vời. Kế hoạch ở đây rất đơn giản, nhưng tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính bạn. Bạn hãy kiên tâm và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng đại đa số những thói quen xấu của bạn - những thói quen đã và đang níu kéo chân bạn - đang dần dần được thay thế bằng những thói quen tốt, những thói quen có thể thay đổi được đời bạn. Sau đó bạn sẽ phải làm gì? Bạn hãy chia sẻ những gì bạn đã học được với mọi người, cũng giống như bản thân tôi đã chia sẻ cùng bạn. Chỉ khi đó bạn mới có thể hiểu được hết ý nghĩa thực sự của sự thành công và của một đời sống tốt đẹp. Tìm mua: Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp TiKi Lazada Shopee —Og MandinoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp PDF của tác giả Og Mandino nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Học Cách Mỉm Cười (Nguyễn Hoàng Ánh)
Mục lục 1. Lời giӟi thiệu 2. Lý do để yêu...!? 3. 10 lý do yêu người cùng tuổi 4. 10 lý do để yêu và không yêu người hơn tuổi Tìm mua: Học Cách Mỉm Cười TiKi Lazada Shopee 5. Giấc mộng soái ca 6. Chuyện tình buồn thời bao cấp 7. Những ngộ nhận khi kết hôn 8. Thế nào là hôn nhân hạnh phúc? 9. Tài khoản hôn nhân 10. Định kiến giết người 11. Đӯng để hôn nhân bị giết chết bởi định kiến 12. Nghĩa vợ tình chồng 13. Vì sao đàn ông bị vợ bỏ? 14. Vì sao phө nữ chọn ly dị? 15. Ly hôn - giải pháp cần tính đến cho những cuộc hôn nhân không thể cӭu vãn 16. Chọn người thích ăn buffet! 17. “Cӫi mөc bà để trong rương - Đӭa nào động đến trầm hương cӫa bà” 18. Lại chuyện “chung chồng’’! 19. Phө nữ Việt làm sao thế?! 20. Nói vui về chuyện “tӭ đӭc tam tòng” thời @ 21. Kẻ thù lӟn nhất cӫa phө nữ chính là phө nữ 22. Phө nữ có cần sự nghiệp? 23. Phө nữ có nhất thiết phải lấy chồng? 24. Quyết đoán hay gia trưởng? 25. Hiểu sao về chữ hiếu?! [1] 26. Hiểu sao về chữ hiếu?! [2] 27. Sống và để con cái sống 28. Chuyện con trai - con gái 29. Cảm ơn vì con đến bên mẹ 30. 10 bí quyết để trở thành người ăn mặc đẹp 31. Đọc Gái Tây ế ở Hà Nội 32. Lan man tӯ chuyện nghe, xem, đọc 33. Hôn - xưa và nay 34. Một chuyện rất bực mình 35. Gӱi một người mà tôi không đӫ can đảm nói lời xin lỗi 36. Làm theo cách cӫa mìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Học Cách Mỉm Cười PDF của tác giả Nguyễn Hoàng Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.