Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hình Hài Lang Sói (Trần Đan Linh)

Tác phẩm Đơn Giản Và Thuần Khiết này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có thể là lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình.***

Upasika Kee Nanayon, còn được biết đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok), bà là con cả trong gia đình năm chị em - hay tám chị em, nếu tính luôn cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa trẻ mới sinh lần đầu tiên -“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi như là sự nô lệ trong hôn nhân.

Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà thường đến tu tập - (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) -những đệ tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những lợi ích của nó -làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo. Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè, thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới, trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời. Tìm mua: Đơn Giản Và Thuần Khiết TiKi Lazada Shopee

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà, và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang -gồm các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này càng lôi cuốn thêm nhiều người đến với trung tâm của bà và bà được đánh giá là một trong những vị giảng sư lỗi lạc nhất ở Thái Lan, không kể là nam hay nữ.

Upasika Kee là người tự học. Mặc dầu bà đã tiếp nhận được các phương thức hành thiền căn bản trong những lần thường xuyên đến viếng các tu viện khi còn trẻ, nhưng bà thực hành phần lớn là tự bản thân chứ không học chính thức với một vị thiền sư nào. Hầu hết những lời giảng của bà trích ra từ các kinh điển như -Tam tạng kinh, các tác phẩm của các vị thầy đương thời- và từ các trải nghiệm cam go, không ngừng nghỉ của bà.

Trong những năm cuối đời, bà bị cườm mắt, dần đưa đến việc bị mất thị giác, nhưng bà vẫn duy trì một thời khóa biểu hành thiền miên mật và vẫn tiếp đón những vị khách nào muốn đến để tìm hiểu Phật Pháp. Bà đã ra đi một cách lặng lẽ vào năm 1978, sau khi đã giao trung tâm lại cho một Hội đồng mà bà đã chọn lựa trong các thành viên. Em gái của bà, Upasika Wan, người cho đến thời điểm đó, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hộ Pháp, và cũng là người điều hành trung tâm, đã gia nhập Hội đồng này chỉ vài tháng sau khi Upasika Kee viên tịch. Upasika Wan không lâu sau đó đã trở thành là người lãnh đạo của trung tâm, một vị trí mà bà đã giữ cho đến khi bản thân bà cũng ra đi vào năm 1993. Giờ thì một lần nữa, trung tâm lại được điều hành bởi một Hội đồng và đã phát triển để có thể thâu nhận đến sáu mươi thành viên.

Tỳ Kheo Thanissaro

Metta Forest Monastery

Valley Center, California

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đơn Giản Và Thuần Khiết PDF của tác giả Upasika Kee Nanayon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hoàng Cung Tư Truyện (Selene Lee)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN 1 - BỐI CẢNH VÀ LỊCH SỬ Chương 1 - Triết lý về Đạo Chương 2 - Khởi nguyên của Phật giáo Tìm mua: Thiền Đạo - Alan Watts TiKi Lazada Shopee Chương 3 - Phật giáo Đại thừa Chương 4 - Sự trỗi dậy và phát triển của Thiền PHẦN 2- NGUYÊN LÝ VÀ HÀNH TRÌ Chương 1 - “Không mà diệu” Chương 2 - “Ngồi yên lặng, vô sự” Chương 3 - Tọa thiền và công án Chương 4 - Thiền trong nghệ thuật THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU Suốt hai mươi năm qua, mối lưu tâm dành cho Phật giáo Thiền đặc biệt gia tăng. Từ sau Thế chiến II, sự lưu tâm này tăng cao đến mức dường như nó đang trở thành một sức mạnh đáng kể trong giới trí thức và nghệ sĩ phương Tây. Điều này hiển nhiên liên quan đến sự hào hứng chung đối với nền văn hóa Nhật Bản - một trong những kết quả tích cực của cuộc chiến tranh vừa qua - nhưng đó có thể chẳng là gì hơn một trào lưu thời thượng thoáng qua. Lý do sâu xa hơn của sự lưu tâm này là thế giới quan Thiền rất gần gũi với đường biên đang dãn rộng của tư tưởng phương Tây. Bất chấp những khía cạnh hủy hoại và đáng báo động hơn của nền văn minh phương Tây, chúng ta hẳn vẫn nhận ra thực tế rằng ngay thời điểm này, nó đang ở vào một trong những thời kỳ sáng tạo nhất. Trong một số lĩnh vực mới của khoa học phương Tây, như tâm lý học và tâm lý trị liệu, luận lý và triết học về khoa học, ngữ nghĩa học và lý thuyết truyền thông, đang xuất hiện những tư tưởng và nội kiến đặc biệt hấp dẫn. Có thể một số trong những thành tựu phát triển này chịu ảnh hưởng của triết học Á Đông, nhưng nhìn chung, tôi nghiêng về cảm giác rằng đây chủ yếu là sự phát triển song song mang nhiều tương đồng hơn là do ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, chúng ta đang dần nhận thức được sự tương đồng ấy, và điều này hứa hẹn những trao đổi quan kiến hẳn vô cùng hấp dẫn. Ở thế kỷ này, tư tưởng phương Tây đã thay đổi nhanh đến nỗi chúng ta rơi vào trạng thái khá bối rối. Không chỉ có những lệch pha nghiêm trọng về giao tiếp giữa giới trí thức và quần chúng, mà chiều hướng tư duy và chính chiều hướng lịch sử của chúng ta đã làm xói mòn nghiêm trọng những mặc định theo lẽ thường, vốn là cội rễ của các quy ước và thể chế xã hội. Những khái niệm quen thuộc về không gian, thời gian và vận động, về tự nhiên và quy luật tự nhiên, về lịch sử và biến đổi xã hội, và về chính nhân cách con người đã mất dần; chúng ta thấy mình trôi dạt vô định trong một vũ trụ ngày càng giống nguyên lý “Đại Không” của Phật giáo. Những truyền thống minh triết khác nhau của phương Tây, dù là tôn giáo, triết học hay khoa học, cũng không cung cấp nhiều chỉ dẫn về nghệ thuật sống trong một vũ trụ như vậy, và chúng ta đứng trước viễn cảnh phải tự mở con đường của mình trong một đại dương mông lung khá đáng sợ của tính tương đối. Chúng ta thường quen với những gì tuyệt đối, với những nguyên lý và quy luật chính xác mà mình có thể nắm lấy để được an toàn về tâm lý và tinh thần. Theo tôi, đây là lý do tại sao lại có nhiều lưu tâm đến vậy đối với một lối sống hữu ích về văn hóa khiến qua suốt một thiên niên kỷ rưỡi người ta cảm thấy hoàn toàn an nhiên trong cái “Không”, và không những không cảm thấy sợ cái “Không” ấy, mà còn an lạc tích cực. Nói theo ngôn ngữ đặc thù của Thiền thì Thiền luôn là: Trên không miếng ngói che, Dưới không đất cắm dùi. (1) Loại ngôn ngữ này hẳn không quá xa lạ với chúng ta, một khi chúng ta thực sự sẵn sàng chấp nhận ý nghĩa của “con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (2). Nhìn chung, tôi không ủng hộ “nhập khẩu” Thiền từ Viễn Đông, vì Thiền gắn kết sâu sắc với các định chế văn hóa khá xa lạ với chúng ta. Nhưng rõ ràng Thiền có những thứ chúng ta có thể học hỏi, hay loại trừ, và áp dụng theo cách riêng của mình. Giá trị đặc biệt của Thiền là nó có cách tự biểu đạt dễ hiểu - hoặc có thể gây bối rối - cho giới học thức cũng như người bình thường, cung cấp những khả năng truyền đạt mà chúng ta chưa từng trải nghiệm. Thiền có tính trực tiếp, nên thơ và hài hước, một cảm giác vừa đẹp đẽ vừa vô nghĩa, do vậy vừa gây bực tức vừa làm say mê. Và trên hết, Thiền có một khả năng lột trần tâm trí người ta, khiến những vấn đề dường như bức bách nhất của con người tan rã vào những câu hỏi như “Vì sao là một con chuột khi nó xoay?” (3) Ở cốt lõi của Thiền là lòng từ bi mãnh liệt nhưng hoàn toàn không ủy mị đối với chúng sinh đang đau khổ và rã rượi vì chính những nỗ lực tự cứu mình của họĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Đạo - Alan Watts PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Cung Tư Truyện (Selene Lee)
Lời mở đầu Ngày 10, tháng Năm, năm 1965, Thái Lan. ột trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật. Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.” Tìm mua: Kinh Nghiệm Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ. Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình. Khám phá là bước đầu tiên. Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây Tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Chúng ta phải thực hành những gì mình biết.” Muốn giải thóat, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập. Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần 20 năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khóa tu ba tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội. Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc và đôi khi thẳng thắn ấy. Joseph Goldstein Barre, Massachusetts Tháng Giêng, năm 1993Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Nghiệm Thiền Quán PDF của tác giả Joseph Goldstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Cung Tư Truyện (Selene Lee)
Lời mở đầu Ngày 10, tháng Năm, năm 1965, Thái Lan. ột trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật. Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.” Tìm mua: Kinh Nghiệm Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ. Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình. Khám phá là bước đầu tiên. Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây Tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Chúng ta phải thực hành những gì mình biết.” Muốn giải thóat, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập. Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần 20 năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khóa tu ba tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội. Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc và đôi khi thẳng thắn ấy. Joseph Goldstein Barre, Massachusetts Tháng Giêng, năm 1993Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Nghiệm Thiền Quán PDF của tác giả Joseph Goldstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoang Dã (Jill Barnett)
MỤC LỤC Lời nói đầu.. 922 BỨC THƯ I. Sự Chỉnh hợp của Chân Ngã với Phàm Ngã... 14 Chỉnh hợp và sự rung động.. 15 Tìm mua: Tham Thiền Huyền Linh TiKi Lazada Shopee Sự điều hợp của Chân ngã. 17 Sự chỉnh hợp của đại vũ trụ và tiểu vũ trụ.. 18 BỨC THƯ II... Sự quan trọng của tham thiền. 21 BỨC THƯ III. Những điểm cần cứu xét khi ấn định sự tham thiền... 27 1- Cung của Chân ngã. 29 2- Cung phàm ngã của người môn sinh. 33 Một minh họa thực tế. 34 3- Điều kiện nghiệp quả của môn sinh. 36 A. Trình độ tiến hóa của môn sinh:.. 38 B.- Trọng lượng riêng và dung tích của thể nguyên nhân. 44 4- Tình trạng của thể nguyên nhân.. 49 a- Mối liên quan của Chân Ngã với Đại Đoàn Chưởng Giáo. 50 b- Sự liên quan của Chân Ngã đối với trong việc tự phát triển của nó. 54 c- Liên quan giữa các Chân Ngã... 55 5- Nhu cầu cấp thiết của thời đại và khả năng hiện có của con người... 57 Vài lời khích lệ.. 61 9- Những nhóm nội và ngoại môn mà người môn sinh liên hệ. 63 Thư về Tham Thiền Huyền Linh BỨC THƯ IV.. Sử dụng Thánh Ngữ khi tham thiền... 69 Những nguyên lý căn bản.. 70 Hiệu quả kép của Thánh Ngữ: tính cách xây dựng và phá hoại. 72 Bảy hơi thở lớn.. 73 Tham thiền và Thánh Ngữ... 77 Vài gợi ý thực tế... 80 Phát âm và sử dụng Thánh Ngữ trong tham thiền cá nhân. 81 Hòa âm của Thượng Đế và sự tương đồng... 84 Sử dụng Thánh Ngữ trong nhóm.. 85 Những nhóm dành cho những mục tiêu đặc biệt... 88 Bảy bí huyệt và Thánh Ngữ.. 91 Liệt kê các bí huyệt. 92 Bí huyệt lá lách. 93 Những bí huyệt chủ yếu.. 95 Sự phát triển và khai mở các bí huyệt.. 99 Hiệu quả của tham thiền huyền linh trên các bí huyệt. 103 Nhận xét tổng kết. 106 BỨC THƯ V. Những nguy hiểm cần tránh trong khi tham thiền.. 110 Việc giữ lại thông tin.. 110 Những nguy hiểm cố hữu nơi phàm ngã. 117 Vài tư tưởng về lửa. 124 Những nguy hiểm cho bộ óc vật chất... 128 Những nguy hiểm cho thần kinh hệ... 129 Những nguy hiểm cho các cơ quan sinh dục. 131 Những nguy hiểm do nghiệp quả của môn sinh.. 132 Mục tiêu của tiểu vũ trụ.. 133 Những nguy hiểm do di truyền quốc gia và loại thể xác. 136 Những nguy hiểm đi kèm với nhóm.. 141 Ba loại nhóm liên hệ với môn sinh.. 142 Những nguy hiểm do các năng lực tinh vi gây ra.. 148 Ba nhóm thực thể. 148 Những nguy hiểm của sự ám ảnh... 150 Những nguyên do của sự ám ảnh... 152 Các loại thực thể ám ảnh.. 155 Những nguy hiểm từ sự tiến hóa thiên thần. 157 Nguy hiểm do các huynh đệ bên hắc đạo. 160 Các huynh đệ bóng tối... 164 BỨC THƯ VI.. Sử dụng hình thức khi tham thiền. 170 1- Sử dụng hình thức tham thiền để nâng cao tâm thức. 172 2- Những hình thức tham thiền của huyền bí gia và thần bí gia... 178 Hình thức tham thiền thần bí. 181 Hình thức tham thiền huyền linh. 182 Những hình thể do thần bí gia và huyền bí gia tạo ra thấy bằng thần nhãn... 184 Sử dụng những hình thức đặc biệt cho những mục tiêu đặc biệt. 187 Những hình thức thiền dùng cho ba hạ thể... 188 Những hình thức thiền của các cung. 190 Các hình thức thiền để chữa bệnh... 191 Các hình thức thiền bằng thần chú. 195 Các câu chú trong các cung... 198 Những hình thức thiền dùng cho một trong ba ngành. 200 Ba con đường tiếp cận... 202 1.- Con đường của Đức Bàn Cổ:. 205 2.- Con đường của Đức Di Lạc Bồ Tát.. 206 3.- Con đường của Đức Văn Minh Bồ Tát.. 207 Thư về Tham Thiền Huyền Linh Những hình thức thiền để kêu gọi các vị thần và các tinh linh. 208 Các thần chú của quyền lực... 213 Sự hiểu biết về thần lực. 215 Các hình thức thiền dùng thần chú có liên hệ đến lửa. 220 Việc sử dụng hình thức thiền tập thể. 227 Sử dụng âm thanh tập thể trong các hình thức thiền... 230 Sử dụng nhịp điệu tập thể trong tham thiền. 235 Những cơ hội đặc biệt để sử dụng các hình thức tham thiền tập thể này.. 239 BỨC THƯ VII. Sử dụng màu sắc và âm thanh. 243 Một vài lưu ý về màu sắc. 244 Liệt kê các màu sắc.. 251 Vài nhận xét về màu sắc... 254 Các màu sắc ngoại môn và màu sắc nội môn. 264 Sự tương ứng giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ... 266 Các tương ứng căn bản. 269 Màu sắc trong tiểu vũ trụ và trong đại vũ trụ. 271 Ảnh hưởng vào môi trường chung quanh.. 278 Ứng dụng của màu sắc.. 280 Sử dụng màu sắc khi tham thiền.. 280 Ứng dụng màu sắc để chữa bệnh. 284 Nhãn quan cao và sức khỏe. 287 Tiên đoán về tương lai... 292 Đồ hình các Huyền Giai thái dương và địa cầu.. 297 BỨC THƯ VIII.. Tiếp cận Chân Sư nhờ tham thiền. 298 Tìm kiếm mục tiêu... 298 Các Chân Sư là ai?.. 302 Điều kiện để tiếp cận Chân Sư.. 309 Ba mục tiêu của một đệ tử dự bị.. 311 Địa vị đệ tử nhập môn.. 314 Địa vị con của Đức Thầy. 316 Mối liên hệ của Chân Sư và Đệ Tử. 319 Các phương pháp tiếp cận và các hiệu quả đạt được. 328 Năm hiệu quả của tham thiền trong ba cõi thấp.. 334 BỨC THƯ IX... Những trường tham thiền trong tương lai.. 343 Những nhận xét đầu tiên. 343 Những trường tham thiền tương lai. 245 Thiền viện nền tảng duy nhất... 348 Những phân chi ở các nước của trường duy nhất này. 353 Địa điểm, nhân sự và các cơ sở của thiền viện huyền môn.. 359 Thiền viện dự bị. 363 Thiền viện cao cấp... 367 Các bậc học và các lớp học... 373 BỨC THƯ X. Sự tinh luyện các hạ thể.. 382 Việc huấn luyện thể xác... 383 Sự thanh lọc thể dĩ thái (hay thể sinh lực).. 386 Sự thanh lọc thể cảm dục. 387 Sự thanh lọc thể trí.. 390 BỨC THƯ XI... Cuộc sống phụng sự hiệu quả. 393 Động lực phụng sự. 394 Các phương pháp phụng sự... 395 Thái độ sau khi hành động.. 399 NGỮ GIẢI... 402Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tham Thiền Huyền Linh PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.